GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 8/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu tìm thấy sinh lực mới nơi gia sản Kitô giáo của mình là những gì thiết yếu làm nên văn hóa và lịch sử của lục địa này”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho các dòng tu đang hoạt động tại các xứ truyền giáo gia tăng mối hiệp thông và việc hợp tác với nhau hơn nữa”.  

 

__________________

 NGÀY 31 THỨ BA

  

Cảm Nhận của Vị Lãnh Đạo Tin Lành Đức Quốc Tỏ Ra sau khi gặp Đức Gioan Phaolô II


Đức Giám Mục Wolfgang Huber, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hội Tin Lành Đức Quốc, đã đúc kết một cuộc viếng thăm 3 ngày ở Vatican hôm Thứ Tư 25/8/2004 bằng một nhận định tích cực với Đài Phát Thanh Vatican.


Ông đã được ĐTC tiếp đón tại dinh nghỉ mát của Ngài ở Castel Gandolfo, “một cuộc viếng thăm làm tôi cảm kích rất nhiều”.


“Tôi nhớ đến cuộc họp vào năm 1996 dịp tông du của Đức Giáo Hoàng ở Đức. Cuộc viếng thăm này đã đặt nền tảng cho mối liên hệ đại kết giữa hai Giáo Hội của chúng ta.


“Cuộc viếng thăm này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tiến hóa nơi những liên hệ đại kết, mặc dù cuộc đàm thoại này không nhắm đến mục tiêu giải quyết các vấn đề có tính cách đại kết là những gì vẫn còn chờ đó. Điều ấy không thể nào thực hiện được bằng một cuộc trao đổi ngắn ngủi như thế!


“Vị Giáo Hoàng này chẳng những nói với tôi bằng lời lẽ của Ngài mà còn trao cho tôi một quà tặng thực sự, đó là một cây thánh giá đeo ở ngực được làm vào dịp mừng 25 năm ngân khánh giáo hoàng của Ngài. Điều này làm tôi hết sức cảm kích.


“Chúng tôi cầu xin cho nhau phép lành của Chúa cho con đường của chúng tôi đi, cho thừa tác vụ của chúng tôi. Tôi ấp ủ trong lòng ánh mắt cởi mở và chăm chú của vị Giáo Hoàng này. Tôi không bao giờ quên được ánh mắt ấy.


“Ở Đức, chúng tôi cảm thấy rất mạnh mẽ là không còn cách nào khác tiến đến vấn đề đại kết cả. Đó là lý do tại sao chúng tôi rất chú trọng tới tình trạng tốt đẹp đạt tới nơi vấn đề đối thoại đại kết.


“Chúng tôi biết rằng chúng ta không thể mong đợi thấy được vấn đề mau chóng tiến triển vì còn những vấn đề chưa được giải quyết và cần phải tiến hành một cách khôn ngoan, cũng như cần phải cảm thấy ‘nóng ruột’ về vấn đề đại kết.


“Chúng tôi tin rằng ngoài những vấn đề sáng tỏ đạt được nơi lãnh vực đối thoại về thần học, chúng ta vẫn có thể mong đợi một sự tiến triển nào đó từ đường lối chúng ta tỏ ra tương kính và để ý tới thừa tác vụ của nhau.


Để kết luận, sau khi nhận định về “việc hết sức dấn thân của Tòa Thánh Rôma nơi việc xác định về Giáo Hội Công Giáo Rôma”, vị giám mục lãnh đạo Giáo Hội Tin Lành Đức Quốc này cho biết:


“Là một giáo hội tin lành, chúng tôi hiện nay đang suy nghĩ về những gì chúng tôi phải làm để đạt đến cái căn tính và tổng quan, cái ý thức về những gì liên quan đến chúng tôi, và tỏ ra tôn trọng cùng chú ý tới những gì liên quan đến người, nhờ đó, việc làm này có thể trở thành một mối giây liên kết mới cho cả hai Giáo Hội của chúng ta”.


 

Thân Bào Sao Bản Phôi Bào không phải là “cách chữa trị tất cả mọi thứ bệnh nạn”


Giáo sư di truyền học Angelo Luigi Vescovi, vị đồng giám đốc của Viện Nghiên Cứu Thân Bào thuộc Bệnh Viên Thánh Raphael ở Milan, đã nói cùng Cuộc Họp Thân Hữu Giữa Các Dân Tộc ở Rimini, Ý trong tuần lễ cuối tháng 8/2004 như thế và còn cho biết: “những tế bào tổng năng được lấy từ các phôi bào thực sự là cách chữa trị tất cả mọi thứ bệnh nạn là những gì không có nền tảng về khoa học”.


Theo vị giáo sư này thì “những thân bào ở nơi bộ phận của con người được phát triển nơi bào thai cho tới khi con người qua đời. Chúng ở nơi bộ phận con người để hoạt động với một vai trò bảo trì lớn lao và ngoại thường”, một vai trò có phận sự “lúc nào trong ngày sống cũng có thể thay thế những tế bào chết đi, thậm chí bằng những biến chuyển bình thường nhất”.


Nhà khoa học này nói rằng các thân bào luôn có cho tất cả mọi thứ mô sợi, sẵn sàng để chữa lành bất cứ một thương tích nào nếu cần. Cứ mỗi 15 ngày, tất cả thứ tiểu thể đỏ nơi cơ thể con người đều được thay thế.


Vị giáo sư khoa học gia này nhấn mạnh rằng “những thân bào thực sự là những thân bào của người lớn”, những thân bào “nói theo các từ ngữ chuyên môn là những thân bào thuộc về thân thể hay những thân bào đa năng”. Trái lại, những thân bào từ phôi bào được gọi là những thân bào tổng năng có mục đích để “tác tạo, chứ không phải để sửa chữa”.


Ông cảnh giác rằng “trái với những gì truyền thông nói, các thân bào hiếm đạt được những thành quả mong đợi. Thậm chí chúng còn có thể xẩy ra rất nguy hiểm, tạo nên những điều kiện hình thành chứng ung thư hay các cục bướu”.


Vị giáo sư khao học gia di truyền học tự xưng mình là một “người vô thần bất khả tri thực tế” và là “tín đồ đạo Lão”, đã nói rằng: “phôi bào là một con người… điều này không thể phủ nhận. Nỗ lực làm cho sự sống con người bắt đầu ở một thời gian trễ hơn là việc làm độc đoán và không được luận chứng khoa học chấp thuận”.


Đối với nhà di truyền học người Ý này, đường lối để lấy được những thân bào từ phôi bào này là “từ những cuộc tự ý phá thai. Tôi nói ‘tự ý’” là vì, thật vậy, có cả 44 cuộc phá thai xẩy ra hằng tuần chỉ ở tỉnh Milan này thôi cũng đủ để trị liệu cho cả chục ngàn bệnh nhân rồi vậy”.


 

Bản Tường Trình Về Vụ 911: Tại sao xẩy ra… Để đề phòng tương lai…

Vị chủ tịch của Ủy Ban Quốc Gia lưỡng đảng điều tra của Quốc Hội Mỹ về vụ 911 hôm Thứ Năm 22/7/2004 đã phổ biến Bản Tường Trình Đúc Kết dầy 570 trang. Ông chủ tịch của ủy ban này cho biết tổng quát rằng: “Chính phủ Hoa Kỳ chỉ không chủ động đủ trong việc đương đầu với mối đe dọa khủng bố trước ngày 11/9”.

Ông Ken, nguyên thống đốc New Jersey thuộc đảng Cộng Hòa cho biết rằng “hết mọi chuyên viên chúng tôi tiếp chuyện đều nói với chúng tôi rằng một cuộc tấn công thậm chí nặng ký hơn hiện nay có thể xẩy ra, dám xẩy ra lắm. Chúng ta không có thời giờ dư thừa nữa đâu. Chúng ta phải sửa soạn và chúng ta cần phải ra tay hành động. Tổ chức al-Qaeda cùng với những liên minh của tổ chức này tinh xảo, lì lợm, nghiêm khắc và gây chết chóc”.

Một phần tử thuộc ủy ban này là ông James Thompson, cựu thống đốc thuộc đảng Cộng Hòa ở tiểu bang Illinois cũng lên tiếng cảnh giác là những cải tiến được phác họa trong bản tường trình đề nghị này là những gì khẩn trương cần phải được quốc hội và tổng thống lãnh trách nhiệm mau chóng thi hành.

“Nếu những điều cải cách này không phải là những gì hay nhất có thể thực hiện cho nhân dân Hoa Kỳ thì Quốc Hội và tổng thống cần phải nói cho chúng tôi biết phải làm sao cho tốt đẹp hơn nữa”.

Ông Lieberman, vị ủng hộ việc thiết lập ủy ban này trước sự phản đối của Tòa Bạch Ốc ngay từ đầu, đã nhận định rằng: “Thế nhưng, tất cả chúng ta đều biết rằng bản tường trình này mới chỉ là những gì kết thúc cho một khởi điểm”.

Khi được ông Kean và phó chủ tịch của ủy ban này là ông Lee Hamilton, một cựu chủ tịch thuộc đảng Dân Chủ lãnh đạo Tiểu Ban Tình Báo Hạ Viện, đến trình bày về bản tường trình này ở Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc sáng Thứ Năm, Tổng Thống Bush sau đó đã nói với các phóng viên báo chí rằng bản tường trình này có “một số khuyến dụ rất xây dựng”, và hứa “tiến đến chỗ làm việc với những ban ngành có trách nhiệm trong chính phủ của tôi để thực hiện những khuyến dụ ấy”.

Bản tường trình kết luận là cái khẩn trương cấp thời về al-Qaeda vào cuối thập niên 1990 “đã trở thành những thách đố đối với những cơ cấu của chính phủ Hoa Kỳ là những gì chưa được sửa soạn đầy đủ để đương đầu”. Trong số những gì làm hỏng chuyện, còn có những vấn đề chính tiêu biểu sau đây:

Cả Tổng Thống Bush lẫn Clinton không hiểu được tầm quan trọng của những thứ đe dọa của các tay khủng bố vì các vị không thể tưởng tượng nổi có thể xẩy ra những cuộc tấn công như thế.
Cơ quan CIA bị hạn chế nỗ lực của mình trong việc bắt nhà sáng lập tổ chức al-Qaeda là Osama bin Laden cùng những tướng lãnh của ông ta ở A Phú Hãn bằng việc cơ quan này sử dụng quyền ủy nhiệm của mình.

Nạn khủng bố không phải là mối quan tâm hàng đầu của nền an ninh quốc gia và đã để lỡ cơ hội ngăn chặn cuộc tấn công là những gì cho thấy cái bất lực của chính quyền trong việc đương đầu với các thử thách mới.

Việc thiếu thông đạt với nhau giữa hai cơ quan CIA và FBI, đôi khi vì “những hiểu lầm về pháp lý”, đã dẫn đến chỗ làm mất đi “những dịp ra tay” ngăn chặn hay phá vỡ mưu đồ khủng bố.

Cơ quan CIA không liệt kê tay không tặc 911 Khalid Almihdhar vào “danh sách theo dõi” hay báo cho FBI biết khi tay này kiếm được giấy thông hành của Mỹ vào Tháng 1/2000 hay khi hắn gặp những nhân vật chính ở cuộc dội bom tại USS Cole. Cơ quan CIA cũng thiếu khai triển những dự án theo dõi tay khủng bố không tặc này, hay tay không tặc Nawaf Alhazmi khi tay này xin được giấy thông hành của Mỹ để bay đến Los Angeles. Cả hai tay không tặc ấy đều ở trên Chuyến Bay 77 của Hãng Hàng Không American đâm vào Ngũ Giác Đài.

Cơ quan FBI thiếu nhận định về tầm quan trọng của việc hai tay không tặc khủng bố trên đây đến Hoa Kỳ, hay về tầm quan trọng của việc huấn luyện và những niềm tin tưởng của phần tử al Qaeda Zacarias Moussaoui sau khi hắn bị bắt nhốt ở Minnesota vào Tháng 8/2001.