GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 8/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu tìm thấy sinh lực mới nơi gia sản Kitô giáo của mình là những gì thiết yếu làm nên văn hóa và lịch sử của lục địa này”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho các dòng tu đang hoạt động tại các xứ truyền giáo gia tăng mối hiệp thông và việc hợp tác với nhau hơn nữa”.  

 

__________________

 NGÀY 30 THỨ HAI

  

Biến Cố Hoàn Trả Bức Ảnh Trinh Nữ Kazan cho Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga


Theo vị giám đốc của văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican (cũng có mặt trong phái đoàn đại biểu được phái sang Moscow từ hôm Thứ Sáu 27/8/2004) thì biến cố này là giây phút “có tính cách lịch sử” đanh dấu một “cuộc bắt đầu mới”. Vị giám đốc này đã cho tờ nhật báo Ý Annenire biết nhận định của mình là những vị đại diện cho những người Công Giáo Nga, cho Giáo Hội Chính Thống Nga cũng như cho chính quyền Nga đã tỏ ra “thực sự hết sức thân tình đón tiếp” phái đoàn đại biểu. Nhận định về thành quả của biến cố này, vị giám đốc cho biết: “Ngày này (Thứ Bảy 29/8/2004) làm sống lại tâm thức về một niềm hy vọng mới mẻ  hợp tình hợp lý đang hé mở trong việc cùng nhau thắng vượt những khó khăn thử thách…”

 

Đài Phát Thanh Vatican tường trình rằng lễ nghi trao trả bức ảnh Trinh Nữ Kazan được thực hiện tại Vương Cung Thánh Đường Mẹ Ly Trần ở Cẩm Linh, do Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Alexy II chủ sự phần phụng vụ bao gồm những bản thánh ca và những lơiụi cầu nguyện. Vị thươnỉng phụ giáo chủ này đã nhấn mạnh đến ý tưởng Nga Sô là “nhà” của Đức Trinh Nữ, và Cẩm Linh, với ngôi vương cung thánh đường, là “con tim” của Nước Nga. Kết thúc việc cử hành kéo dài 3 tiếng đồng hồ này, Đức Hồng Y Kasper đã nhân danh Đức Thánh Cha trao cho Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Nga Sô bức ảnh Trinh Nữ Kazan kèm theo bức thư của Đức Thánh Cha gửi Đức Thượng Phụ.

 

Tờ L’Osservatore Romano đã thuật lại những lời tiêu biểu của ĐHY Kasper trước khi trao bức ảnh Trinh Nữ Kazan ngỏ cùng Đức Thượng Phụ Giáo Chủ như sau:

 

“Chớ gì Mẹ Thiên Chúa Rất Thánh là mẹ của dân tộc của ngài và là nơi nương náu cho mọi cơn nguy biến và thiếu thốn của quí vị; chớ gì Mẹ là mẹ của Âu Châu cũng như của toàn thể nhân loại; chớ gì Mẹ là mẹ của nền hòa bình trên thế giới; là mẹ của Giáo Hội và của mối hiệp nhất trọn vẹn giữa Đông và Tây; chớ gì Mẹ là mẹ chung của chúng ta, là đấng bầu cử của chúng ta, là đấng hộ phù và cứu chữa của chúng ta trong cuộc chúng ta hành trình tiến ve một tương lai hy vọng giải hòa và thuận hòa”.

 

Đức Thượng Phụ Alexy II dã ngỏ lời cám ơn Đức Thánh Cha về việc hoàn trả bức ảnh ấy. Đức Thượng Phụ nói: “Có nhiều bức ảnh biến mất trong thời Cộng Sản đã trở lại. Có thời những viên đá bị ném đi, có lúc chúng lại được thu về. Đây là sao bản của Bức Ảnh Kazan đã trải qua một cuộc hành trình lâu dài và khốn khó”.

 

 

Bức Thư của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi Thượng Phụ Giáo Chủ Nga Aleksij II nhân dịp hoàn trả Bức Ảnh Đức Mẹ Kazan cho Nước Nga

 

Kính gửi Đức Aleksij II,

Thượng Phụ Moscow và Toàn Nước Nga

 

Madre di Dio di Kazan'

Sau một thời gian dài thử thách và khổ đau phải chịu đựng của Giáo Hội Chính Thống Nga và nhân dân Nga trong thế kỷ vừa qua, Vị Chúa của lịch sử, Đấng sắp định mọi sự theo ý muốn của mình, hôm nay đây đã ban cho chúng ta niềm vui và hy vọng chung qua việc Bức Ảnh Mẹ Thiên Chúa Kazan trở về với quê hương của mình.

Trong niềm hân hoan và đầy tình hiệp thông mà Tôi luôn cảm thấy, cùng với các vị Tiền Nhiệm của mình là những vị hằng quan tâm đến nhân dân Nga Sô, Tôi lấy làm vui mừng vì hôm nay ngài tiếp nhận phái đoàn Đại Biểu Tôi gửi đến ngài. Phái Đoàn Đại Biểu, được dẫn đầu bởi hai viị Hồng Y Walter Kasper và Theodore Edgar McCarrick, có trách nhiệm trao cho ngài Bức Ảnh thánh này, một bức ảnh hết sức gắn liền với đức tin và lịch sử của những người Kitô hữu ở Nga.

Theo sự sắp xếp huyền nhiệm của Đấng Quan Phòng Thần Linh, trong những năm tháng hành trình lâu dài của mình, Mẹ Thiên Chúa nơi Bức Ảnh thánh được gọi là Kazanskaya này đã qui tụ về với Mẹ tín hữu Chính Thống và anh em Công Giáo của họ từ khắp nơi trên thế giới, thành phần hằng thiết tha nguyện cầu cho Giáo Hội và là dân tộc được Mẹ bảo vệ qua các thế kỷ. Gần đây hơn nữa, Đấng Quan Phòng Thần Linh đã khiến cho nhân dân và Giáo Hội ở Nga có thể phục hồi lại được quyền tự do của mình, và đã làm cho bức tường ngăn cách Đông Âu với Tây Âu bị sụp đổ. Bất chấp tình trạng chia rẽ đáng buồn vẫn còn đang hiện hữu giữa những người Kitô hữu, Bức Ảnh thánh này đã xuất hiện như là một biểu hiệu cho mối hiệp nhất của thành phần theo Người Con duy nhất của Thiên Chúa, Đấng mà Mẹ đích thân dẫn chúng ta đến cùng Người.

Vị Giám Mục Rôma đây đã cầu nguyện trước Bức Ảnh thánh này, nguyện xin cho ngày ấy xẩy ra để tất cả chúng ta đươc hiệp nhất và có thể đồng thanh trong niềm hiệp thông hữu hình loan báo cho thế giới ơn cứu độ của vị Chúa duy nhất của chúng ta cũng như cuộc Người chiến thắng sự dữ cùng các lực lượng vô thần đang tìm cách phá hoại đức tin và chứng từ hiệp nhất của chúng ta.

Huynh thân mến, hôm nay Tôi xin hiệp cùng huynh trong lời nguyện cầu, cùng với cacùc vị Giám Mục thuộc Giáo Hội Chính Thống Nga, các linh mục, các đan sĩ nam nữ, và Dân Chúa ở mảnh đất quê hương Nga. Liên kết trong lời nguyện cầu này còn có tất cả mọi con cái nam nữ của Giáo Hội Công Giáo, với tất cả lòng sùng mộ và tôn kính của mình đối với Người Mẹ Thánh của Thiên Chúa. Chớ gì hình ảnh đáng kính này dẫn chúng ta tiến bước trên con đường Phúc Âm theo chân Chúa Kitô, bảo vệ nhân dân mà giờ đây Mẹ trở về cũng như bảo về toàn thể nhân loại. Chớ gì Người Mẹ Thánh của Thiên Chúa hướng mắt nhìn đến con người nam nữ của thời đại chúng ta đây; chớ gì Mẹ giúp cho thành phần tín hữu đừng lạc xa đường lối đã được Thiên Chúa vạch định ra cho họ, đó là việc loan truyền Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, và là một chứng từ hiên ngang cho đức tin của mình trước mắt xã hội cũng như trước tất cả mọi quốc gia. Hôm nay đây chúng ta tin tưởng nguyện cầu cùng Vị Trinh Nữ Rất Thánh, biết rằng Mẹ cầu xin cho chúng ta cũng như cho tất cả mọi quốc gia tặng ân hòa bình.

Với những thân tình bác ái này, trong niềm hân hoan của biến cố chúng ta cử hành hôm nay đây, và bằng ánh mắt nhìn lên Người Mẹ Thánh của Thiên Chúa, Tôi xin trao đổi cùng Đức Thượng Phụ nụ hôn huynh đệ trong Chúa của chúng ta.

Tại Vatican ngày 25/8/2004

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Vatican)

 

Vãn Hồi Tình Hình Tôn Giáo Phản Động

 

Hôm Thứ Năm 26/8/2004, cuộc điều đình và thượng lượng của Đại Tôn Ayatollah Ali al-Sistani, vị đã đến Najaf vào chính hôm Thứ Năm này, với vị giáo sĩ bạo động phái Hồi Giáo Shiite là Muqtada al-Sadr ở một ngôi nhà trong tỉnh Najaf đã tiến đến chỗ đồng ý không truy tố vị này về việc sát hại hầu có thể mang lại an ninh cho tỉnh Najaf ba tuần lễ bạo loạn.

Bộ trưởng nội vụ về quân sự là ông Kasim Daoud đã cho biết: “Muqtada al-Sadr được tự do đi đến bất cứ nơi nào ông muốn… Ông được tự do như bất cứ một người công dân Iraq nào”.

Vị giáo sĩ này đã bị chính quyền Iraq truy lùng vì ông liên quan đến vụ ám sát giáo sĩ đối phương là Majeed Al-Khoei vào hồi Tháng Tư năm 2003, khi vị giáo sĩ đối phương này từ nơi lưu đầy trở về Iraq vào những ngày cuối cùng của biến cố lãnh tụ Saddam Hussein bị lực lượng Hoa Kỳ lật đổ. Ông là vị giáo sĩ từng được trông đợi thôi thúc thành phần Hồi Giáo phái Shiite hợp tác với cuộc xâm chiếm, bởi đó ông đã bị sát hại bởi một nhóm hỗn dân thuộc phe ủng hộ giáo sĩ al-Sadr tại Đền Thờ Giáo Trưởng Ali ở Najaf.

Theo bộ trưởng Daoud thì dân quân của giáo sĩ phản động al-Sadr cần phải rời đền thờ này trước 10 giờ sáng ngày hôm sau Thứ Sáu, 27/8/2004.

Những điểm được đồng ý nơi cuộc điều đình để vãn hồi an ninh này được tóm gọn như sau:

• Các lực lượng đa quốc phải rời cả hai thành phố để cho các lực lượng địa phương giữ an ninh.
• Najaf và Kufa là những thành phố phi vũ khí.
• Nạn nhân của cuộc bạo động này cần phải được bồi thường.
• Cần phải tổ chức những cuộc tuyển cử hợp pháp.

Hôm Thứ Sáu, 28/8/2004, Quân Đội Mehdi của giáo sĩ bạo động Muqtada al-Sadr và lực lượng an ninh Iraq đã bắt đầu trao đổi tù binh với nhau.
 

Tường trình của bộ y tế Iraq cho biết có 110 người bị tử nạn và 501 người bị thương ở Najaf, Kufa trong 24 tiếng đồng hồ bắt đầu từ hôm Thứ Năm 26/8/2004 ở đền thờ Kufa, nơi tập trung của những người xuống đường kêu gọi hòa bình, những người đã bị bắn bằng súng cối và súng thường khi họ tiến từ Kufa đến Najaf. Cũng trong giai đoạn này, ở những nơi khác còn có 18 người bị chết, 3 ở Hilla, 8 ở Diwaniya và 7 ở Baghdad.

Ông bộ trưởng nội vụ đặc trách quân đội là Kasim Daoud cho biết chính phủ đã thiết lập một hội đồng để tái thiết Najaf và sửa chữa những hư hại ở vùng lân cận Kufa. Dân chúng di tản khỏi nơi xẩy ra cuộc đụng độ cũng bắt đầu trở về khi nhóm nhân viên đến thu dọn hiện trường.


Trước 10 giờ sáng ngày Thứ Sáu là hạn chót dân quân Mehdi phải rời khỏi ngôi đền họ tử thủ, giáo sĩ al-Sadr đã kêu gọi họ nộp vũ khí và ra khỏi ngôi đền thờ. Phát ngôn viên nói qua hệ thống phóng thanh của đền thờ này những lời thư của vị giáo sĩ lãnh đạo là: “Các người hãy làm như thế để họ khỏi kết án các người và họ không kết án tôi”.