GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 9/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần cao niên được coi như là vốn liếng cho việc phát triển của xã hội về tinh thần cũng như về nhân bản”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc hợp tác huynh đệ thực sự ở Phi Châu được phát triển nơi tất cả mọi thành phần hoạt động cho việc phát triển các cộng đồng giáo hội”.  

 

 

__________________

 NGÀY 10 THỨ SÁU

  

Hội Ðồng Tòa Thánh Về Văn Hóa

Hội Ðồng Tòa Thánh Về Ðối Thoại Liên Tôn

 

CHÚA GIÊSU KITÔ

ÐẤNG CHẤT CHỨA NƯỚC SỰ SỐNG

Một Suy Tư Của Kitô Giáo Về "Thời Mới"

 

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch)

Nội Dung     

                         

                

Lời Mở Ðầu

 

Chương Một

1.   Những Gì Cần Chia Sẻ

1.1.   Tại Sao Lại Bây Giờ?

1.2.   Những Thứ Truyền Thông

1.3.   Bối Cảnh Văn Hóa

1.4.   Thời Mới và Ðức Tin Công Giáo

1.5.   Một Thách Ðố Tích Cực

 

Chương Hai

2.  Linh Ðạo Thời Mới: Tổng Quan

2.1. Những Gì Mới về Thời Mới

2.2. Những Gì Thời Mới Muốn Cống Hiến?

2.2.1.  Vấn Ðề Giải Trí: Cần Phải Có Một Vị Thiên Thần

2.2.2.  Vấn Ðề Hòa Hợp và Hiểu Biết: Những Giao Cảm Ðẹp

2.2.3.  Vấn Ðề Sức Khỏe: Sống Vàng Son

2.2.4.  Vấn Ðề Toàn Thể: Một Cuộc Du Hành Huyền Nhiệm Ảo Thuật

2.3.  Những Nguyên Tắc Nồng Cốt Nơi Tư Tưởng Thời Mới

2.3.1.   Việc Ðáp Ứng Toàn Cầu Trong Một Thời Ðiểm Khủng Hoảng

2.3.2.   Nguồn Gốc Chính Yếu của Tư Tưởng Thời Mới

2.3.3.   Những Ðề Tài Chính Yếu của Thời Mới

2.3.4.   Thời Mới Nói Gì Về

2.3.4.1.  ... Con Người?

2.3.4.2.  ... Thiên Chúa?

2.3.4.3.  ... Thế Giới?

2.4. "Những Dân Cư Huyền Thoại Hơn Là Lịch Sử": Thời Mới và văn Hóa

2.5. Tại Sao Thời Mới Phát Triển Quá Nhanh và Lan Tràn Thật Hiệu Nghiệm?

 

Chương Ba

3.   Thời Mới và Linh Ðạo Kitô Giáo

3.1.  Thời Mới Như Là Một Linh Ðạo

3.2.  Khuynh Hướng Mị Ngã Thiêng Liêng?

3.3.  Một Ðức Kitô của Vũ Trụ

3.4.  Thần Bí Kitô Giáo và Thần Bí Thời Mới

3.5.  Vị Thiên Chúa Nội Tại và Hữu Thần Thuyết

 

Chương Bốn

4.  Thời Mới và Ðức Tin Công Giáo Tương Phản

 

Chương Năm

5.  Chúa Giêsu Kitô Cống Hiến Cho Chúng Ta Thứ Nước Sự Sống

 

Chương Sáu

6.  Những Ðiểm Ghi Nhận

6.1.  Việc Hướng Dẫn và Huấn Luyện Lành Mạnh Cần Thiết

6.2.  Những Bước Thực Tế

 

Chương Bảy

7.  Phụ Lục

7.1.  Một Số Công Thức Ngắn của Các Tư Tưởng Thời Mới

7.2.  Những Thích Ngữ Chọn Lọc

7.3.  Những Ðịa Ðiểm Thời Mới Chính

 

Chương Tám

8. Nguồn Tài Liệu

8.1. Văn Kiện của Huấn Quyền Giáo Hội Công Giáo

8.2.  Những Nghiên Cứu của Kitô Hữu

 

Chương Chín

9. Thư Mục Chung

9.1. Một Số Sách Thời Mới

9.2. Những Tác Phẩm về Lịch Sử, Diễn Tả và Phân Tích

 

Lời Mở Ðầu

 

Bản nghiên cứu này liên quan tới hiện tượng phức tạp "Thời Mới" đang ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của nền văn hóa hiện đại.

Bản nghiên cứu này là một bản tường trình tạm thời. Nó là hoa trái của việc suy tư chung của Nhóm Hoạt Ðộng Về Những Trào Lưu Mới Về Tôn Giáo, bao gồm những nhân viên thuộc các phân bộ khác nhau của Tòa Thánh: đó là Các Hội Ðồng Tòa Thánh Về Văn Hóa và Về Ðối Thoại Liên Tôn (những biên tập viên chính soạn thảo đề án này), Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Nước và Hội Ðồng Tòa Thánh Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo...

Ấn bản này nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải hiểu biết Thời Mới như là một trào lưu văn hóa, cũng như nhu cầu cần các người Công Giáo có một kiến thức về tín lý và tu đức Công Giáo chân thực để thẩm định một cách thích đáng các vấn đề của Thời Mới. Hai chương đầu trình bày Thời Mới như là một thứ khuynh hướng về văn hóa đa diện, bằng cách nêu lên những phân tích liên quan đến các nền tảng căn bản về tư tưởng được đề cập đến theo ý nghĩa này. Từ Chương Ba trở đi chất chứa những nhận định để khảo sát Thời Mới so sánh với sứ điệp Kitô Giáo. Một số đề nghị có tính cách mục vụ cũng được nêu lên.

... Chúng tôi thực sự xác tín rằng qua nhiều người đường thời của chúng ta là thành phần đang tìm kiếm, chúng ta có thể thấy được một nỗi khát khao thật sự đối với Thiên Chúa. Như Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói cùng một nhóm giám mục Hoa Kỳ rằng: "Các vị mục tử phải thành thực hỏi rằng các vị đã đuẻ chú trọng để nỗi khát khao của tâm can con người đối với 'nước hằng sống' chân thực là những gì chỉ một mình Chúa Kitô Cứu Chuộc mới có thể ban phát (cf Jn 4:7-13)". Như Ðức Giáo Hoàng, chúng tôi cũng muốn cậy dựa "vào tính cách mới mẻ vĩnh tồn của sứ điệp Phúc Âm cũng như vào khả năng của Phúc Âm trong việc biến đổi và canh tân những ai chấp nhận Phúc Âm" (AAS 86/4, 330).

  

Chương Một

 

NhỮng Gì CẦn Chia SẺ?

 

... Bản văn kiện này giúp hướng dẫn những ai tham gia công việc mục vụ để họ có thể hiểu biết và đáp ứng trước linh đạo Thời Mới, cả bằng việc nêu lên những điểm linh đạo này phản nghịch với đức tin Công Giáo và bác bỏ những chủ trương của các tư tưởng gia Thời Mới đối ngược với đức tin Kitô Giáo...

1.1   Tại Sao Lại Bây Giờ?

Thiên Niên Kỷ Thứ Ba mở màn chẳng những sau 2000 năm Chúa Kitô giáng sinh, mà còn là một thời điểm được các chiêm tinh gia cho là Thời Song Ngư (Age of Pisces), đối với họ cũng là thời Kitô Giáo, đang khép lại. Những chia sẻ này là những chia sẻ về Thời Mới, một thời điểm lấy tên gọi của mình từ Thời Bảo Bình của chiêm tinh học sắp sửa xẩy ra. Thời Mới là một trong những thứ dẫn giải cho thấy tầm quan trọng của thời điểm lịch sử này đây, một thời điểm đang tới tấp tấn công nền văn hóa hiện đại (đặc biệt là nền văn hóa tây phương), và khó thấy được rõ ràng những gì hợp hay bất hợp với sứ điệp Kitô Giáo. Bởi vậy có thể đây đúng là lúc cần phải cống hiến một cuộc thẩm định tổng quan về tư tưởng Thời Mới và phong trào Thời Mới.

Vấn đề vẫn được nói, hoàn toàn đúng, là trong những ngày này có nhiều người cảm thấy bâng khuâng giữa những gì là chắc chắn và không chắc chắn, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới căn tính của họ (Paul Heelas, The New Age Movement. The Celebration of the Self and the Sacralization of Modernity, Oxford (Blackwell) 1996, p. 137.). Một số cho rằng Kitô Giáo là đạo có tính cách phụ hệ và độc đoán, rằng các cơ cấu chính trị không thể cải tiến thế giới, và ngành y khoa chính thức về việc chữa trị theo kiểu đối chứng chỉ thất bại trong việc hiệu nghiệm chữa lành con người. Vấn đề đó là những gì một thời đã từng là các yếu tố chính yếu trong xã hội thì giờ đây lại được coi như không còn đáng tin cậy nữa hay không còn thẩm quyền thực sự nữa, đã tạo nên một bầu khí khiến con người nhìn vào nội tâm, vào chính mình, để tìm kiếm ý nghĩa và sức mạnh. Ngoài ra còn có cả một cuộc kiếm tìm những cơ cấu thau thế nữa, những cơ cấu thay thế được con người hy vọng rằng sẽ đáp ứng những nhu cầu sâu xa nhất của họ. Cuộc sống thiếu vững chắc và chao đảo của các cộng đồng thay thế thuộc thập niên 1970 đã mở đường cho một cuộc kiếm tìm nề nếp và cơ cấu là những gì hiển nhiên làm nên những yếu tố chính nơi các phong trào "thần bí" hết sức phổ thông. Thời Mới thu hút chính yếu là vì nhiều điều nó cống hiến có thể đáp ứng được những khát đói mà các tổ chức được thiết lập lại thường không làm cho con người mãn nguyện.

Nhiều điều nơi Thời Mới là phản ứng trước nền văn hóa hiện đại, nhưng có nhiều dấu hiệu vẫn cho thấy rằng nó chỉ là một đứa nhỏ của nền văn hóa này. Thời Phục Hưng và Cải Cách đã hình thành con người tây phương tân tiến, thành phần không muốn bị đè nén bởi những gánh nặng bên ngoài như thẩm quyền và truyền thống thuần túy ngoại cuộc; con người cảm thấy nhu cầu cần phải càng ít "thuộc về" những cơ cấu tổ chức (song tình trạng cô đơn lại thực là một cực hình của đời sống tân tiến), và không xu hướng về việc phân loại những phán đoán "chính thức" về mình. Theo thứ sùng bái nhân loại này thì tôn giáo được nội tâm hóa ở chỗ dọn đường cho một thứ cử hành cuộc linh thánh bản thân. Ðó là lý do tại sao Thời Mới chủ trương nhiều thứ giá trị liên hệ với nền văn hóa kinh doanh, với thứ "Phúc Âm thịnh đạt", cũng như với thứ văn hóa hưởng thụ, một thứ văn hóa gây ảnh hưởng rõ ràng qua con số tăng phát nhanh chóng thành phần cho rằng có thể hòa trộn Kitô Giáo với Thời Mới, bằng việc rút ra những gì hay nhất của cả hai (Cf. P. Heelas, op. cit., p. 164f.). Cần phải nhớ rằng các thứ lệch lạc nơi Kitô Giáo cũng đã vượt ra ngoài thuyết hữu thần truyền thống trong việc chấp nhận một cuộc đơn phương quay về với bản thân, và điều này sẽ khuấy lên một thứ trộn lẫn các đường lối. Vấn đề quan trọng cần ghi nhận ở đây là Thiên Chúa bị hạ xuống nơi một số thực hành của Thời Mới để đề cao việc thăng hóa cá nhân.

Thời Mới hấp dẫn đối với những ai bị thấm nhập những giá trị của nền văn hóa tân tiến. Tự do, chuyên chính, tự tin và những thứ tương tự như thế tất cả đều được coi là linh thánh. Thời Mới cũng hấp dẫn cả những ai gặp rắc rối với tính cách phụ hệ. Nó "không đòi hỏi đức tin hay niềm tin nữa mà là đi coi chiếu bóng" (Cf. P. Heelas, op. cit., p. 173.), song nó lại cho rằng nó làm cho con người được thỏa mãn thiêng liêng. Tuy nhiên, vấn đề chính được đặt ra ở đây là: linh đạo theo chiều hướng Thời Mới có ý nghĩa gì? Câu trả lời đó là chìa khóa để mở một số những khác nhau giữa truyền thống Kitô Giáo và nhiều cái được gọi là Thời Mới. Một số bản văn về Thời Mới nhấn mạnh đến các thứ quyền lực của thiên nhiên và tìm cách liên lạc với thế giới khác để khám phá ra số phận của cá nhân con người, hầu giúp cho cá nhân con người tìm ra đúng tần số hợp với hầu hết những người trong họ và trường hợp của họ. Hầu hết các trường hợp này cho thấy rằng chúng hoàn toàn chỉ là những gì thuộc về định mệnh thuyết. Trái lại, Kitô Giáo là một lời mời gọi hướng ngoại và trổi vượt, hướng tới "Mùa Vọng mới" của Thiên Chúa là Ðấng kêu gọi chúng ta sống cuộc trao đổi yêu thương (Cf. John Paul II, Encyclical Letter Dominum et vivificantem [18 May 1986], 53.)

1.5.   Một Thách Ðố Tích Cực

Việc thành công của Thời Mới trở thành thách đố đối với Giáo Hội. Con người cảm thấy Kitô Giáo không còn cống hiến cho họ, có lẽ chưa bao giờ ban cho họ, những gì họ thực sự cần thiết. Cuộc tìm cầu thường dẫn con người đến Thời Mới này là một nỗi khát vọng chân thực đối với một linh đạo sâu xa hơn, đối với một cái gì đó đụng chạm đến cõi lòng của họ, và đối với một đường lối giải thích hợp lý về một thế giới mơ hồ và thường xa cánh. Thời Mới có những nhận định tích cực về "chủ nghĩa duy vật của cuộc sống hằng ngày, về triết lý và thậm chí về y khoa và tâm thần; về khuynh hướng giảm thiểu, không chịu chấp nhận những cảm nghiệm tôn giáo và siêu nhiên; về thứ văn hóa kỷ nghệ của một thứ cá nhân chủ nghĩa buông thả là chiều hướng khuyên dạy sống cái tôi, chẳng màng gì tới người khác, tới tương lai và tới môi sinh" (M. Introvigne, op. cit., p. 267.). Bất cứ vấn đề nào nơi Thời Mới đều được tìm thấy nơi những gì nó cho là các giải đáp thay thế về những vấn nạn của cuộc sống. Nếu không muốn Giáo Hội bị tố cáo là điếc lác trước những khát vọng của con người thì các phần tử của Giáo Hội cần phải thực hiện hai điều: đó là hãy đẩm rễ sâu hơn vào những gì nồng cốt của đức tin mình, và hãy tìm hiểu tiếng kêu thường âm thầm trong cõi lòng của con người, những tiếng kêu dẫn họ tới một chỗ nào khác, khi họ không tìm được thỏa nguyện nơi Giáo Hội. Tất cả những điều ấy còn chất chứa một lời mời gọi hãy đến gần Chúa Giêsu Kitô hơn và hãy sẵn sàng theo Người, vì Người là đường lối thực sự dẫn đến  hạnh phúc, là sự thật về Thiên Chúa và là sự sống viên trọn cho hết mọi con người nam nữ sẵn sàng đáp lại tình yêu của Người.


 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ