GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 4/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: Xin cho việc sửa soạn đầy đủ để giúp những ứng viên chịu chức thánh cũng như cho việc huấn luyện thường xuyên để giúp các vị thừa tác viên chức thánh được thực hiện một cách cận thận kỹ lưỡng”.

Ý Truyền Giáo: Xin cho tinh thần truyền giáo 'cho muôn dân' trở thành vấn đề ưu tư và là vấn đề liên lỉ dấn thân nơi sinh hoạt mục vụ thường xuyên của cộng đồng Kitô giáo”.  

___________________________________________

 NGÀY 9 THỨ SÁU TUẦN THÁNH

 

Suy Niệm Tam Nhật Phục Sinh 2004


Trong buổi triều kiến chung hằng tuần Thứ Tư 7/4/2004 tuần này, ĐTC Gioan Phaolô II đã tạm ngưng loạt bài Giáo Lý Về Việc Cầu Nguyện Bằng Thánh Vịnh (đã tới bài 102) để chia sẻ về ý nghĩa của Tam Nhật Thánh là thời đoạn phụng vụ được bắt đầu từ Lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm. Sau đây là nguyên văn bài chia sẻ của Ngài.


1.     “Chúa Giêsu Kitô… đã tự hạ, vâng lời cho đến chết, cho dù có phải chết trên thập tự giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người” (Phil 2:8-9). Chúng ta vừa nghe những lời của bài thánh thi ca trong Thư gửi giáo đoàn Philippian. Những lời này cho chúng ta thấy một cách chính yếu và đầy đủ mầu nhiệm khổ nạn và tử giá của Chúa Giêsu; đồng thời những lời ấy cũng cho chúng ta thấy được vinh quang của Lễ phục sinh. Bởi thế, những lời này giúp cho việc suy niệm dẫn vào việc cử hành tam nhật Phục Sinh được bắt đầu từ ngày mai.


2.     Anh Chị Em thân mến, chúng ta đang sửa soạn sống lại trong mấy ngày tới đây mầu nhiệm cao cả nơi ơn cứu độ của chúng ta. Sáng ngày mai, Thứ Năm Tuần Thánh, ở tất cả mọi cộng đồng giáo phận trên khắp thế giới, các vị giám mục cùng với hàng giáo sĩ của mình, sẽ cử hành Lễ Truyền Dầu để làm phép các thứ dầu: dầu cho dự tòng, dầu cho kẻ liệt và dầu thánh. Vùo buổi tối chúng ta tưởng niệm Bữa Tiệc Ly với việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể cùng với thiên chức linh mục. “Việc rửa chân” nhắc nhở chúng ta rằng, bằng cử chỉ được Chúa Giêsu thực hiện ở Nhà Tiệc Ly, Người báo trước hy tế cao cả trên Đồi Canvê, và lưu lại cho chúng ta tình yêu của Người như là một thứ luật mới “mandatum novum”. Theo truyền thống đạo đức, sau các lễ nghi của Lễ Tiệc Ly, tín hữu ở lại tôn thờ trước Thánh Thể cho đến đêm. Đây là một cuộc canh thức nguyện cầu duy nhất liên kết với nỗi khổ não của Chúa Kitô trong Vườn Gethsemane.


3.     Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, Giáo Hội tưởng nhớ cuộc khổ nạn và tử giá của Chúa.


Cộng đồng tín hữu được mời gọi để suy niệm về sự dữ và tội lỗi đã làm chủ nhân loại cũng như về ơn cứu độ được thành hiệu bởi hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô. Lời Chúa và một số lễ nghi phụng vụ gợi cảm, như việc tôn thờ Thánh Giá, giúp chúng ta suy nghĩ về những chẳng khác nhau của Cuộc Thương Khó. Ngoài ra, vào ngày này, truyền thống Kitô giáo còn làm sống động một số những biểu lộ khác nhau của lòng đạo đức phổ thông. Đặc biệt trong những biểu lộ này là những cuộc diễn hành thống hối của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và việc sốt sắng đi Đường Thánh Giá, một thực hành làm cho con người thấm thía mầu nhiệm Thập Giá.


Thứ Bảy Tuần Thánh được đánh dấu bằng việc hết sức thinh lặng. Thật vậy, ngày mong đợi và nguyện cầu này không có một thứ phụng vụ đặc biệt nào hết. Mọi sự đều thinh lặng trong các nhà thờ, trong khi tín hữu, bắt chước Mẹ Maria, dọn mừng đại biến cố Phục Sinh.


4.     Vào đêm Thứ Bảy Tuần Thánh, Lễ Vọng Phục Sinh long trọng được bắt đầu, một đêm vọng trên hết các đêm vọng. Sau khi làm phép lửa mới, cây nến phục sinh được thắp lên, biểu hiệu cho Chúa Kitô, Đấng soi sáng cho hết mọi người, sau đó trang trọng hớn hở vang lên lời công bố “Hãy Vui Lên”. Cộng đồng giáo hội, trong khi nghe Lời Chúa, suy gẫm về lời hứa cao cả liên quan tới cuộc giải phóng cuối cùng cứu con người khỏi tội lỗi và sự chết. Tiếp theo là lễ nghi rửa tội và thêm sức cho những người dự tòng, thành phần đã trải qua một giai đoạn sửa soạn lâu dài.


Việc loan báo phục sinh bùng lên trong bóng tối của đêm đen và toàn thể tạo sinh bừng tỉnh khỏi giấc ngủ tử vong, nhìn nhận vai trò chủ tể của Chúa Kitô, như bài thánh thi ca của Thánh Phaolô nhấn mạnh làm đề tài suy niệm cho chúng ta: “Trước danh xưng Giêsu thì mọi đầu gối phải quì xuống, cả ở trên trời, dưới đất cũng như trong lòng đất, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Phil 2:10-11).


5.     Anh chị em thân mến, những ngày này là những ngày hết sức thuận lợi để thực hiện một cuộc hoán cải lòng trí chúng ta sâu xa hơn nữa cho Đấng đã vì yêu thương chết đi cho chúng ta. Chúng ta hãy để cho Mẹ Maria, Vị Trinh Nữ trung thành, hỗ trợ chúng ta; với Mẹ, chúng ta ở tại Nhà Tiệc Ly và đứng gần Chúa Giêsu trên đồi Canvê, để thấy Người cuối cùng sống lại vào ngày Phục Sinh. Bằng những cảm thức và mến mộ này, Tôi gửi đến anh chị em những lời chúc thân ái nhất của Tôi, mong anh chị em đang hiện diện nơi đây, cộng đồng của anh chị em cũng như tất cả mọi người thân yêu của anh chị em được hưởng một Lễ Phục Sinh vui vẻ và thánh đức.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 7/4/2004

 

Chúa Giêsu đã hiến mạng

sống mình làm giá chuộc cho nhiều người

 TC GPII Bài Giáo Lý 7 về Chúa Kitô, Thứ Tư ngày 4-2-1998)

C

húa Kitô đă tỏ ḿnh ra, nơi trọn cuộc sống trần gian của Người, như là một Đấng Cứu Thế được Chúa Cha sai đến để cứu chuộc thế giới. Chính tên “Giêsu” của Người cũng đă nói lên sứ vụ này của Người. Tên gọi này thực sự có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ”.

          Đây là một tên gọi Người đă được đặt cho như trời cao chỉ định: cả Mẹ Maria và thánh Giuse (Lk.1:31; Mt.1:21) đều nhận được lệnh đặt tên này cho Người. Trong sứ điệp dành cho thánh Giuse, ư nghĩa của tên gọi này c̣n được giải thích là: “v́ Người sẽ cứu dân Người cho khỏi tội lỗi của họ” 

2-       Chúa Kitô đă xác định sứ vụ cúu chuộc của Người như là một việc phục vụ, một việc phục vụ sẽ được bộc lộ tuyệt vời nhất nơi việc Người hiến mạng sống ḿnh cho nhân loại: “V́ Con Người đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ và để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người” (Mk.10:45; Mt.20:28). Những lời này, được nói lên để đối lại với xu hướng nơi các tông đồ trong việc t́m kiếm chỗ nhất trong nước trời, chỉ có ư làm thức tỉnh nơi các vị một tâm thức mới, một tâm thức hợp hơn với tâm thức của Người là Thày của các vị .

          Trong Sách Tiên Tri Daniel, nhân vật được diễn tả như một “nhân vật là con người” tỏ hiện đầy những hiển vinh xứng với các vị lănh đạo được cả thế giới tôn kính: “mọi dân tộc, đất nước và ngôn ngữ sẽ phục vụ người” (Dn 7:14). Chúa Giêsu đă đối chiếu nhân vật này tương phản với Con Người, Đấng đặt ḿnh vào vị thế phục vụ mọi người. Là một ngôi vị thần linh, Người hoàn toàn có quyền được hầu hạ. Thế nhưng, khi nói ḿnh đă “đến để phục vụ”, Người cho thấy tính cách nghịch đảo nơi hành vi của Thiên Chúa: tức là, mặc dầu Người có quyền lợi và quyền năng làm cho ḿnh được hầu hạ, Người cũng tự đặt ḿnh “ở vị thế phục vụ” tạo vật của Người.

          Chúa Giêsu đă nói lên ước vọng phục vụ này một cách hùng hồn và cảm kích ở Bữa Tiệc Ly, khi Người rửa chân cho các môn đệ của Người, một tàc động tiêu biểu sẽ trở thành một luật sống muôn đời lưu lại trong kư ức các môn đệ: “Các con cũng phải rửa chân cho nhau” (Jn.13:14). 

3-       Khi nói Con Người đến để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người, Chúa Giêsu ám chỉ đến lời tiên tri về Người Tôi Tớ thương đau là Đấng “hiến ḿnh làm của lễ đền tội” (Is.53:10). Đây là một hy tế con người, hoàn toàn khác hẳn với những hy tế con vật trong việc phụng thờ xưa kia. Đó là sự sống được trao ban “như giá chuộc cho nhiều người”, tức là, cho muôn vàn con người, cho “tất cả mọi người”.

          Như thế, Chúa Giêsu xuất thân như Đấng Cứu Chuộc hoàn vũ: tức là tất cả mọi người, theo ư định thần linh, được chuộc lại, được giải thoát và được cứu độ bởi Người. Thánh Phaolô nói: “V́ tất cả đă phạm tội và làm mất đi vinh hiển của Thiên Chúa, mà họ đă được công chính hóa, nhờ ơn sủng như một tặng ân của Người, do ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô” (Rm 3:24). Ơn cứu độ là một tặng ân mỗi người có thể nhận lănh theo ḷng muốn tự do và việc tự nguyện cộng tác của ḿnh. 

4-       Là một Đấng Cứu Chuộc hoàn vũ, Chúa Kitô cũng là Đấng Cứu Chuộc duy nhất. Thánh Phêrô đă minh xác chân lư này: “Ơn cứu độ không có nơi một người nào cả, v́ không có một danh hiệu nào khác dưới gầm trời này được ban cho con người để nhờ đó chúng ta được cứu độ” (Acts 4:12).

          Tương tự như thế, Người cũng được tuyên xưng là Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, như Thư Thứ Nhất gửi Timôthêu xác quyết: “V́ chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, và chỉ có một Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, đó là con người Giêsu Kitô, Đấng đă hiến ḿnh làm giá chuộc cho tất cả mọi người” (1Tim.2:5-6). Là Thiên-Chúa-làm-Người, Chúa Giêsu là vị trung gian tuyệt hảo, Đấng nối kết con người với Thiên Chúa, mang lại cho họ những thiện hảo của ơn cứu độ và sự sống thần linh. Đây là một sự trung gian đặc thù, loại trừ mọi thứ trung gian tương khắc hay tương đương, mặc dù nó cũng tương hợp với những thể thức tham dự vào việc làm trung gian (x.Thông Điệp Redemptoris Missio, đoạn 5).

          Như thế, bất cứ nguồn mạch hay đường lối cứu độ tự động nào khác cũng không thể nào chấp nhận được, nếu tách biệt khỏi Chúa Kitô. Bởi vậy, nơi những tôn giáo lớn, những tôn giáo được Giáo Hội tôn trọng theo tinh thần của Công Đồng Chung Vaticanô II, Kitô hữu nhận thấy có những yếu tố cứu độ, những yếu tố dù sao cũng chịu ảnh hưởng ân sủng của Chúa Kitô. Thế nên, những tôn giáo này, nhờ tác động nhiệm mầu của Chúa Thánh Thần là Đấng “muốn thổi đâu th́ thổi” (Jn.3:8), có thể trợ giúp con người trên con đường tiến đến hạnh phúc đời đời, tuy nhiên, vai tṛ trợ giúp này cũng là hoa trái từ hoạt động cứu độ của Chúa Kitô. Đối với các tôn giáo khác, Chúa Kitô Cứu Thế cũng nhiệm mầu hoạt động là như thế. Trong công việc này, Người liên kết ḿnh với Giáo Hội, một Giáo Hội được hiểu là “bí tích hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất nơi toàn thể con người” (Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 1).      

5-       Tôi muốn kết thúc ở đây bằng một đoạn văn tuyệt vời trong Cuốn Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria của Thánh Louis de Montfort, một đoạn văn nói lên đức tin Kitô học của Giáo Hội: “Chúa Giêsu Kitô là Alpha và Omega, là nguyên thủy và là cùng đích mọi sự... Người là thày dạy duy nhất mà chúng ta phải học hỏi; là Chúa duy nhất chúng ta phải lụy thuộc; là Đầu duy nhất chúng ta phải hiệp nhất và là mẫu mực duy nhất chúng ta phải bắt chước. Người là Thày Thuốc duy nhất có thể chữa lành chúng ta; là Mục Tử duy nhất có thể nuôi dưỡng chúng ta; là Đường Lối duy nhất có thể dẫn dắt chúng ta; là Sự Thật duy nhất chúng ta có thể tin tưởng; là Sự Sống duy nhất có thể làm chúng ta linh hoạt. Một ḿnh Người là tất cả cho chúng ta và một ḿnh Người mới có thể thỏa măn mọi ước vọng của chúng ta... Mỗi người tín hữu không liên kết với Người th́ giống như một cành nho tách ĺa khỏi thân nho. Nó rụng xuống, héo tàn và chỉ đáng quăng vào lửa. Nếu chúng ta sống trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu sống trong chúng ta, chúng ta khỏi phải sợ bị trầm luân. Dù các thần trời hay ngục qủi, hay bất cứ một tạo vật nào đi nữa có thể hăm hại chúng ta, v́ không một loại thụ sinh nào có thể phân cách chúng ta khỏi t́nh yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Nhờ Người, với Người và trong Người, chúng ta có thể làm được mọi sự và qui mọi danh dự cùng vinh quang về cho Chúa Cha hiệp nhất với Chúa Thánh Thần; chúng ta có thể trở nên hoàn hảo và trở thành hương thơm sự sống đời đời cho anh em của ḿnh” (đoạn 61).

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 11/2/1998)

 

Quỉ có biết hay là không biết về Chúa Giêsu

 

Original Message -----
From: Phuong Dang
To: HailMaryQueen@thoidiemmaria.net
Sent: Wednesday, April 07, 2004 8:08 PM
Subject: Re: [TNFATIMA] bible question

 

Cha`o chu' Tinh,
 
Em co' mot cau hoi ve tha'nh kinh.
Em co' nghe tu*` chu' hay la` tu*` cha la` satan didn't know that Jesus was the Son of God, chu' gia?i thi'ch la` ma quy? khong the na`o ngo*` Chu'a ma` ha. mi`nh xuong den nhu vay...
 
Em co' do.c duoc trong cuon Phuc Am Hop Tuyen Dan Giai, co' doan no'i la` trong phu'c am khi Chu'a tru*` quy~ thi` no' no'i "Jesus, son of God, why are you doing this to us??!"
 
Em khong hieu, quy~ co' biet hay la` khong co' biet ve^` Chu'a  Giesu.
Cam on chu'.
em phuong.

Phương mến,

 
Cám ơn Phương đã hỏi để mình làm sáng tỏ vấn đề rất interesting này.
 
Vấn đề được Phương nêu ra ở đây là từ mình chứ không phải từ cha Hà.
 

Thật vậy, mình đã nói với TNF nhiều lần là Satan không biết Giêsu Nazarét có phải là Con Thiên Chúa hay chăng. Bởi thế, hắn mới đến cám dỗ Chúa khi Người chay tịnh 40 ngày trong sa mạc (xem Mathêu 4:3,6; Luke 4:3,9). Thế nhưng, tại sao ma quỉ lại nhận ra Người và tuyên xưng Người (như câu được Phương trích dẫn trong email của Phương)?

 

Trước hết, chúng ta nên lưu ý một điểm rất quan trọng ở đây là Satan là tên kiêu căng bất phục tùng, nên hắn không thể hiểu được những gì là thấp hèn, là yếu đuối, là tuân phục, trái lại, hắn chỉ thích vinh quang, quyền lực và cai trị mà thôi. Ðó là lý do, hễ bao giờ Chúa Giêsu tỏ ra quyền lực hơn nó, như khi Người trừ quỉ, thì nó nhận ra Người và sợ Người, nhưng bao giờ Người tỏ ra khiêm hạ và yếu hèn, như trường hợp Người hãm mình chay tịnh, hay khi Người bị người ta bắt giết, thì hắn lại chẳng hiểu gì nữa. Hắn hết sức tinh ranh như rắn nhưng lại hoàn toàn bị confused.

 Ðúng thế, nếu hắn thực sự biết chắc chắn Người là Con Thiên Chúa, là Ðấng Cứu Thế, là Ðấng Thiên Sai (Christ) thì nhất định hắn sẽ tìm hết cách để ngăn chặn việc Người cứu chuộc nhân loại, tức làm sao để Người không bị chết để cứu nhân loại khỏi tay hắn, bằng không, vương quốc của hắn bị hủy hoại, một vương quốc hắn đã thiết lập từ khi hắn dùng độc thủ làm cho hai nguyên tổ loài người sa ngã vấp phạm ngay từ ban đầu.

 Xin Chúa cho chúng ta chẳng những được "khôn ngoan như rắn", tức khôn ngoan như ma quỉ, biết được mưu chước thâm hiểm của nó, mà còn "chân thật như bồ câu" nữa, tức luôn làm theo tác động của Chúa Thánh Thần, nhờ đó chúng ta mới có thể tránh được và thắng được những cạm bẫy của ma quỉ. Chúc Phương được tràn đầy bình an của Chúa Kitô Phục Sinh.

 
TNF Cao Tấn Tĩnh