GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 6/11/2005,

TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN

 

?   ĐTC Gioan Phaolô II - Ngày Của Chúa -  Một ngày kết đoàn 

   ĐỨC TIN VÀ DẤU CHỈ THỜI ĐẠI (THÁNH MẪU) 

?  ĐTC Biển Đức XVI với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 2/11/2005 - Bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 111 (112): “Con Người Trung Thành là Con Người Quảng Đại Bao Dung.

 

?   ĐTC Gioan Phaolô II - Ngày Của Chúa -  Một ngày kết đoàn 

 

(tiếp)

69.           Chúa Nhật cũng phải cống hiến cho tín hữu cơ hội để dấn thân làm những công việc của lòng thương xót nữa, của bác ái và tông đồ. Việc cảm nghiệm được niềm vui Chúa Phục Sinh sâu xa ở bên trong là để chia sẻ trọn vẹn tình yêu thổn thức trong tâm can của Người: không có niềm vui nếu không yêu thương! Chính Chúa Giêsu đã cắt nghĩa điều này, khi liên kết “giới răn mới” với tặng ân hân hoan: “Nếu các con tuân giữ những điều Thày truyền các con sẽ ở trong tình yêu của Thày, như Thày đã giữ các mệnh lệnh của Cha và ở trong tình yêu của Ngài. Thày nói với các con điều này để niềm vui của Thày sẽ ở nơi các con cho niềm vui của các con được trọn vẹn. Đây là giới răn của Thày, đó là các con yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Jn 15:10-12).

Bởi thế, Thánh Thể Chúa Nhật chẳng những không tha giải cho tín hữu khỏi các nhiệm vụ bác ái, ngược lại, còn thôi thúc họ thậm chí thực hiện “tất cả mọi hoạt động bác ái, nhân hậu, tông đồ, nhờ đó người tín hữu của Chúa Kitô được coi như không thuộc về thế gian này và còn là ánh sáng thế gian, làm vinh hiển Chúa Cha trước mắt nhân loại” (113).

70.           Ngay từ thời Tông Đồ, việc qui tụ lại vào Chúa Nhật đối với Kitô hữu thực sự là một giây phút chia sẻ tình huynh đệ với thành phần rất nghèo khổ. “Vào ngày thứ nhất trong tuần, mỗi người trong anh chị em phải dẹp sang một bên và giành gịum bất cứ những gì ngoại lệ anh chị em kiếm được” (1Cor 16:2), Thánh Phaolô nói điều này có ý ám chỉ việc quyên tiền cho các Giáo Hội nghèo ở Giuđêa. Trong Thánh Thể Chúa Nhật, con tim tin tưởng rộng mở để ôm lấy tất cả mọi khía cạnh của Giáo Hội. Thế nhưng, cần phải chấp nhận tất cả mọi phạm vi của việc tông đồ đòi hỏi: thay vì cố gắng để tạo nên một thứ tâm thứ hạn hẹp về “tặng ân” Thánh Phaolô đã kêu gọi một thứ văn hóa chia sẻ cần thiết, một thứ văn hóa cần phải sống chẳng những nơi chính các phần tử của cộng đồng mà còn nơi xã hội nói chung nữa (114). Hơn bao giờ hết, chúng ta, một lần nữa, cần phải lắng nghe lời cảnh giác nghiêm nghị được Thánh Phaolô ngỏ cùng cộng đoàn Côrintô đã vấp phải lỗi lầm trong việc hạ nhục người nghèo trước tinh thần yêu thương huynh đệ khi cử hành “Bữa của Chúa”: “Khi anh em hội họp với nhau thì anh em không phải là ăn Bữa của Chúa nữa. Vì trong việc ăn uống, mỗi người đã tự động ăn uống bữa của mình rồi, nên người thì đói kẻ thì say sưa. Sao lại thế được nhỉ! Anh em không có nhà cửa để ăn uống hay sao? Hay anh em tỏ ra khinh thường Giáo Hội của Chúa và hạ nhục những ai chẳng có gì ăn uống hay chăng?” (1Cor 11:20-22). Thánh Giacôbê cũng mạnh mẽ không kém nơi những gì ngài viết thế này: “Nếu một người đeo nhẫn vàng và mặc quần áo lụa là đến với cộng đoàn của anh em, và một người nghèo ăn mặc xoàng xĩnh cũng tới, song anh em lại chú trọng tới người ăn mặc sang trọng mà nói với họ rằng ‘xin mời ngồi’, còn người nghèo anh em nói ‘hãy đứng ở đằng kia’, hay ‘ngồi xuống đấy’, thì không phải là anh em đã phân chia nơi anh em rồi hay sao, và trở thành những vị quan án có đầu óc gian tà rồi hay sao?” (2:2-4).

71.           Những giáo huấn của các vị Tông Đồ từ những thế kỷ đầu đã làm vang lên lòng cảm thương, và đã được mạnh mẽ âm vang nơi giáo huấn của các vị Giáo Phụ của Giáo Hội. Thánh Ambrôsiô đã nói lên những lời nẩy lửa với thành phần giầu có cho mình chu tất các nhiệm vụ về đạo giáo nơi việc tham dự nhà thờ mà lại không chia sẻ sản vật của mình cho người nghèo, và là thành phần thậm chí còn khai thác người nghèo nữa, như sau: “Anh chị em là những người giầu có, anh chị em có nghe những gì Chúa là Thiên Chúa nói hay chăng? Thế mà anh chị em đến nhà thờ mà không cho kẻ nghèo song lại còn lấy của họ nữa?” (115). Thánh Gioan Chrysostom cũng không kém gay gắt: “Có phải anh chị em muốn tôn kính thân thể của Chúa Kitô hay chăng? Thế thì đừng mần ngơ khi Người trần trụi. Đừng kính bái Người trong đền thờ với y phục lụa là để rồi bỏ rơi Người chịu lạnh lẽo và trần trụi ở ngoài đường xá. Đấng đã phán: ‘Đây là mình Thày’ cũng chính là Đấng phán: ‘Các người thấy Ta đói song không cho Ta ăn’ và ‘Những gì các người làm cho một người an hem hèn mọn nhất của Ta là làm cho chính Ta’… Có ích lợi gì khi trên bàn Thánh Thể chất đầy những chén vàng khi mà Người đang chết đói chứ? Hãy bắt đầu bằng việc làm thỏa cơn đói của Người, để rồi với những gì còn lại anh chị em hãy dùng để trang hoàng cả bàn thờ nữa”. (116)

Những lời này thực sự nhắc nhở cộng đồng Kitô hữu về nhiệm vụ làm cho Thánh Thể trở thành nơi cho tình nghĩa huynh đệ biến nên mối kết đoàn thực tiễn, nơi kẻ chót sẽ được ưu tiên trong tâm trí và chú ý của anh chị em họ, nơi chính Chúa Kitô – qua các trao ban quảng đại từ người giầu cho người nghèo – một cách nào đó kéo dài trong thời gian phép lạ bánh hóa ra nhiều (117).

72.           Thánh Thể là một biến cố và là một dự án của tình nghĩa huynh đệ chân thực. Từ Thánh Lễ Chúa Nhật xuất phát một triều sóng bác ái tràn lan khắp cả cuộc sống của người tín hữu, bắt đầu bằng việc tác động chính cách thức họ sống những giờ giấc còn lại của Ngày Chúa Nhật. Nếu Chúa Nhật là ngày của niềm vui thì Kitô hữu cần phải tuyên bố bằng hành vi cử chỉ thực sự của mình rằng chúng tôi không thể nào có hạnh phúc “riêng mình”. Họ nhìn chung quanh để tìm kiếm những ai cần họ giúp đỡ. Việc này có thể thực hiện nơi khu xóm của họ, hay nơi những chỗ họ biết có bệnh nhân, có người già lão, trẻ am hay di dân mà vào chính ngày Chúa Nhật cảm thấy hết sức cô độc lẻ loi, thiếu thốn và khổ đau. Thật ra việc dấn thân ấy cho những thành phần này không thể bị hạn hẹp vào các cử chỉ vào dịp Chúa Nhật mà thôi. Thế nhưng, nếu hiểu ý nghĩa dấn thân rộng hơn thì tại sao không làm cho Ngày của Chúa trở thành một thời điểm thiết tha hơn trong việc chia sẻ, trong việc gia tăng tất cả những sáng kiến có tghể theo đức bác ái Kitô giáo? Mời những ai cô đơn đến dùng bữa, viếng thăm kẻ liệt, chia sẽ thực phẩm cho những gia đình thiếu thốn, bỏ ít tiếng đồng hồ làm việc tự nguyện và hoạt động đoàn kết, những việc làm ấy chắc chắn là những cách thức mang đến cho đời sống của dân chúng tình yêu Chúa Kitô được lãnh nhận nơi bàn tiệc Thánh Thể.

73.           Sống theo đường lối ấy, thì chẳng những Thánh Thể Chúa Nhật mà còn cả Ngày Chúa Nhật trở thành một trường học cao quí của bác ái, công lý và hòa bình. Việc hiện diện của vị Chúa Phục Sinh giữa dân Người trở thành một công cuộc đoàn kết, một động lực thôi thúc canh tân nội tâm, một hứng khởi trong việc làm thay đổi các thứ cấu trúc của tội lỗi là những gì chi phối cá nhân, cộng đồng và có những lúc cả một dân tộc. Thay vì là một cuộc vượt thoát, Ngày Chúa Nhật Kitô Giáo là một “lời loan báo” được in ấn nơi chính thời gian, một lời loan báo bắt buộc tín hữu theo chân của Đấng đã đến “để rao giảng tin mừng cho người nghèo khổ, công bố sự giải thoát cho những kẻ bị giam cầm và phục quang cho người mù lòa, trả tự do cho những ai bị đàn áp, và loan báo năm hồng ân của Chúa” (Lk 4:18-19). Trong việc tưởng niệm Phục Sinh của Ngày Chúa Nhật, tín hữu học hỏi nơi Chúa Kitô, nhớ lời Người hứa ‘Thày để lại bình an cho các con, Thày ban cho các con bình an của Thày’ (Jn 14:27), về phần họ, họ trở thành những con người dựng xây hòa bình.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ văn khố điện toán toàn cầu của Tòa Thánh:

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_05071998_dies-domini_en.html

  

 TOP

 

 

   ĐỨC TIN VÀ DẤU CHỈ THỜI ĐẠI (THÁNH MẪU) - TIẾP

 

Vấn: “Em có một cái nhận xét hơi vớ vẩn này về hiện tượng tượng Đức Mẹ khóc:  ‘Nếu thực sự Đức Mẹ khóc, thì tại sao nước mắt chỉ chảy xuống từ một mắt?  Anh nghĩ sao về sự kiện này nói chung?’” (điện Thư từ Hoa Kỳ)

 

Đáp: Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu cũng chỉ bảo "nếu mắt bên phải của các con nên dịp tội cho các con thì hãy móc nó mà quẳng đi" (Mathew 5:29) chứ không phải móc cả hai con. Về tay cũng thế, Chúa cũng chỉ nói tới tay phải, chứ không nói tới tay trái (x Mt. 5:30). "Bên phải" đây, theo tôi hiểu, Chúa có ý nói đến việc chúng ta "cố tình" phạm tội cả trong tâm trí và chủ ý (mắt) lẫn hành động (tay). Và cũng chỉ khi nào "cố tình" phạm tội thì tâm tưởng và hành động của chúng ta mới thực sự mắc tội, cần phải ăn năn thống hối và xưng thú để được ơn tha thứ.

 

Nếu những gì hợp với Phúc Âm, với Lời Chúa thì đều đáng tin, đều có nguồn gốc thần linh, thì hiện tượng Mẹ chỉ khóc một mắt, mà là mắt bên phải, không đáng tin hay sao? Sở dĩ Mẹ chỉ khóc ở mắt bên phải, căn cứ vào suy diễn hai câu Phúc Âm trên, có nghĩa là Mẹ "thực tình" cảm thấy khổ đau lắm rồi, như tôi đã đề cập đến trong bản tin của thoidiemmaria ngày Thứ Năm 3/11/2005:

 

"Mẹ Maria đã đau khổ đến tột cùng, không còn nói lên lời nữa, vì Mẹ đã nói hết lời ở Fatima rồi, Biến Cố Thánh Mẫu kết thúc Thời Điểm Maria, bởi vậy giờ đây chỉ còn khóc thôi".

 

Thú thật, trong các Biến Cố Thánh Mẫu, ngoài các biến cố chính rất liên hệ với nhau làm nên Thời Điểm Maria, đó là Biến Cố Mẹ Ban Ơn 1830 ở Paris Pháp Quốc, Biến Cố Mẹ Vô Nhiễm 1858 ở Lộ Đức cũng Pháp Quốc, và Biến Cố Mẹ Mân Côi 1917 ở Fatima Bồ Đào Nha, tôi rất dè dặt với các hiện tượng thánh mẫu chưa được Thẩm Quyền Giáo Hội chính thức công nhận, kể cả ở hiện tượng Đức Mẹ Mễ Du Nam Tư là một hiện tượng nổi tiếng nhất từ sau Biến Cố Thánh Mẫu Fatima.

 

Tuy nhiên, tối ngày Thứ Bảy 29/11/2005, ngày vốn được Giáo Hội giành để biệt tôn Mẹ, vào chính cuối Tháng Mân Côi, vào lúc 11 giờ đêm, khi vừa xem thấy hình ảnh Tượng Đức Mẹ ở Công Trường cuối Vương Cung Chính Tòa Sài Gòn, từ một điện thư ở Việt Nam gửi cho, tôi liền cảm thấy bồi hồi xúc động. Bởi thế, tôi đã "liều lĩnh" tung tin liền, vào ngay đêm hôm đó cho ngày Chúa Nhật hôm sau 30/11/2005, trên mạng điện toán toàn cầu thoidiemmaria, với lời mở đầu như thế này:

 

"Chúng tôi nhận được tin này từ điện thư của Công Giáo Việt Nam tối ngày Thứ Bảy 29/10/2005, tin được trích từ tờ báo điện tử take2tango.com. Chúng tôi không biết sự kiện ra sao. Do đó, chúng tôi phổ biến với tính cách dè dặt. Lý do là vì, nếu quả thật sự kiện hoàn toàn không sai thì là điều cần phải loan truyền càng sớm càng tốt. Khi phổ biến sự kiện lạ về Thánh Mẫu này, sự kiện xẩy ra vào ngay ngày Thứ Bảy cuối Tháng Mân Côi, trong năm 2005 là năm đầy những biến cố làm cho con người cảm thấy hoang mang trước bao nhiêu là dấu chỉ thời đại đang chú ý: Chị Lucia là một vị thụ khải Fatima cuối cùng qua đời ngày 13/2, Đức Gioan Phaolô II qua đời ngày 2/4, bão tố xẩy ra khắp nơi (ở New Orleans Hoa Kỳ tháng 8-9, ở Việt Nam 9-10), Lở Đất ở Guatemala Trung Mỹ (9/10), Động Đất ở Pakistan (8/10), Thánh Địa lại trở nên bạo loạn (26-27/10), Iran muốn loại trừ Do Thái khỏi bản đồ thế giới (26-28/10/2005), đại dịch cúm gia cầm đang tràn lan tới Âu Châu (từ tháng 10) v.v."

 

Tuy nhiên, nếu không có một sự gì xẩy ra ngoài Thánh Ý Chúa, và tất cả những gì Chúa làm đều có lợi cho những ai được Ngài kêu gọi theo ý định của Ngài (x Rôma 8:28), thì, cho dù sự kiện bức tượng Mẹ "dường như" khóc này chỉ là một hiện tượng bị mắt con người ngộ nhận, chứ không phải là một sự thật từ trời, nó cũng là một nhắc nhở cho chung loài người, nhất là cho riêng thành phần luôn chú ý tới các dấu chỉ thời đại được Ngài tỏ ra, rằng Trời Cao thật sự đang buồn về tình trạng quá ư là tối tăm của loài người hiện nay. Đó là lý do, trong bản tin của thoidiemmaria ngày Thứ Năm 3/11/2005, tôi thậm chí còn kêu gọi rằng:

 

"Nếu được, chúng ta cũng nên in ra và phóng lớn một tấm hình đẹp (dù có là những dấu vết gây ra bởi thiên nhiên đi nữa, nhưng lại tượng trưng cho một hình ảnh Mẹ Đau Thương Thời Đại) để trưng bày trong nhà hay nơi công cộng hầu kêu gọi 'ăn năn cải thiện đời sống', một mệnh lệnh chính trong 3 mệnh lệnh Fatima".

 

Tôi xin thú thực một điều nữa là chưa một bức hình nào về Mẹ Maria làm tôi cảm thấy gần Mẹ và thương Mẹ hơn những tấm hình tôi khuyên mọi người hãy in ra để ngắm nhìn Mẹ, nhờ đó, chẳng những ăn năn cải thiện đời sống, mà còn để đền tạ Mẹ và làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến như Mẹ kêu gọi ở Fatima.

 

Nơi những tấm hình, tôi đã tạm gọi là Thánh Mẫu Châu Lệ Việt Nam này, tôi cảm thấy âm vang lời cuối cùng kết thúc Biến Cố Fatima 1917 ngày 13/10, cũng là lời làm nên cốt lõi của Sứ Điệp Fatima, đó là lời Mẹ nói với một vẻ mặt thật buồn thảm, một vẻ mặt đã in sâu vào đầu óc Thiếu Nhi Fatima Phanxicô, khiến cho vị Chân Phước nam trẻ nhất này, trong vòng 2 năm trời ngắn ngủi còn lại của đời mình, đã hết sức thiết tha đền tạ Chúa Giêsu Ẩn Thân và Mẹ Sầu Bi của em: 

 

"Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi".

 

Chớ gì bức ảnh Thánh Mẫu Châu Lệ Việt Nam này cũng giúp cho chúng ta luôn nhớ đến Mẹ, Vị đến để dẫn chúng ta về với Chúa, Đấng được Mẹ cho biết trong phần thứ hai của Bí Mật Fatima ngày 13/7/1917 là:

 

"Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện thì nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình".  

 

Như thế, qua Bí Mật Fatima phần thứ hai này, nếu trong Thời Điểm Maria, phần rỗi của từng người và hòa bình của chung thế giới hoàn toàn lệ thuộc vào lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, thì chúng ta cần phải gắn bó với Mẹ, phải tận hiến cho Mẹ, phải chui ngay vào Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ như Chiếc Tầu Noe này, chúng ta mới có thể thoát được cuộc tàn phá kinh hoàng chưa từng có của thần dữ bằng thứ Văn Hóa Sự Chết ngày nay, một cuộc tàn phá mỗi ngày một dữ dội, về thiêng liêng, còn khủng khiếp và tai hại hơn triệu triệu lần Cuộc Biển Động Sóng Thần Tsunami Nam Á ngày 24/12/2004 sát hại 300 ngàn mạng sống, và Trận Động Đất ở Pakistan ngày 8/10/2005 sát hại cả 80 ngàn người vừa rồi.

 

Về vấn đề “nếu thực sự Đức Mẹ khóc, thì tại sao nước mắt chỉ chảy xuống từ một mắt theo tôi, biết đâu Đức Mẹ muốn mọi người trước hết hãy chú ý nhìn xem và chụp hình kỹ lưỡng hiện tượng chỉ có 1 bên chảy nước mắt như thế, bên kia hoàn toàn chẳng có gì, để rồi, ít lâu sau, người ta lại thấy xuất hiện bên còn lại, thì chẳng ai có thể chối cãi được là Mẹ Khóc nữa nhé!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 TOP

 

? ĐTC Biển Đức XVI với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 2/11/2005 - Bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 111 (112): “Con Người Trung Thành là Con Người Quảng Đại Bao Dung.

 

1.         Hôm qua sau khi cử hành lễ trọng kính các thánh trên thiên đình, hôm nay chúng ta tưởng nhớ đến tất cả mọi tín hữu đã qua đời. Phụng vụ mời gọi chúng ta hãy nguyện cầu cho tất cả mọi người thân yêu của chúng ta đã qua đi, hướng tâm tưởng của chúng ta về mầu nhiệm sự chết là gia sản chung của tất cả mọi dân tộc.

 

Được đức tin soi chiếu, chúng ta nhìn cái bí ẩn chết chóc của con người một cách bình thản và hy vọng. Theo Thánh Kinh, sự chết thực ra không phải là tận cùng mà là một cuộc tái sinh, nó là một cuộc vượt qua khẩn thiết để những ai mô phỏng cuộc sống trần gian của mình theo những qui định của Lời Chúa có thể đạt tới sự sống viên mãn.

 

Thánh Vịnh 111 (112), một bài thánh vịnh có tính chất khôn ngoan, cho chúng ta thấy hình ảnh của những con người công chính, thành phần kính sợ Chúa, nhìn nhận siêu việt tính của Ngài và tin tưởng mến yêu gắn bó với ý muốn của Ngài trong khi đợi chờ được hội ngộ với Ngài sau khi qua đi.

 

Một “phúc ân” được giành cho thành phần tín nghĩa ấy: “Phúc cho những ai kính sợ Chúa” (câu 1). Thánh Vịnh gia liên nói rõ việc kính sợ này là ở chỗ nó thể hiện nơi tính cách đơn sơ dễ dạy đối với các giới lệnh của Chúa. Người  được cho là “có phúc” là người “hết sức hỉ hoan” nơi các giới lệnh của Ngài, tìm được nơi những giới lệnh ấy niềm vui và an bình.

 

2.         Bởi thế, tính chất đơn sơ dễ dạy là nguồn mạch cho niềm hy vọng và cho mối hòa hợp nội ngoại. Việc tuân giữ luật lệ về luân lý là nguồn an bình sâu xa của lương tâm. Thật thế, theo nhãn quan của thánh kinh về “việc tưởng thưởng” thì chiếc áo choàng ân phúc thần linh được phủ trên con người công chính, thứ ân phúc ghi dấu bền vững và thành đạt nơi các việc làm của họ cũng như trên miêu duệ của họ: “Giòng dõi của họ sẽ cường thịnh nơi mảnh đấy này, một giòng dõi chính trực và phúc ân. Sự giầu sang phú quí sẽ thuộc về nhà của họ” (câu 2-3, cf 9).


Tuy nhiên, ngược lại với nhãn quan lạc quan này là những nhận định đắng cay của nhân vật Gióp chính trực, người đã trải qua mầu nhiệm sầu thương, cảm thấy mình bị trừng phạt cách bất công và chịu đựng những thử thách rõ ràng là vô lý. Ông Gióp là biểu hiệu cho nhiều con người chính trực chịu đừng rất nhiều trên thế gian này. Thế nên, cần phải đọc bài thánh vịnh này theo bối cảnh phổ quát của Mạc Khải là mạc khải bao gồm tất cả moi chiều kích của thực tại đời sống con người.

 

Thế nhưng, niềm tin tưởng vẫn tiếp tục có năng hiệu, một niềm tin tưởng mà thánh vịnh gia muốn truyền đạt và được chính ông cảm nghiệm, một con người đã chọn theo đường lối của lòng đạo hạnh bất khả trách cứ về luân lý, ngược lại với tất cả những đường lối thành công ảo vọng là những gì chiếm được bằng bất chính và vô luân.

 

3.         Nơi trọng tâm của việc trung thành với Lời thần linh này là một chọn lựa trọng yếu, tức là lòng bác ái yêu thương đối với kẻ nghèo và thiếu thốn: “Tất cả mọi sự tốt đẹp với những ai quảng đại cho vay mượn…. Họ rộng lượng ban phát cho kẻ nghèo khổ” (câu 5,9). Bởi thế, con người trung thành là con người quảng đại; theo qui chuẩn thánh kinh, họ những người anh chị em của họ vay mượn mà không lấy tiền lời (x Deut 15:7-11), cũng không tham lam nặng lãi làm hủy hoại đời sống của người nghèo.

Con người công chính, lưu ý tới lời khiển trách liên tục của các vị tiên tri, thích ứng mình với thành phần bị loại trừ, và hết sức nâng đỡ thành phần này. Câu 9 nói: “Họ quảng đại ban phát cho người nghèo”, một việc làm cho thấy tính cách hoàn toàn quảng đại, triệt để vô vị lợi của họ.

 

4.         Ngoài hình ảnh của con người trung tín và bác ái này, con người “tốt lành, xót thương và công chính”, bài Thánh Vịnh 111 (112) cuối cùng cho thấy trong một câu duy nhất lý lịch của con người gian ác. Con người này thấy được sự thành công của thành phần chính trực thì bị dày vò bởi giận dữ và ghen tương. Nó là một cuộc hành hạ con người có lương tâm xấu, ngược lại với con người quảng đại có tấm lòng “bền vững” và “bình lặng” (câu 7-8).

 

Chúng ta nhìn vào gương mặt thanh thản của con người trung tín, “kẻ sẵn lòng ban phát cho người nghèo”, và kết thúc bài suy niệm của chúng ta bằng những lời của Thánh Clêmentê thành Alexandria, Vị Giáo Phụ của Giáo Hội thuộc thế kỷ thứ ba, vị đã dẫn giải về việc quyết định của Chúa là những gì khó hiểu. Trong dụ ngôn về người quản lý bất trung có câu nói đối với chúng ta dường như thể chúng ta cần phải lợi dụng “tiền bạc bất chính” vậy. “Từ đó mới có vấn đề là tiền bạc và giầu sang phải chăng tự chúng là những gì bất chính, hay Chúa muốn nói gì đây?”

 

Thánh Clêmentê thành Alexandria giải thích dụ ngôn này rất hay trong bài giảng của ngài: “Người giầu có khó được cứu độ biết bao?”. Và ngài nói, bằng việc khẳng định này, Chúa Giêsu: “tuyên bố là tự bản chất bất chính bất cứ sở hữu vật nào con người có được chỉ vì nó, như là sự thiện riêng của mình, không chia sẻ chung với những ai đang thiếu thốn; nhưng Người cũng tuyên bố rằng từ sự bất chính ấy cũng có thể thực hiện một việc chân chính và đáng khen, đó là cứu trợ một trong những người nhỏ mọn là thành phần được cư ngụ đời đời trước Chúa Cha (cf. Matthew 10:42; 18:10)" (31,6: "Collana di Testi Patristici" [Collection of Patristic Texts] CXLVIII, Rome, 1999, pp. 56-57).

 

Thế rồi, ngỏ lời cùng độc giả, Thấh Clêmentê cảnh giác là “Hãy nhớ rằng, trước hết, Người không truyền cho anh chị em phải van nài, hay phải ăn xin, nhưng truyền cho anh chị em hãy tìm kiếm những ai đáng được keuêxin, vì họ là thành phần môn đệ của Đấng Cứu Thế” (31,7: ibid., p. 57).

 

Đoạn, trích bài thánh kinh khác, ngài dẫn giải là: “Bởi thế, thật là tuyệt vời câu Thánh Tông Đồ nói: ‘Thiên Chúa yêu thương kẻ vui vẻ ban phát’ (2Cor 9:7), người hoan hưởng việc ban phát và không gieo rắc một cách nhỏ giọt, để không thu lượm được cùng một cách thế, nhưng chia sẻ mà không tiếc xót, biệt phân hay đau đớn, và đó thực sự là hành thiện” (31,8: ibid).

 

Vào ngày chúng ta đang tưởng nhớ đến người quá cố đây, như tôi đã nói vào lúc mở đầu cuộc gặp gỡ của chúng ta đây, tất cả chúng ta đều được kêu gọi đương đầu với cái bí ẩn của sự chết, bởi thế, đương đầu với vấn đề làm cách nào để sống tốt lành, làm sao đểm tìm được hạnh phúc. Trước hết, bài thánh vịnh đáp là Phúc thay cho con người biết ban phát; phúc thay cho con người không sống cho mình mà là ban tặng bản thân; phúc thay con người xót thương, nhân ái và chân chính; phúc thay cho con người sống tình yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Có thế chúng ta mới sống tốt lành và không sợ hãi sự chết, vì chúng ta sống với niềm hạnh phúc xuất phát từ Thiên Chúa là là nguồn hạnh phúc vô cùng bất tận.

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Sau ngày hôm qua cử hành lễ trọng kính Các Thánh, phụng vụ hôm nay kêu mời chúng ta hãy nguyện cầu cho những người thân yêu quá cố của chúng ta đã lìa bỏ chúng ta.

 

Vì chúng ta đương đầu với sự chết, Sách Thánh làm cho niềm hy vọng của chúng ta kiên vững bằng việc bảm đảm với chúng ta rằng tất cả những ai sống theo Thế Giới của Thiên Chúa đều được tái sinh trong sự sống viên mãn. Đó là những con người công chính, những con người hạnh phúc, những con người được Thánh Vịnh 111 nói tới. Nơi họ, việc kính sợ Chúa, tức là việc tuân kính lề luật Chúa, mang lại tình trạng hòa hợp nội tâm và nỗi an bình lương tâm. Vì họ cảm nghiệm được giá trị tối hậu của một đời sống chính trực về luân lý, họ tin tưởng loại bỏ những thứ hứa hẹn thành đạt gian dối nhờ việc làm bất chính và vô luân.

 

Thánh Vịnh gia minh nhiên nêu lên một đặc tính trọng yếu của những ai bước đi theo Lời Chúa, đó là sống tình yêu quảng đạo đối với tha n hân thiếu thốn của mình. Trong lời dẫn giải của mình về các câu thánh vịnh này, Thánh Clêmentê thành Alexandria mời gọi Kitô hữu hãy quảng đại chia sẻ với tha nhân của mình bằng việc ban tặng “không hối tiếc, bất biệt phân hay xót xa”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/11/2005

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ