GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 11/11/2005

 

?   Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Việc Tưởng Niệm Diệt Chủng Do Thái

   Một Giám Mục Hiệp Vương Quốc Tấn Công Dự Luật “Trợ Tử”

?  Cuộc Khủng Bố Tấn Công ở Thủ Đô Nước Jordan

       Cuộc Nổi Loạn ở Pháp đã được vãn hồi sau 2 tuần diễn tiến

?   Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Việc Tưởng Niệm Diệt Chủng Do Thái

 

Sau đây là nguyên văn diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Ba 1/11/2005, ngỏ cùng Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vềViệc Tưởng Niệm Diệt Chủng Do Thái”.

 

Kính Ông Chủ Tịch,

 

Vấn đề tưởng nhớ là một nhiệm vụ và là một trách nhiệm chung. Điều này đặc biệt đúng nơi trường hợp Diệt Chủng Do Thái và rất nhiều đại biểu lấy làm hài lòng hoan hô quyết định thực hiện việc tưởng nhớ Diệt Chủng và chúc mừng tất cả những ai bảo trợ việc tưởng niệm này.

 

Trách nhiệm của tất cả mọi dân nước trong việc tưởng nhớ có được một sức mạnh mới khi chúng ta mừng 60 năm giải tỏa các trại tuyệt mạng và thiết lập Liên Hiệp Quốc.

 

60 năm chúng ta đã thấy được cái kinh hoàng của thứ tội ác này, thế mà lịch sử vẫn còn tái diễn cái kinh hoàng này. Việc thỏa ước quốc tế về vấn đề này đã không ngăn cản nổi thứ ý nghĩ dẫn đến vấn đề sát chủng, đến việc bạo động gây ra diệt chủng, đến những bất công khiến diệt chủng trở thành khả dĩ, hay đến những lợi lộc khiến việc diệt chủng có thể được tạm hoãn.

 

Thế kỷ 20 đã chứng kiến những cuộc diệt chủng, những cuộc tàn ác, những cuộc tàn sát và những cuộc thanh lọc chủng tộc là những cuộc xẩy ra đáng tiếc không phải chỉ ở trong một châu lục duy nhất. Khi chúng ta đứng trước cuộc Diệt Chủng Do Thái thì thật là chính đáng khi chúng ta tưởng nhớ và hứa quyết với tất cả nỗ lực chúng của chúng ta trong việc bảo đảm rằng, khi chỉ tên điểm mặt loại tội ác ấy, các quốc gia trên thế giới sẽ nhận ra bộ mặt của nó và ngăn ngừa không để cho nó xẩy ra trong tương lai nữa.

 

Chớ gì Việc Diệt Chủng Do Thái trở thành một thứ cảnh báo trong việc ngăn cản chúng ta khỏi chiều theo những thứ ý hệ biện minh cho việc khinh bỉ phẩm vị con người vì lý do chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ hay tôn giáo.

 

Theo chiều hướng ấy, cũng cần phải nhắc lại và lập lại việc chúng ta ủng hộ cho Quyết Nghị 1624 của Hội Đồng Bảo An LHQ là quyết nghị vừa lên án “một cách hết sức cương quyết việc khích động các hoạt động khủng bố” vừa bác bỏ “những nỗ lực biện minh hay tôn vinh […] những hoạt động khủng bố làm phấn khích thêm những hoạt động khủng bố khác”. Quyết nghị này còn nhấn mạnh đến “việc tiếp tục những nỗ lực quốc tế để gia tăng vấn đề đối thoại cũng như nới rộng vấn đề hiểu biết các nền văn minh, hầu cố gắng ngăn ngừa cái mục tiêu bất phân biệt các thứ tôn giáo và văn hóa khác nhau, và giải quyết những tình trạng xung khắc chưa được giải quyết theo vùng cùng với hàng loạt đầy những vấn đề của thế giới”.

 

Sau biến cố Shoah, bước đầu tiên để tiến tới việc ngăn ngừa đó là Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền. Cần phải thực hiện nhiều bước tiến hơn nữa. Nơi hết mọi quốc gia, việc tưởng nhớ đến Cuộc Diệt Chủng Do Thái cần phải được duy trì như là một quyết tâm không để cho thứ kinh hoàng này xẩy ra cho các thế hệ mai hậu nữa.

 

Trong cuộc viếng thăm Thánh Địa của mình, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến Yad Vashem, đài tưởng niệm biến cố Shoah. Ở chân Bức Tường Phía Đông của Đền Thờ, ngài đã nguyện cầu xin ơn tha thứ cũng như cho việc hoán cải tâm tưởng con người.

 

Việc xin thứ tha là những gì thanh tẩy ký ức, và việc tưởng nhớ đến Cuộc Diệt Chủng Do Thái cống hiến cho chúng ta cơ hội để thực hiện việc thanh tẩy ký ức ấy, để sớm khám phá ra những triệu chứng diệt chủng mà loại trừ chúng, và để sử dụng những biện pháp hợp thời và cứng rắn trong việc chế ngự những đủ thứ bất công về phương diện xã hội và quốc tế.

 

Chương trình của cuộc dấn thân này, cùng với các biện pháp khác, có thể cho thấy một cách tốt đẹp là hữu ích về vấn đề này, để chứng tỏ rằng, với ý muốn của chính trị, nó có thể được thực hiện nhiều hơn nữa, có thể chiến đạt nhiều hơn nữa vậy.

 

Tòa Thánh sẵn sàng tiếp tục hoạt động theo chiều hướng ấy.

 

Xin cám ơn Ông Chủ Tịch


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/11/2005

 

TOP

 

 

 Một Giám Mục Hiệp Vương Quốc Tấn Công Dự Luật “Trợ Tử”

 

Theo mạng điện toán toàn cầu ngày 9/11/2005 thì Đức Tổng Giám Mục Peter Smith, chủ tịch Phân Bộ Trách Nhiệm Kitô Hữu và Vai Trò Công Dân thuộc Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Wales, đã chính thức lên tiếng chống lại dự luật trợ tử: “Không ai được bị ảo tưởng về những gì ở đằng sau Dự Luật mới được điều chỉnh lần cuối bởi Lord Joffe”. Dự luật này, theo BBC, đã được cứu xét bởi House of Lords vào Tháng 10, và là một dự luật cổ võ cho vấn đề trợ tử, cho phép y sĩ được quyền biên toa thuốc để bệnh nhân sử dụng cho việc tự tử.

 

Trong bản văn của mình, vì giám mục này viết như sau:

 

“Đây là bước đầu tiên trong chiến dịch có dự tính trong vấn đề hợp thức hóa vấn đề triệt sinh an tử. Một thứ luật cho phép các bác sĩ được giúp bệnh nhân tự sát hại mình chỉ là một bước ngắn trước khi tiến tới luật cho phép các bác sĩ sát hại họ.

 

“Sẽ có nhiều người thuộc tất cả mọi niềm tin đạo giáo và chẳng theo đạo nào dội lại trước sự hoài nghi về tư tưởng của xã hội chúng ta muốn hợp thức hóa việc cho phép sát hại theo Dịch Vụ Sức Khỏe Toàn Quốc NHS (National Health Service) – một là tự sát hại lấy mình hai là được thực hiện bởi một vi y sĩ. Chắc chắn là ảnh hưởng của một khoản luật như thế sẽ tác dụng trên thành phần bệnh nhân hay già lão dễ bị tổn thương, vào lúc áp lực về tài chính gia tăng đối với các nguồn chăm sóc sức khỏe.

 

“Những gì chúng ta cần đó là việc chăm sóc dịu đau nhiều hơn nữa và tốt đẹp hơn nữa. Thành phần bị bệnh kịch liệt cần phải được chăm sóc cách xứng hợp, an toàn với ý thức là đời sống của họ là những gì cao quí, và xã hội không muốn họ chết đi. Họ cần được chăm sóc chứ không bị giết chết”.

 

Những nhà phê bình dự luật này, trong đó có cả ĐTGM Anh Giáo ở Canterbury là Rowan Williams, vị đã viết rằng sự sống là “một tặng ân Chúa ban chúng ta không được hành sử nó như là một sở hữu của riêng mình trong việc muốn giữ lấy hay quẳng đi”. 

 

 

 TOP

 

 

? Cuộc Khủng Bố Tấn Công ở Thủ Đô Nước Jordan

 

Nhân danh Giáo Hoàng, ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Angelo Sodano ngay sáng Thứ Năm 10/11/2005 đã gửi một điện văn đến cho Vua Abdullah II của nước Jordan để tỏ bày niềm thương cảm về cuộc tấn công đêm Thứ Tư 9/11/2005 ở Thủ Đô Amman của nước này, gây án mạng khá nhiều, như sau:

 

“Hết sức đau buồn khi hay tin về những hành động bạo lực dã man bất tuân luật pháp và sự sống con người đã xẩy ra ở thành phố Amman, Đức Thánh Cha gửi đến Vua, đến các gia đình của người bị vong mạng cũng như đến toàn quốc những lời cảm thương chân thành. Khi tưởng nhớ tới các nạn nhân và tử vong và bị thương tích trong lời nguyện cầu của mình, Đức Thánh Cha nguyện xin Thiên Chúa ban ơn an uỉ xuống trên những ai than khóc, và ơn liên lỉ can đảm cho tất cả những ai hoạt động cho nền hòa bình bền vững cùng tôn trọng nhân quyền ở Trung Đông”.

 

Thật vậy, gần như đồng loạt xẩy ra những vụ nổ bom tự sát để khủng bố tấn công vào đêm Thứ Tư tại thủ đô Jordan là Amman, ở 3 khách sạn Grand Hyatt, Radison và Days Inn, gây thiệt mạng cho 56 người và làm thương tích cho 93 người khác, trong số thiệt mạng có cả các viên chức người Palestine. Nhóm Al Qaeda ở Iraq, một nhóm do tay hiếu chiên đang bị truy lùng là Abu Musab al-Zarqawi lãnh đạo, đã tuyên bố uqa một mạng điện lưới toàn cầu hôm Thứ Năm 10/11/2005 rằng mình đã gây ra một loạt biến động sát hại ấy.

 

Những cuộc ôm bom tự sát khủng bố tấn công này xẩy ra vào khoảng giữa 9 đến 10 giờ tối Thứ Tư 9/11/2005, nơi 3 khách sạn quốc tế ở gần nhau, cách nhau khoảng mấy trăm thước Anh (yard).

 

Theo cuộc điều tra cho biết thì ở khách sạn Day Inns, kẻ ôm bom tự sát đã lọt vô được quay rượu của khách sạn này và cố gắng thực hiện việc nổ bom, song bất thành, đã ra ngoài và sau đó 15 phút trở lại để thực hiện âm mưu sát hại bản thân và tha nhân. Ở Grand Hyatt, kẻ sát sinh đã lọt vô được hành lang của khách sạn, tiến đến quay rượu và cho nổ bom. Vụ nổ làm thiệt hại nhất xẩy ra ở tại bữa tiệc cưới bên trong của một phòng tiệc khách sạn Radisson, bởi một kẻ đeo quanh bụng đầy những chất nổ, và số người chết hầu hết là dân bản xứ Jordan.

 

Chàng rể cho biết là vụ nổ đã xẩy ra khi chàng và vị hôn thê đang tiến vào phòng tiệc. Chàng mất đi 10 người thân quyến, trong đó có cả cha của chàng. Không có một người Tây Phương nào ở tiệc cưới này hết. Theo chàng, “đây không phải là Hồi giáo. Đây là một cuộc khủng bố tấn công thủ đô của chúng tôi”.

 

Một cuộc họp khẩn của Bộ Nội Các đã diễn ran gay sau đó và được một trong những viên chức của bộ này là ông Muasher cho biết: “Đây là một điều Jordan chưa hề xẩy ra. Rõ ràng là chúng tôi không hài lòng với những gì đã xẩy ra và chúng tôi sẽ thực hiện bất cứ biện pháp nào có thể để chống lại những hoạt động khủng bố này”.

 

Các viên chức của Jordan ở Washington DC Hoa Kỳ đã cho biết là không có một viên chức Jordan nào bị nạn trong vụ này, song các viên chức của những nước khác lại bị, chẳng hạn 4 người Palestine, trong đó có tướng Bashir Nafeh, lãnh đạo tình báo quân đội Palestine, chết ở khách sạn Grand Hyatt, Đại tá Abed Allun, Jihad Fattouh, anh em của một viên chức quốc hội Palestine, và Mosab Khoma. Cả 4 người này đang trên đường về từ Cairo Ai Cập. Các công sở và trường hợp sẽ đóng cửa vào Thứ Năm.

 

Để phản ứng cuộc khủng bố tấn công đêm hôm trước, hôm sau, Thứ Năm, 10/11/2005, ngày toàn quốc  giành để tang nạn nhân  quá cố, cũng là ngày dân chúng xuống đường phản đối thành phần khủng bố, av2 gọi nhân vật lãnh đạo nhóm al Qaeda ở Iraq âm mưu thực hiện cuộc khủng bố này là “hèn hạ”. Hằng ngàn người la hò những câu chửi bới như: “Chết thiêu trong hỏa ngục đi Abu Musab al-Zarqawi!”

 

Theo mạng điện toán toàn cầu được cho là do nhóm al Qaeda tung ra thì nguyên do xẩy ra cuộc khủng bố tấn công đêm hôm trước là vì Jordan có những mối thân thiện với Hoa Kỳ và Do Thái, và được coi là đồng minh chính yếu của Hoa Kỳ chống khủng bố.

 

Vua Jordan là Abdullah, trong bài nói trên truyền hình quốc gia, đã cho biết: “Chúng ta sẽ theo đuổi những tên tội phạm cùng những ai nấp đằng sau chúng, và chúng ta truy lùng họ ở bất cứ nơi nào… Họ sẽ không bao giờ làm cho chúng ta lui bước trước cuộc chiến chống tất cả mọi hình thức khủng bố”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS và CNN  ngày 10 /11/2005

 

 

TOP

 

Cuộc Nổi Loạn ở Pháp đã được vãn hồi sau 2 tuần diễn tiến

 

Bộ Trưởng nội vụ Nicholas Sarkozy đã truyền treo sự vụ lệnh của 8 cảnh sát viên để chờ điều tra về việc hai người trong họ bị tố cáo là đánh đập một thiếu niên ở vùng ngoại ô Balê là Clichy-Sous-Bois và 6 người còn lại đứng nhìn. Bệnh lý của người trẻ này cho biết là em bị bầm dập mặt mũi và chân phải.

 

Lệnh này được ban ra khi Tổng Thống Pháp Chirac nhìn nhận rằng Pháp quốc cần phải ra sức hơn nữa để giải quyết các vấn đề gây ra 14 đêm nổi loạn liền:

 

“Bởi vậy đã đến lúc ra tay tái thiết trật tự công cộng, và đó là ưu tiên của tôi… Thế nhưng điều này hiển nhiên cũng không ngăn cản chúng ta khỏi việc ý thức là chúng ta có vấn đề, và vấn đề này có thể được phân tích bằng những từ ngữ đơn giản là sự công bằng về các cơ hội, vấn đề tôn trọng dân chúng, tôn trọng tất cả mọi người dân của nước cộng hòa này. Dĩ nhiên chúng tôi sẽ, ở vào ngay lúc trật tự công cộng được vãn hồi, chúng tôi cần phải rút tỉa lấy tất cả mọi hậu quả từ cuộc khủng hoảng này và phải đầy can đảm và sáng suốt để làm điều ấy”.

 

Vào Ngày Thứ Năm 10/11/2005, cuộc nổi loạn đã lắng xuống (với 482 chiếc xe bị đốt phá, kém hơn đêm hôm trước với 617 chiếc), khi chính phủ cương quyết ra tay tái thiết trật tự công cộng và đe dọa sẽ trục xuất bất cứ người ngoại quốc nào bị tố cáo là tham gia cuộc nổi loạn. Đên Thứ Tư rạng Thứ Năm cũng có 203 người bắt giữ, và 1 cảnh sát bị thương. Tổng số những người bị giam giữ trong 14 ngày qua là 2000 người.

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ