GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 1/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động tại Trung Đông biết dấn thân hơn nữa trong việc xây dựng hòa bình”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho những nơi truyền giáo được tăng thêm những vị thừa sai thánh đức và biết quảng đại dấn thân loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô cho tất cả mọi người”.  

 

__________________

 NGÀY 25 THỨ BA

 

Phong Trào Phò Sự Sống: Hy Vọng vươn lên trong năm 2005

Nữ phát ngôn viên của Văn Phòng Phò Sự Sống của hội đồng giám mục Hoa Kỳ là bà Cathy Cleaver Ruse đã lên tiếng nhận định vào dịp kỷ niệm năm thứ 32 về phán quyết ly dị, một phán quyết cho phép phá thai bất cứ lúc nào.

Hằng ngàn người phò sự sống đã diễn hành ở thủ đô Hoa Kỳ hôm Thứ Hai 24/1/2005 nhân dịp phán quyết phá thai năm 1973, một phán quyết mở lối cho việc sát hại 40 triệu thai nhi ở quốc gia này.

Gọi điện thoại tới những người diễn hành, Tổng Thống Bush, người vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình tuần vừa rồi, đã nói:

“Tôi hết sức cảm phục hoạt động của anh chị em trong việc hướng về việc xây dựng một nền văn hóa sự sống, một nền văn hóa bảo vệ thành phần vô tội nhất trong chúng ta và là thành phần không có tiếng nói. Chúng ta đang hoạt động để cổ võ một nền văn hóa sự sống, cổ võ lòng thương cảm nữ giới và các thơ nhi chưa được sinh ra của họ. Chúng ta biết, chúng ta biết rằng nơi một nền văn hóa không bảo vệ sự sống, thì thành phần lệ thuộc nhất, thành phần khuyết tật, thành phần lão thành, thành phần không được yêu thương, hay chỉ bất tiện, càng ngày càng dễ gặp hiểm nguy”.

Vấn đề phá thai có thể gặp nguy cơ vì một chỗ trống nơi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ sẽ được bổ khuyết bởi một vị tổng thống phò sự sống như vị vừa tái nhiệm tuần vừa rồi. Nữ phát ngôn viên của văn phòng phò phá thai hội đồng giám mục Hoa Kỳ nhận định rằng:

“Trong khi các nhóm bênh vực cho việc phá thai hứa bỏ ra hằng triệu Mỹ kim để thấy được rằng Thượng Viện áp đặt một thử nghiệm có mầu sắc phò phá thai đối với những người được bổ nhiệm về ngành pháp lý, chúng tôi mạnh mẽ xin Các Thượng Nghĩ Sĩ đừng làm điều này.

“Vấn đề đòi phải ủng hộ phán quyết vụ kiện Roe với Wade như là một điều kiện đóng vai trò làm một thẩm phán liên bang là vấn đề hoàn toàn sai lầm. Nó chẳng những phạm đến người Công giáo mà còn đến đa số người dân Hoa Kỳ tin tưởng quyền phá thai vô hạn định là điều sai trái.

“Những thứ biện bộ cho việc phá thai đang mất chỗ đứng nơi thế giới chung quanh mình. Trung Tâm Tranh Đấu Cho Quyền Bình Đẳng Giống Tính, một tổ chức ủng hộ quyền phá thai vô hạn định, mới đây đã phổ biến một bản thăm dò về nữ giới cho thấy hoạt trình của nó ít được ủng hộ: trong số tất cả những vấn đề ‘ưu tiên hàng đầu’ đối với phong trào của nữ giới thì ‘việc giữ cho vấn đề phá thai được hợp pháp’ được liệt kê cuối cùng”.

 

Phong Trào Phò Sự Sống: Hy Vọng đã vươn lên - Phong Trào Phò Quyền Tự Quyết đang đi đến cùng đường (tiếp hôm qua)

Vấn:     Giáo Hội đóng vai trò ra sao trong mối liên minh với phong trào phò sự sống? Thành phần giáo dân Công giáo thì sao?

 

Đáp:    Trước hết, Giáo Hội đóng vai trò ngôn sứ, bảo trì và loan báo sứ điệp là hết mọi con người đều thuộc về Chúa, nên bất cứ ai cũng không được sở hữu chủ hay đàn áp họ. Ngoài ra, sự sống con người đã được tham dự vào sự sống thần linh nhờ việc Nhập Thể, và được kêu gọi tham dự vào sự sống này trong vinh quang đến muốn đời.

 

Những sự thật mãnh liệt này làm nên nền tảng cho phong trào phò sự sống, một phong trào không phải chỉ là việc phản ứng vụ kiện Roe với Wade. Trái lại, nó là vấn đề đáp ứng Chúa Giêsu Kitô.

 

Phong trào phò sự sống nói cho cùng cũng là một phong trào như tác động Kitô hữu phục hồi trẻ em bị bỏ rơi trong Đế Quốc Rôma, xây dựng những bệnh viện để chăm sóc bệnh nhân và thi hành tất cả mọi hoạt động về công lý xã hội.

 

Ở cốt lõi của vấn đề công lý xã hội là cung thánh của sự sống con người, và ở nền tảng của tất cả mọi quyền lợi của chúng ta là quyền giành cho chính sự sống. Việc trình bày rõ ràng nhất của việc Giáo Hội thi hành sứ vụ ngôn sứ cho sự sống đó là thông điệp “Phúc Âm Sự Sống” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, và Tháng Ba này chúng ta sẽ kỷ niệm 10 năm ban hành văn kiện ấy, một biến cố mà tất cả mọi người chún g ta cần phải cử hành.

 

Bằng việc thi hành vai trò ngôn sứ ấy, Giáo Hội trở nên lương tâm của quốc gia. Chính quyền trần thế căn bản có quyền tự lập căn bản không dính dáng gì đến Giáo Hội, thế nhưng không phải không liên quan tới lề luật luân lý được Giáo Hội giảng dạy. Cả Giáo Hội lẫn quốc gia đều có những nhiệm vụ quan trọng đối với sự sống con người. Nếu Giáo Hội không hiện diện để nhắc nhở quốc gia về lề luật của Thiên Chúa thì quốc gia sẽ nắm toàn quyền và không thể giải đáp gì được cho bất kỳ ai.

 

Ngoài ra, Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô thực sự thi hành việc phục vụ sự sống theo sứ điệp của Giáo Hội đòi hỏi. Bởi vậy, qua sứ vụ của thành phần giáo dân, Giáo Hội cung ứng những phương thức khác nhau mỗi ngày, việc chữa lành sau khi phá thai, cũng như cung ứng những dự án thiết thực giúp rất nhiều cho phong trào phò sự sống, chẳng hạn như những nhóm vận động, những sáng kiến về vấn đề giáo dục v.v.

 

Vấn đề này liên quan tới cái thách đố quan trọng của vai trò lãnh đạo, tức là, Giáo Hội và những vị chủ chiên của Giáo Hội được kêu gọi để nhận thấy và phấn khích các tặng ân Thiên Chúa ban cho thành phần giáo dân. Vị chủ chiên không buộc phải thích những gì Thiên Chúa kêu gọi dân chúng trong giáo xứ hay giáo phận thực hiện; những gì đòi hỏi các vị đó là ngài, cũng như giáo dân, tuân theo Thiên Chúa là Đấng kêu gọi.

 

Các vị chủ chiên của Giáo Hội, theo lời của Mẹ Chân Phước Têrêsa Calcutta, được kêu gọi để “ban phép cho Thiên Chúa”, và nguyện cầu hằng ngày rằng “Lạy Chúa, hôm nay xin đừng để con ngăn cản bất cứ ai làm việc gì lành”.

 

Vấn:     “Phong trào phò sự sống’ bao gồm những nhóm nào hay những con người nào?

 

Đáp:    Phong trào phò sự sống có những khía cạnh chính yếu khác nhau, đó là những nỗ lực về giáo dục; việc vận động và hoạt động chính trị; việc cung cấp những phương thức thay thế cho vấn đề phá thai; việc nuôi dưỡng vấn đề chữa lành và thứ tha sau khi phá thai; việc tái nghiên cứu những khía cạnh về y khoa, xã hội, pháp lý, triết lý và thần học của vấn đề này; phổ biến sứ điệp qua truyền thông; công khai cung cấp chứng từ trực tiếp bằng việc chống đối ôn tồn và những hoạt động khác của khoản Tu Chính Thứ Nhất, và còn nhiều nữa.

 

Chúng tôi, những người có trách nhiệm đối với các tổ chức toàn quốc ở Hiệp Chủng Quốc, có những cuộc họp đều đặn với nhau để hoạch định chính sách, chia sẻ kiến thức và tìm cách phối trí cũng như hợp tác.

 

Chúng tôi cũng có những cơ hội để giao tiếp với các nhóm hoạt động thuộc lãnh vực quốc tế, nhất là qua các biến cố ở Liên Hiệp Quốc là nơi chúng tôi thường có mặt để vận động, hay với các cơ quan quốc tế khác nhau trong Giáo Hội, như với Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình là hội đồng tôi đã từng làm việc một số năm và là hội đồng nuôi dưỡng việc hợp tác quốc tế cho các nỗ lực phò sự sống.


Vấn:     Những điều bất đồng về đường lối và chính sách thực hiện giữa các nhóm khác nhau trong phong trào phò sự sống thì như thế nào?

 

Đáp:    Đôi khi, vào những cuộc gặp nhau thường lệ, các vị lãnh đạo toàn quốc có thể triến đến việc đồng ý về những đường lối và sách lược bất đồng với nhau trước đó.

 

Tuy nhiên, việc hiện hữu của các phương thức và chính sách khác nhau không hẳn là một điều xấu. Thật ra không ai đã khám phá ra một công thức phù phép nào đó để chấm dứt vấn đề phá thai, và đường lối khôn ngoan nhất đó là để cho các phương pháp và đường lối khác nhau thực hiện, trong khi đó theo dõi tầm mức tiến bộ của chúng, khiêm tốn học hỏi nơi nhau và uyển chuyển thích ứng những phương thức ấy vào các đòi hỏi của những hoàn cảnh đổi thay.

 

Một trong những giáo huấn quan trọng nhất của Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống” đó là việc Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng không con người này hay nhóm nào được độc quyền về vấn đề bênh vực sự sống. Hết mọi người phải hăng hái hợp tác và học hỏi lẫn nhau, nhất là từ những người chúng ta bất đồng.


Vấn:     Những gì đã thu hút được những người ủng hộ phá thai nổi tiếng mangï, như Bernard Nathanson và Norma McCorvey – “Jane Roe” – về với phong trào phò sự sống?

 

Đáp:    Điều thu hút họ đó là việc chăm sóc và quan tâm của thành phần phò sự sống, như cả hai vị này kể lại trong truyện của mình. Họ đã thấy rằng thành phần phò sự sống, và phong trào phò sự sống, không giống như kiểu mẫu mà phong trào phò phá thai phác tả về họ.


Vấn:     Trong tương lai, phong trào phò sự sống có chú trọng hơn nữa đến việc đáp ứng nhu cầu của nữ giới ở trong trường hợp bị khủng hoảng mang bầu cũng như nhu cầu thực hiện  những điều hướng dẫn giáo dục, hoặc việc kiện tụng và lập pháp vẫn là những gì ưu tiên hơn?

 

Đáp:    Cả hai chiều kích đều là những gì ưu tiên, và hoạt động nơi cả hai lãnh vực này sẽ được gia tăng. Một trong những lãnh vực về vấn đề tăng cường việc hỗ trợ tình trạng thai nghén đó là nhiều trung tâm đang biến thành các y viện. Nhờ đó, các trung tâm này sẽ thu hút được nhiều nữ giới có ý định phá thai hơn và đạt được thành quả nhiều hơn trong việc giúp họ chọn sự sống.


Vấn:     Nhìn về tương lai, phong trào phò sự sống còn có những dự tính gì khác hay chăng?

 

Đáp:    Tìm hiểu và phục vụ thành phần sống sót thoát bị phá thai, và hiện tượng của “hội chứng sống sót” là những gì chúng ta càng ngày sẽ càng nghe đến nhiều hơn.

 

Giới trẻ của chúng ta bị tác dụng sâu xa bởi sự kiện là chúng bị luật lệ không coi là một con người khi chúng còn là những thai nhi. Các thừa tác viên giới trẻ, hàng giáo sĩ, những nhà lãnh đạo phò sự sống, phụ huynh, thày cô và tất cả chúng ta cần phải hiểu những gì gây ra cho giới trẻ của chúng ta ấy và cần phải đáp ứng một cách thích đáng.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 19/-20/1/2005

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ