GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 3/11/2005

 

?   ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Ngày 1/11/2005 về Lễ Các Thánh và Các Đẳng

   Hàng Giáo Phẩm và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lên án hành động khủng bố tấn công Tân Đề Li Ấn Độ

?  Hiện Tượng Thánh Mẫu Châu Lệ Việt Nam

 

?   ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Ngày 1/11/2005 về Lễ Các Thánh và Các Đẳng

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Hôm nay chúng ta cử hành lễ trọng kính Các Thánh, một lễ khiến chúng ta cảm được niềm vui được thuộc về đại gia đình bạn hữu Thiên Chúa, hay như Thánh Phaolô viết: “thông phần gia sản của các thánh trong vinh quang” (Col 1:12). Phụng vụ một lần nữa cho thấy lời bày tỏ đầy ngỡ ngàng của Tông Đồ Gioan: “Hãy coi Chúa Cha đã yêu thương chúng ta biết bao, để chúng ta được gọi là con cái Thiên Chúa; mà quả thực chúng ta là như thế” (1Jn 3:1).

 

Phải, nên thánh nghĩa là hoàn toàn nhận thức được những gì chúng ta được thăng hóa trong Chúa Giêsu Kitô với phẩm vị được làm con cái thừa nhận của Thiên Chúa (cf. Ephesians 1:5; Romans 8:14-17). Bằng việc nhập thể của Người Con này, bằng cái chết và cuộc phục sinh của Người, Thiên Chúa muốn hòa giải mình với toàn thể nhân loại và cho nhân loại được thông phần vào sự sống của Ngài. Ai tin vào Chúa Kitô Con Thiên Chúa thì được hạ sinh “từ trên cao”, thì được tái sinh bởi tác động của Thánh Thần (x Jn 3:1-8). Mầu nhiệm này được thể hiện nơi bí tích thanh tẩy là bí tích Giáo Hội nhờ đó hạ sinh “các thánh nhân”.

 

Sự sống mới được lãnh nhận nơi phép rửa là những gì không lệ thuộc vào sự băng hoại hay vào quyền lực sự chết. Vì ai sống trong Chúa Kitô thì sự chết là cuộc vượt qua cuộc lữ hành trần gian mà về cùng quê hương thiên quốc, nơi Chúa Cha đón nhận tất cả mọi con cái của Ngài, thành phần “thuộc mọi quốc gia, mọi bộ tộc và mọi dân tộc và ngôn ngữ”, như chúng ta đọc thấy hôm nay trong Sách Khải Huyền (7:9).

 

Vì lý do này, thật là quan trọng và thích hợp, sau lễ Các Thánh, phụng vụ ngày mai để chúng ta cử hành việc tưởng nhớ đến tất cả mọi tín hữu đã qua đời. Việc “các thánh cùng thông công”, việc thông công được chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, là một thực tại được thể hiện trên trần gian này, thế nhưng việc thông công này sẽ hoàn toàn được biểu lộ khi chúng ta thấy Thiên Chúa “như Ngài là” (1Jn 3:2).

 

Việc hiệp thông này là thực tại của một gia đình được hiệp nhất bởi những mối giây liên kết linh thiêng, một liên kết linh thiêng hiệp nhất thành phần tín hữu qua đời với thành phần tín hữu đang lữ hành trên trần gian này. Mối liên hệ nhiệm mầu nhưng thật sự, được nuôi dưỡng bằng việc nguyện cầu và tham sự bí tích Thánh Thể. Nơi Nhiệm Thể Chúa Kitô, các hồn thiêng của tín hữu gặp gỡ nhau, vượt trên ngãng trở sự chết, nguyện cầu cho nhau, và hiện thực việc trao đổi thực sự các tặng ân trong đức ái. Bằng việc thông công này, chiều kích đức tin cũng được hiểu là việc dâng lời nguyện cầu an nghỉ cho người quá cố, nhất là bằng hy tế Thánh Thể là việc tưởng niệm Biến Cố Vượt Qua của Chúa Kitô, Đấng đã mở đường cho tín hữu tiến vào sự sống trường sinh.

 

Liên kết mình cách linh thiêng với những ai đang ra nghĩa trang để nguyện cầu cho người quá cố của họ, chính tôi cũng nguyện cầu vào chiều mai ở Hầm Mộ Vatican trước mồ của các vị Giáo Hoàng quanh mộ của Tông Đồ Phêrô, và tôi đặc biệt tưởng nhớ đến Đức Gioan Phaolô II của chúng ta.

 

Các bạn thân mến, chớ gì việc viếng thăm mồ mả người quá cố theo truyền thống này là cơ hội để chúng ta mạnh dạn nghĩ đến mầu nhiệm sự chết và vun trồng việc liên lỉ tỉnh thức để sẵn sàng đối diện với nó một cách thanh thản. Chớ gì chúng ta được Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Các Thánh, hộ phù, vị chúng ta giờ đây đầy lòng trông cậy con cái dâng lời nguyện cầu.  

Thật vậy, theo chương trình, như ngài đã nói trong huấn từ truyền tin trên đây, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đến viếng mộ của Đức Gioan Phaolô II vào lúc 6 giờ chiều với tính cách riêng tư. Từ ngày qua đời đến nay, mỗi ngày có khoảng 20 ngàn người đến thăm mộ của vị Giáo Hoàng vừa nằm xuống này, những việc viếng thăm đã được vị đương kim Giáo Hoàng nhận định và bày tỏ trong huấn từ truyền tin Chúa Nhật 29 ngày 16/10/2005, dịp kỷ niệm 27 năm được bầu làm giáo hoàng của vị tiền nhiệm:

 

“Trước ngôi mộ của ngài trong hầm mộ Vatican, nhiều tín hữu vẫn không ngừng tiếp tục tuốn đến kính viếng, và điều này cho thấy một dấu hiệu hùng hồn là Đức Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta đã đi vào lòng người như thế nào, trước hết, là vì chứng từ yêu thương của ngài và việc ngài sẵn sàng chấp nhận khổ đau. Nơi ngài, chúng ta có thể ca tụng sức mạnh của đức tin và lời nguyện cầu của ngài, và cách ngài hoàn toàn phó thác bản thân ngài cho Đức Maria Rất Thánh, vị luôn đồng hành với ngài và bảo vệ chở che ngài, nhất là trong những lúc khốn khó nhất và bi thảm nhất trong cuộc đời của ngài”. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/11/2005

 

 

TOP

 

 

   Hàng Giáo Phẩm và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lên án hành động khủng bố tấn công Tân Đề Li Ấn Độ

 

Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ lên án ba vụ nổ bom xẩy ra ở thủ đô Tân Đề Li Ấn Độ hôm Thứ Bảy 29/10/2005, sát hại 59 người và làm trên 200 người bị thương.

 

ĐHY Telesphore Toppe, chủ tịch hội đồng này tuyên bố rằng: “Chúng tôi mạnh mẽ lên án hành động bạo lực làm thiệt một số mạng sống vô tội và quí giá ở Tân Đề Li. Chúng tôi hết sức thương cảm những gia đình tang quyến và nguyện xin Thiên Chúa ban an bình cho những linh hồn quá cố và thêm sức cho tất cả những ai chịu đựng sự mất mát này gây ra bởi tội ác cực kỳ tàn ác ấy”.

 

Các vụ nổ bom này xẩy ra giữa mùa lễ Ánh Sáng là lễ quan trọng nhất trong năm của Ấn giáo. ĐTGM Vincent Concessaso ở Tân Đề Li cho biết:

 

“Khi dân chúng ở xứ sở này đang dọn mừng những ngày lễ quan trọng như Deepavali và Eid, thì buồn thay và bất hạnh thay bầu khí hòa hợp ấy đã bị phá vỡ bởi cuộc bạo động và hủy diệt vô tâm như thế. Chúng tôi liên kết với nỗi sầu thương và niềm đau đớn của những ai bị tổn thương bởi biến cố vô phúc này”.

 

Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ thúc giục chính quyền hãy thực hiện mọi biện pháp xứng hợp để phục hồi niềm tin tưởng nơi dân chúng Tân Đề Li, và xin tất cả mọi người công dân hãy nỗ lực thực hiện mối hữu nghị và an bình xã hội.

 

Theo một bức thư của hội đồng giám mục đề ngày Thứ Hai 31/10 và được phổ biến hôm nay, Thứ Tư 2/11, thì vị khâm sứ tòa thánh ở Ấn Độ đã chuyển sứ điệp của ĐTC Biển Đức XVI bày tỏ việc phân ưu về các vụ nổ bom ở Tân Đề Li, và vụ tai nạn xe lửa ở Andhra Pradesh làm thiệt 115 mạng người.

 

Trong bức thư của mình, ĐTC đã nói rằng “ngài đau buồn biết tin về việc chết chóc và hủy hoại gây ra bởi những vụ nổ bom bạo động ở Tân Đề Li cũng như bởi vụ xe lửa trật đường rầy ở gần Veligonda, quận hạt Nellore”.

 

Ngài đồng thời cũng đã chuyển tới các vị thẩm quyền về dân sự và tôn giáo ở Ấn Độ lòng thương cảm và mối quan tâm của ngài. Ngài “gửi tới” các gia đình nạn nhân “lời phân ưu chân thành” và “nguyện phó dâng các nạn nhân cho lòng xót thương vô cùng của Thiên Chúa Toàn Năng”.

 

Vị Giáo Hoàng này đã nguyện xin “muôn vàn ân phúc thần linh ban xuống cho tất cả những ai cộng tác vào việc tìm kiếm và những việc phục hồi cũng như hoạt động tái thiết”. Ngài “mạnh mẽ lên án tất cả mọi đường lối bạo động khủng bố như là tội ác phạm đến con người”.

 

Sau hết ngài kêu gọi “tất cả mọi con người nam nữ thiện chí hãy cộng tác để loại trừ hận thù ở tất cả mọi hình thức và giúp xây dựng một xã hội công chính, đoàn kết và hòa bình”.

 

 TOP

? Hiện Tượng Thánh Mẫu Châu Lệ Việt Nam

 

Vẫn còn hàng ngàn người tập trung dưới chân tượng đài Đức Mẹ, trước nhà thờ Chánh tòa Sàigòn đọc kinh Mân Côi, ca hát, cầu nguyện và nhiều người đã…khóc. Người ta thắp nến, dâng hoa, phủ phục xin ơn ngay dưới chân bệ đá. Chúng tôi đã thu được đoạn phim hình ảnh sống động trong vòng 3 tiếng ngay sau khi xảy ra sự việc và chiếu Online trên Take2Tango cho đến lúc trang Web này bị trục trặc kỷ thuật.

 

 

Tin của hảng thông tấn Pháp AFP loan tin về hiện tượng Đức Mẹ Sàigòn KHÓC cho quê hương Việt Nam, Đảng Việt Cộng VÔ THẦN đã ÉP BUỘC Giáo Hội Công Giáo VN phủ nhận bôi bác hiện tượng siêu nhiên này!... (xin xem cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt dưới đây)

 

"November 31.2005. The statue of the Virgin Mary in front of Ho Chi Minh-City's cathedral is pictured with tear trace on her face. The Catholic church in Vietnam has been forced to deny that a statue of the Virgin Mary is crying after thousands of people had flocked to observe the 'miracle' at Ho Chi Minh City cathedral" (AFP)

 

"Ngày 1/11/2005. Tượng Trinh Nữ Maria ở trước nhà thờ chính tòa Thành Phố Hồ Chí Minh được chụp có đường nước mắt trên dung nhan của Người. Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam đã bị ép buộc chối bỏ là bức tượng Trinh Nữ Maria khác sau khi cả hằng ngàn người kéo tới chật đường phố để quan sát 'phép lạ' ở nhà thờ chính tòa Thành Phố Hồ Chí Minh".

 

Nếu được, chúng ta cũng nên in ra và phóng lớn một tấm hình đẹp dưới đây (dù có là những dấu vết gây ra bởi thiên nhiên đi nữa, nhưng lại tượng trưng cho một hình ảnh Mẹ Đau Thương Thời Đại) để trưng bày trong nhà hay nơi công cộng hầu kêu gọi "ăn năn cải thiện đời sống", một mệnh lệnh chính trong 3 mệnh lệnh Fatima. Mẹ Maria đã đau khổ đến tột cùng, không còn nói lên lời nữa, vì Mẹ đã nói hết lời ở Fatima rồi, Biến Cố Thánh Mẫu kết thúc Thời Điểm Maria, bởi vậy giờ đây chỉ còn khóc thôi. Mẹ đã thực sự khóc ra máu mắt ở Ý năm 2002, ngay trước mắt và tại tòa giám mục của vị giám mục địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ