GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 4/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: Xin cho việc sửa soạn đầy đủ để giúp những ứng viên chịu chức thánh cũng như cho việc huấn luyện thường xuyên để giúp các vị thừa tác viên chức thánh được thực hiện một cách cận thận kỹ lưỡng”.

Ý Truyền Giáo: Xin cho tinh thần truyền giáo 'cho muôn dân' trở thành vấn đề ưu tư và là vấn đề liên lỉ dấn thân nơi sinh hoạt mục vụ thường xuyên của cộng đồng Kitô giáo”.  

___________________________________________

 NGÀY 20 THỨ BA

 

ĐTCGPII với Huấn Từ Truyền Tin về Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa 18/4/2004


1.     Từ trên thập tự giá cao vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta lòng tha thứ như lời trăn trối của Người: “Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết những gì họ làm” (Lk 23:34). Bị hành hạ và nhạo báng, Người xin thương xót những kẻ sát hại Người. Cánh tay Người rộng mở và trái tim bị đâm thâu của Người trở thành một bí tích phổ quát cho tấm lòng hiền phuị của Thiên Chúa, Đấng ban cho hết mọi người ơn tha thứ và sự hòa giải.


Vào ngày phục sinh, khi Người hiện ra với các môn đệ, Chúa đã chào các vị bằng những lời lẽ này: “Bình an cho các con”, rồi tỏ cho các vị thấy đôi tay của Người và cạnh sườn của Người còn nguyên dấu vết khổ nạn. Tám ngày sau, như chúng ta đọc trong bài Phúc Âm hôm nay, Người đã trở lại gặp các vị ở Nhà Tiệc Ly và lại nói với các vị: “Bình an cho các con” (x Jn 20:19-26).


2.     Hòa bình là tặng ân đích thật của Chúa kitô tử giá và phục sinh, hoa trái vinh thắng của tình Người yêu thương trên tội lỗi và sự chết. Bằng việc hiến dâng bản thân mình, tế vật vô tội đền bù trên bàn thờ thập giá, Người tuôn tràn trên nhân loại triều sóng ân phúc của Lòng Thương Xót Thần Linh.


Bởi thế, Chúa Giêsu là hòa bình của chúng ta, khi Người trở thành biểu lộ tuyệt hảo của Tình Thương Xót Chúa. Người làm cho tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa thấm nhập vào lòng dạ con người, một vực thẳm vẫn từng bị sự dữ cám dỗ.


3.     Hôm nay, Chúa Nhật “in Albis”, chúng ta cử hành Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa. Chúa cũng ban cho chúng ta tất cả sự bình an được bắt nguồn từ lòng thứ tha và từ việc thứ tha tội lỗi. Nó là một tặng ân đặc biệt, một tặng ân Người muốn liên kết với bí tích thống hối và hòa giải.


Nhân loại cần biết bao việc cảm nghiệm được tác hiệu của tình thương Thiên Chúa trong những thời buổi được đánh dấu bằng tình trạng bất an tăng phát cùng với những cuộc xung khắc bạo động!


Chớ gì Mẹ Maria, Mẹ Chúa Kitô bình an của chúng ta, Đấng trên đồi Canvê đã lãnh nhận lời trăn trối yêu thương của Người, giúp chúng ta trở thành những chứng nhân và là những vị tông đồ của lòng thương xót vô biên hải hà của Người.

 


ĐTC GPII với tân lãnh sự Phi Luật Tân về vấn đề bần cùng, án tử, bạo lực và bầu cử

Ngày Thứ Hai 19/4/2004, ĐTC đã tiếp vị tân lãnh sự Phi Luật Tân là ông Leonida Vera.

… Trong những cuộc viếng thăm nhân dân Phi Luật Tân, Tôi bao giờ cũng cảm kích trước sự tiếp đón nồng hậu và lòng cảm mến của họ đối với Tôi. … Là một xứ sở có một đức tin Kitô giáo mạnh mẽ, ngay cả lúc phải đương đầu với những trở ngại dữ dội nhất, đã giúp cho họ thực hiện được một việc làm đáng tôn vinh, chẳng những ở chỗ có thể duy trì cái giá trị của gia sản này mà còn truyền đạt những lý tưởng văn hóa Kitô giáo khắp thế giới nữa.


Những gì xẩy ra trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Manila năm 1995 là một điển hình cho thấy Quốc Gia của ngài muốn thực hiện cái trách nhiệm này, và những điều xẩy ra ấy mãi mãi chắc chắn sẽ là những giây phút hân hoan đặc biệt trong việc thi hành thừa tác vụ chăn dắt Giáo Hội hoàn vũ của Tôi. Những ngày được ở với nhân dân của ngài, với sự hiện diện của giới trẻ khắp thế giới, đã củng cố niềm tin của Tôi, như ngài đã khẳng định, về việc nhân dân Phi Luật Tân thực sự là “ánh sáng” truyền bá phúc âm hóa của lục địa Á Châu.


Việc cần phải bày tỏ mối quan tâm sâu xa tha thiết với người nghèo là một trong những trách nhiệm của các nền văn hóa phát xuất từ những giá trị nhân bản. Tiếc thay, nhân dân Phi Luật Tân và nhiều phần đất ở Á Châu vẫn tiếp tục chịu đựng tai họa cực bần cùng. Có những lúc sự kiện này đã khiến cho các chính quyền chấp nhận những giải pháp thiển cận thực sự thường dẫn đến những chính sách không mang lại thiện ích nào cho dân chúng cả. Để đương đầu một cách hiệu nghiệm với tình trạng nghèo khổ thì hết mọi lãnh vực xã hội cần phải cùng nhau hoạt động để kiếm cách giải quyết. Cuộc giải phóng bền vững cho những ai bị trói buộc bởi tình trạng bần cùng đòi chính quyền chẳng những phải nhìn nhận thành phần nghèo và trợ giúp cho thành phần nghèo này mà còn phải chủ động cho họ được tham gia vào việc tìm kiếm những giải pháp bền vững để giải quyết những vấn đề của họ nữa.


Cuộc chiến đấu có vẻ vô bổ với tình trạng nghèo khổ là một trong những nguyên nhân chính khiến giới trẻ cảm thấy bất mãn và sống ngoài lề xã hội. Bị thúc đẩy tìm kiếm lợi lộc vật chất cấp thời, họ thường bị đẩy vào cuộc đời tội ác, hay như hiện nay cả thế giới đang chứng kiến thấy, họ tham gia vào những phong trào quá khích muốn thay đổi xã hội bằng cách sử dụng bạo lực và đổ máu. Cuộc chiến đấu với những xu hướng này cần phải cùng nhau nỗ lực tiếp nhận, lắng nghe và bao gồm tài năng và tặng ân của thành phần kém may mắn, bằng cách giúp cho họ nhận biết rằng họ là một phần trọn vẹn của xã hội.


Tôi nguyện xin để nhân dân Phi Luật Tân tiếp tục chấp nhận những qui định của Hiến Pháp là văn kiện tỏ tường nhìn nhận tính cách thánh thiện của đời sống gia đình cùng với việc bảo vệ thai nhi ngay từ khi thụ thai (x Hiến Pháp Phi Luật Tân, Mục II, Đoạn 12). Trước vấn đề án tử hình và việc sử dụng án này một lần nữa lại trở thành một đề tài quan trọng được quốc gia của ngài tranh luận, Tôi xin lập lại là mục đích của công lý ở thế giới ngày nay phục vụ có thể sẽ phục vụ hữu hiệu hơn ở chỗ không sử dụng đến án tử hình. “Xã hội tân tiến thực sự có cách làm chủ tội ác một cách hiệu nghiệm bằng việc giúp cho các tội phạm một cách vô hại ở chỗ không vĩnh viễn từ chối ban cho họ một cơ hội để cải thiện đời sống” (Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống”, 27). Vì xã hội dân sự có nhiệm vụ phải công minh mà họ cũng phải tỏ ra nhân hậu nữa.

 

Tôi muốn lợi dụng cơ hội này để bày tỏ mối quan tâm hiện nay của Tôi về tình trạng cuồng lưu bạo động đã xẩy ra lâu dài một thứ báo động tàn phá nơi xứ sở của ngài. Một lần nữa Tôi xin kêu gọi tất cả mọi đảng phái hãy chấm dứt việc khủng bố là những gì tiếp tục gây ra rất nhiều đau khổ cho thành phần dân sự, cũng như hãy thực hiện đường lối thương luận là đượng lối duy nhất giúp cho con người ở miền đấy ấy có thể kiến tạo nên một xã hội bảo đảm cho công lý, bình an và hòa hợp cho tất cả mọi người. Muốn được như thế, Quốc Gia này cần phải tiếp tục cổ võ việc đối thoại trong xã hội, nuôi dưỡng việc tương kiến và tương cảm nơi các tôn giáo khác nhau. Tiến trình này trở thành hiệu nghiệm hết sức khi tất cả mọi lãnh vực của việc giáo dục chung bao gồm những chương trình học giúp con người nhận ra giá trị của sự nhân nhượng và khuyến khích họ cố gắng tiến đến một nền văn hóa bắt nguồn từ sự an bình và công lý chân thực. Chúng ta có thể cùng nhau loại trừ đi những căn nguyên khủng bố về xã hội và văn hóa “bằng việc giảng dạy sự cao cả và phẩm giá của con người, cũng như bằng việc phổ biến một cảm quan sáng tỏ hơn về tính cách duy nhất của gia đình nhân loại” (Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới Năm 2002, 12).

 

Chỉ có thể thực hiện được việc xây dựng một xã hội trên nhân phẩm khi những ai có thẩm quyền biết gắn bó với những nguyên tắc cai trị đúng đắn, có một đời sống cá nhân và xã hội chân thực, và biết vô tư phục vụ công ích cho đồng bào của mình. Đó là lý do những người tôi tớ phục vụ quần chúng có một trách nhiệm hết sức nặng nề trong việc bảo đảm việc họ trở thành những mẫu gương về cách tác hành luân lý cũng như việc họ phải hết sức giúp cho những người khác hình thành một lương tâm xác thực, biết luôn tránh đi bất cứ những gì là bớt xén hay hư hoại. Những phẩm tính lãnh đạo chân chính này phải là mối quan tâm đặc biệt trong thời gian xứ sở của ngài sửa soạn cho cuộc bầu cử tới đây.

 

Thật vậy, tiêu chẩn để biết được sự thành đạt của một nền dân chủ chỉ có thể được thấy nơi phẩm tính của việc bầu cử của nó, một cuộc bầu cử cần phải công bằng, thành thực và tự do, bao giờ cũng theo tiến trình hiến định và qui tắc của luật pháp (x. Bản Tuyên Bố Mục Vụ Về Cuộc Bầu Cử 2004 Tới Đây do Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân phổ biến). Về khía cạnh này, Tôi tin tưởng rằng thiện chí của những ai tham gia vào cuộc bầu cử sẽ làm cho quốc gia trở nên vững chắc hơn, thỉc sự được xây dựng trên công bằng và công lý cho tất cả mọi người.
……….
 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 19/4/2004