GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 5/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: Xin cho con người biết nhìn nhận gia đình được xây dựng trên đời sống hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là tế bào căn bản của xã hội loài người”.

Ý Truyền Giáo: Xin cho dân Kitô giáo, nhờ lời chuyển cầu từ mẫu của Ðức Mẹ, biết coi Thánh Thể như là con tim và là hồn sống của hoạt động truyền giáo”.  

__________________

 NGÀY 19 THỨ TƯ

 

ĐTC GPII Mừng Sinh Nhật 84 Tuổi

Trong Tháng, đúng hơn vào cuối tuần trước ngày mừng sinh nhật của ĐTC GHII thường xẩy ra các cuộc phong thánh. Điển hình nhất là năm ngoái và năm nay: 6 vị tân thánh được Ngài tôn phong vào Chúa Nhật 16/5/2004, hay 4 vị vào chính ngày sinh nhật 18/5/2003 của Ngài.

Ngoài ra, năm nay còn một biến cố nữa đánh dấu mừng sinh nhật của Ngài đó là việc ra mắt cuốn sách mới của ngài, “Đứng Lên Nào! Chúng Ta Đi!” về kinh nghiệm làm Tổng Giám Mục ở Krakow, Balan. Hiện nay tác phẩm này mới được xuất bản bằng các thứ tiếng Tây Ban Nha, Ý, Balan, Đức và Pháp, còn tiếng Anh và Bồ Đào Nha sẽ được xuất bản một ngày gần đây.

Theo vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh thì ĐTC không có lệ mừng sinh nhật mà chỉ mừng ngày quan thày Thánh Charles Borromeo (4/11) của Ngài thôi. Bởi thế, Tòa Thánh Vatican không mừng gì đặc biệt cho Ngài và chính Ngài cũng làm việc cả ngày, ngoại trừ việc Ngài mời thành phần cộng tác viên thân cận đến dùng bữa với Ngài, thế thôi.

Vị giám đốc văn phòng báo chí là Navarro-Valls này còn tiết lộ cho biết Tòa Thánh Vatican đã tràn ngập lời chúc mừng sinh nhật ĐTC, kể cả từ thành phần không phải Công Giáo: “Họ là các vị lãnh đạo quốc gia, chính quyền, các nhân vật chính trị gia, nghệ sĩ, nhất là những người muốn bày tỏ lòng cảm mến và tri ân đối với vị Giáo Hoàng này”.

Địa chỉ điện toán john_paul_ii@vatican.va năm ngoái 2003 nhận được 100 ngàn điện thư mừng sinh nhật ĐTC, năm 2004 này mới tới buổi trưa đã vượt quá con số năm ngoái. Ngoài ra, đường giây điện thoại cũng bận bịu cả ngày bởi biến cố này.

Buổi chiều, ĐTC tiếp Tổng Thống Balan Aleksander Kwasniewski với vợ của ông. Ngài cũng gặp 4 vị Giám Mục Hoa Kỳ từ các giáo phận Oklahoma City, Little Rock và San Angelo, và các vị Giám Mục Balan ở Wroclaw và Dwidnica. Chưa hết, Ngài còn gặp thành phần tham dự viên đại hội của Hội Đồng Tòa Thánh Về Di Dân Và Du Hành.


Tác Phẩm Chia Sẻ Cảm Nghiệm Đời Mục Tử của ĐTC GPII

Ðây tác phẩm Ðức Thánh Cha tự thuật về đời làm giám mục của mình. Ngài đã thuật lại biến cố ngài được gọi làm giám mục khi đang du thuyền với vị hồng y giáo chủ Balan bấy giờ, cũng như về việc Ngài đã đương đầu với nhà nớc Cộng Sản, với tư cách là vị mục tử ở Balan cho tới khi làm Giáo Hoàng, thời gian 20 năm, 1958-1978.

Khi nghe thấy tin được bổ nhiệm làm giám mục Krakow, Ngài đã thưa cùng ĐHY Giáo Chủ Stefan Wyszynski rằng: “Thưa ĐHY, con còn quá trẻ – con mới 38 tuổi thôi”. ĐHY Giáo Chủ trả lời: “Xin đừng chống lại ý muốn của Đức Thánh Cha”. Ngài trở về Krakow và xin ĐTGM cho phép tiếp tục cuộc du thuyền. ĐTGM Eugeniusz Baziak đáp: “Cha cứ việc đi, nhưng xin về để được tấn phong”.

Ngài cũng thuật lại những nỗ lực nhà nước cộng sản muốn đàn áp giáo hội ở Balan, và Ngài đã đụng độ với các vị có thẩm quyền để bảo vệ giáo hội cũng như đã tổ chức các cuộc họp mật với các trí thức gia và khoa học gia. Ngài cũng cho biết chuyến tông du đầu tiên của Ngài với tư cách làm giáo hoàng đến Mễ Tây Cơ vào tháng 1/1979 là “một thứ vé vào cửa mở lối cho cuộc tông du về Balan”. Ngài viết: “Tôi nghĩ cộng sản ở Balan sẽ không thể chối từ việc Tôi viếng thăm quê hương của Tôi, nếu Tôi được tiếp đón bởi một quốc gia có một bản hiến pháp trần tục như Mễ Tây Cơ”. Quả thực Ngài đã về Balan vào Tháng 6 cùng năm, một chuyến tông du không ngờ 10 năm sau (1989) đã định đoạt số phận của toàn khối Cộng Sản Đông Âu nói riêng, rồi 2 năm (1991) sau đó tới cả Khối Cộng Sản Liên Bang Sô Viết.

Sau đây là cuộc phỏng vấn của Zenit với linh mục Claudio Rossini, dòng Don Bosco, giám đốc của nhà xuất bản, cho biết về sứ điệp chính yếu của tác phẩm về cảm nghiệm mục vụ này.

Vấn     Văn thể của tác phẩm này ra sao?

Đáp     Từ những gì người ta thấy được, thì dù chỉ đọc thoáng thôi, họ cũng phải công nhận rằng đây là một cuốn sách được viết bằng một thể loại rất trong sáng dễ đọc.

Vị Giáo Hoàng này ôn lại những hồi niệm của Ngài về kinh nghiệm mục vụ khi còn làm giám mục trong thời gian 20 năm ở Balan. Tám năm trước đây Ngài đã viết về cảm nghiệm làm linh mục của Ngài qua tác phẩm “Tặng Ân và Mầu Nhiệm”. Cuốn sách mới này cũng chia sẻ những vấn đề về tín điều, về những nền tảng, những hình ảnh liên quan đến thừa tác vụ giám mục của Ngài, tất cả những gì sau đó xuất hiện nơi huấn quyền của Ngài với tư cách là một vị Giám Mục Rôma.

Nó như thể là những gì, khi đến tuổi 84 này, Ngài muốn cống hiến những điểm then chốt cho người đọc để họ có thể hiểu được cảm nghiệm làm giám mục và Giáo Hoàng của Ngài.

Vấn     Bản quyền của cuốn sách này thuộc về Nhà Xuất Bản Vatican, tuy nhiên nó lại được phát hành bởi Mondadori là nơi ký hợp đồng với các nhà xuất bản quốc tế khác. Tại sao thế?

Đáp     ĐTC trao cuốn sách của Ngài cho những nhà xuất bản của Ngài, Nhà Xuất Bản Vatican, vào Tháng Giêng năm nay.

Bấy giờ vấn đề xẩy ra là làm sao để tác phẩm ấy được phổ biến khắp thế giới một cách đồng nhất để chẳng những có thể được chuyển dịch sang các thứ ngôn ngữ chính mà còn sang cả những ngôn ngữ ít thông dụng hơn.

Nhà Xuất Bản Vatican đã phân tích thị trường quốc tế và đã chú ý tới 3 nơi. Trong số 3 nơi ấy, Mondadori cuối cùng đã được chọn, vì một là kinh nghiệm làm việc của nó với 10 năm trước đã xuất bản cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, hai là vì Mondadori có liên hệ với những nhóm xuất bản chính trên thế giới.

Chúng tôi đã liên lạc với Mondadori và trong vòng một thời gian ngắn đã ký hợp đồng với nhà phát hành này. Bởi vậy ngày mai tác phẩm sẽ được phát hành bằng tiếng Ý, Balan, Đức, Pháp và Tây Ban Nha.

Sau đó nó sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh và Bồ Đào Nha là những ấn bản thực sự đang được in ấn. Cuốn sách này chắc chắn là một hiện tượng về truyền thông trên thế giới.

Vấn     Tiền bạc giành cho bản quyền của tác giả sẽ được sử dụng như thế nào?

Đáp     Theo hợp đồng thì lợi tức cho bản quyền của tác giả sẽ được Nhà Xuất Bản Vatican thâu nhận thay cho ĐTC, và nhà xuất bản này sẽ cho vào quĩ bác ái của Đức Giáo Hoàng. Số tiền ấy hoàn toàn tùy Ngài sử dụng.

Tôi nhớ rằng 10 năm trước đây, sau khi xuất bản cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, đã xẩy ra việc cấp cứu quan trọng liên quan đến những cuộc thảm sát ở Rwanda, Burundi và chiến tranh ở Balkans. Lợi tức của tác phẩm này một phần đã được phân phối cho dân chúng ở Rwanda và Burundi, và phần khác đã được chi dùng vào việc tái thiết Balkans.

Việc trợ giúp của tác phẩm mới này sẽ được sử dụng cho việc tái thiết các nhà thờ Công Giáo và Chính Thống Giáo ở những xứ sở bị tàn phá bởi chiến tranh. Khi thâu nhận được lợi tức của tác phẩm mới này ĐGH sẽ quyết định tùy theo những trường hợp khẩn trương xẩy ra.

Vấn     Cha là vị chủ biên của ĐGH. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II còn tác phẩm nào bất ngờ trong tương lai nữa chăng?

Đáp     ĐGH đã hồi phục sau khi trải qua tình trạng sức khỏe yếu kém trong dịp mừng kỷ niệm 25 năm giáo triều của Ngài. Ngài đã trở lại với hoạt động bình thường, với những bài giáo lý Thứ Tư hằng tuần, với những cuộc triều kiến theo nhóm, như chúng ta được biết qua tin tức.

Bởi thế, chúng ta không được đóng cửa tương lai. Hiện nay chúng ta cứ chú ý tới tác phẩm này đã. Cuốn sách này cho chúng ta thấy nhiều lý do phấn khởi.

Vấn     Nhan đề nguyên thủy của cuốn sách này là “Đứng Lên Nào! Chúng Ta Đi!” Cha hiểu thế nào về nhan đề ấy?

Đáp     Để khởi đầu cho thiên niên kỷ này, Vị Giáo Hoàng này muốn cầm tay dẫn Giáo Hội, dẫn các anh em giám mục của mình cũng như tất cả mọi người thiện chí hướng về tương lai, biết làm sao thấy được tính cách lạc quan được Thiên Chúa cho hiện lên trong lịch sử, thấy được rằng chính Thiên Chúa mới là Đấng điều dẫn lịch sử loài người. Đó là tất cả ý nghĩa của nhan đề ấy.

Vị Giáo Hoàng cao tuổi này, dù bị giới hạn về tuổi tác và bệnh nạn, vẫn tiếp tục hành trình của Ngài, là vị đầu tiên kêu gọi chúng ta hãy trở thành những con người sống lạc quan.

Ngài nói với chúng ta rằng “Đứng Lên Nào! Chúng Ta Đi!” “Đây là lúc đứng lên” nơi giới của văn hóa, nơi giới giáo lý viên, nơi giới trẻ, nơi tất cả mọi lãnh vực… Đó là sứ điệp của cuốn sách hồi niệm này Ngài giờ đây gửi đến chúng ta.
 

Thánh Paola Elisabetta Cerioli (1816-1865)

Paola Elisabetta Cerioli (1816-1865)

Thánh Paola Elisabetta Cerioli (1816-1865) là một bà góa và là một người mẹ trở thành một nữ tu và sáng lập Hội Dòng Chị Em Thánh Gia và hội dòng Gia Ðình Bergamo.

Nữ thánh nhân đã phải chịu khổ đau khi bị mất đi 4 người con của mình, người lớn nhất ở vào tuổi 16 cũng như chồng của ngài. Ở vào tuổi 38, ngài đã phải trải qua một cuộc khủng hoảng về cuộc sống, một cuộc khủng hoảng đã bắt ngài phải tìm kiếm ý nghĩa về những gì xẩy ra cho ngài.

Ngài đã quyết định dấn thân chăm sóc cho trẻ em bị bỏ rơi và kêu gọi một số bạn bè thân hữu cùng cộng tác với dự án của ngài, một dự án dẫn ngài đến việc thành lập các hội dòng tu trì cho cả nam lẫn nũ để thành lập những nơi phục vụ những ai cần giúp đỡ.

ÐTC đã phong thánh cho ngài vào Chúa Nhật VI Phục Sinh 16/5/2004 với những lời lẽ như sau:

“Thần Linh… mang tôi lên một ngọn núi cao lớn và tỏ cho tôi thấy thành thánh Giêrusalem từ trời xuống” (Rev 21:10). Hình ảnh tuyệt vời này đã được Thánh Gioan gợi lên trong Sách Khải Huyền cho thấy vẻ đẹp và việc sinh hoa kết trái thiêng liêng của Giáo Hội, tân Giêrusalem. Một chứng cớ đặc biệt của việc sinh hoa kết trái thiêng liêng ấy là Paola Elisabetta Cerioli, con người có một đời sống đầy những hoa trái tốt lành.

Chiêm ngưỡng Thánh Gia, thánh Paola Elisabetta đã trực giác thấy rằng cộng đồng gia đình sẽ vững chắc khi những mối liên kết về huyết nhục được nâng đỡ và xây dựng bằng việc chia sẻ các giá trị đức tin và văn hóa Kitô giáo. Để truyền bá những giá trị này, vị tân thánh đã lập Hội Dòng Thánh Gia. Ngài thực sự tin tưởng rằng trẻ em, để lớn lên một cách an toàn và vững mạnh, cần phải có một đời sống gia đình lành mạnh và hiệp nhất, quảng đại và yên hàn. Xin Chúa giúp cho các gia đình Kitô hữu biết chấp nhận và làm chứng trong mọi hoàn cảnh tình yêu của Vị Thiên Chúa từ bi nhân hậu.

Trong buổi triều kiến chung ngày Thứ Hai 17/5/2004 cho phái đoàn hành hương phong thánh, ÐTC GPII còn nói về vị tân thánh nữ này như sau:

“Nơi học đường của Mẹ Maria, ngài đã biến tình yêu tự nhiên thành tình yêu siêu nhiên, đã để cho Chúa mở rộng tấm lòng làm mẹ của ngài ra”.

 

Bài Thánh Thi Ca Tạ Ơn Được Thoát Khỏi Bàn Tay Tử Thần

(Bài Giáo Lý 106 về Thánh Vịnh của ÐTC GPII ngày Thứ Tư 12/5/2004: Thánh Vịnh 29 [30] cho Kinh Tối Thứ Năm, Tuần Thứ Nhất)


1.     Sau khi cơn ác mộng chết chóc đã bị đánh tan nơi mình thì từ tấm lòng của con người nguyện cầu thốt lên lời tạ ơn tha thiết và dịu dàng dâng lên Thiên Chúa. Đó là thứ cảm tình phát hiện mãnh liệt tụ bài Thánh Vịnh 29[30], bài Thánh Vịnh vừa vạng vọng chẳng những vào tai của chúng ta mà chắc hẳn vào cả lòng chúng ta nữa.

Bài thánh thi ca tạ ơn này có nhiều vẻ đẹp về văn chương và bao gồm một loạt những thứ tương phản được bộc lộ một cách biểu hiệu cuộc giải thoát do Chúa thực hiện. Bởi thế, việc đi xuống “hố” ngược lại với việc đưa “lên khỏi Âm Phủ” (câu 4); “cơn giận” của Thiên Chúa “trong giây lát” được thay thế bằng “ân huệ” suốt “một đời” (câu 6), việc “khóc than” trong đêm tối được tiếp theo bởi “niềm hân hoan” nnvào buổi sáng (ibid); “than khóc” được tiếp nối bằng “nhẩy múa”, mặc “áo nhặm” được tiếp theo bằng mặc lấy “niềm vui” (câu 12).

Bóng đêm tử thần qua đi, bình minh của một ngày mới xuất hiện. Vì lý do này, truyền thống Kitô giáo đã đọc bài Thánh Vịnh này như là một bài ca vượt qua. Điều này được chứng thực bằng lời trích dẫn mở đầu mà ấn bản sách phụng vụ của giờ kinh tối lấy từ John Cassian, một đại bỉnh bút đan sĩ thời thế kỷ thứ 4: “Chúa Kitô dâng lời tạ ơn Cha vì cuộc phục sinh vinh hiển của Người”.

2.     Con người cầu nguyện hằng dâng lên “Chúa”, không ít hơn 8 lần, hoặc là để loan báo rằng họ sẽ chúc tụng Ngài (câu 2 và 13), hay là để lập lại tiếng kêu dâng lên Ngài trong cơn thử thách (câu 3 và 9) cũng như trong cuộc ra tay cứu thoát của Ngài (câu 2, 3, 4, 8 và 12), hoặc để kêu cầu tình thương của Ngài một lần nữa (câu 11). Ở đoạn khác con người cầu nguyện kêu mời tín hữu hãy hát lên những bài thánh thi ca để tạ ơn Chúa (câu 5).

Những cảm giác giao động liên tục giữa ký ức kinh hoàng về cơn ác mộng trải qua và niềm vui của việc giải phóng. Dĩ nhiên cơn nguy hiểm qua đi thì trầm trọng nên nó vẫn làm cho họ cảm thấy rùng mình; ký ức về nỗi khổ đã qua vẫn còn hiện lên và sống động; nước mắt mới được lau khô cách đó không lâu. Thế nhưng giờ đây bình minh của một ngày mới đã xuất hiện; tử thần được thay thế bằng ánh quang của một sự sống liên tục.

3.     Như thế bài Thánh Vịnh này cho thấy rằng chúng ta không bao giờ được rơi vào cạm bẫy của một thứ bối rối thất vọng đầy tối tăm khi mà mọi sự dường như không còn nữa. Dĩ nhiên là người ta không được rơi vào cái ảo tưởng có thể tự cứu lấy mình bằng khả năng riêng của mình. Thật vậy, vị tác giả Thánh Vịnh đã bị cám dỗ bởi kiêu hãnh tính và tự mãn tính: “Tỏ ra tự mãn, có lần tôi đã nói rằng ‘tôi sẽ không bao giờ bị chấn động’” (câu 7).

Các vị Giáo Phụ cũng suy nghĩ về cơn cám dỗ hiện lộ vào những lúc được phúc hạnh này, và các vị thấy được nơi cuộc thử thách một tiếng gọi thần linh hãy sống khiêm nhượng. Chẳng hạn những gì vị giám mục ở Ruspe là Fulgentius (467-532) đã nói trong Bức Thư thứ 3 của ngài ngỏ cùng tu sĩ Proba, trong đó ngài đã nhận định về đoạn Thánh Vịnh này bằng những lời lẽ như sau: “Vị tác giả Thánh Vịnh đã nói rằng có những lúc ông ta cảm thấy hãnh diện vị khỏe mạnh, như thể đó là nhân đức của ông ấy, và trong tình trạng ấy ông đã khám phá ra mối nguy hiểm của một thứ bệnh rất trầm trọng. Thật vậy, ông nói: ‘Trong tình trạng thịnh vượng của mình tôi nói rằng ‘tôi sẽ không bao giờ bị dời chuyển’. Và vì nói như thế mà ông đã bị sự nâng đỡ của ân sủng thần linh bỏ mặc, và bị xiểng niểng, khi lao đầu xuống tình trạng bệnh hoạn của mình, ông tiếp tục nói: ‘Trong sự thiện hảo của Ngài, Ôi Chúa, Chúa đã đặt con trên một ngọn núi an toàn, song khi Chúa ẩn mặt đi thì con bị lũng đoạn’. Ngoài ra, để chứng tỏ cho thấy sự trợ giúp của ân sủng thần linh, cho dù họ đã có đó, nhưng vẫn phải lêu cầu một cách khiêm nhượng và liên tục, ông nói tiếp: ‘Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, tôi xin Chúa giúp đỡ tôi cùng’. Không ai lại đi xin trợ giúp mà lại không nhìn nhận mình thiếu thốn, hoặc nghĩ rằng mình có thể giữ lấy những gì mình có chỉ cần tin tưởng duy vào nhân đức riêng của mình” (Fulgentius of Ruspe, "Le Lettere" (The Letters), Rome, 1999, p. 113).

4.     Sau khi thú nhận bị cám dỗ chiều theo tính kiêu hãnh khi còn trong lúc thịnh vượng, vị tác giả Thánh Vịnh nhớ lại cơn thử thách sau đó mà thưa cùng Chúa rằng: “khoi Ngài ẩn mặt đi thì tôi rùng mình kinh hãi” (câu 8). Bấy giờ con người cầu nguyện nhớ lại đường lối họ nài xin cùng Chúa (x các câu 9-11): Họ đã kêu lên, đã xin giúp đỡ, đã nguyện cầu cho khỏi tử thần, khi nêu lên lý do là tử thần không có lợi gì cho Thiên Chúa cả, vì kẻ chết nkhông còn làm sao có thể nchúc tụng Thiên Chúa và không còn lý do để công bố lòng tín trung với Thiên Chúa khi bị Ngài bỏ mặc.

Chúng ta thấy cũng luận điệu này nơi bài Thánh Vịnh 87, bài Thánh Vịnh mà con người cầu nguyện, một con người gần đất xa trời, đã kêu xin cùng Chúa rằng: ‘Tình yêu của Ngài phải chăng được loan báo trong mồ mả, lòng tín trung của Ngài nơi mộ bia?” (Ps 87:12). Vua Hezekiah cũng thế, bị lâm trọng bệnh và được chữa lành đã thưa cùng Chúa: “Vì chẳng phải là thế gian đã dâng lời chúc tụng Chúa, hay tử thần đã chúc tụng Chúa… Kẻ sống, kẻ sống dâng lời tạ ơn Ngài” (Is 38:18,19).

Như thế Cựu Ước đã bày tỏ cho thấy một ước muốn thiết tha của nhân loại muốn thấy Thiên Chúa chiến thắng trên tử thần, và nói đến những trường hợp tương tự đạt được chiến thắng này: dân chúng nnnbị đe dọa trước cái chết vì đói khát trong sa mạc, những tù nhân thoát khỏi án tử hình, thành phần bệnh nhân được chữa lành, những thủy thủ được cứu khỏi bị đắm tầu (x Ps 106 [107]: 4-32). Tuy nhiên, chúng là những chiến thắng chưa kết thúc. Sớm hay muộn, tử thần đều khống chế.
Tuy nhiên, bất chấp mọi sự, ước mong chiến thắng vẫn còn và cuối cùng trở nên niềm hy vọng phục sinh. Việc thỏa nguyện ước vọng quyền lực này hoàn toàn được bảo đảm bằng cuộc phục sinh của Chúa Kitô là biến cố không bao giờ chúng ta có thể tạ ơn Chúa cho vừa.

Anh chị em thân mến,

Bài Thánh Vịnh 29, được hát mở đầu cho buổi triều kiến chung hôm nay là một bài thánh thi ca tạ ơn vì được giải thoát khỏi tử thần. Vị tác giả Thánh Vịnh đã hết sức cho thấy cái tương phản giữa tình trạng sầu muộn trước đó của ông với niềm vui được phục hồi sự sống, niềm hy vọng và quyền tự do. Cuộc khủng hoảng của ông đã khiến ông có thể tiến từ cái ảo ảnh tự mãn đến lòng tin tưởng sâu xa vào Chúa, Đấng bao giờ cũng trung thành với những lời Ngài hứa hẹn.

Bài Thánh Vịnh này là một sự khích lệ đừng bao giờ thất vọng về quyền lực cứu độ của Thiên Chúa, ngay cả khi phải đối diện với tử thần. Giáo Hội đọc bài Thánh Vịnh này theo ánh sáng cuộc vượt qua của Chúa Kitô từ sự chết mà vào sự sống khi Phục Sinh, một cuộc phục sinh làm hoàn trọn ước vọng sâu xa nhất của hết mọi con tim con người, bằng việc cống hiến niềm hy vọng phục sinh và sự sống đời đời.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 12/5/2004.