GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 9/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần cao niên được coi như là vốn liếng cho việc phát triển của xã hội về tinh thần cũng như về nhân bản”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc hợp tác huynh đệ thực sự ở Phi Châu được phát triển nơi tất cả mọi thành phần hoạt động cho việc phát triển các cộng đồng giáo hội”.  

 

 

__________________

 NGÀY 14 THỨ BA

  

Tòa Thánh lên tiếng về vấn đề tống giam các linh mục và tín hữu Công Giáo ở Trung Quốc

Vị giám đốc của văn phòng báo chí của Tòa Thánh là tiến sĩ Joaquín Navarro-Valls hôm 11/9/2004 đã phổ biến một công báo về vụ các linh mục Công Giáo bị tống giam ở Trung Quốc như sau:

“Tòa Thánh được biết rằng trong Tháng Tám có một số vị linh mục và tín hữu Công Giáo bị tống giam ở Trung Quốc.

1. Trong tuần đầu Tháng 8, Cha Paul Huo Junlong, tổng đại diện của giáo phận Baoding, giáo tỉnh Hebei, đã bị cảnh sát giam giữ cùng với 7 vị linh mục và 2 chủng sinh khác. Các cha Paul An Jianzhao và John the Baptist Zhang Zhenquan bị lãnh bản án lao động cải huấn một thời gian. Còn những người khác vẫn bị giam giữ ở Quyang, Baoding, chưa kể đến ba người không cùng giáo phận. Theo tin tức được loan tải hôm 6/9 thì có 23 phần tử thuộc hàng giáo sĩ Baoding đã bị cầm chân hay quản thúc. Trong số đó có ĐGM James Su Zhimin và ĐGM Phụ Tá Francis An Shuxin, vị đã bị mất tích ở vào khoảng giữ Tháng 9 năm 1997 và Tháng 3 năm 1996, và đang bị giam giữ mà chẳng được xét xử gì ở một nơi bí mật.

2. Vị quản trị giáo phận của TGP Fuzhou sau đó bị giam giữ cùng với hai vị linh mục và 1 chủng sinh khác. Vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ đã được trả tự do.

3. Tòa Thánh không biết động lực nào đã gây ra những biện pháp đàn áp ấy. Nếu quả sự việc xẩy ra quả đúng như tin tức thì một lần nữa diễn ra việc trầm trọng vi phạm đến quyền tự do tôn giáo là một quyền căn bản của con người.

Tòa Thánh yêu cầu tôn trọng quyền này, một quyền được thừa nhận trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, và mong rằng những người được đề cập đến trên đây được tự do sớm bao nhiêu có thể, theo công lý, tự do và việc dấn thân phục vụ của họ trong việc phục vụ các cộng đoàn riêng của họ.

4. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được tin tức cho biết rằng vào cuối Tháng 8, ĐGM John Gao Kexian thuộc giáo phận Yantai, giáo tỉnh Shandong, đã cheat trong tù ở tuổi 76. Thi thể của ngài đã được cảnh sát trao cho gia đình của ngài. ĐGM Gao đã bị lao tù từ cuối thập niên 1990 và cách đây ít lâu không còn nghe thấy tin tức gì về ngài nữa”.


Các Vị Giám Mục ở Mã Lai lo ngại trước những mập mờ về quyền tự do tôn giáo ở quốc gia Hồi Giáo này


Theo tin tức của Mạng Lưới Điện Toán Toàn Cầu Zenit ngày 9/9/2004 thì ở Kuala Lumpur có một bà mẹ tên là Shamala Sathyyaseelan không phải là tín đồ Hồi Giáo, có hai người con, đã đặt vấn đề với tòa án tối cao nhất ở Mã Lai về lý do tại sao con cái của bà bị bắt buộc trở lại Hồi Giáo mà không có sự đồng ý của bà và chẳng được thông báo gì.


Tòa Thượng Thẩm này đã dẹp trường hợp này bằng việc tuyên bố là không thích hợp và chuyển nó sang Tòa Shariah. Các luật sư của bà mẹ này đã phản đối bằng lập luận là Shariah hay Luật/tòa Hồi Giáo không có pháp quyền đối với những người không phải là Hồi Giáo.


Xứ sở Đông Nam Á có 23.5 dân số này có hai hệ thống luật: một dựa vào hiến pháp liên bang của đất nước cũng như vào các tòa án dân sự; còn hệ thống kia theo luật Shariah và theo nguyên tắc chỉ áp dụng cho những tín đồ Hồi Giáo.


Trong trường hợp của bà mẹ này, trước việc tối cao pháp viện phủi tay như thế, Tòa Shariah có thể nghiêng về việc người bố yêu cầu và chấp thuận việc con cái mình trở lại Hồi Giáo. Theo cơ quan Tín Liệu Á Châu thì các vị giám mục Công Giáo Mã Lai đã chú trọng tới trường hợp của bà mẹ này. Trong văn kiện mới phổ biến, các vị giám mục nhấn mạnh đến trường hợp những cuộc hôn nhân hỗn hợp thì kẻ yếu, tức không phải tín đồ Hồi Giáo, bị gặp trục trace nhiều nhất. Mặc dù được luật pháp bảo vệ, thành phần không phải tín đồ Hồi Giáo cũng phải chấp nhận những quyết định của các tòa án Hồi Giáo thiên về tín đồ Hồi Giáo. Mã Lai theo hiến pháp là một quốc gia Hồi Giáo, tuy nhiên, các tôn giáo khác vẫn có thể “được sống đạo một cách an bình và ôn hòa”.


Bản văn kiện của các vị giám mục lên tiếng bênh vực quyền tự do tôn giáo: “Không ai buộc phải học hỏi hay tham dự bất cứ lễ nghi hay tác động thờ phượng của một tôn giáo không phải của mình”, và “tôn giáo của người dưới 18 tuổi là do cha mẹ hay người bảo hộ quyết định”.


Từ những nguyên tắc ấy, các vị giám mục Mã Lai đi đến kết luận rằng “hoàn toàn không vì lợi ích tốt đẹp nhất của con trẻ” khi nó bị cha mẹ bắt trở lại đạo hay việc bắt trở lại này không được hỏi ý của người cha hay mẹ kia. Bởi thế, các vị giám mục Mã Lai yêu cầu chính phủ và Quốc Hội hãy phê chuẩn những khoản luật buộc các tòa án phải chấp nhận và bảo vệ theo hiến pháp quyền tự do tôn giáo và các quyền lợi của cha mẹ.


Chưa hết, các vị giám mục còn đi xa hơn vụ án của người mẹ này nữa và chạm đến chính bản chất của quốc gia. Thật vậy, khi Liên Bang Malaya được thành lập năm 1948, (đổi danh xưng thành Malaysia năm 1963), quốc gia mới độc lập này đã thừa nhận một bản hiến pháp có mục tiêu hòa giải nhiều sắc dân và tôn giáo cùng bảo toàn các quyền lợi của họ.


Bản hiến pháp xác định là Hồi Giáo là quốc giáo của Mã Lai, nhưng Mã Lai là một quốc gia trần thế bảo toàn quyền tự do tôn giáo. Do đó, các vị giám mục đã lập luận rằng Shariah không thể trở thành luật lệ của đất nước này. Trong hệ thống pháp luật lưỡng diện này thì thành phần không phải Hồi Giáo thường bị kỳ thị về việc theo đạo, về pháp hạn của tòa án, về sản vật và về việc thừa hưởng di sản. Tình trạng này khiến cho những người thiểu số về tôn giáo càng ngày càng bất mãn với thành phần đa số Hồi Giáo.


Để tránh bất cứ một xung khắc nào về tôn giáo, ĐTGM Murphy Pakiam ở Kuala Lumpur đã kêu gọi Kitô hữu hãy đóng một vai trò tích cực trong xã hội Mã Lai và ủng hộ chính phủ về việc mới bổ nhiệm tân Thủ Tướng Abdullah Ahmad Badawi.


Trong bài diễn văn cho Ngày Độc Lập 31/8, ĐTGM Murphy đã nhắc nhở thành phần tham dự viên bấy giờ rằng vị thủ tướng này đã từng chuyên chú đến nhu cầu ôn hòa và khuyến khích “việc đối thoại giữa các văn hóa và tôn giáo” để giúp cho xứ sở này tránh được “tính cách bảo thủ chủng tộc và tôn giáo” là những gì làm tràn ngập “chủ nghĩa cấp tiến bạo động”.


Trong một bài diễn văn trước Công Đồng Đại Kết Các Giáo Hội, tân thủ tướng Badawi đã minh định như sau: “Là một người Hồi Giáo muốn ngỏ lời cùng tất cả mọi người Mã Lai, cả Hồi Giáo lẫn không phải Hồi Giáo, một con người có nhiệm vụ cổ võ sứ điệp dung nhượng giữa dân tộc, nhất là nơi cái đa số Người Hồi Giáo này”.



Những Nhóm Bảo Thủ Hồi Giáo ở Pakistan Liên Quan Đến Vụ Sát Hại Người Công Giáo

Một người Công Giáo tên là Nasir Masih, 26 tuổi, bị bắt giam về bị cáo tội ăn trộm, đã bị giết chết tháng 8 vừa rồi bởi một cuộc tấn công của một đám hỗn dân bảo thủ Hồi Giáo, trong đó có cả 6 người cảnh sát viên. Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của hội đồng giám mục Pakistan đã xác nhận vụ này với Cơ Quan Fides của Vatican và được cơ quan này loan tin hôm Thứ Tư 8/9/2004 vừa rồi.


Ông thư ký của ủy ban này là Peter Jacob đã cho biết “cuộc sát hại này có nguyên do về tôn giáo”. Người cha của nạn nhân nói rằng: “Rõ ràng là một âm mưu để đánh tôi bằng cách sát hại con trai của tôi”. Ông cho biết con trai của ông “không bao giờ ăn trộm ăn cắp bất cứ một sự gì”.


Vào ngày 16/8, nạn nhân sống ở khu vực Baldia Siekhupoura, 45 cây số (hay 27 dặm) cách thủ đô Lahore này đã bị bắt cóc đang khi ở nhà và bị một nhóm Hồi Giáo dùng võ lực lôi đi tố cáo là ăn trộm. Một ít giờ sau, trạm cảnh sát ở khu vực này báo cho gia đình biết rằng nạn nhân đã bị tống giam. Ba ngày sau, gia đình nhận được tin nạn nhân đã bị cheat. Nhiều thương tích và vết bầm còn trên thi thể của nạn nhân.


Sáu đó mấy ngày, những người Kitô Giáo và Hồi Giáo trung dung đã xuống đường chặn lối đi giữa Lahore và Siekhypoura, yêu cầu tôn trọng những người thiểu số và quyền tự do tôn giáo. Cảnh sát đã ra tay giải tán đám biểu tình. Cơ quan CSW (Christian Solidarity Worldwide) đã nói với Fides rằng cảnh sát cũng đe dọa luật sư của gia đình nạn nhân, bảo người luật sư này không được tố giác các việc cảnh sát dính dáng đến nội vụ này.


Viên chức Stuart Windsor của cơ quan CSW cho biết: “Thảm cảnh này là kết quả của cuộc hành hạ dã man bất khả chấp của cảnh sát, và những ai có trách nhiệm về tội ác này phải được công lý xét xử. Masih không chính thức bị tố cáo là lộng ngôn; trái lại, cái chết của anh ta là chứng cớ cho thấy tình trạng phát triển của việc bạo động của nhóm bảo thủ chống lại Kitô hữu ở Pakistan. Việc bạo động này được hỗ trợ bởi luật hành tội lộng ngôn cũng như bởi những thày cô cực đoan thuộc các trường phái Koran”.


Cái chết của nạn nhân này là vụ thứ bas au hai vụ sát hại giới trẻ Công Giáo khác, những người cũng đã cheat trong tay các tay hay cảnh sát cực đoan Hồi Giáo. Đó là trường hợp của Javed Anjum 19 tuổi ở Quetta, cheat hôm 2/5/2004 ở Faisalabad. Thi thể của em bị 26 vết thương gây ra do 1 thày giáo cùng một số học sinh của một trường học Hồi Giáo muốn em trở lại Hồi Giáo.


Và trường hợp thứ hai xẩy ra cho anh Samuel Masih, 32 tuổi, bị bắt vào Tháng 8/2003 vì bị cáo tội lộng ngôn, và bị chết ở bệnh viện ngày 28/5 do một cuộc tấn công của một viên bảo an bảo thủ Hồi Giáo.


Tổng Giám Mục Iraq yêu cầu Hoa Kỳ và Liên Minh bênh vực Kitô hữu ở Iraq.


Vào ngày 10/9/2004, ĐTGM Louis Sako ở Kirkuk theo Lễ Nghi Chaldeans, đã gửi một công văn hội nghị được tổ chức tại một đan viện Ý ở Camaldoli theo sáng kiến của tờ nguyệt san Il Regno. Sauk hi đã nhận định về tình hình ở Iraq, vị TGM này cho biết “các Kitô hữu ở đây là thành phần bất khả thiếu cho tình trạng quân bằng ở miền này, vì kiến thức về khoa học cùng luân lý của họ cũng như vì lòng khoan nhượng của họ”.


Xứ sở này có 25 triệu dân, trong đó có 62% Hồi Giáo phái Shiite, 34% Hồi Giáo phái Sunnis và từ 3 đến 4% Kitô Giáo. Kitô hữu “là một yếu tố quan trọng của thứ văn hóa đối thoại và hòa giải cần thiết cho hòa bình. Sự hiện diện của họ là những gì quan trọng cho đất nước của chúng tôi như những con sông Tigris và Euphrates đối với đất nước này vậy. Đó là lý do có 4 Kitô hữu trong Hội Đồng Quốc Gia.


“Những cuộc tấn công vào các nhà thờ mấy tuần trước đây nhắm đến việc làm cho xứ sở này trở thành bất ổn. Để đạt được mục tiêu ấy cần phải thực hiện những cuộc nổ tung nhà thương, đặt bom ở chợ búa, hay tổ chức tấn công một trạm cảnh sát.


“Có lẽ, theo dự định của một số cực đoan (không phải là người Iraq), thì mục tiêu của họ muốn nhắm đến là thành phần Kitô hữu cần phải rời bỏ xứ sở này để nó trở thành một đất nước toàn tòng Hồi Giáo.


“Tôi nghĩ rằng những người Hoa Kỳ và liên minh có một trách nhiệm rõ ràng trong việc hết sức cố gắng để chấm dứt tình trạng vô lý này, nhờ đó mới giữ được kiểu mẫu dân chủ và đại biểu giúp Kitô hữu có thể dấn thân giúp vào việc giáo dục và huấn luyện người Iraq sống theo văn hóa hòa bình, đối thoại và tương kính.


“Nếu không đạt được mục tiêu này thì tôi nghĩ những người Hoa Kỳ và đồng minh làm cho thế giới hết lòng tôn trọng và chẳng còn tin tưởng gì nữa”.


 

Chính Phủ Ý khẩn trương tìm cách giải cứu hai con tin của mình bị nhóm khủng bố Iraq bắt cóc sắp tới giờ hành quyết

Thứ Sáu 10/9/2004, Tổng Thống lâm thời Iraq là Ghazi al-Yawer đã đến Ý để nói chuyện với Tổng Thống Ý là Carlo Azeglio Ciampi rồi sau đó với Thủ Tướng Ý Berlusconi về vấn đề giải cứu hai nữ con tin của Ý là Simona Torretta and Simona Pari làm việc cứu trợ bị bắt cóc ở Baghdad để làm áp lực chính phủ Ý là chính phủ, theo lời được phổ biến trên mạng điện toán của nhóm tự xưng mình là “thành phần ủng hộ al-Zawahri” và tự nhận đã bắt cóc hai nữ nhân Ý này, đã giúp cho lính Mỹ nay đọa tù nhân Iraq, và muốn họ phải thả hết các phụ nữ Iraq bị nhốt ở trong các ngục tù Iraq ra, cũng như phải rút 2700 quân Ý ra khỏi Iraq

Ít là có 7 người Ý đã bị bắt cóc từ Tháng 4/2004, trong đó 2 người vừa bị sát hại. Chính phủ Ý đã gửi đặc sứ đến Trung Đông để gặp gỡ các viên chức và các nhóm nữ giới trong việc vận động cứu giúp hai con tin Ý bị bắt cóc khi đang làm việc tại văn phòng cứu trợ các trẻ em Iraq của cơ quan “Một Cây Cầu nối với…” hôm Thứ Ba 7/9/2004 ấy.

Hôm Thứ Năm, ở Rôma, Ngoại Trưởng Ý Franco Frattini đã gặp các lãnh sự của các quốc gia thuộc Khối Liên Hiệp Ả Rập. Ngoài ra, hôm Thứ Hai, 13/9, vị ngoại trưởng này còn đến Kuwait gặp chính quyền ở đây và các viên chức tôn giáo. Chính quyền ở Rôma nói rằng họ đang cật lực làm việc để giải cứu 2 nữ nhân viên cứu trợ này, vì tháng vừa rồi Thủ Tướng Silvio Berlusconi đã bị trách là không làm hết sức để cứu phóng viên Enzo Baldoni bị nhóm bắt cóc sát hại.

Văn phòng bộ ngoại vụ phổ biến tờ công báo “Ngoại trưởng Fattini sẽ thực hiện một sứ vụ ở Vùng Vịnh vào những giờ khắc tới đây. Ông sẽ lập lại lời kêu gọi đoàn kết và tôn trọng sự sống của thành phần thường dân vô tội dấn thân phục vụ nhân dân Iraq”. Lời công bố này được phổ biến sau mấy tiếng xẩy ra lời tuyên bố trên mạng điện toán toàn cầu của nhóm bắt cóc cho biết: “Chúng tôi sẽ gia hạn thêm 24 tiếng nữa kể từ khi phổ biến lời công bố này, sau đó, nếu chúng tôi không thấy lính Ý rút khỏi Iraq chúng tôi sẽ hành quyết theo ấn định”. Lời công bố đề ngày 12/9 này được ký bởi Tổ Chức Thánh Chiến Hồi Giáo.


 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ