GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 6/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả mọi Kitô hữu được liên lỉ nhận thức được trách nhiệm của bản thân cũng như của cộng đồng trong việc làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa đối với loài người và đối với hết mọi con người nam nữ”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho quyền tự do tôn giáo, một quyền lợi căn bản của loài người, được tôn trọng hơn nữa ở các quốc gia Á Châu”.  

__________________

 NGÀY 3 THỨ NĂM

 

Thánh Tử Ðạo Việt Nam

  Phalô Ðổng

  3/6 Thứ Năm

ĐHY TGM TGP Chicago đại diện các vị Giám Mục Hoa Kỳ sang thăm Tòa Thánh đợt 6 cuối tháng 5/2004 ngỏ lời cùng Đức Thánh Cha về tình trạng xung khắc giữa văn hóa Hoa Kỳ và Giáo Hội Công Giáo

Thưa Đức Thánh Cha,

Chúng tôi là những vị giám mục thuộc các giáo tỉnh Indianapolis, Milwaukee và Chicago. Cùng với các linh lục, tu sĩ nam nữ và giáo dân của mình, chúng tôi xin dâng lên ĐTC lời nguyện cầu của chúng tôi, niềm tri ân cảm tạ của chúng tôi và lòng yêu mến của chúng tôi. Về phần nước Hiệp Chủng Quốc của chúng tôi, người Công Giáo chiếm khoảng từ 10 đến 15% tổng số ở một số giáo phận và trên 40% ở những nơi khác. Người Công Giáo đã sống ở miền đất này trên 300 năm trước khi nó trở thành phần đất của Hiệp Chủng Quốc, thế nhưng tổ tiên của hầu hết người Công Giáo ngày nay đều là thành phần di dân từ Âu Châu trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Giờ đây họ được hợp đoàn với nhiều người di dân mới, đặc biệt từ Đông Âu, Mỹ Châu Latinh và các miền đất Á Châu.

Trong dịp “viếng thăm ngũ niên” ĐTC cũng như các viên chức của Tòa Thánh Rôma này, chúng tôi tin rằng chúng tôi cần phải khẳng định quyết tâm mãnh liệt của chúng tôi đối với sứ vụ Chúa Kitô đã trao cho Giáo Hội và chúng tôi cần phải làm điều này trong lúc Giáo Hội ở Hiệp Chủng Quốc đang gặp cơn khốn khó trầm trọng.

Đối ngoại, sứ vụ của Giáo Hội bị đe dọa bởi một thứ gặm nhấm quyền tự do về cơ cấu tổ chức. Gương mù của một số linh mục về việc lạm dụng tình dục vị thành niên cũng như việc một số vị giám mục không thị sát đủ đã khiến sứ vụ của Giáo Hội này một phản ứng công khai chống đối hơn nữa nơi cái trào lưu chống báng Công Giáo vốn là đặc tính của nền văn hóa của người Hoa Kỳ. Vì lý do đó, các tòa án cũng như ngành lập pháp lại càng được dịp để hạn chế quyền tự do của Giáo Hội trong việc hành sử công khai cũng như trong việc nhúng tay vào nội bộ quản trị của giáo hội bằng những cách thức mới mẻ đối với đời sống người Hoa Kỳ. Quyền tự do quản trị lấy mình đang bị suy giảm.

Sứ vụ của Giáo Hội ngoài ra còn bị yếu kém bởi khả năng của Giáo Hội trong việc thực hiện một cuộc công khai đàm đạo giúp cho dân Chúa có thể hiểu được Phúc Âm cùng với những đòi hỏi của vai trò làm môn đệ Chúa Kitô. Cuộc công khai đàm đạo này ở Hiệp Chủng Quốc hay nói về quyền lợi cá nhân; nó không thể lên tiếng về những quan tâm liên quan đến công ích. Những vấn đề ở ngoài tầm quan điểm luật pháp thuộc một nền dân chủ pháp định với một chính quyền hạn chế, như bản chất sự sống, hôn nhân, thậm chí chính đức tin, giờ đây được các tòa án quyết định nhắm vào mục đích duy nhất là để bảo vệ các quyền lợi cá nhân con người.

Chính sách pháp lý đàn áp mỗi ngày một hơn cùng với cơ cấu quan liêu ở các tiểu bang đang bị chi phối bởi một thứ kỹ nghệ truyền thông chỉ muốn phổ biến những dữ kiện hợp với những vấn đề họ muốn nói. Cuộc công khai đàm đạo này, như những tổ chức về chính trị, luật pháp và kinh tế, được căn cứ vào việc phát xuất tình trạng xung khắc giữa cá nhân và phái nhóm. Về phương diện văn hóa thì quyền tự do tính dục hiện nay là nền tảng cho vấn đề quyền tự do cá nhân.

Nơi nền văn hóa này thì lời Phúc Âm mời gọi con người hãy lãnh nhận quyền tự do như là một tặng ân Chúa ban và hãy trung thành sống những đòi hỏi của Phúc Âm được coi là những gì áp đảo, và Giáo Hội công khai lên tiếng về những đòi hỏi ấy được coi là kẻ thù của quyền tự do cá nhân và là căn nguyên gây ra bạo động xã hội. Cuộc công khai đàm đạo này ở Hiệp Chủng Quốc thường là việc được thực hiện một cách khéo chèo chống và lúc nào cũng bị hụt hẫng trước những thực tại của cả quốc gia lẫn thế giới, không đếm xỉa gì tới các mầu nhiệm đức tin. Nó làm méo mó một cách thậm tệ thế giới Công Giáo cũng như bất cứ tổ chức nào khác được coi như “xa lạ” với những tâm niệm cá nhân phàm tục. Quyền tự do của chúng ta trong việc rao giảng Phúc Âm đang bị suy giảm.

Trong nội bộ, sứ vụ của Giáo Hội bị đe dọa bởi những chia rẽ làm tê liệt khả năng tác hành một cách mãnh liệt và quyết liệt. Về phương diện tiêu cực, những giáo huấn của Giáo Hội về luân lý tính dục cũng như về bản chất của chức linh mục thừa tác và về bản chất của chính Giáo Hội đang bị công khai chống đối, khi các vị giám mục giảng dạy và bênh vực cho những giáo huấn này. Về mặt tích cực, các giáo huấn của Giáo Hội có thể được chấp nhận, thế nhưng các vị giám mục nào không quản trị một cách chính xác tỉ mỉ như được ấn định thì bị công khai chống đối. Giáo Hội đang là một đấu trường về ý hệ hơn là một lối sống môn đệ được các vị giám mục chăn dắt. Quyền tự do của Giáo Hội giờ đây bị đe dọa bởi những phong trào trong Giáo Hội cũng như bởi chính quyền cùng vơiùi các phái nhóm ngoài Giáo Hội. Khả năng truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội đang bị suy yếu.

Không cậy dựa vào việc bảo vệ của đâu khác, Giáo Hội hướng niềm tin tưởng vào Chúa của mình. Thưa Đức Thánh Cha, giáo huấn của ngài về Thánh Thể cùng với việc sửa soạn khởi đầu cho Thượng Hội Giám Mục tới đây về mầu nhiệm đức tin này đều cho thấy rằng văn hóa của chúng ta không thể nào hiểu được những gì là trọng tâm của đức tin Công Giáo đồng thời cũng cho chúng ta biết cách đương đầu với những cuộc đối chọi hiện nay của chúng ta. Mối liên hệ giữa thân thể của Chúa Kitô là Thánh Thể và thân mình của Chúa Kitô là Giáo Hội của Người là những gì xuất phát bí tích truyền chức thánh. Một thứ văn hóa được hình thành bởi việc loại trừ bí tích thánh chức này không thể nào thấu hiểu được Thánh Thể hay việc cai quản tông truyền.

Thậm chí đến ngay cả những người Công Giáo, nhập nhiễm thứ văn hóa này hơn là đức tin, thường cũng không hiểu được những tặng ân được Chúa ban cho dân Người. Việc dạy giáo lý cũng như việc giảng dạy về Thánh Thể đang được thực hiện hơn nữa nơi thừa tác vụ của chúng tôi; còn hơn thế nữa, việc tham dự thường xuyên vào việc cử hành Thánh Thể mỗi ngày Chúa Nhật cũng như việc tôn thờ Bí Tích này là những gì đang được đề cao. Những việc làm này cũng như nhiều dấu hiệu khác bởi tác động của Thánh Linh trong Giáo Hội ở Hiệp Chủng Quốc khiến chúng ta hy vọng.

Hơn một thế kỷ rưỡi trước đây, Cha Isaac Hecker, một vị trở về với Giáo Hội và là sáng lập viên Hội Thánh Phaolô, chủ trương rằng Hoa Kỳ sẽ phải trở thành Công Giáo để làm trọn tất cả những gì là thiện hảo nơi tâm hồn của người Hoa Kỳ. Vị cùng trở lại với ngài là tiến sĩ Orestes Brownson cũng chủ trương rằng Hoa Kỳ sẽ trở thành Công Giáo khi nước này tiến đến chỗ nhận thức được những gì là thiếu sót và tội lỗi của mình.

Những người Hoa Kỳ biết rằng chúng tôi với tư cách là một dân tộc có thể là thành phần rộng lượng, có đầu óc công bằng và lòng yêu chuộng tự do; chúng tôi chậm thấy rằng chúng tôi có thể là những người kiêu căng, tàn bạo và đam mê nhục dục. Sứ vụ của Giáo Hội Công Giáo đối với Hoa Kỳ phải chăng là một sứ vụ của việc hoàn trọn hay của việc chữa lành? Là một sứ vụ hoàn tất hay là một sứ vụ thứ tha? Dĩ nhiên, Thánh Thể bao gồm cả hai khía cạnh ấy nên Thánh Thể phải là một sứ vụ; song chúng tôi vẫn còn đang gắng gỏi để tìm cách truyền bá phúc âm hóa những gì sẽ hướng văn hóa của chúng tôi cũng như quê hương của chúng tôi về Thánh Linh và về đường nẻo của vai trò làm môn đệ Chúa Kitô.

Thưa Đức Thánh Cha, để tái dấn thân cho sứ vụ này, chúng tôi cảm tạ Chúa về thừa tác vụ của ĐTC như vị đại diện Chúa Kitô, vị Thừa Kế Thánh Phêrô, và chúng tôi cũng xin ĐTC cầu nguyện cùng ban phép lành cho chúng tôi.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 1/6/2004
 

Tổng Giáo Phận Chicago không cho thành phần đồng tính luyến ái Rước Lễ

ĐHY Francis George TGM/TGP Chicago quyết định không cho Rước Lễ thành phần công khai hoạt động cho trào lưu sống đồng tính luyến ái đeo những chiếc khăn choàng vai có hình huy hiệu cầu vồng đa sắc tham dự Lễ Chúa Nhật ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Danh của TGP.

Vị hồng y này không có mặt trong Thánh Lễ hôm ấy, vì đang trên đường về sau cuộc viếng thăm Tòa Thánh với phái đoàn giám mục Hoa Kỳ đợt 6. Tuy nhiên, trong một bức thư gửi cho các vị linh mục của ngài tuần trước, ngài đã nói với các vị rằng không được cho thành phần ấy rước lễ.

Bởi thế đã có khoảng 12 người thuộc Phong Trào Khăn Choàng Cầu Vồng chỉ được ban phép lành thay vì được rước lễ. Tờ Chicago Sun-Times cho biết ĐHY TGM TGP này đã cho biết hôm Thứ Hai 1/6/2004 rằng “đó là qui chế toàn quốc và các vị giám mục cần phải cùng nhau hành động”.
 

ĐHY Chicago bày tỏ cảm tưởng trước những cuộc chống đối trước khi xẩy ra việc Tổng Thống Bush gặp gỡ ĐTC

Trong cuộc phỏng vấn của tờ nhật báo Ý Avvenire, ĐHY Chicago, trong dịp viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên với các vị giám mục Hoa Kỳ đởt 6 cuối tháng 5/2004, đã cho biết cảm nhận của mình về những cuộc xuống đường phản đối việc Tổng Thống Bush hẹn gặp ĐTC GPII ngày Thứ Sáu 4/6/2004.

Theo ngài thì những cuộc xuống đường phản đối này làm cho những người Hoa Kỳ cảm thấy bối rối làm sao ấy: “Chúng tôi không thể hiểu được cách những người khác nhìn vào chúng tôi”. Đối với ngài thì những cuộc xuống đường chống đối này liên quan đến vấn đề nội bộ chính trị hơn là vấn đề ngoại giao giữa hai quốc gia, vấn đề ngoại giao mà ngài cho rằng “theo những gì tôi biết thì rất tốt đẹp”.

Tuy nhiên, “khi chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi không được một số nơi trên thế giới yêu thích, chúng tôi cảm thấy bị kinh động vì trước đó không nhận thức được rằng chúng tôi đã gây ra những gì làm phật lòng hay làm phiền muộn đến nỗi cảm xúc của kẻ khác”.

“Tôi tin rằng ĐGH hiện nay mong ước là diễn tiến ở Iraq được kết thúc một cách thành quả tốt đẹp cho thiện ích của tất cả mọi thành phần trong cuộc. Thế nhưng, tôi cũng nghĩ rằng ngài cũng đang cảm thấy ưu tư về đường lối người Hoa Kỳ đang theo đuổi thực hiện sứ vụ của mình ở xứ sở ấy. Những việc lạm dụng phạm đến các tù nhân Iraq là tất cả những gì làm hổ thẹn cho tất cả mọi người Hoa Kỳ, dù có tín ngưỡng hay vô tín ngưỡng. Những hành động này thật sự không tiêu biểu cho tác hành của chúng tôi hay cho những giá trị làm nền tảng cho quốc gia của chúng tôi. Bởi thế, những hành động ấy cần phải được phân xử và sửa phạt công minh”.

 

Bản Hướng Dẫn “‘Redemptionis Sacramentum’

 Về Một Số Vấn Đề Cần Phải Tuân Giữ

Hay Tránh Lánh Liên Quan Đến Thánh Thể Cực Linh”

Chương IV
 

Việc Hiệp Lễ
 

(tiếp theo)

 

 

2. Việc Cho Rước Lễ (87-96)

88.     Tín hữu phải thường xuyên lành nhận Bí Tích Thánh Thể trong chính Thánh Lễ, vào lúc được lễ nghi ấn định, tức là ngay sau khi vị Linh Mục chủ tế Hiệp Lễ (172). Chính Vị Linh Mục chủ tế có nhiệm vụ phải cho Hiệp Lễ, có thể được hỗ trợ bởi các vị Linh Mục hay Phó tế khác; và ngài không được tiếp tục Thánh Lễ cho đến khi kết thúc việc cho tín hữu Hiệp Lễ. Chỉ khi nào cần thiết mới có những thừa tác viên ngoại lệ giúp vị Linh Mục chủ tế cho Hiệp Lễ theo qui tắc ấn định mà thôi (173).

89.     “Để cho dấu hiệu Hiệp Lễ được nổi bật tỏ tường hơn nữa như là một việc tham dự vào Hiến Tế đang được cử hành” (174), tín hữu tốt nhất lãnh nhận bánh thánh được truyền phép ngay trong cùng Thánh Lễ được cử hành (175).

 

90.     “Tín hữu phải quì hay đứng khi Rước Lễ, tùy theo Hội Đồng Giám Mục ấn định”, những ấn định như được Tòa Thánh chuẩn nhận. “Tuy nhiên, nếu đứng mà Rước Lễ thì cần phải tỏ ra cung kính trước khi lãnh nhận Bí Tích này, theo các qui tắc tương tự qui định”.

91.     Trong việc cho Rước Lễ cần phải nhớ rằng “các thừa tác viên thánh chức không được từ chối các phép bí tích cho những ai tìm cách lãnh nhận một cách hợp lý, dọn lòng xứng đáng và không bị luật cấm không cho lãnh nhận” (177). Bởi thế người Công Giáo nào đã lãnh nhận phép rửa không bị ngăn trở bởi luật đều được Hiệp Lễ. Bởi thế, không được từ chối việc Hiệp Lễ cho bất cứ tín hữu nào của Chúa Kitô chỉ vì lý do, chẳng hạn, người ấy muốn quì hay đứng để lãnh nhận Thánh Thể.

92.     Mặc dù mỗi người tín hữu bao giờ cũng có quyền lãnh nhận Thánh Thể bằng lưỡi tùy ý (178), song nếu có người nào muốn lãnh nhận Bí Tích này bằng tay, ở những miền Hội Đồng Giám Mục được phép Tòa Thánh cho thực hiện cử chỉ ấy, thì họ có thể lãnh nhận bánh thánh như thế. Tuy nhiên, phải cẩn thận bảo đảm là bánh thánh được người lãnh nhận rước chịu trước mặt vị thừa tác viên, không để một ai cầm hình bánh mà đi. Nếu thấy có nguy cơ bị tục hóa thì không được cho tín hữu Rước Lễ bằng tay (179).

93.     Cần phải bảo trì vấn đề cầm đĩa hứng khi cho tín hữu Rước Lễ hầu tránh tình trạng bánh thánh hay vụn bánh thánh có thể bị rơi xuống (180).

94.     Không được phép cho tín hữu “tự mình… cầm…, tệ hơn nữa, trao… cho nhau” bánh thánh hay chén thánh (181). Ngoài ra, về vấn đề này, cần phải loại trừ việc lạm dụng cho nhau Rước Lễ giữa đôi tân hôn trong Lễ Hôn Phối.

95.     Một tín hữu giáo dân “đã lãnh nhận Thánh Thể Cực Linh cũng được phép chịu một lần nữa cùng ngày khi tham dự Cử Hành Thánh Thể, như được qui định ở khoản Giáo Luật 921.2” (182)

96.     Cấm không được phân phát những tấm bánh không được truyền phép hoặc các thứ ăn được cũng như không ăn được trong khi cử hành Thánh Lễ hay trước đó theo cách thức Hiệp Lễ, trái với những qui định của các sách phụng vụ. Việc làm này không thích hợp với truyền thống của Lễ Nghi Rôma và gây ra lộn xộn nơi thành phần tín hữu Chúa Kitô liên quan tới tín điều về Thánh Thể của Giáo Hội. Ở một số nơi nào được phép thực hiện việc ban phép lành cho bánh sau Thánh Lễ để phân phát thì ở đó cần phải cẩn thận hướng dẫn giáo lý đàng hoàng về việc làm ấy. Thật vậy, không được tạo ra những việc làm tương tự khác giống như vậy hay không được sử dụng những bánh bất thánh hiến vào mục đích này.
 

 

(còn tiếp)

 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được VIS phổ biến