GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 9/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần cao niên được coi như là vốn liếng cho việc phát triển của xã hội về tinh thần cũng như về nhân bản”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc hợp tác huynh đệ thực sự ở Phi Châu được phát triển nơi tất cả mọi thành phần hoạt động cho việc phát triển các cộng đồng giáo hội”.  

 

__________________

 NGÀY 21 THỨ BA

  

 

Thánh Tử Ðạo Việt Nam

Phanxicô Jaccard Phan

Tôma Trần Văn Thiện

ĐTC GPII với Nhóm Nhà Băng Ý Quốc về vấn đề luân thường đạo lý quan trọng hơn lợi lộc


ĐTC đã tiếp nhóm ngân hàng Ý quốc dưới sự lãnh đạo của vị chủ tịch Cesare Geronzi tại nhà nghỉ mát của Ngài hôm Thứ Sáu 17/9/2004, nhân dịp nhóm này mừng kỷ niệm 2 năm thành lập của tổ chức Capitalia.


Trước hết, ĐTC đã nhận định về “một thế giới phức tạp về tín dụng” là những gì “Giáo Hội kêu gọi hãy suy nghĩ vì nhiều điều về luân thường đạo lý liên quan đến vấn đề tín dụng này”.


“Thật vậy, thật là một quyết định thiếu sót khi giới hạn bản thân mình vào việc theo đuổi mục đích duy lợi mà thôi. Trái lại, bao giờ cũng cần phải để ý tới những giá trị cao quí hơn về nhân sinh nếu con người muốn đóng góp vào việc tiến triển thực sự cũng như vào việc trọn vein phát triển cộng đồng này”.


ĐTC đã trích lại lời của nhà kinh tế gia Công Giáo người Ý là Giuseppe Toniolo là vị chủ trương rằng: “Cần phải coi luân lý Kitô Giáo ‘như là một yếu tố mãnh liệt nhất trong việc làm bừng lên năng lực về kinh tế nơi các dân tộc cũng như trong việc bảo toàn những mối liên hệ thường xuyên và hiệu nghiệm nhất của nó’”.


ĐTC đã nhắc nhở các nhà băng rằng “sự hiện diện của họ trong xã hội có thể trở thành một dụng cụ cho việc thực sự tiến triển, ở chỗ nâng đỡ những hoạt động đáng giá của cá nhân cũng như tổ chức đến với quí vị theo nhu cầu hợp lý của họ về tài chính và kinh tế”.


ĐTC GPII cuối cùng đã khuyến khích các nhà băng rằng “hoạt động của quí vị sẽ luôn được bảo trì bởi cái nhãn quan cao cả này, nhờ đó quí vị góp phần vào việc phúc hạnh của tất cả mọi người đang được hưởng lợi ích bởi hoạt động của quí vị, tức là của tất cả những người thuộc cộng đồng quí vị phục vụ”.


Bài nhắc nhủ của ĐTC cho các nhà băng trên đây là một chút tóm lược của những gì Ngài đã đề cập tới trong Thông Điệp “Bách Niên” của Ngài ở số 35 là số Ngài đã nhìn nhận:


“Vai trò hợp lý của lợi lộc như là một dấu hiệu cho thấy rằng thương vụ đang hoạt động tốt đẹp. Khi một công ty sinh lợi thì có nghĩa là những yếu tố sản xuất đã được sử dụng xứng hợp và những nhu cầu nhân bản tương đương đã được đáp ứng thỏa đáng”.


“Thế nhưng, vấn đề lợi lộc không phải là yếu tố duy nhất cho thấy tình trạng của một công ty. Có thể vì lý do tài chính cần phải được name vững mà đối với nhân sự là thành phần làm nên gia sản đáng giá nhất của công ty lại bị hạ giá và phẩm giá của họ b ị xúc phạm.


“Ngoài những gì bất khả chấp về luân lý ấy, điều này dần dần còn có những hậu quả tiêu cực đối với hiệu năng về kinh tế của công ty nữa. Thật vậy, mục đích của một tổ chức thương mại không phải chỉ để kiếm lợi, mà cần phải được coi như, tự bản chất của nó, là một cộng đồng con người thực hiện nỗ lực khác nhau để thỏa đáng những nhu cầu của họ, và là những con người hình thành một nhóm đặc biệt để phục vụ toàn thể xã hội”.


“Lợi lộc là qui luật của sinh hoạt thương mại, thế nhưng nó không phải là qui luật duy nhất; những yếu tố về nhân bản và luân lý cũng cần phải được lưu ý là những gì về lâu về dài tối thiểu cũng quan trọng tương đương đối với sinh hoạt thương mại”.



ĐTC GPII với 130 tân Giám Mục và niềm Hy Vọng về Năm Thánh Thể


Hôm Thứ Sáu 17/9/2004, khi gặp gỡ tại nhà nghỉ mát của mình 130 tân giám mục tham dự buổi học hỏi được Thánh Bộ Đặc Trách Giám Mục và Các Giáo Hội Đông Phương tổ chức, ĐTC GPII đã nhắn nhủ các vị rằng:


“Được tấn phong, vị giám mục hoàn hoàn trở thành thày dạy, tư tế và hướng đạo của cộng đồng Kitô hữu. Đó là lý do tại sao Đức Kitô, Vị Sư Phụ Thần Linh, bao giờ cũng phải là tâm điểm của thừa tác vụ giám mục của ngài, một Đức Kitô hiện diện qua Lời Thánh Kinh cũng như nơi bí tích Thánh Thể.


“Tôi hết sức hy vọng là Năm Thánh Thể, được bắt đầu từ ngày 10/10 ở Guadalajara Mễ Tây Cơ, bằng nghi thức khai mạc Hội Nghị Thánh Thể Quốc tế, sẽ tạo nên một cơ hội thuận lợi cho việc tìm hiểu sâu xa hơn tầm quan trọng chính yếu của bí tích Thánh Thể trong đời sống và sinh hoạt của mỗi Giáo Hội địa phương”.


“Những mối giây liên kết đức bác ái huynh đệ được kiên vững chung quanh bàn thờ và nhận thức này được làm sống lại nơi tất cả mọi tín hữu thuộc về cùng một dân Chúa duy nhất, một dân mà chủ chăn là các vị giám mục”.


ĐTC nhắc nhở các vị tân giám mục rằng nhiệm vụ của các vị là “canh chừng tổng quát việc cử hành các bí tích cũng như việc thờ phượng, và cần phải tôn trọng ước muốn của tín hữu trong việc tham dự vào các việc cử hành một cách xứng đáng, những cử hành không có gì bị hư hao”.


“Quí huynh biết rằng mầu nhiệm thánh hóa cần phải có chứng từ của một đời sống thánh đức. Thần Linh Thiên Chúa, Đấng đã thánh hóa quí huynh qua việc tấn phong giáo phẩm, đang đợi chờ việc đáp ứng quảng đại hằng ngày của quí huynh. Chứng từ của đời sống chúng ta cần thiết để khẳng định những gì chúng ta giảng dạy”.


Các vị tân giám mục thuộc 20 quốc gia khác nhau, kể cả Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, đã đến Rôma tuần trước và được kết thúc vào ngày các vị gặp gỡ ĐTC.



Nhà Thần Học Chính Thống Giáo với tinh thần đại kết Kitô Giáo Đông Tây


Nhà thần học giáo dân Chính Thống người Pháp là Olivier Clément đã trở thành một đối tượng cho 2 cuốn sách mới. Cuốn thứ nhất là Mémoires d’espérance (những hồi niệm của niềm hy vọng), được Desclée de Brouwer xuất bản, và cuốn Olivier Clément, son Itinéraire Spirituel et Théologique (Olivier Clément, cuộc hành trình thiêng liêng và thần học).


Cuốn Mémoires d’espérance bao gồm một loạt bài phỏng vấn với ông Jean-Claude Noyer cho thấy Clément nêu lên một cách thức gặp gỡ Chúa Kitô và cảm nghiệm thần linh. Ông Clément, giống như ĐTC GPII, cho rằng Âu Châu cần phải hít thở bằng cả hai buồng phổi Đông Tây. Ông là tác giả của 30 tác phẩm. ĐTC đã mời ông viết bài suy niệm Đường Thánh Giá cử hành ổ Hí Trường Colosseum năm 1998.


Ông sinh ở vùng Languedoc, một miền đất bị xuống tinh thần Kitô giáo rất nhiều. Vào năm 20 tuổi, ông bắt đầu cuộc hành trình thiêng liêng, khiến ông gia nhập Tin Lành mà ông cảm thấy quá “khô khan”.


Cảm thấy bị thu hút bởi Chính Thống Đông Phương, ông khám phá ra một tác giả người Nga là Vladimir Lossky, một tác giả đã viết về thần học bí nhiệm của Giáo Hội Đông Phương, những tư tưởng giúp cho ông Clément khám phá được mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và các vị Giáo Phụ của Giáo Hội.


Theo ông Jean-Claude Noyer thì ông Clément đã đặt vấn đề về “một Kitô Giáo mới mẻ về ý thức, sâu xa và nội tâm”.


Cuốn Olivier Clément, son Itinéraire Spirituel et Théologique vừa mới được phát hành bởi Édition Anne Sigier. Tác giả Franck Damour đã nhấn mạnh đến thần học của ông Clément là “thần học của một Kitô Giáo của Sự Phục Sinh hướng về trái đất, thân thể và vẻ đẹp”. Tác phẩm này kể lại đời sống của ông Clément và cuộc hành trình của ông từ vô thần đến một nền thần học có đặc tính Biến Hình.



Iraq: Thời Chuyển Tiếp Bạo Loạn Dã Man

Một mạng điện toán toàn cầu Hồi Giáo hôm Thứ Hai 20/9/2004 có một băng hình cho thấy một con tin Hoa Kỳ bị các phần tử của nhóm Abu Musab al-Zarqawi lấy đầu. Nhóm này đã ra hạn 24 tiếng đồng hồ phải thả các phụ nữ Hồi Giáo ra khỏi các nhà tù Iraq bằng không các con tin khác sẽ bị sát hại, mà một trong số những người con tin này là người Hoa Kỳ, Eugene Armstrong.

 

U.S. hostage beheaded


Trước cuộc lấy đầu người con tin Hoa Kỳ này là vụ ám sát hai giáo sĩ Iraq thuộc giáo phái Hồi Giáo Sunni và đều ở trong Tiểu Ban của Những Học Giả Hồi Giáo Sunni, một nhóm góp phần vào việc điều đình để thả các con tin ra. Hai vị này là Sheik Hazim al-Zaidi, một giáo trưởng phái Sunni ở đền thờ al-Sajjad Baghdad, và vị kia là Sheik Mohammed Jado’ou bị nhóm võ trang súng ống bắn cheat khi rời đền thờ al-Kwather thuộc vùng tây nam thủ đô Baghdad.


Đài truyền hình bằng tiếng Ả Rập Al-Jazeera hôm Thứ Bảy 18/9/2004 cho trình chiếu một băng hình cho thấy những tay bắt cóc hăm dọa sẽ giết 10 nhân viên Thổ Nhĩ Kỳ làm việc cho một công ty Thổ nếu chủ hãng của công ty này không rời Iraq nội trong vòng 3 ngày. Công ty này hôm Thứ Hai 20/9 cho biết họ không hề dính dáng đến các công ty của Hoa Kỳ.


Trước một tình thế Iraq chuyển tiếp đầy bạo loạn dã man này, qua cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Luân Đôn BBC hôm Thứ Tư 15/9/2004, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan rằng quyết định của Hoa Kỳ tấn công Iraq không có sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc là một quyết định “bất hợp pháp”: “Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ không thấy một thứ chiến tranh kiểu Iraq khác qua một thời gian dài, một thứ chiến tranh không được chuẩn nhận của Liên Hiệp Quốc và được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế”.

 

annan


Bản Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc cho phép các quốc gia ra quân với sự đồng thuận của Hội Đồng Bảo An, như trường hợp trong thời Chiến Tranh Đại Hàn và Chiến Tranh Vùng Vịnh năm 1991. Áp dụng vào trường hợp chiến tranh Iraq, ông Tổng Thư Ký LHQ cho biết: “Nếu Hiệp Chủng Quốc và các nước khác vượt rào Hội Đồng Bảo An và đơn phương rat ay là họ không tuân hợp với Bản Hiến Chương này”.


Khi được hỏi 3 lần là nếu thiếu sự chuẩn nhận của hội đồng này trong việc ra quân thì có phải là bất hợp pháp hay chăng, ông đã lên tiếng: “Theo quan điểm của chúng tôi và quan điểm của Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc thì đó là việc bất hợp pháp”.


Để đáp lại nhận định khách quan của ông TTK LHQ về vấn đề bất hợp pháp của việc Hoa Kỳ và liên minh đơn phương tấn công Iraq bất chấp sự đồng ý của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Năm 16/9/2004, Thủ Tướng Tony Blair của Hiệp Vương Quốc biện minh rằng lực lượng của ông đã ra quân hợp pháp vì vị tổng biện lý Lord Goldsmith đã phán quyết như vậy, căn cứ vào ba quyết định của Liên Hiệp Quốc cho phép sử dụng võ lực chống lại chế độ của Saddam Hussein.


Phần Tổng Thống Bush, cũng trong cùng ngày Thứ Năm, khi đang vận động tranh cử tổng thống ở Minnesota, đã tỏ ra không phản đối gì về lời nhận định của ông TTK LHQ, song vẫn tỏ ra không hối hận gì về việc quyết định của mình: “Tôi đã hy vọng rằng vấn đề ngoại giao sẽ thành tựu. Biết được những gì tôi được biết hôm nay đây, cho dù chúng ta không tìm thấy các thứ vũ khí chúng ta tưởng có ở đó, tôi cũng vẫn quyết định như thế. Hoa Kỳ và thế giới an toàn hơn khi Saddam Hussein ngồi trong tù”.


Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi, người từng ủng hộ cuộc xâm chiếm này, không lên tiếng gì hết. Thủ Tướng Úc Đại Lợi John Howard, nhân vật gửi quân sang Iraq ủng hộ Hoa Kỳ và lực lượng liên minh, vẫn cho là “hợp pháp”.


Phần Pháp và Đức là 2 quốc gia phản chiến trước đây đã từ chối tái diễn cảnh phân ly liên minh Đại Tây Dương. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Pháp là Herve Ladsous đã nói rằng: “Chúng tôi đã được dịp bấy giờ bày tỏ rất rõ ràng rồi”.


Phần Tây Ban Nha, một quốc gia ủng hộ Hoa Kỳ ngay sau Hiệp Vương Quốc, và là quốc gia cũng đã rút quân khỏi Iraq đã lên tiếng qua phát ngôn viên của chính phủ này là ông Javier Valenzuela: “Chúng tôi không lấy làm bỡ ngỡ trước những lời nhận định của ông Anna. Đó là những gì Tây Ban Nha đã nói và đó là lý do chúng tôi đã rút quân đội của chúng tôi về”.


Riêng tại Hoa Kỳ, theo mạng điện toán CNN, phổ biến ngày Thứ Sáu 17/9/2004, thì CNN nhận được các nguồn tin cho hay đã có một Bản Thẩm Định Tình Báo Quốc Gia dài 50 trang được gửi đến Tòa Bạch Ốc hồi Tháng 7/2004 cảnh giác về tình hình Iraq, khá lắm thì “ổn định một cách bấp bênh” và tệ nhất thì sẽ xẩy ra một cuộc nội chiến. Tuy nhiên, chính phủ Bush vẫn tiếp tục công khai cho rằng Hoa Kỳ đang đạt được những tiến triển khả quan ở Iraq, căn cứ vào lời Tổng Thống Bush nói hôm Thứ Năm là “tự do đang diễn tiến” ở Iraq. Bản thẩm định tình báo trên đây nêu lên các vấn đề trầm trọng liên quan đến khả năng đi đến giải quyết chính trị trong vòng vào năm tới hay hai năm tới đây, vì “kinh nghiệm hạn hẹp của chính quyền đại biểu” và tình hình “lịch sử bạo động” ở nước này.
 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ