GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 9/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần cao niên được coi như là vốn liếng cho việc phát triển của xã hội về tinh thần cũng như về nhân bản”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc hợp tác huynh đệ thực sự ở Phi Châu được phát triển nơi tất cả mọi thành phần hoạt động cho việc phát triển các cộng đồng giáo hội”.  

 

__________________

 NGÀY 27 THỨ HAI

  

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 26 Thường Niên: Công Lý và Tình Đoàn Kết là những gì bảo đảm cho việc xây dựng hòa bình

ĐTC GPII đã ban huấn từ truyền tin tại nhà nghỉ mát của Ngài ở Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C liên quan đến bài Phúc Âm về người phú hộ và Lazarô.

1.     Phúc Âm của Chúa Nhật tuần này thuật lại dụ ngôn về người phú hộ và Lazarô nghèo (x Lk 16:19-31). Người phú hộ sống dồi dào và xa hoa, không quan tâm gì tới người hành khất name đói ở cổng nhà của mình. Thế nhưng, sau khi cheat, tình hình lại đảo ngược, ở chỗ, Lazarô được vào thiên đàng, còn người phú hộ phải chịu cực hình.
Giáo huấn từ dụ ngôn này là những gì hiển nhiên, ở chỗ, hết mọi người phải thực hiện việc sử dụng các sản vật của mình trong tình đoàn kết chứ không phải cho cái tôi.

2.     Bài phúc âm nổi tiếng này lại càng thích hợp hơn bao giờ hết đối với vấn đề chênh lệch giữa giầu nghèo trên thế giới ngày nay. Mới mấy ngày trước đây, một cuộc họp quan trọng của các Vị Thủ Lãnh Quốc Gia và Chính Quyền diễn ra ở Nữu Ước hướng về hoạt động đoàn kết hơn và hiệu lực hơn trong việc “chống lại tình trạng đói nghèo”. ĐHY Angelo Sodano, quốc vụ khanh của Tòa Thánh, cũng ngỏ lời với cuộc họp này khi bày tỏ việc Tòa Thánh ủng hộ sáng kiến mới mẻ này.

Giáo Hội Công Giáo bảo đảm với tất cả mọi người về việc Giáo Hội dấn thân nhổ tận gốc rễ cho khỏi trái đất này nạn đói cùng các hậu quả khác của nghèo khổ. Về vấn đề này, Tôi lấy làm sung sướng nhớ lại cuộc họp của tất cả mọi vị Khâm Sứ Tòa Thánh ở Phi Châu mới diễn ra cách đây mấy hôm ở Vatican.

3.     Chúng ta hãy cầu nguyện cùng Chúa cho việc bảo trì những nỗ lực của cộng đồng quốc tế đối với công lý và việc phát triển tình đoàn kết. Thật vậy, đó là con đường bảo đảm cho tương lai hòa bình của thế giới.

Chúng ta xin điều này nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng chúng ta đặc biệt ký thác các gia đình và các dân tộc hầu hết bị thử thách bởi việc phân phối bất công các sản vật được Thiên Chúa có ý định ban cho tất cả mọi con cái của Ngài.

(Sau Kinh Truyền Tin)

Thứ Năm tới đây, ngày 30 tháng 9, chúng ta cử hành Ngày Hải Hồ Thế Giới được Liên Hiệp Quốc rổ chức. Tôi nghĩ đến tất cả những ai làm việc ngoài biển khơi, và Tôi nguyện cầu để họ có thể sống theo nhân phẩm và trong an ninh.


Tóm lại, trong huấn từ truyền tin Chúa Nhật XXVI thường niên Năm C 26/9/2004, ĐTC đã nói đến 2 vấn đề, vấn đề thứ nhất (trước khi nguyện kinh truyền tin) là công lý và tình đoàn kết để xây dựng hòa bình, một vấn đề liên quan trực tiếp đến ý nghĩa của bài Phúc Âm về dụ ngôn người phú hộ và Lazarô trong phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật này, và vấn đề thứ hai (sau khi nguyện kinh truyền tin) là Ngày Thủy Thủ Thế Giới do Liên Hiệp Quốc năm nay tổ chức.

Vế vấn đề công lý và tình đoàn kết để xây dựng hòa bình, ĐTC đã đề cập tới cuộc họp mới được tổ chức hôm Thứ Hai 20/9/2004 tại Tổng Hành Dinh Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước Hoa Kỳ, một cuộc họp được triệu tập bởi tổng thống Batây Luiz Inácio Lula da Silva với mục đích để cổ võ “hoạt động đoàn kết và hiệu nghiệm hơn trong việc chiến đấu chống lại tình trạng đói khổ và nghèo khổ”. Các vị lãnh đạo quốc gia và chính phủ đã ký vào Bản Tuyên Ngôn Nữu Ước về Hoạt Động Chống Đói Khổ và Nghèo Khổ là văn kiện kêu gọi, trong số những vấn đề khác, những đường lối đánh thuế trên vấn đề mua bán vũ khí và thương vụ.

Ngoài ra, ĐTC cũng còn nhắn đến cuộc họp của các vị khâm sứ tòa thánh ở Phi Châu họp tại Vatican hôm Thứ Năm 23/9/2004 về vấn đề tìm cách nhắc nhở thế giới đừng bỏ quên lục địa Phi Châu và bày tỏ cho nhân dân Phi Châu thấy được Đức Giáo Hoàng “gần gũi với họ về tinh thần và tình đoàn kết của Giáo Hội hoàn vũ”.

Về vấn đề Ngày Hải Hành Thế Giới, ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho thành phần liên quan đến vấn đề hay sống đời hải hồ được sống đúng với nhân phẩm và trong an ninh.

Ngày này được Tổ Chức Hải Hồ Thế Giới (IMO International Maritime Organization) phát động, một tổ chức có 164 phần tử và thuộc về Liên Hiệp Quốc, với mục đích phát động vấn đề an ninh trên biển cả và ngăn ngừa việc phóng uế của các tầu bè.

Chủ đề của Ngày Hải Hồ Thế Giới năm 2004 này là “IMO: Focus on Maritime Security”. Trong bài diễn văn của mình cho ngày này năm nay, ông Tổng Thư Ký của tổ chức ấy, Efthimios E. Mitropoulos, đã nói đến vấn đề an ninh trên biển cả vào những thời điểm đang có nạn khủng bố hiện nay. Bài diễn văn của ông được kết thúc bằng câu: “Chớ gì chúng ta không bao giờ phải hứng chịu cái kinh nghiệm chua xót đớn đau của một cuộc khủng bố tấn công vào ngành hàng hải”.

Riêng với Tòa Thánh Rôma, để giúp cho những ai sống đời hải hồ, làm nghề hàng hải, đã thiết lập một Vai Trò Tông Đồ Biển Cả vào năm 1992, qua tông thư “Stella Maris” của ĐTC GPII ban hành ngày 31/1/1997 để ấn định những điều hướng và qui chuẩn liên quan đến vai trò này. Ngày nay cơ cấu này thuộc về Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Việc Chăm Sóc Mục Vụ Cho Những Người Di Dân Và Lưu Động. Mục đích của vai trò tông đồ biển cả này, một vai trò có phần tử ở 98 quốc gia, đó là “đáp ứng việc phúc hạnh về thiêng liêng, xã hội và thể chất của những con người đi biển thuộc ngành thương mại và cũng như trên các tầu bè đánh cá. Việc trợ giúp này cũng bao gồm cả các gia đình của họ không phân biệt văn hóa, quốc tịnh hay tôn giáo”.



Tổ Chức Liên Hiệp Các Nhà Sinh Thể Học kêu gọi Âu Châu hãy ngăn cấm Việc Thực Hiện Vấn Đề Triệt Sinh An Tử Trẻ Em

Một nhóm đại diện cho 35 trung tâm và học viện sinh thể học khắp thế giới đã lên tiếng kết án việc nới rộng vấn đề triệt sinh an tử trẻ em và thơ nhi ở Hòa Lan, nơi cho phép thực hiện việc triệt sinh an tử các trẻ em sơ sinh và dưới 12 tuổi.

Trong một văn kiện được phổ biến đề ngày 15/9/2004, tổ chức IFBIBI này (International Federation of Centers and Institutes of Bioethics of Personalist Inspiration) cũng yêu cầu Khối Hiệp Nhất Âu Châu can thiệp vào việc bảo vệ nhân quyền ấy.

Bản văn kiện này bày tỏ “một nhận định hoàn toàn tiêu cực” về việc nới rộng này, cũng như chống lại việc triệt sinh an tử và trợ giúp tự tử được Hòa Lan chấp thuận từ năm 2002. Tổ chức quốc tế lên tiếng này khẳng định là không một ai có thể hủy hoại sự sống con người, kể cả của chính bản thân mình, vì sự sống của con người là một “sự thiện chính yếu đối với cá nhân cũng như xã hội”.

Tuy nhiên, “việc nới rộng vấn đề hợp thức hóa (áp dụng vào việc triệt sinh an tử cả) trẻ em và sơ sinh là thành phần không thể bày tỏ sự đồng ý của mình là một thứ bất công không thể nào chấp nhận được”.

“Đây không phải chỉ là cảm thức về tôn giáo, nhất là cảm thức Kitô Giáo, một cảm thức dẫn đến chỗ bài bác cái tệ hại có tính cách tiêu cực của lề luật này, nhưng chính lý lẽ tự nhiên và cảm thức của nhân loại cũng ngăn cản việc tái diễn vấn đề tranh luận đối với cái thực sự méo mó nơi các qui tắc về dân sự cũng như về sức khỏe”.

“Chúng tôi nghĩ rằng Âu Châu, qua các cơ cấu tổ chức của mình, có quyền can thiệp để ngăn chặn một thứ thích nghĩa về tinh thần và chữ nghĩa liên quan các các quyền lợi của con người được thừa nhận trong ‘Bản Hiệp Ước Nhân Quyền và Các Quyền Tự Do Chính Yếu’ (Pact of Rome, khoản 2)”.

Bản văn kiện này được các vị thuộc Hội Đồng Điều Hành đại diện tổ chức IFCIBPI ký tên, đó là giáo sư Maria Luisa di Pietro của Đại Học Công Giáo Rôma; linh mục Gonzalo Miranda, khoa trưởng Khoa Sinh Thể Học ở Giáo Hoàng Học Viện Regina; ĐGM Elio Sgreccia, phó chủ tịch Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống, và giáo sư Patricio Venrura-Junca thuộc Đại Học Công Giáo Chí Lợi.

Chủ thuyết ngôi vị con người là nền tảng về văn hóa đã là những gì tự nhiên liên kết các trung tâm và học viện khoa sinh thể học lại với nhau một năm trước đây thành một tổ chức liên hiệp quốc tế, một tổ chức đón nhận các tham dự viên thuộc các tôn giáo và truyền thống khác nhau, dù tổ chức này đặc biệt căn cứ vào giáo thuyết của Giáo Hội Công Giáo.

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ