GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 9/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần cao niên được coi như là vốn liếng cho việc phát triển của xã hội về tinh thần cũng như về nhân bản”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc hợp tác huynh đệ thực sự ở Phi Châu được phát triển nơi tất cả mọi thành phần hoạt động cho việc phát triển các cộng đồng giáo hội”.  

 

 

__________________

 NGÀY 3 THỨ SÁU

  

Trách Nhiệm của Thành Phần Cử Tri Công Giáo trong Cuộc Bầu Cử Tới Đây

Vẫn biết cuộc tranh cử nào tổng thống Hoa Kỳ cũng trở thành một biến động cho riêng Hoa Kỳ và cho chun g thế giới, nhưng cuộc bầu cử năm 2004 này dường như có một cái gì đó đặc biệt chưa từng có và sôi nổi hơn bao giờ hết, nhất là trong thành phần Công Giáo, vì nó liên quan đến những vấn đề luân lý hơn là liên quan đến một ứng cử viên là người Công Giáo (song lại là người công khai chủ trương chống lại giáo huấn của Giáo Hội về luân lý). Ở một khía cạnh nào đó, hình như cuộc bầu cử nào liên quan đến vị đương kim tổng thống hiện nay, tức cả cuộc bầu cử lần trước với vị phó tổng thống bấy giờ và cuộc bầu cử lần này đều hết sức căng thẳng và gay go.

Như thoidiemmaria.net đã nhận định trong bài “bầu cho ai khi phải chọn sự dữ” ngày 6/8/2004:

“Thật vậy, chưa bao giờ lương tâm Công Giáo ở Hoa Kỳ cảm thấy day dứt và bối rối như hiện nay trong cuộc bầu cử sắp tới đây, giữa một ứng cử viên đảng Cộng Hòa (đương kim Tổng Thống George Bush) có một chiều hướng và thực tế phò chiến tranh (qua mặt Liên Hiệp Quốc để tấn công Iraq) và với một ứng cử viên công khai tuyên bố phò phá thai (và đồng tính luyến ái).

“Thường con người ta hướng về sự thiện và tìm kiếm sự thiện, nên những gì con người chọn lựa, theo nguyên tắc chung, bao giờ cũng là những gì tự bản chất là sự thiện, chứ không phải sự dữ hay hơn là sự dữ. Thế mà, giờ đây, trong cuộc bầu cử 11/2004, nhân dân Hoa Kỳ nói chung và người Công Giáo Hoa Kỳ hoặc nhập tịch Hoa Kỳ nói riêng, phải chọn một trong hai sự dữ, tức một trong hai ứng cử tổng thống đều làm sự dữ. Vậy đâu là ý Chúa trong việc tuyển chọn này, nếu người Công Giáo muốn chu toàn phận sự công dân của mình theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo buộc phải đi bầu?”

Theo Đức Hồng Y Theodore McCarrick, TGM Washington, vị lãnh đạo Ban Đặc Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Các Vị Giám Mục Công Giáo Và Chính Trị Gia Công Giáo, thì nói chung công thức hay nguyên tắc cần phải theo đó là “tự do lương tâm, nhưng chỉ sau khi tìm hiểu rõ các giáo huấn của Giáo Hội”. Trong cuộc phỏng vấn của nhật báo Avvenire Ý quốc, vị hồng y này đã đến “nhiệm vụ về luân lý” của tín hữu trong việc bầu cử như sau.

Vấn:     Trong cơ cấu tổ chức lưỡng đảng, chẳng hạn như của Hiệp Chủng Quốc đây, thì rất khó cho một ứng cử viên có một dự án hoạt động làm thỏa mãn hết mọi yếu tố giáo huấn về xã hội của Công Giáo. Người Công Giáo phải làm sao khi đối diện với hai ứng cử viên tất yếu bất toàn này?

Đáp:     Để tìm được vị ứng cử viên lý tưởng thì chẳng những khó mà còn bất khả nữa. Tuy nhiên, chúng tôi nói với tín hữu một cách rõ ràng là bao giờ cũng cần phải tiếp tục nắm giữ những nguyên tắc liên quan đến luân lý Công Giáo và làm cho những nguyên tắc này tồn tại nơi lương tâm của cả chính ứng cử viên lẫn cử tri viên. Chúng tôi muốn mọi người hiểu rằng, là các vị mục tử, chúng tôi hết sức tham gia và quan tâm đến đời sống xã hội của xứ sở này.

Vấn:     Theo tư cách là các vị giám mục đối với những ngươiụi Công Giáo Hoa Kỳ, thành phần đang chuẩn bị bầu cử vào Tháng 11 tới đây, các vị đã khuyên bảo những gì?

Đáp:     Căn bản đó là các vị giám mục không thiên vị ứng cử viên này với ứng cử viên kia. Chúng tôi không muốn trực tiếp nhúng tay vào những quyết định về chính trị. Những gì chúng tôi làm đó là nói lên giáo huấn Công Giáo về xã hội cùng những văn kiện về mối liên hệ giữa đời sống xã hội và Công Giáo do Tòa Thánh phổ biến, và trình bày cho tín hữu biết những qui chuẩn hướng dẫn việc chọn lựa chính trị của người Công Giáo. Ý tưởng chính đó là việc trở thành một người công dân hữu trách là một nhân đức, và việc tham dự vào tiến trình chính trị và bầu cử là một nhiệm vụ về luân lý.

Vấn:     Vậy thì đâu là những nguyên tắc người Công Giáo phải theo đầu tiên trước khi đi đến quyết định về chính trị?

Đáp:     Trước hết là vấn đề tôn trọng sự sống. Đây là nền tảng của hết mọi vấn đề bàn luận và quyết định về chính trị. Thế nhưng nó vẫn không phải là giá trị duy nhất cần phải căn cứ. Giáo huấn Công Giáo cũng đòi phải có một chính sách hữu trách liên quan đến các vấn đề về hòa bình, về công lý xã hội và về việc trợ giúp cho người nghèo. Chúng tôi tìm cách làm cho tín hữu hiểu rằng vai trò công dân hưũu trách tức là vai trò hiểu biết những vấn đề ấy và bảo toàn chúng. Chúng tôi cũng nói rằng hết mọi quyết định cần phải được thực hiện theo quyền tự do lương tâm, nhưng chỉ sau khi tìm hiểu rõ các giáo huấn của Giáo Hội.

Vấn:     Trong những tháng gần đây, hơn một vị giám mục Mỹ đã nói, một cách công khai hay trong hội đồng giám mục, về vấn đề có thể không trao ban Thánh Thể cho những ứng cử viên xưng mình là Công Giáo, như ông John Kerry, mà lại ủng hộ quyền phá thai. Những bản văn kiện của các vị giám mục Hoa Kỳ từ cuộc họp mới đây ở Calorado dường như cũng thận trọng về vấn đề này. Vậy thì ban đặc vụ do đức hồng ý lãnh đạo đã có những đúc kết như thế nào?

Đáp:     Chúng tôi vẫn còn làm việc về vấn đề này, thế nhưng, tạm thời thì quyết định tùy ở mỗi vị giám mục, vị biết được hơn ai khác những trường hợp xẩy ra trong giáo phận của mình, cũng như việc quyết tâm cùng tác hành của các chính trị gia địa phương. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự kiện là mỗi một ngươiụi trong các vị đều có thể thực hiện những quyết định xác đáng. Thế nhưng, chúng tôi, cũng như hội đồng giám mục, lưu ý tất cả mọi vị giám mục rằng, chúng tôi muốn tránh lấy Thánh Thể làm khí cụ sắc bén có tính cách chính trị và bàn thờ không phải là nơi xứng hợp cho những cuộc chiến co ù thể và phải được xẩy ra ở những nơi khác.

Vấn:     Phận vụ của Ban Đặc Vụ về Các Vị Giám Mục Công Giáo và Các Chính Trị Gia Công Giáo là gì?

Đáp:     Mục tiêu việc làm của chúng tôi đó là đối thoại và hướng dẫn. Bởi thế chúng tôi tìm những đường lối tốt đẹp nhất để liên hệ vơiùi các chính trị gia Công Giáo thuộc cả hai đảng, và chúng tôi cố gắng bảo tồn việc trao đổi với mọi ngươiụi trong họ. Chúng tôi muốn giải thích cho họ những vấn đề quan trọng đối với một người Công Giáo và tại sao lại như thế. Chúng tôi cũng nhắc nhở họ rằng ngay cả trong việc tôn trọng quyền tự do lương tâm, nếu họ hành động bất hợp với giáo huấn Công Giáo, thì theo lương tâm, họ không được bước lên rước lễ.

Vấn:     Tuần vừa rồi, ngài và những vị hồng y Hoa Kỳ đã tham dự hội nghị Các Hiệp Sĩ của hiệp hội Columbus, có mặt cả ông George W. Bush. Báo chí Hoa Kỳ đã cho đó như là một việc ngầm ủng hộ việc bầu cử tổng thống. Ngài trả lời ra sao đây?

Đáp:     Tôi đã nhận lời mời của một hiệp hội rất sinh động nơi tất cả mọi giáo phận ở Hoa Kỳ và góp phần lớn lao cho các ơn gọi cũng như cho hoạt động bác ái của người Công Giáo Hoa Kỳ. Nó là một hiệp hội Công Giáo chính của Hoa Kỳ, và theo truyền thống, nó bao giờ cũng mời các vị giám mục và hồng y Hoa Kỳ dến tham dự đại hội thường niên của nó, một đại hội mà tôi chẳng hạn không bao giờ bỏ. Không ai, trong đó có tôi, lại đi để tôn vinh vị tổng thống này cả, mà là cho ngày hội họp và sinh hoạt ích lợi này thôi.

Vấn:     Những giải thích ngớ ngẩn nhất về hành vi cử chỉ của các phần tử thuộc Giáo Hội ở Hiệp Chủng Quốc đó là the order of the day trong cuộc vận động bầu cử. Những thứ giải thích này có làm phiền đến ngài hay chăng? Ngài có nghĩ rằng có thể tránh được những thứ giải thích ấy không?

Đáp:     Việc bị biến thành khí cụ và những sự hiểu lầm bao giờ cũng có và khó lòng mà tránh được. Nhất là trường hợp của một vị mục tử sống và làm việc ở một khu vực như tôi, một người thậm chí còn dự phần vào sinh hoạt chính trị của quốc gia hơn và được truyền thông nhắm đến hơn ai hết. Cần phải biết cách để đương đầu với những trường hợp này mà không gây ra gương mù, ban đặc vụ do tôi lãnh đạo cống hiến cho các vị giám mục nhiều khuyến dụ liên quan đến khía cạnh này.

Vấn đề chính ở đây là luôn cởi mở đối thoại với tất cả mọi người, cho dù có nguy cơ bị hiểu lầm chăng nữa. Tôi cũng cảm thấy mình đã hơn một lần “gặp trục trắc rắc rối”, có thể nói như thế, vì việc sẵn sàng gặp gỡ mọi người và nói chuyện với mọi người, nhưng tôi muốn tiếp tục làm như thế. Gương mẫu của Đức Thánh Cha hiện nay về khía cạnh này là điều hiển nhiên nên tôi sẽ luôn luôn cố gắng theo gương của Ngài.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 31/8/2004

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ