GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 9/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần cao niên được coi như là vốn liếng cho việc phát triển của xã hội về tinh thần cũng như về nhân bản”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc hợp tác huynh đệ thực sự ở Phi Châu được phát triển nơi tất cả mọi thành phần hoạt động cho việc phát triển các cộng đồng giáo hội”.  

 

 

__________________

 NGÀY 18 THỨ BẢY

  

Tòa Thánh và Do Thái giải quyết vấn đề giấy thông hành, thuế má và nhà tiệc ly

Ngày Thứ Ba 14/9/2004, Bộ Trưởng Nội Vụ Do Thái là ông Avraham Poraz đã gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ở nhà nghỉ mát của Ngài, sau khi đã ngỏ lời cùng một số phụ tá của Ngài ở Rôma về mấy vấn đề đang được thương thảo giữa Tòa Thánh Rôma và chính phủ Do Thái. Theo văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết thì trong những cuộc trao đổi với các viên chức của Tòa Thánh này, vấn đề giấy thông hành cũng như về vấn đề thuế má liên quan đến các cơ sở của Giáo Hội Công Giáo đã được đề cập tới.

Trong những tháng vừa qua, chính quyền Do Thái đã từ chối không cấp chiếu khán cho đặc biệt thành phần linh mục hay tu sĩ từ các quốc gia Ả Rập tới. Một số vị còn gặp trục trặc về vấn đề làm lại giấy thông hành của mình. Vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã phổ biến một công báo liên quan đến “vấn đề chiếu khán nhập cảnh vào Do Thái cho các viên chức tôn giáo của Giáo Hội Công Giáo”. Vị bộ trưởng này “đã hứa ban bố những chỉ dẫn cần thiết để giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng”.

ĐTGM Pietro Sambi, đại diện tòa thánh ở Giêrusalem, cũng vào ngày Thứ Bảy 14/9, đã cho biết rằng “giờ đây tất cả mọi nhân viên tôn giáo đều được cấp phát giấy thông hành”. Tuy nhiên, trong một lời phát biểu với tờ nhật báo Ý Avvenire, vị TGM này còn thêm rằng cần phải có những biện pháp “để tránh lệ thuộc vào những thứ rắc rối quá cỡ hằng năm trong việc làm lại phép cư trú. Cần phải có những qui tắc thành văn về việc tự động tái cho phép này”.

Bản công bố của văn phòng báo chí của Tòa Thánh còn cho biết thêm rằng những vị đại diện đôi bên còn bàn đến “việc tiến triển trong vấn đề thương lượng đang diễn ra ở Giêrusalem để đi đến những thỏa thuận về các vấn đề tài chính của các cơ sở giáo hội ở Do Thái”.

Luật Do Thái, được Tối Cao Pháp Viện xác nhận, công nhận việc châm chước về tài chính cho các tài sản của giáo hội. Tuy nhiên, vào Tháng 12/2002, trong khi hai bên đang thương lượng thì chính phủ Do Thái đã quyết định rút lại khá nhiều về việc châm chước tài chính ấy. Sau một năm không chính thức liên lạc gì với nhau giữa đôi bên, các vị đại diện của đôi bên đã gặp nhau hôm 6-9/9/2004 ở Giêrusalem để xét lại các khía cạnh về vấn đề áp dụng Bản Hiệp Ước Cốt Yếu Năm 1993.

Đại diện của ĐTC đã nói rằng cần nhiều cuộc họp hơn nữa giữa các vị đại diện Do Thái và Vatican để viết một văn kiện thỏa ước cuối cùng. Các vị đại biểu của đôi bên gồm có: bên Do Thái với ông bộ trưởng nội vụ trên, ông Oded Ben-Hur, lãnh sự Do Thái ở Tòa Thánh, ông Paltiel Varon, tham vấn viên, và Cesare Marjeh, giám đốc Bộ Liên Hệ Với Kitô Hữu; bên Tòa Thánh với ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano, với ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư đặc trách liên hệ với các quốc gia, và các đức ông Franco Coppola và Joseph Murphy là hai viên chức của văn phòng Quốc Vụ Khanh.

Cuộc xung đột Do Thái và Palestine không được nói đến ở các buổi gặp gỡ khi Tòa Thánh bày tỏ chủ trương về hòa bình Trung Đông trong việc viếng thăm Tòa Thánh gần đây của vị lãnh đạo và ngoại trưởng Do Thái.

Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Vatican, vị Bộ Trưởng Nội Vụ nói rằng trong việc ông gặp gỡ ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano: “Tôi hứa rằng bộ của chúng tôi sẽ làm dễ dãi tất cả mọi phương thức để cho thành phần dân giáo sĩ có thể dễ dàng đến Tòa Thánh.

“Tôi chỉ muốn cho biết rằng một số người đến từ các quốc gia ở trong tình trạng hận thù với Do Thái. Tiếc thay, chúng tôi không thuận hòa với các nước láng giềng của chúng tôi và nếu người ta đến từ chẳng hạn như Lebanon, Syria hay Jordan, chúng tôi phải kiểm soát họ kỹ lưỡng.

“Chúng tôi cũng đồng ý rằng, ở một số trường hợp, Tòa Thánh Vatican ở Rôma sẽ cho biết thành phần dân chúng nào chúng tôi tin được, bảo đảm là chúng tôi không có vấn đề gì với họ.

“Bởi thế, nếu chúng tôi nhận được Tòa Thánh cho biết những người ấy Tòa Thánh công nhận, không nguy hiểm gì, thì d6ẽ dàng hơn nhiều và chúng tôi sẽ cắt bớt tất cả mọi việc kiểm soát về an ninh.

Về vấn đề thuế má, linh mục Jaeger dòng Phanxicô cho biết “Giáo Hội không bao giờ hưởng cũng như không bao giờ xin chước thuế má về các công trình hay những cơ sở thương mại thuộc về Giáo Hội nếu có ở Do Thái. Điều này không hề có vấn đề gì hết. Tuy nhiên, đối với những cơ cấu có bản chất tôn giáo hay bác ái, Giáo Hội luôn được hưởng những thứ châm chước thuế má về tài sản. Tất cả mọi châm chước này đã được xác nhận bởi đạo luật năm 1938.

“Tuy nhiên, gần 2 năm trước đây, trong khi những cuộc thương thảo đang diễn ra về vấn đệ hiệu lực của đạo luật này, thì chính quyền Do Thái đã điều chỉnh nó khi giảm sút hết cỡ một cách đơn phương những thứ châm chước vốn có của Giáo Hội, thậm chí trước cả việc thương thảo thỏa thuận.

Vị bộ trưởng nội vụ Do Thái đã nói với các vị đại diện Tòa Thánh rằng: “Trên căn bản chúng tôi đồng ý rằng những hoạt động về thương mại, như các tiệm, các ký viện, các khách sạn v.v. đều phải đóng thuế như mọi người. Dĩ nhiên. Các nhà thờ, những nơi nguyện cầu, đều được miễn trừ mọi thứ thuế má. Các học đường không phải trả bất cứ khoản nào”. Về các đan viện, ông bộ trưởng này nói: “Họ phải trang trải những dịch vụ của thành phố như rác rưới, điện lực, nước nôi, quét đường v.v., nó không phải là thuế”, mà chỉ là vấn đề “trang trải những thứ chi phí vậy thôi”.

Vị bộ trưởng này tin tưởng rằng “rất cần phải cải tiến vấn đề liên hệ. Chúng tôi biết rằng Tòa Thánh rất chú trọng đến Thánh Địa. Do Thái và các nơi thánh không phải như những nơi khác. Mục đích của chúng tôi và nhiệm vụ của chúng tôi là làm sao để cho mọi sinh hoạt được dễ dàng thực hiện. Dĩ nhiên chúng tôi gặp trục trace với vấn đề an ninh. Nếu xẩy ra vụ phong tỏa Bêlem thì khó lòng qua lại đó. Thế nhưng mục đích của tôi là cho phép tất cả mọi nhà thờ và mọi tôn giáo ở Giêrusalem được sinh hoạt tự do bao nhiêu có thể”.

Ngoài ra, vị bộ trưởng nội vụ này còn cho biết một trong những vấn đề được đề cập đến trong các phiên họp này là vấn đề Nhà Tiệc Ly ở Thánh Địa. Theo ông, Nhà Tiệc Ly này “thuộc về những người Công Giáo cho tới thời gian 500 năm trước đây, khi nhà tiệc ly này bị những người Hồi Giáo chiếm. Vấn đề hiện nay là việc bàn luận, một cuộc tranh luận giữa các giáo hội ở Giêrusalem. Vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng nếu các giáo hội ở Giêrusalem đồng ý với nhau về cách giải quyết vấn đề này”.

Vị bộ trưởng nội vụ này cho biết ông sẵn sàng làm trung gian nếu chưa có thỏa ước nào cả. Nhà Tiệc Ly đang được sử dụng bởi một trường học đạo Do Thái. Ngôi nhà này đã được những người Hồi Giáo sử dụng cho tới năm 1948. Từ năm 1335 đến 1551, nhà tiệc ly đã là một nữ tu viện của Núi Sion và là những tổng hành dinh ban đầu của Việc Trông Coi Thánh Địa.

 

Tình Hình về Nhóm Chính Thống và Công Giáo ở Nga

Vào Tháng Hai 2004, ĐHY Walter Kasper, chủ tịch hội đồng cổ võ hiệp nhất Kitô Giáo, và Thượng Phụ Giáo Chủ Nga Alexy II đã thiết lập “một nhóm hoạt động” để nghiên cứu những khác biệt nơi hai Giáo Hội này ở Nga. Sau đây là cuộc phỏng vấn của mạng điện toán Zenit với linh mục Igor Kowalewskj, phát ngôn viên Công Giáo của nhóm hoạt động này, cho biết về tình hình hoạt động của nhóm.

Vấn:     Công việc của Ủy Ban ở giai đoạn đầu tiên này đã được phát triển ra sao?

Đáp:     Theo yêu cầu của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Moscow, chúng tôi đã khảo xét một số trường hợp được cho là dụ giáo. Phân tách những trường hợp này, chúng tôi cố gắng rút tỉa một thứ qui tắc hành động cho cả hai Giáo Hội.

Giáo Hội Chính Thống Nga đã biết rằng cả Vatican lẫn các vị giám mục Công Giáo Nga không có chính sách dụ giáo. ĐTGM Kirill ở Smolensk phụ trách giao vụ quốc tế của tòa thượng phụ này đã nói như thế trong cuộc ngài viếng thăm Balan vào Tháng Tư 2004.

Tuy nhiên, có những trường hợp, vì thiếu hiểu biết nên bị cho là dụ giáo. Nhóm hoạt động của chúng tôi đang nghiên cứu những trường hợp này để cải tiến mối liên hệ giữa hai Giáo Hội. Cuộc họp đầu tiên của nhóm này, ở tại Moscow đây, xẩy ra vào ngày 5-7/5/2004; cuộc họp lần tới sẽ được thực hiện vào khoảng hạ tuần Tháng Chín 2004.

Vấn:     Thánh phần trong nhóm hoạt động này gồm có những vị nào?

Đáp:     Về phía Công Giáo còn có Cha Joseph Maj, phần tử của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, và ông Jean-Francois Thiry, giám đốc Trung Tâm Văn Hóa Học Viện Thánh Kinh Chúa Thánh Linh.

Đại diện Chính Thống Giáo là Tổng linh mục Vsevelod Chaplin, phó chủ tịch Bộ Ngoại Vụ của Tòa Thượng Phụ Moscow; cha Igor Vyzhanov, phụ trách liên hệ với Giáo Hội Công Giáo, và cha Ivan Lapidus.

Vấn:     Cha trông đợi và hy vọng những gì nơi cuộc họp tới đây?

Đáp:     Bầu không khí của cuộc họp đầu tiên rất là thân tình và chúng tôi hy vọng rằng, nhờ những cuộc họp này mối liên hệ giữa hai Giáo Hội sẽ được cải tiến, cả ở lãnh vực bán chính thức lẫn chính thức.

Vấn:     Vị linh mục Chính Thống Giáo Igor Vyzhanov đã nói về tinh thần của hoạt động nơi ủy ban này, cho rằng nó là một bước tiến đầu tiên, rất quan trọng và cụ thể để cải tiến mối liên hệ. Cha nghĩ như thế nào?

Đáp:     Tôi hoàn toàn hy vọng như cha Vyzhanov vậy, thế nhưng, vấn đề cũng rất quan trọng là ở chỗ chúng ta cần phải tìm hiểu những trường hợp cụ thể nữa để rút tỉa được một qui luật hành động cho tín hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo.

Tôi hy vọng rằng chính sách về những thứ kết tội chung đối với việc xâm chiếm những lãnh địa thuộc phạm vi giáo luật hay đối với vấn đề dụ giáo sẽ được dẹp bỏ, và chúng tôi, ở đây, là một thiểu số về tôn giáo, được tuyên xưng đức tin của mình và hợp tác với Giáo Hội Chính Thống.

Chúng ta có những điều cần phải học từ Giáo Hội Chính Thống, và Giáo Hội Chính Thống cũng có những điều cần phải học từ những người Công Giáo. Chính bản thân tôi giao hảo rất thân thiện với cha Vyzhanov về phương diện bán chính thức; nhưng về phương diện chính thức mối giao hệ này có vẻ lạnh lùng hơn.

Vấn:     Theo cha nghĩ thì vai trò của Giáo Hội Công Giáo ở Nga đây là gì, nếu nó không thể rất năng nổ trong lãnh vực truyền bá phúc âm hóa?

Đáp:     Giáo Hội Công Giáo bao giờ cũng là một Giáo Hội thiểu số và sẽ tiếp tục là như vậy. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn có những cơ hội để tuyên xưng niềm tin của mình một cách bình thường, như ở bất cứ một xứ sở nào khác.

Sống ở nơi đây, giữa Giáo Hội Chính Thống Nga, Giáo Hội Công Giáo lúc nào cũng thực hiện một cuộc đóng góp đặc biệt vào văn hóa Nga, nhất là nơi những sinh hoạt về bác ái và giáo dục. Đó là cái chuyên biệt về sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo ở Nga. Chúng ta có thể chia sẻ nhiều điều với Giáo Hội Chính Thống.

Vấn:     Có bao nhiêu người Công Giáo và linh mục ở Nga?

Đáp:     Trong toàn Liên Hiệp Nga có 250 giáo xứ và khoảng 300 vị linh mục, mà đa số ở TGP Mẹ Thiên Chúa Moscow, vì hầu hết dân chúng Nga sô sống ở Moscow đây, và hầu hết người Công Giáo cũng sống ở nay nữa.

Rất khó nói được con số người Công Giáo sống ở Nga, vì chúng tôi không biết được tất cả mọi người trong họ và không phải tất cả mọi người họ đều đi tham dự Thánh Lễ. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng có khoảng 600 ngàn người Công Giáo ở toàn lãnh thổ Nga sô. Chúng tôi thật sự là một thiểu số. Các cộng đồng Tin Lành góp chung lại còn nhiều hơn cả người Công Giáo nữa.

Thật là buồn cười, thậm chí bị ám ảnh, khi nghĩ rằng người Công Giáo có thể làm cho người Nga trở lại Công Giáo. Không có một chính sách làm cho người Nga trở lại. Cho dù chúng tôi có muốn như thế chăng nữa, chúng tôi không bao giờ có thể thực hiện được việc làm này.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 13/9/2004
 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ