GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 14/12/2005

Tuần III Mùa Vọng

 

?   Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nói những gì để bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II? - Một Công Đồng với những giá trị về đạo giáo

   Đại Diện Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Xin Thống Đốc California Ân Xá Cho Tử Tội Stanley Williams

?  Cuộc Bạo Loạn Chủng Tộc Ở Úc Đại Lợi giữa Da Trắng với Giới Trẻ Hồi Giáo Ả Rập người Labanon

 

?   Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nói những gì để bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II? - Một Công Đồng với những giá trị về đạo giáo

 

(tiếp 13 Thứ Ba)

 

Vậy công đồng này là gì? Công đồng đã thành đạt những gì? Câu trả lời cho những vấn nạn này sẽ là đề tài hợp lý cho việc suy niệm của chúng ta đây. Thế nhưng, nó cần rất nhiều đến việc chú trọng và thời gian của chúng ta, ở chỗ, giờ phút cuối cùng rất quan trọng này đây có lẽ sẽ không cống hiến cho chúng ta đủ tĩnh lặng tâm hồn để thực hiện một việc tổng luận như thế. Chúng ta sẽ giành giây phút quí hóa này cho một tư tưởng duy nhất là những gì vừa làm cho tinh thần của chúng ta khiêm hạ vừa nâng nó lên tuyệt đỉnh cho những nỗi khát vọng của chúng ta. Tư tưởng đó là thế này: Đâu là giá trị về tôn giáo của công đồng này? Chúng ta đề cập đến công đồng này như là một công đồng về tôn giáo là vì việc công đồng này trực tiếp liên hệ với Vị Thiên Chúa hằng sống, một mối liên hệ là lý do hiện hữu của Giáo Hội, của tất cả những gì Giáo Hội tin tưởng, hy vọng và mến yêu; của tất cả những gì Giáo Hội là và Giáo Hội làm.

 

Chúng ta có thể nào nói về việc tôn vinh Thiên Chúa, về việc tìm cách nhận biết và yêu mến Ngài, về việc chúng ta cố gắng tiến triển trong vấn đề chiêm ngưỡng Ngài, trong vấn đề chúng ta thiết tha tôn kính Ngài cũng như trong nghệ thuật loan báo Ngài cho những con người nhìn lên chúng ta như những vị mục tử và những vị thành thạo về sự sống của Thiên Chúa hay chăng? Với tất cả lòng thành, chúng ta nghĩ rằng câu trả lời là đúng thế. Từ mục đích chính yếu này đã phát hiện một nguyên tắc hướng dẫn cần thiết cho hướng đi của công đồng trong tương lai. Chúng ta vẫn còn nhớ nguyên những lời lẽ được thốt lên ở đền thờ này từ môi miệng của vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Gioan XXIII, vị chúng ta thực sự gọi là khởi xướng viên của đại công nghị này. Trong lời khai mạc công đồng này của mình ngài đã nói như thế này: “Mối quan tâm lớn nhất của công đồng chung này là ở chỗ kho tàng linh thánh tín lý Kitô giáo cần phải được canh giữ và truyền dạy một cách hiệu nghiệm…. Chúa đã nói rằng ‘Trước hết hãy tìm kiếm vương quốc của Thiên Chúa và sự công chính của Ngài’. Chữ ‘trước hết’ đây là những gì thể hiện hướng đi cho việc tiến bước của tâm tưởng và nghị lực của chúng ta” ("Discorsi," 1962, p. 583).

 

Mục đích trọng đại của ngài giờ đây đã đạt tới. Để cảm nhận được nó, thật là thích đáng trong việc cần phải nhớ đến thời điểm nó được hiện thực, đó là thời điểm được mọi người công nhận là đang hướng tới cuộc chiến thắng của vương quốc trần thế này hơn là vương quốc thiên đình; một thời điểm tình trạng Thiên Chúa bị lãng quên trở thành quen thuộc, và dường như được thúc đẩy một cách sai lầm bởi sự tiến bộ của khoa học; một thời gian tác hành trọng yếu của con người, một con người giờ đây càng ý thức hơn về bản thân mình và quyền tự do của mình, càng hướng chiều về tính cách tự động tuyệt đối của mình trong việc thoát ly khỏi mọi thứ luật lệ siêu việt; một thời điểm chủ nghĩa trần thế dường như là hậu quả hợp lý của tư tưởng tân tiến và của lẽ khôn ngoan thượng đẳng nơi trật tự trần thế của xã hội; một thời điểm, ngoài ra, linh hồn của con người đã chìm sâu vào những gì là phi lý và hoang tàn; một thời điểm, sau hết, được đánh dấu bằng những đột biến và bằng một cuộc suy đồi không ngờ cho tới nay, thậm chí cả ở nơi những đại tôn giáo lớn trên thế giới.

 

Chính trong một thời điểm như thế mà công đồng của chúng ta đây được tổ chức để…

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/12/2005

 

  TOP

 

   Đại Diện Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Xin Thống Đốc California Ân Xá Cho Tử Tội Stanley Williams

 

Vị giám mục lãnh đạo Tiểu Ban Qui Chế Quốc Nội của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã lên tiếng xin Thống Đốc California là Arnold Schwarzenegger ân xá cho bản án tử hình của kẻ bị cáo buộc là sát nhân Stanley Williams, 51 tuổi, một đồng sáng lập viên băng đảng, bị tử hình sáng Thứ Ba 13/12/2005 ở nhà tù tiểu bang San Quentin.

 

Tuy nhiên, trước đó, Đức Giám Mục Nicholas DiMarzio giáo phận Brooklyn, Nữu Ước, vị lãnh đạo Tiểu Ban Qui Chế Quốc Nội của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã kêu gọi vị thống đốc California qua một bức thư đề ngày Thứ Sáu 9/12/2005, một bức thư được phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu hôm Thứ Hai 12/12/2005, trước ngày hành quyết người tử tội. Vị giám mục này viết như sau:

 

“Tôi không có ý làm giảm bớt trách nhiệm của những ai phạm những tội ác khiếp đảm; tuy nhiên, việc hành sử này chỉ có thể là những gì hòa trộn với bạo lực vốn đã xẩy ra trong xã hội của chúng ta mà thôi.

 

“Là những mục tử phục vụ cho cả thành phần nạn nhân của những tử tội lẫn những ai đang ngồi ở dãy xà lim tử hình, chúng tôi mạnh mẽ tin tưởng rằng việc sử dụng án tử là những gì làm suy giảm tất cả chúng ta khi một người nam hay một người nữ bị sát hại vì chúng ta.

 

Vị giám mục kêu gọi chính quyền hãy sử dụng “những phương tiện không gây sát hại sinh mạng” như sau:

 

“Những biện pháp bất bạo động như thế có thể cống hiến cho phạm nhân thời gian để thống hối tội ác của mình và giúp cho họ có cơ hội để lãnh nhận ơn Chúa….

 

“Đối với chúng tôi thì đây không phải là điều gì về ý hệ cả mà là việc tôn trọng căn bản đối với sự sống thôi. Chúng tôi không tin ông có thể dạy rằng sát nhân là sai trái do bởi việc sát nhân. Chúng tôi không tin ông có thể bênh vực sự sống bằng việc sát hại sự sống. Trong thông điệp ‘Phúc Âm Sự Sống’, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thách thức tất cả mọi thành phần môn đệ Chúa Kitô làm sao để trở nên thành phần ‘phò sự sống vô điều kiện’. Vì đây là một đường lối không dễ dàng thực hiện mà nó trở thành một thách đố tất cả chúng ta mỗi người đều được kêu gọi thực hiện”.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/12/2005

 

 

TOP

 

? Cuộc Bạo Loạn Chủng Tộc Ở Úc Đại Lợi giữa Da Trắng với Giới Trẻ Hồi Giáo Ả Rập người Labanon

 

Nếu cuộc nổi loạn ở Pháp kéo dài hơn nửa tháng, từ cuối Tháng 8 đến giữa Tháng 9/2005, một cuộc nổi loạn liên quan tới thành phần giới trẻ Hồi giáo ở ngoại ô Paris, thì cuộc nổi loạn ở Úc Đại Lợi, xẩy ra cũng tại vùng ngoại ô thủ đô Sydney, và cũng liên quan tới giới trẻ Hồi giáo, nhưng từ thành phần nam nhân da trắng Úc uất hận.

 

Diễn biến được bắt đầu từ cuộc đụng độ riêng tư giữa những người trẻ được cho là người Labanon tấn công hai nhân viên người Úc là tình nguyện viên đóng vai trò canh trực cứu nguy thành phần lướt sóng ở vịnh Cronulla. Thế rồi, vào tối Chúa Nhật 11/12/2005, có 5 ngàn nam nhân Úc đã tấn công giới trẻ được họ cho là giòng dõi Labanon. Để rồi, vào tối Thứ Hai, 12/12/2005, giới trẻ được cho là người Trung Đông đã sử dụng hằng chục chiếc xa hơi tấn công các cửa tiệm và xe cộ để trả đũa cuộc tấn công tối hôm trước. Bởi thế, tôi Thứ Ba 13/12/2005, một tối mưa rơi, đã có hằng trăm cảnh sát viên phong tỏa vùng vịnh ngoại ô Cronulla và lục soát cả hằng chục chiếc xe tình nghi.

 

Cơn giận dữ đối với các nhóm giới trẻ nam nhân ở Sydney bùng lên hôm Chúa Nhật là những gì đã được nung nấu nhiều năm, nhất là từ một cuộc hiếp dâm băng đảng kinh hoàng vào năm 2002. Kết quả là nhóm băng đảng Labanon, thành phần thực hiện cuộc hiếp dâm toàn gái da trắng Úc. Tên đầu đảng của nhóm này là Bilal Skaf đã bị kết án tù 55 năm, một bản án trầm trọng ngoại thường ở Úc.

 

Có hằng chục ngàn người thuộc chủng tộc Labanon, trong đó có 60% là Kitô hữu, sống ở Sydney, hầu hết ở trong những khu ổ chuột nghèo nàn cạnh khu thể thao Olympic của thành phố này. Khoảng 300 ngàn người Hồi giáo ở Úc Đại Lợi.

 

Tình trạng căng thẳng giữa giới trẻ thuộc chủng tộc Ả Rập và Trung Đông với người Úc trắng cũng làm tăng thêm những ác cảm đối đối với người Hồi giáo từ ngày 11/9/2001, ngày xẩy ra cuộc khủng bố tấn công Hoa Kỳ, và cuộc nổ bom tại Bali Nam Dương vào Tháng 10/2002, sát hại 202 người, trong đó có 88 người Úc và 6 ở Cronulla.

 

Để ngăn chặn cuộc nổi loạn này cho khỏi bùng lên mãnh liệt hơn và lan tràn hơn như ở Pháp, Thứ Năm này, thành phần lập pháp sẽ thông qua những luật cho phép nhân viên cảnh sát có thêm quyền hạn, kể cả quyền bắt các hộp đêm đóng cửa và ngăn chặn các đường nẻo ở các vùng ngoại ô.

 

Trong khi đó, đã xẩy ra các cuộc tấn công liên quan đến vụ nổi loạn từ hôm Chúa Nhật vừa rồi, đó là cuộc tấn công của 11 nam nhân da trắng đêm hôm Thứ Hai vào một gia đình Trung Đông ở thủ đô Perth tiểu bang Tây Úc, bằng việc ném trứng gà, la lối và đá vào cửa nhà xe của gia đình này; và cuộc tấn công một tài xế taxi Úc gốc Labanon là Hossein Kazemi tại Adelaide ở tiểu bang Nam Úc, làm người tài xế này bị thương bởi 1 cú đấm của hành khách hôm Thứ Ba.

 

Ở Gold Coast tiểu bang Queensland, những bản văn được tung ra nhắm vào những nhóm sắc dân kêu gọi tham dự cuộc biểu tình vào Chúa Nhật 18/12/2005. 

 

Đêm Thứ Ba, ở tiểu bang New South Wales có hơn 400 nhân viên cảnh sát đã giữ cho tình thế được yên ổn thâu đêm ở những vùng có thể xẩy ra biến loạn. Họ đã chặn và xem xét hằng trăm chiếc xe và đã bắt giữ 5 người mang vũ khí.

 

Tuy nhiên, nhân viên thẩm quyền đang điều tra xem vụ hỏa hoạn sáng sớm Thứ Tư ở sảnh đường nhà thờ Tin Lành trong vùng lân bang Sydney có đông đảo người Trung Đông có phải là biến cố dính dáng tới cuộc bất ổn hay chăng?

 

Cho tới nay đã có 40 người bị thương và 27 người bị bắt nhốt. Trong đó có 1 người bị tù, sau khi bị lãnh án hôm Thứ Ba với 4 tháng tù vị mang vũ khí tấn công ở nơi công cộng.

 

Cảnh sát đã triệu tập 1 phiên họp đêm Thứ Ba giữa các vị lãnh đạo của cộng đồng Labanon và thành phần đại diện ở Cronulla, và đôi bên đồng ý tìm cách giải quyết vấn đề.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 13-14/12/2005

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ