GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 6/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả mọi Kitô hữu được liên lỉ nhận thức được trách nhiệm của bản thân cũng như của cộng đồng trong việc làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa đối với loài người và đối với hết mọi con người nam nữ”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho quyền tự do tôn giáo, một quyền lợi căn bản của loài người, được tôn trọng hơn nữa ở các quốc gia Á Châu”.  

__________________

 NGÀY 28 THỨ HAI

 

            

Đức Thánh Cha nghỉ hè năm 2004

Hôm Thứ Bảy 26/6/2004, Văn Phòng Giáo Hoàng Gia đã phổ biến tin về cuộc nghỉ hè năm 2004 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Ngài sẽ nghỉ hè năm nay ở Aosta Valley thuộc vùng Núi Alps từ ngày 5-17/7/2004. Sau đó, Ngài sẽ trực tiếp về nhà nghỉ mát của mình ở Castel Gandolfo, phía nam thành phố Rôma, cho tới hết mùa hè. Khi ở Aosta Valley, tất cả mọi sinh hoạt mục vụ thường nhật của Ngài đều được tạm ngưng. Nhưng thời gian ở tại nhà nghỉ mát còn lại, Ngài vẫn tiếp tục các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần và Nguyện kinh Truyền Tin Chúa Nhật hằng tuần.

 

 

ĐTC GPII sẽ thực hiện chuyến tông du 104 đến Lộ Đức dịp Lễ Mẹ Mông Triệu 2004


Thứ Năm 24/6/2004, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã chính thức loan báo chuyến tông du 104 này của ĐTC GPII để mừng kỷ niệm 150 năm Giáo Hội qua Đức Thánh Cha Piô IX công bố tín điều Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/1854 qua sắc lệnh “Ineffabilis Deus”, một đặc ân được chính Mẹ Maria khi hiện ra với chị Bernadetta ngày 11/2/1858 đã xác nhận qua lời tự xưng “Ta được hoài thai vô nhiễm tội”.


Chính phủ Pháp cho biết Tổng Thống Pháp Jacques Chirac sẽ đón tiếp ĐTC ở Lộ Đức. ĐTC GPII đã đến viếng thăm Đền Thánh Mẫu Lộ Đức này lần cuối vừa rồi vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Pháp 8/1997. Ngoài ra, Ngài cũng đã đến Đền Thánh Mẫu nổi tiếng này trong Năm Thánh Cứu Chuộc 14-15/1983. Theo nguồn tin báo chí cho biết ĐTC có thể sẽ ở tại Cư Sở Đức Bà, trung tâm cho những người hành hương bệnh nhân và tật nguyền.

 

Các Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo Nam Dương Viếng Thăm ĐTC GPII

Một phái đoàn đại biểu 24 vị thuộc 5 cộng đồng tôn giáo lớn nhất nước này là Hồi Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo và Ấn Giáo, đã đến triều kiến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hôm Thứ Tư 23/6/2004.

Phái đoàn này cũng gặp cả ĐTGM Michael Fitzgerald, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn, cũng như Cộng Đồng Sant’ Egidio trụ sở ở Rôma.

Đức ông Felix Machado, phó thư ký của hội đồng này đã nói với cơ quan Fides rằng: “Chúng tôi khuyến khích những nỗ lực cho thấy các tôn giáo có thể cùng nhau hoạt động để xây dựng hòa bình trên thế giới. Ngày nay Nam Dương là một xứ sở chính ở Đông Nam Á và cần phải có một loại chứng từ như thế”.

Văn Phòng Tôn Giáo Vụ Nam Dương đã tổ chức cuộc viếng thăm này với Tòa Lãnh Sự Nam Dương làm việc với Tòa Thánh.

Trong số những vị đại biểu có Cha Ignazio Ismartono, một viên chức thuộc hội đồng giám mục Nam Dương. Trong năm 2003 đã có một phái đoàn đại biểu do ĐHY Julius Darmaatmadja, TGM Jakarta, hướng dẫn đã viếng thăm Rôma và phái đoàn này tỏ ra ủng hộ việc Đức Thánh Cha chống lại chiến tranh ở Iraq.


 

Cuộc tranh luận về vấn đề thân bào chữa bệnh sau cái chết của Tổng Thống Reagan


Những tay phò việc tạo sinh sao bản thân bào từ phôi bào lợi dụng cái chết của Cựu Tổng Thống Reagan để đòi chấm dứt những hạn chế tài trợ của liên bang cho công việc đang trong vòng tranh luận này. Chúng ta nhớ là ngay sau ngày Tổng Thống Bush triều kiến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Thứ Sáu 4/6/2004, Vị đã gửi lời thăm hai vợ chồng cựu Tổng Thống Reagan, thì ông cựu tổng thống này đã qua đời vào Thứ Bảy 5/6/2004 và được chôn táng tại California vào Thứ Sáu 11/6/2004 sau tuần lễ toàn quốc khóc thương ông với những nghi thức và cử hành rất đặc biệt đầy cảm mến luyến thương giành cho ông.


Theo tường trình của Tờ Washington Post hôm 8/6/2004 thì có 58 phần tử thuộc Thượng Viện Hoa Kỳ đã gửi một bức thư cho Tổng Thống George Bush yêu cầu ông bãi bỏ những giới hạn bị áp đặt gần 3 năm qua.


Vào ngày 9/8/2001, Tổng Thống Bush đã ra lệnh cho Các Viện Sức Khỏe Quốc Gia (NIH: National Institutes of Health) không được tài trợ cho việc nghiên cứu các loại thân bào được sao bản từ phôi bào bị hủy diệt sau ngày này.


Tháng vừa rồi, cũng theo tờ Washington Post, có 206 phần tử thuộc Hạ Viện đã gửi bản yêu cầu tương tự đến Tổng Thống Bush. Bà phu nhân Nancy Reagan cũng lên tiếng ủng hộ việc nghiên cứu thân bào sao bản từ phôi bào như vậy.


Lợi dụng dịp này, dịp qua đời của cựu tổng thống Reagan và các bản yêu cầu của Thượng Viện lẫn Hạ Viện báo chí nhào vô làm áp lực.


Tờ New York Times hôm 8/6/2004 đã hy vọng rằng việc bà Nancy Reagan lập lại nỗ lực yêu cầu bãi bỏ tất cả mọi giới hạn về vấn đề nghiên cứu thân bào “có lẽ là một đường lối hứa hẹn nhất đối với việc chữa trị chứng Alzheimer và các thứ bệnh yếu liệt tàn hại khác”.


Tờ Philadelphia Inquirer ra ngày 9/4 cho rằng những hạn chế của Tổng Thống Bush là “một thứ hoang phí tế bào của con người là những gì có thể được sử dụng để cứu lấy mạng sống con người”.


Tờ USA Today tuyên bố rằng “Việc cho phép những chuyên viên nghiên cứu không buộc giữ những hạn chế không cần làm ngăn cản sự tiến bộ sẽ là đường lối hay nhất để tưởng nhớ và tôn vinh Tổng Thống Ronald Reagan”.


Tờ Boston Globe số ra ngày 9/6 cũng cho biết “những thân bào… thực sự là niềm hy vọng lớn lao của các khoa học gia nghĩ rằng những thân bào ấy có thể được chế thành những loại tế bào sửa chữa được các bộ phận hay trị được các chứng bệnh như Alzheimer”.


Tờ San Francisco Chronicle số ra ngày 7/6 cho rằng niềm tin Kitô giáo đã là động lực khiến Tổng Thống Bush quyết định giới hạn việc tài trợ của chính phủ cho vấn đdề này: “Việc ngăn cản vấn đề nghiên cứu thân bào từ phôi bào đã vượt quá giới hạn nguy hiểm, bằng cách cho phép cộng đồng tôn giáo phủ quyết việc nghiên cứu khoa học”.


Vào ngày 10/6, tờ Washington Post đã tạt gáo nước lạnh vào lò than cho rằng thân bào từ phôi bào có thể chữa bệnh Alzheimer, khi tờ này cho phổ biến lời của nhà nghiên cứu thân bào là Michael Shelanski, đồng giám đốc của Viện Taub Nghiên Cứu Bệnh Alzheimer và Bộ Óc Già Lão ở Trung Tâm Y Khoa Đại Học Columbia Nữu Ước: “Tôi nghĩ rằng cơ hội thực hiện việc sửa chữa những bộ óc bị chứng Alzheimer bằng việc sử dụng các thân bào thì rất nhỏ bé”.


Số New York Times ra ngày 11/6 cũng lên tiếng bênh vực thanh danh của cố Tổng Thống Reagan, qua nhận định của ông William Clark, cố vấn an ninh quốc gia và là thư ký nội bộ dưới thời vị tổng thống này, như sau: “Hồ sơ về Tổng Thống Ronald Reagan cho thấy rằng không có một vấn đề nào quan trọng hơn phẩm giá và tính chất thánh hảo của tất cả sự sống con người”. Ông này còn tiết lộ cho biết chính tổng thống Reagan hồi đó cũng đã cấm việc liên ban tài trợ cho vấn đề nghiên cứu này.


Người con trai của cố Tổng Thống Reagan là Michael Reagan, cũng nhấn mạnh rằng cha của ông đã mạnh mẽ chống lại việc nghiên cứu thân bào được sao bản từ phôi bào. Người con của vị cố tổng thống này đã viết trong tờ tuần san Human Events rằng:


“Tôi hơi cảm thấy chán ngán trước việc truyền thông cứ tường trình là ‘gia đình’ Reagan ủng hộ việc nghiên cứu thân bào. Sự thật đó là hai phần tử của gia đình này đã từng là đối phương lâu đời của tiến trình chế tạo con người ấy, đó là cha của tôi Ronald Reagan khi còn sống và tôi. Truyền thông cần phải nhớ rằng chúng tôi cũng là ‘gia đình’ Reagan và cha tôi, cũng như tôi, đều chống lại việc tạo nên các phôi bào con người cho nguyên mục đích sử dụng thân bào của chúng vào những việc chữa trị khả dị về y khoa. Ngoài ra, khi sử dụng lập luận khoa học rừng rú được phát động rộng rãi và hoàn toàn thiếu thế giá cho rằng việc nghiên cứu thân bào có thể đưa tới việc chữa chứng bệnh Alzheimer, truyền thông và những tay phò việc nghiên cứu thân bào nghĩ rằng nếu việc nghiên cứu này được thực hiện từ lâu thì cha tôi có thể đã tránh được cơn thử thách chịu đựng ông phải chịu. Đó là một thứ khoa học rừng rú bại hoại nhất”.


Trong khi đó, cuộc họp báo Thứ Năm 24/6/2004 được thực hiện bởi Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback ở Kansas, đã nêu lên trường hợp những người phụ nữ bị thương tích nặng ở xương sống đã được chữa khỏi nhờ những thân bào già. Đó là cô Laura Dominguez, 16 tuổi, bị liệt bại phần hạ thân thể sau khi bị đụng xe và bà Susan Fajt cũng vì bị bất toại bởi đụng xe, giờ đây cả hai đều có thể dụng nạng bước đi, nhờ được chữa trị bởi thân bào già (adult stem cells).


Ở đây chúng ta nên phân biệt thân bào được sao bản từ phôi bào con người, một thứ thân bào được sao bản trước cái chết của phôi bào. Mà đã là phôi bào thì đã là người, do đó hủy diệt phôi bào là sát hại sự sống con người. Còn thân bào già là các tế bào được lấy từ những tế bào không phải từ phôi bào mà là những tế bào đã có sẵn nơi thân thể con người. Theo nghiên cứu, và như trường hợp hai phụ nữ trên đây cho thấy, không cần cứ phải lấy thân bào được sao bản từ phôi bào mới chữa được một số các chứng bệnh cần thiết, mà là loại thân bào già cũng làm được điều này.


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 19 và 25/6/2004)


Những Khám Phá mới của Ủy Ban Điều Tra Ngày 11/9/2001

Uỷ Ban Điều Tra Ngày 11/9/2001, hôm Thứ Tư 16/6/2004, bắt đầu cuộc điều trần 2 ngày, đã cho biết dự án nguyên thủy của vụ này tính không tặc 10 chiếc máy bay và tấn công những mục tiêu ở cả đông tây duyên hải Hoa Kỳ.

Hôm Thứ Năm 17/6, một phần tử của ủy ban này là Richard Ben-Viniste đã làm sáng tỏ “những huyền thoại bên lề về ngày 11/9”, chẳng hạn như vấn đề quân đội sẵn sàng thi hành lệnh bắn rớt chiếc máy bay dân sự nếu cần là “hoàn toàn sai lầm”. Phó Tổng Thống Dick Cheney đã ra lệnh bắn hạ những chiếc máy bay dân sự nếu chúng trở thành nguy cơ cho những mục tiêu sách lược.

Trong hai ngày điều trần, ngày thứ nhất chú trọng đến dự án tấn công của nhóm khủng bố và ngày thứ hai đến những gì xẩy ra trên bầu trời trong ngày bị khủng bố tấn công. Sau đây là những chi tiết được ủy ban này cho biết.

Khalid Shaikh Mohammed, tay phác họa âm mưu tấn công, người bị bắt giữ ở Pakistan 3/2003 và được trao cho Hoa Kỳ sau đó, đã dự tính có 9 chiếc máy bay đâm vào các tổng hành dinh của FBI và CIA, vào Ngũ Giác Đài và Tòa Bạch Ốc, cũng như vào các khu vực nguyên tử cùng các tòa nhà chọc trời ở hai tiểu bang California và Washington.

Những tay không tặc ở chiếc phi cơ thứ 10, theo âm mưu của tay Mohammed, sẽ liên lạc với truyền thông, hạ sát tất cả mọi người nam trên chiếc máy bay rồi tuyên bố những lời tố cáo Hoa Kỳ trước khi thả thành phần phụ nữ và trẻ em.

Dự án này còn bao gồm cả việc không tặc và phá nổ 12 đường bay ở Đông Nam Á, nhưng nhà lãnh đạo nhóm al Qaeda là Osama bin Laden đã hủy bỏ phần dự án này vì quá khó khăn trong việc điều hợp những cuộc thực hiện ở cả hai Châu Lục khác nhau. Bin Laden đã thu gọn dự án vào 4 chiếc máy bay ở Hoa Kỳ mà thôi, và mục tiêu nhắm tới là Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, Ngũ Giác Đài và một là Tòa Bạch Ốc hai là Tòa Nhà Quốc Hội, vì những nơi được cho rằng dễ tấn công nhất.

Mohammed tính thực hiện những cuộc tấn công này vào năm 1996, nhưng mãi đến năm 1999 mới được bắt đầu. Bin Laden muốn tấn công vào ngay giữa năm 2000, sau khi Thủ Tướng Do Thái Ariel Sharon viếng thăm đường hầm Temple Mount, thế nhưng những tay không tặc lái máy bay chưa được huấn luyện hoàn toàn. Thế rồi Bin Laden muốn tấn công vào đầu năm 2001, chẳng hạn vào ngày 12/5, kỷ niệm 7 tháng cuộc tấn công USS Cole, hoặc vào tháng 6 hay tháng 7, khi Thủ Tướng Sharon viếng thăm Tòa Bạch Ốc. Nhưng các tay không tặc bấy giờ vẫn chưa sẵn sàng.

Ngày 11/9/2001 chỉ được chọn cách đó 3 tuần lễ, và các tay không tặc đã mua vé máy bay cách đó 2 tuần. Âm mưu khủng bố tấn công này tốn phí lên đến từ 4 đến 5 trăm ngàn Mỹ kim, chưa kể tốn phí các tay không tặc được huấn luyện ở A Phú hãn. Các tay không tặc chi phí 270 ngàn Mỹ kim ở Hoa Kỳ cho vấn đề học lái máy bay, di chuyển, cư trú và xe cộ.

Ngoài ra, ủy ban điều tra ngày 11/9 này còn cho biết không có một dính dáng nào giữa nhóm khủng bố al Qaesa và Iraq: “Không có một chứng cớ khả tín nào cho thấy Iraq và al Qaeda hợp tác với nhau để tấn công Hiệp Chủng Quốc”.

Ủy ban điều tra còn cho biết thêm nhóm al Qaeda tìm cách chiếm thủ các thứ vũ khí nguyên tử, hóa chất và sinh trùng: “(Al Qaeda) vẫn chú trọng tới việc sử dụng một trang bị phân tán phóng xạ hay ‘bom bẩn’, một thứ bùng nổ thông dụng để tung ra chất phóng xạ”.

Về vấn đề tài trợ của nhóm al Qaeda, ủy ban này cũng cho biết chính yếu từ hệ thống gây quĩ nhất làở Saudi Arabia, chứ không phải từ các cơ quan thương mại hay từ vận may của bản thân bin Laden. Bin Laden quả thực có một số thương vụ và tài sản ở Sudan, nhưng “hầu hết nhỏ bé hay không quan trọng về kinh tế”. Bin Laden “không hề nhận được một gia sản 300 triệu Mỹ kim”, nhưng từ năm 1970 đến khoảng năm 1994 có nhận được khoảng 1 triệu Mỹ kim mỗi năm. Nhóm al Qaeda phân phối tiền gây quĩ được nhanh bao nhiêu có thể mà phần lớn cho nhóm Taliban để hoạt động ở A Phú Hãn.

CIA ước lượng nhóm al Qaeda chi phí khoảng 30 triệu Mỹ kim mỗi năm cho các hoạt động khủng bố, lương lậu và bảo trì các trại huấn luyện khủng bố. Khoản chi phí hằng năm lớn nhất, từ 10 đến 20 triệu Mỹ kim là cho nhóm Taliban.