GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 9/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần cao niên được coi như là vốn liếng cho việc phát triển của xã hội về tinh thần cũng như về nhân bản”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc hợp tác huynh đệ thực sự ở Phi Châu được phát triển nơi tất cả mọi thành phần hoạt động cho việc phát triển các cộng đồng giáo hội”.  

 

__________________

 NGÀY 28 THỨ BA

  

Các Tu Sĩ Chư Thừa Sai Bác Ái của Chân Phước Têrêsa Calcutta bị tấn công ở Ấn Độ


Cha Babu Joseph Karakombil, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Ấn Độ đã nói với Cơ Quan Tín Vụ Fides như sau:


“Chúng tôi cực lực lên án hai cuộc tấn công các tu sĩ Chư Thừa Sai Bác Ái xẩy ra hôm qua (Chúa Nhật 26/9/2004) ở Kerala. Chúng tôi rất lo âu về tình hình tái phát hiện những nhóm cực thủ Ấn Giáo đang tìm chỗ đứng chính trị. Thế nhưng chúng tôi cũng đã nhận được tình đoàn kết từ các tổ chức, những cơ quan dân sự và nhiều nhóm Ấn giáo, Hồi giáo và Phật giáo”.


Những cuộc tấn công xẩy ra ở tỉnh Pantheerankave, miền bắc Cochin thuộc tiểu bang Kerala, miền nam Ấn Độ. Tỉnh lỵ này là một tỉnh lụp xụp tồi tàn của thổ dân Ấn không có giai cấp. Cuộc tấn công đầu tiên xẩy ra vào buổi trưa khi một nhóm tu sĩ Chư Thừa Sai Bác Ái đến phân phát thực phẩm như thường lệ cho dân chúng ở tỉnh lỵ này. Đang khi có mấy gia đình đang xin các sơ giúp đỡ thì một nhóm 5 người đã nhào đến tấn công xe của các tu sĩ bằng gậy và giây xích. Trong khi tấn công, họ hô hào những khẩu hiệu nói lên ý hệ quốc giáo Ấn Độ.


Hai chị dòng và người tài xế bị thương tích. Một nhóm tu sĩ Chư Thừa Sai Bác Ái khác thấy vậy tiến đến thì chính nhóm thứ hai này cũng bị 30 người khác tấn công. Mẹ bề trên bị đập vào đầu và một nữ tu cùng 2 sư huynh dòng này bị thương. Những tay cực thủ Ấn Giáo đã cố gắng để tống các tu sĩ này ra khỏi chiếc xe của các vị nhưng không thành công.


Tất cả những tu sĩ bị thương đều được mang vào nhà thương, trong đó một chị bị thương nặng. Tình hình đã không đi đến chỗ xẩy ra quá trầm trọng là vì có một số phụ nữ địa phương đã ra mặt chống đối. Đức Giám Mục địa phương là Joseph Kalathiparambil giáo phận Calicut đã đến thăm các nữ tu và nói rằng ngài sẽ tường trình cuộc tấn công này lên thẩm quyền quốc gia.


Vẫn biết việc bác ái của các tu sĩ dòng Chân Phước Têrêsa Calcutta hoàn toàn có tính cách nhân đạo bất phân biệt giai cấp và niềm tin, nhưng trước mắt thành phần cực thủ thì đó là cách dụ giáo của Kitô hữu Công Giáo, khiến cho tín đồ Ấn Giáo trở lại Công Giáo.


Cảnh sát đã bắt giữ 9 kẻ tấn công, trong khi đó Bharatiya Janata Party (BJP) hoạng động theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo và các nhóm khác chối không phải họ gây ra các cuộc tấn công ấy. Tuy nhiên, theo lời các tu sĩ Chư Thừa Sai Bác Ái thuật lại thì “những kẻ tấn công hô hào những câu khẩu hiệu như ‘muôn năm BJP”.


Các hiệp hội và phong trào Kitô hữu khắp tiểu bang Kerala đã phổ biến lời tuyên cáo chung để bày tỏ sự phẫn nộ và quan tâm về biến cố bị họ nghiêm trọng lên án, và bênh vực hoạt động của Hội Dòng Mẹ Têrêsa.


Cha Babu Joseph Karakombil tin rằng ý đồ của những kẻ tấn công là “tấn công tình trạng ôn hòa luôn chi phối quốc gia Kerala”. Cha cho rằng việc sát hại cha Job Chittilappily một tháng trước đây là một “dấu hiệu đang lo ngại” và cuộc tấn công này vào chư thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa là thành phần luôn được “coi trọng ở khắp Ấn Độ”.


Kitô hữu chỉ có khoảng 2% dân số 1 tỉ người của Ấn Độ, Công Giáo được 17 triệu. Ấn Giáo chiếm 80% dân số.



Một Thứ Ý Hệ Nhẩy Vọt nơi Thành Phần Cực Thủ Hồi Giáo


Vị giáo sư ở Học Viện Tòa Thánh Nghiên Cứu về Ả Rập và Hồi Giáo là Francesco Zannini đã cho AsiaNews biết rằng chúng ta đang chứng kiến thấy “một thứ nhẩy vọt về ý hệ” của “thành phần cực thủ Hồi Giáo, của các nhóm quá khích và những tay khủng bố”, thành phần coi Tây Phương là kẻ thù. Theo ngài nhận định thì những vụ lấy đầu các con tin Tây Phương ở Iraq là cách bắt “Tây Phương phải quì gối xuống”.


Mặc dù việc lấy đầu là một việc “xẩy ra trong lịch sử Hồi Giáo”, nhưng “việc cắt thủ cấp ấy không phải là một trừng phạt được ngờ trước theo luật lệ Hồi Giáo. Nó có thể xẩy ra trong quá khứ nhưng nó không phải là một trừng phạt đặc biệt, nhất là một trừng phạt giành cho các kẻ địch thù. Có những đoạn truyền khiến sát hại các kẻ thù của Hồi Giáo, nhưng những đoạn ấy không lệnh phải lấy đầu. Kinh Koran không đề cập đến nó. Những câu châm ngôn (của Tiên Tri Mahommed) cũng không luôn”.


Theo ông giáo sư này thì “việc muốn lấy đầu và dùng truyền thông để loan tải những thứ sát hại ấy chính là để kéo chú ý và gây hăm dọa”, cũng như “để bắt người Tây Phương phải quì gối xuống” và gây chi phối “tâm lý quần chúng”.


Vị giáo sư này xác định rõ là “các bản văn Hồi Giáo rõ ràng là lên án việc sát hại thành phần nữ giới. Những câu châm ngôn (của Tiên Tri Mahommed) đáng tín cẩn nhất nói rằng không thể sát hại nữ giới, trẻ em, hàng giáo sĩ và thậm chí cả các nông gia, hoặc giới trẻ ở vào tuổi đi lính nhưng không tại ngũ. Thế nhưng, những tay khủng bố này đã nhẩy vọt về ý hệ, ở chỗ, họ đã xác định lại hình ảnh của thành phần ‘kẻ thù’. Đối với trào lưu cực thủ, với những nhóm và những tên khủng bố cực đoan quá khích thì kẻ thù là tất cả những người Tây Phương vậy”, bởi thế, hết mọi người Tây Phương, thậm chí kể cả con nít là kẻ tấn công Hồi Giáo”, và do đó, “cần phải bị hủy diệt”.


Theo vị giáo sư này, “đó là một chủ trương ý hệ biện minh cho tất cả cuộc Thánh Chiến”, mặc dù quả thực có xẩy ra ở Iraq, những ai sát hại có thể là những người Hồi Giáo, nhưng “cũng có cả những người vô thần nấp ở đằng sau Hồi Giáo nữa, hay có những cơ quan mật vụ hoặc những gì khác nữa”.


Trước tình trạng này, chính những người Hồi Giáo cũng “lấy làm kinh ngạc. Họ thấy mình đối diện với một cái gì đó mới mẻ chưa từng xẩy ra”, và mặc dù họ “không quên được những cuộc chiến đấu trong quá khứ”, họ cũng “cảm thấy bàng hoàng trước những gì hiện đang xẩy ra hôm nay đây”.


Vị giáo sư này cho biết thêm “Có một người Hồi Giáo bạn của tôi ở Bangladesh, một nhà trí thức, thú với tôi về mối quan tâm của ông ta rằng, ông cảm thấy là có một nhu cầu khẩn trương cần phải củng cố vấn đề giáo dục sống theo lý tưởng nơi giới trẻ là thành phần bằng không sẽ trở thành những người lãnh đạo một tương lai tăm tối sau này”.


“Thậm chí có cả một số phần tử thuộc tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ở Ai Cập cũng đã thú nhận về sự bàng hoàng của họ. Tổ Chức Huynh Đệ Hồi Giáo ấy thấy rằng những tay khủng bố Iraq đã phần nào thực hiện theo ý hệ của những tay này, nhưng tổ chức này cảm thấy rằng…’những tay khủng bố ấy đã làm cho Hồi Giáo trở thành công khai xấu xa”.

 


Những Kitô Hữu bị sát hại ở Iraq để ngăn cản việc tái thiết Iraq


Hôm thứ hai 27/9/2004, có 9 nhân viên làm việc, trong đó có 6 Kitô hữu trẻ trung thuộc lễ nghi Chaldean, đã bị sát hại ở thủ đô Baghdad, vì tội hợp tác với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nguồn tin này đã được ĐGM phụ tá Tòa Thượng Phụ Chaldean là Shlemon Warduni xác định với Đài Phát Thanh Vatican.


Vị giám mục này cho biết, theo quan điểm của ngài, đó không phải là một cuộc tấn công Kitô hữu: “Tôi nghĩ rằng họ bị giết chỉ vì họ là thành phần nhân viên lao công. Nhiều nhóm không muốn bất cứ ai làm việc. Nhưng làm sao dân chúng có thể sống mà không làm việc đây? Dân chúng sợ đi ra ngoài và con số đến nhà thờ đang bị sút giảm đi. Một số nhà thờ đã bắt đầu những chương trình về giáo lý; có những nhà thờ không sợ người của mình bị bắt cóc đi. Cũng khó có thể qui tụ giới trẻ lại. Chúng tôi sẽ thấy những gì xẩy ra cho các học đường khi những lớp học chưa bắt đầu mở”.


Giáo Hội lễ nghi Chaldean đang hoạt động cho việc thả những con tin ở Iraq ra, nhất là hai phụ nữ tình nguyện viên người Ý, những người đang giúp cho các trẻ em Iraq ở thủ đô Baghdad.


“Hằng trăm người đã bị bắt cóc với giá chuộc phải trả từ giữa 10 đến 20, 50 chục ngàn Mỹ kim mỗi đầu người”.


Từ khi chiến tranh chính thức xẩy ra ở Iraq một năm rưỡi trước đây (3/2003), có hơn 80 Kitô hữu bị chết trong tay những kẻ khủng bố Hồi Giáo, trong đó có 20 người bị cheat vào tháng 9/2004, và trong 20 người này có 2 người bị lấy thủ cấp. Trong tháng 8/2004, một số nhà thờ đã trở thành những mục tiêu tấn công của những cuộc khủng bố.
 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ