GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 7/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai được hưởng một mùa lễ nghỉ ở thời điểm này trong năm biết lợi dụng việc nghỉ hè của mình để tái nhận thức nơi Thiên Chúa tình trạng bình an nội tâm của họ cũng như để vươn tới việc yêu thương nhân loại”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho các Giáo Hội trẻ biết chú trọng hơn nữa đến thành phần tín hữu giáo dân cũng như biết tin tưởng vào họ hơn nữa đối với việc truyền bá phúc âm hóa”.  

__________________

 NGÀY 8 THỨ NĂM

 

ĐTC với tham dự viên Cuộc Hội Luận Âu Châu của ủy ban 34 hội đồng giám mục đặc trách giáo dục Công Giáo.


Hôm Thứ Bảy 3/7/2004, ĐTC Gioan Phaolô II đã nói với thành phần tham dự viên này rằng cái thách đố của vấn đề giáo dục ngày nay đó là dạy cho con người nam nữ biết tính cách quan trọng của “cái là’ chứ không phải “cái có”. Theo Ngài thì đây là công việc đối với tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu cũng như của mọi phần tử trong các cộng đồng này.


Ngài nói sinh viên bất cứ sống ở đâu thì “vấn đề giáo dục cũng phải giúp cho họ có thể trở thành những con người nam nữ của ‘cái là’ hơn nữa, chứ không phải chỉ của ‘cái có’ hơn.


“Việc huấn luyện học đường là một trong những khía cạnh của vấn đề giáo dục, nhưng không thể chỉ có thế. Mối liên hệ thiết yếu của tất cả mọi khía cạnh giáo dục cần phải được liên lỉ củng cố. Việc hiệp nhất nỗ lực giáo dục sẽ dẫn đến vấn đề hiệp nhất hơn bao giờ hết nơi nhân cách cũng như nơi đời sống của thành phần thanh thiếu niên.


“Tất cả mọi người, cha mẹ, thày cô, các nhà giáo dục, những nhóm hữu trách, cần phải vận động và cùng nhau hoạt động cho giới trẻ.


“Họ phải nhớ rằng việc giảng dạy cần phải được hỗ trợ bằng chứng từ đời sống. Thật vậy, giới trẻ nhạy cảm với chứng từ của người lớn, thành phần là mẫu gương cho chúng. Gia đình tiếp tục là nơi giáo dục nồng cốt”.


ĐTC cho biết một trong những quan tâm của Ngài khi gặp gỡ giới trẻ đó là việc họ “thiếu hy vọng” là tình trạng bắt nguồn từ “nỗ lực phát động một thứ nhân loại học phi Thiên Chúa và phi Chúa Kitô, một khoa học đặt con người vào chỗ của Thiên Chúa.


“Tình trạng lãng quên Thiên Chúa đã dẫn đến tình trạng loại trừ con người. Việc giáo dục chân thực phải được bắt đầu bằng sự thật về con người, bằng việc khẳng định phẩm vị của họ cũng như ơn gọi siêu việt của họ”.


“Việc nhận thấy hết mọi con người trẻ qua lăng kính nhân loại học này là việc muốn giúp cho họ phát triển tối đa nhờ đó họ sẽ hoàn tất, với tất cả khả năng của mình những gì họ đã được Thiên Chúa kêu gọi.


“Cộng đồng Kitô hữu cũng đóng vai trò trong nỗ lực giáo dục nữa. Cộng đồng ấy có phận vụ truyền đạt các giá trị Kitô giáo, và làm cho con người Đức Kitô được nhận biết, Đấng kêu gọi mỗi người hãy sống một đời sống tuyệt vời hơn, và hãy khám phá ơn cứu độ cùng hạnh phúc Ngài đã hứa ban cho chúng ta.


“Chớ gì Kitô hữu không sợ công bố Chúa Kitô cho các thế hệ mới, nguồn hy vọng và ánh sáng soi bước đường của họ! Chớ gì họ có thể tiếp nhận thành phần thanh thiếu niên và gia đình của chúng, lằng nghe chúng và giúp đỡ chúng, cho dù đây là một việc làm thường gay go!


“Việc giáo dục giới trẻ là mối quan tâm của tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu cũng như của toàn thể xã hội. Chúng ta cần phải nêu lên cho chúng thấy những giá trị thiết yếu để chính chúng lãnh trách nhiệm và thực hiện phần vụ của mình trong việc xây dựng xã hội”.



ĐTC Piô XII đã cứu trợ cho người Do Thái đến độ bị người Công Giáo phản đối


Văn Khố Mật của Tòa Thánh Vatican đã cho thấy rằng ĐTC Piô XII đã giúp đỡ cho người Do Thái trong thời Thế Chiến Thứ Hai nhiều đến nỗi đã khiếm cho một số thành phần Công Giáo phản đối. Sau đây là cuộc phỏng vấn của Zenit với linh mục Peter Gumpel, một sử gia và là một chuyên viên về vấn đề này:


Vấn:     Văn khố của Tòa Thánh Vatican mới đây đã phổ biến những gì về việc liên hệ của Tòa Thánh với những người Do Thái cũng như về những việc phản đối của một số thành phần Công Giáo?


Đáp:     Trước hết, cần phải nhìn nhận rằng Giáo Hội Công Giáo đã thực hiện một công cuộc trợ giúp thật là lớn lao đối với những người Do Thái.


Tôn sư A. Safran ở Romania qua một số lần đã bày tỏ lòng biết ơn của mình với vị khâm sứ tòa thánh là ĐTGM Andrea Cassulo.


Vào ngày 7/4/1944, vị tôn sư này đã viết thư cho đức tổng giám mục ấy thế này: “Trong những lúc khó khăn này, chúng tôi hơn bao giờ hết nghĩ đến những gì Vị Giáo Hoàng ấy đã làm cho lợi ích của người Do Thái nói chung, cũng như đến ĐTGM đối với lợi ích của Romania và Transylvania. Không thể nào quên được những việc làm ấy” [See Civiltà Cattolica, 1961, Volume 3, p. 462].


Ngoài ra, ở Cuốn Thứ 10, trang 428-429, về “Những Tường Trình và Văn Kiện của Tòa Thánh Liên Quan đến Thế Chiến Thứ Hai”, trong một bản văn do ĐTGM Cassulo cho Đức Ông Domenico Tardini (sau này làm quốc vụ khanh tòa thánh), cả bài viết đã được phổ biến trên tờ nhật báo Mantuirea được vị Tôn Sư Safran nhắc lại cách thức, nhờ những can thiệp của vị khâm sứ tòa thánh này, cùng “sự trợ giúp của Thiên Chúa, ông đã thành công trong việc không để xẩy ra những cuộc trục xuất nữa”.

Vấn:     Cha có thể cho biết về những cuộc chống đối của người Công Giáo trước việc Tòa Thánh giúp đỡ người Do Thái hay chăng?


Đáp:     Công việc trợ giúp những nạn nhân chiến tranh cũng như cho những người Do Thái, theo ý đặc biệt của ĐTC Piô XII, là một việc làm rất bao rộng và nhiệt thành đến nỗi gây ngạc nhiên thậm chí trong cả một số viên chức thuộc hàng ngũ giáo hội.


Chính ĐHY Angelo Giuseppe Roncalli (vị Giáo Hoàng Gioan XXIII sau này), vị đã giúp rất nhiều cho người Do Thái, khi còn là đặc sứ tòa thánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau không biết bao nhiêu là những khuyến dụ của Tòa Thánh về việc giúp đỡ và nâng đỡ thành phần di dân Do Thái đến Palestine, đã viết những lời này cho Maglione vào ngày 4/9/1943: “Tôi thú thực là việc Tòa Thánh gửi những người Do Thái đến Palestine, một việc làm như thể tái kiến tạo một Vương Quốc Do Thái, bắt đầu bằng việc giúp họ rời Ý quốc, khiến cho tôi cảm thấy một cái gì đó bất ổn làm sao ấy”.


Vấn:     Những chứng từ trong hồ sơ “Inter Arma Caritas” ấy có đóng góp những gì mới lạ hay chăng?


Đáp:     Những khuynh hướng lịch sử mới mẻ này đã dứt khoát bác bỏ nhiều bài viết tố cáo về việc thầm lặng và vô cảm thức của Đức Giáo Hoàng Piô XII đối với trường hợp người Do Thái. Như chúng ta thấy đó, có nhiều người đã bình phẩm vị Giáo Hoàng này đã làm quá nhiều cho người Do Thái.


Những khuynh hướng lịch sử mới ấy cũng bác bỏ cả những luận điệu, như của Susan Zuccotti, cho rằng công việc trợ giúp người Do Thái này là thành quả của những hành động cá nhân, những việc Đức Piô không hề hay biết gì cả.


Căn cứ vào tất cả thư từ của các vị khâm sứ tòa thánh thì rõ ràng là công việc trợ giúp này được chính Đức Giáo Hoàng Piô XII trực tiếp quyết định, điều hành và tổ chức.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 4/7/2004