GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 1/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động tại Trung Đông biết dấn thân hơn nữa trong việc xây dựng hòa bình”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho những nơi truyền giáo được tăng thêm những vị thừa sai thánh đức và biết quảng đại dấn thân loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô cho tất cả mọi người”.  

 

__________________

 NGÀY 28 THỨ SÁU

 

Những Tu Viện ở Rôma Đã Cứu Những Người Do Thái

 

Không ai biết được chính xác bao nhiêu người Do Thái được Giáo Hội che giấu và cứu sống, thế nhưng, theo cuốn “Ba Vị Giáo Hoàng và Người Do Thái” của sử gia Do Thái Emilio Pinchas Lapide, vị bấy giờ là tổng lãnh sự ở Milan Ý quốc, thì “Tòa Thánh, các vị khâm sứ của tòa thánh và Giáo Hội Công Giáo đã cứu vào khoảng giữa 740 đến 850 ngàn người Do Thái khỏi cái chết nắm chắc trong tay”.

 

Người ta thẩm lượng là có khoảng 80% người Do Thái ở Ý đã thoát được việc diệt chủng của Đảng Nazi. Ở nguyên Rôma cộng đồng Do Thái đã xác nhận rằng Giáo Hội đã cứu 4.447 người Do Thái khỏi bị Sát Hại.

 

Coordinamento Storici Religiosi, một hiệp hội về văn hóa của Ý quốc điều hợp vấn đề văn kiện của lịch sử tôn giáo, đang thực hiện một cuộc nghiên cứu về những người Do Thái được trú ẩn tại những viện tu ở Rôma giữa mùa thu năm 1943 và Tháng Sáu năm 1944.

 

Trong cuộc phỏng vấn với Zenit, nữ tu dòng Salesian là Grazia Laparco, giáo sư Giáo sử ở Phân Khoa Các Khoa Giáo Dục ở Rôma và là phó chủ tịch của hiệp hội này, đã cắt nghĩa về cuộc nghiên cứu này như sau.

 

Vấn:     Có bao nhiêu người Do Thái đã được Giáo Hội Công Giáo ở Rôma cứu? Ai là người đặc biệt đã cứu họ?

 

Đáp:    Vào năm 1943, cộng đồng Do Thái có chừng từ 10 đến 12 ngàn người. Theo các vị học giả thì khó lòng mà tính chính xác được con số, vì những người Do Thái khác đến thành phố này từ các quốc gia Âu Châu khác trong cuộc xung đột hy vọng được sống an ninh hơn.

 

Cuộc nghiên cứu đã bắt đầu trong năm 2002-2003 thấy được khoảng chừng con số tối thiểu có 4.300 người Do Thái ẩn trú ở những tu viện. Chắc chắn đó là con số còn thiếu sót, căn cứ vào cuộc nghiên cứu đầu tiên được De Felice phổ biến vào năm 1961, và được trích lại bởi tờ Civilt à Cattolica cùng năm trong một bài của Cha Robert Leiber.

 

Nếu vấn đề không chắc chắn, thì tôi cho rằng con số thấp hơn. Không thể nào biết được con số chính xác, vì không phải là mọi chứng nhân đều biết cách phân biệt ai là người Do Thái hay không Do Thái – có nhiều người ở đó chống lại việc được tuyển mộ hay có những người bị bắt bớ về phương diện chính trị – cũng như vì không có danh sách tên tuổi, trừ một ít trường hợp rất hiếm.

 

Người ta có thể kết luận rằng đôi khi những người Do Thái không lộ thân phận của mình ra, hay chỉ có những vị bề trên trong các cộng đồng tu trì mới biết thân phận của họ.

 

Một lý do khác về vấn đề không chính xác này là do sự kiện việc nghiên cứu của chúng tôi liên quan tới những tu viện và giáo xứ được ủy thác cho tu sĩ chứ không phải là các giáo xứ được ủy thác cho hàng giáo sĩ giáo phận.

 

Có những lý do để nghĩ rằng ít là một nửa người Do Thái ở Rôma được ẩn nấp nơi các tổ chức của giáo hội. Hơn 1 ngàn người đã bị bắt giam vào sáng ngày 16/10/1943, và mấy trăm người nữa bị bắt giữ sau đó gây ra bởi những lời tố giác. Vì khám phá ra được mỗi một người Do Thái người ta có thể nhận được 5 ngàn đồng Ý nếu người Do Thái là nam nhân, và 3 ngàn nếu họ là nữ giới và trẻ em.

 

Bắt đầu vào ngày 16/10/1943, những người Do Thái đang cực kỳ gặp nguy biến đã tìm được chốn ẩn náu trực tiếp nơi thành phần quen thuộc, bạn bè và đôi khi với nhân viên và thương gia Công giáo trong thành phố, ở những tu viện nam nữ, kể cả các đan viện kín là nơi không được chấp nhận họ nếu không có phép chuẩn của Đức Thánh Cha, ở những giáo xứ và chủng viện.

 

Họ không chỉ ở một chỗ. Khó lòng mà ẩn mình ở những tư gia, bởi thế trong nhiều trường hợp họ đã tìm đến ẩn nấp nơi các tu viện.

 

Sau khi trốn ẩn ngay ở những địa điểm thuộc trung tâm thành phố hơn, có một số cố gắng đi đến những vùng ngoại biên xa hơn, có thể là nơi an toàn hơn. Thường thì các tu sĩ nam nữ che giấu những người Do Thái chỉ cách có vài thước trước mắt đảng Nazi. 

 

Vấn:     Đường lối giúp đỡ này làm thế nào đối với thành phần tổ chức bắt bớ và Đức Piô XII đã can thiệp vào việc nâng đỡ nó tới cỡ nào?  

 

Đáp:    Một số chứng nhân nhắc lại những lời hướng dẫn bằng miệng từ các vị chức sắc trong Giáo Hội về cơ hội mở cửa các nữ tu viện và học viện vì đó là “giờ của đức ái”. Và đa số những nơi này đã làm như thế với ý thức rằng bấy giờ họ đang thực hiện nhiệm vụ của họ thôi, khi mà sự sống của thành phần bị bách hại một cách bất công đang gặp nguy hiểm.

 

Tổ chức Delasem có mặt bấy giờ, một tổ chức giúp đỡ tài chính cho những người Do Thái đang gặp khó khăn; bấy giờ có vị linh mục nổi tiếng là Cha Benoit, một tu sĩ dòng Capuchin cùng với những người khác hoạt động ở gần Termini, một trạm xe lửa chính ở Rôma, để cung cấp thẻ căn cước giả cùng những giấy tờ khác, với sự hợp tác của các tu sĩ nam nữ, thêm vào nhân viên thành phố và giới trẻ thuộc Phong Trào Tông Đồ Giáo Dân. Một “đầu mối” làm giấy tờ giả khác ở gần những hang toại đạo Priscilla.

 

Một số tu viện nhắc lại là họ đã nhận được những lương thực dự trữ từ Vatican để nuôi các người Do Thái, những người thường tăng lên hàng tá con số phần tử thuộc các cộng đồng tu trì này.

 

Thế nhưng, nhiều lúc khác, những chứng từ của các nữ tu đặc biệt nói đến những hy sinh cao cả để chia sẻ cái chút xíu họ có, cái chút xíu được chia phần theo thẻ, cùng phải chạy đi thu kiếm và chợ đen để kiếm chác những thứ cần.

 

Ở một số trường hợp, những người Do Thái có thể bồi hoàn hay cung cấp phần bảo tồn cho mình, nhưng nhiều lúc họ không thể nào làm được điều ấy. Tất cả dân chúng cả ngàn người này hầu như không bao giờ bị chối từ bởi việc họ không thể trang trả cho việc bảo tồn của họ.

 

Ngoài ra, việc tiếp đón được thể hiện qua nhiều cách khác nhau, tùy theo từng trường hợp: Đôi khi cả nhiều gia đình có thể được ẩn náu, có những lúc chỉ có nữ giới và trẻ em, hay nam giới và nam nhi, hoặc chỉ có trẻ em mà không có người lớn. Cần phải ngụy trang những người này thành khách khứa bình thường trong nhà.

 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người Do Thái được giấu ẩn trong các hầm rượu, dưới những hầm đất, trong phòng kín, dưới nóc nhà, ở phòng đựng đồ, trong các ngóc ngách, chỉ có thể lòi mình ra để giãn xương cốt và hít thở khí trời sau những giờ học đường. Trường hợp ở trong các bệnh viện và y viện, họ được hóa trang trà trộn trong số những bệnh nhân.

 

Ở một số thành phố như Florence, ĐHY Elia Dalla Costa đã cung cấp một danh sách các tu viện là nơi các người Do Thái có thể tới. Tuy nhiên, ở Rôma, vấn đề cần phải để ý đó là tính chất của việc cấp cứu, khi tạo nên một hệ thống hợp tác, được đánh dấu bởi tốc độ của việc hành sử. Chẳng hạn, Đền Thờ Thánh Tâm của dòng Salêdiêng gần Termini đã trở thành một trung tâm trú ngụ, và đây không phải là chỗ duy nhất.

 

Các văn kiện và chứng từ cho thấy chứng cớ về việc Đức Piô XII hoàn toàn nâng đỡ và chỉ thị, mặc dù chỉ bằng miệng, song có lúc được hiểu là một mệnh lệnh có thế lực.

 

Nhiều biến co ácụ thể, như việc mở cửa các đan viện kín và các nữ tu viện, chứng tỏ cho thấy sự kiện là nhiều người Do Thái được trú ẩn vì được Vatican trực tiếp quan tâm, cung cấp lương thực và sự trợ giúp.

 

Tôi không thể nói thêm gì nữa, vì không thể vào ngân khố về lịch sử của Văn Phòng Đại Diện Giáo Phận Rôma giai đoạn này cũng như vào Ngân Khố Mật của Vatican, là nơi chắc chắn phải có văn khố của các Tổ Chức tôn giáo.


Vấn:     Trong những tuần gần đây có những cuộc tranh cãi về vấn đề trẻ em Do Thái được Giáo Hội Công Giáo giật thoát được cuộc nổi khùng của Nazi, rồi, trong một số trường hợp, rửa tội cho chúng. Sơ có thể giải thích những chỉ thị của Vatican là gì về khía cạnh này và việc xẩy ra hiện tượng này ở Rôma như thế nào?

 

Đáp:    Ở thành phố Rôma có những trường hợp xẩy ra xin được rửa tội từ người lớn và đôi khi từ giới trẻ. Rất ít trường hợp, chỉ có một tổ chức duy nhất trong cả trăm tổ chức  nói về việc rửa tội trẻ em.

 

Một thí dụ điển hình có thể gợi ý cho thấy tâm thức của thời bấy giờ, đó là có một nữ đan sĩ kể lại cho biết sở đã làm cách nào để mang được một chai nước trên người; khi kèn vang lên là họ phải trốn ở những nơi ẩn nấp, và trong trường hợp cực kỳ nguy hiểm, sơ sẽ rửa tội cho những cô nhi nhỏ bé được ký thác cho sơ. Đó là cái tâm thức của “extra Ecclesia nulla salus”.

 

Trái lại, có những chứng từ của các người Do Thái, họ là thành phần trẻ trung hay giới trẻ, những người cảm thấy đức tin của họ hoàn toàn được tôn trọng, và là những người được giúp đỡ cùng khuyến khích nguyện cầu theo tập tục riêng của người Do Thái. Đôi khi họ chia sẻ việc cầu nguyện của một bài Thánh Vịnh với các nữ đan sĩ, trong những trường hợp nguy hiểm và sợ hãi.

 

Ở vào những lúc khác, vấn đề được viện dẫn là, có những hành động kéo nài nào đó để làm cho các vị khách chú trọng tới đức tin Công giáo, chịu đớn đau bởi không thể đạt được ơn cứu độ, hy vọng về một cuộc hoán cải mai hậu. Tuy nhiên, những ai bênh vực những xác tín của mình đều được tôn trọng và việc họ được ca ngợi về tính cách liên tục của họ không phải là hiếm có.  

 

Có những trường hợp của những người xin được rửa tội chỉ vì hy vọng được dễ dàng hơn hoàn cảnh sống của họ hơn là niềm xác tín thực sự. Và có những vị khách sống trong các viện tu, hiển nhiên là chưa được rửa tội, cho đến khi họ hoàn tất việc huấn luyện chuyên nghiệp, bao gồm một số em trai là thành phần không biết đi về đâu khi chiến tranh chấm dứt.

 

Thực sự, trong nhiều trường hợp, việc trực tiếp liên lạc với nhau đã loại trừ những thành kiến hỗ tương dư thừa. Tu sĩ nam nữ đều sẵn sàng nhìn nhận các phẩm tính nhân bản và luân lý của những người Do Thái được họ cất giữ. Mối thân tình dài lâu trải qua năm tháng cho thấy việc quí mến và việc chia sẻ thực sự vào ý nghĩa của đời sống vẫn không bị đặt điều kiện bởi các phần tử tu trì.



Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 21/1/2005

 

Những gì sẽ giúp vào việc đẩy mạnh vấn đề đại kết Kitô giáo (tiếp và hết)

Vấn:     Phải chăng mối liên hệ với Chính Thống giáo trở nên dễ dàng hơn, vào giai đoạn đặc biệt này? 

Đáp:    Tôi không phải là chuyên viên về các mối liên hệ với Chính Thống giáo. Tôi chỉ có thể nói rằng khi chúng ta nói về Chính Thống giáo chúng ta tổng quát hóa, giống như lúc người khác nói về Công giáo vậy.

 

Tôi tin rằng nó tùy thuộc loại Chính Thống giáo nào quí vị đang nói tới. Tôi tin rằng chúng ta có thể thấy được một sự tiến bộ nào đó nơi mối liên hệ với một số Chính Thống giáo này và không nhiều với Chính Thống giáo kia.

 

Ở một khía cạnh nào đó, chúng ta cần phải chấp nhận một số điều trách móc, thế nhưng chúng ta không thể để cho mình bị quấy rầy.

 

Lầm lỗi là ở chỗ trong một số quốc gia thực sự xẩy ra việc các vị giám mục của chúng ta đã không ngăn chặn một số nhóm hội và phong trào Công giáo quá nhiệt thành đừng “tiến vào vùng” Chính Thống và coi họ thậm chí như không phải là Kitô hữu. Có những thứ lạm dụng chúng ta cần phải nhìn nhận và chịu trách nhiệm.

 

Đồng thời cũng có những trường hợp thực sự quan tâm Kitô giáo một cách chính đáng cùng hợp tác với Chính Thống trong nỗ lực cả hai muốn phục hồi những hậu quả gây ra bởi các chế độ cộng sản hay xã hội chủ nghĩa là những gì đã buộc họ phải sống qua một thời gian dài như thế.

 

Trừ khi chúng ta nghiệm được điều ấy, tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể tưởng tượng thấy được những hậu quả tàn hại này gây ra cho văn hóa, cho tâm lý quần chúng cũng như cho những đường lối tự vệ của họ.

 

Khi xẩy ra một số phản ứng từ một số người Chính Thống, thường là các vị lãnh đạo Giáo Hội, các đan sĩ và giáo sĩ, thì không có nghĩa là tất cả mọi người Chính Thống, ở mọi quốc gia theo Chính Thống, đều có cùng những cảm giác và phản ứng đối với Kitô hữu Tây phương, cách riêng với Công giáo.

 

Về vấn đề các Giáo Hội Chính Thống hiệp thông với Rôma, thực sự hay nhất là một người nào đó cứu xét đến vấn đề này, một vấn đề phức tạp, về thần học, lịch sử cũng như địa lý, bởi những cuộc hiệp nhất ấy không xẩy ra với cùng một lý do ở mỗi trường hợp và ở từng nơi.
 
Vấn:     Phải chăng sứ điệp của vị sáng lập Tuần Lễ Cầu Nguyện Hiệp Nhất Kitô Giáo này vẫn còn hiệu lực? Tại sao?

 

Đáp:    Sứ điệp nguyên thủy của cha Paul Watson cho Tuần Lễ Nguyện Cầu này, sứ điệp được gọi là Tông Tòa của Tuần Hiệp Nhất do ngài bắt đầu vào năm 1908, vẫn còn công hiệu cho đến ngày nay.

 

Vấn đề ở đây là sứ điệp nguyên thủy ấy đã được biến đổi khi nó được Giáo Hội chấp nhận và sau đó nới rộng cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo, vì không có một khoa giáo hội học nào đang diễn ra, ít là không phải là “khoa giáo hội học về hiệp thông” như được Công Đồng Chung Vaticanô II nhắc đến.

 

Cha Paul đã nguyện cầu cho tất cả mọi giáo hội được hiệp nhất chung quanh Ngai Tòa Thánh Phêrô, chứ không phải lụy phục Ngai Tòa Thánh Phêrô mà là chung quanh ngai tòa này.

 

Hiển nhiên nhãn quan này phát xuất từ Phong Trào Oxford là phong trào làm sống lại khoa giáo hội học của Giáo Hội sơ khai, một khoa giáo hội hiệp thông. “Hiệp nhất nhưng không mất hút” là công thức của những Cuộc Đàm Luận Malines. Đó là sứ điệp nguyên thủy.

 

Tôi tin rằng quan điểm của chúng ta ngày nay, cho dù có được trình bày với những ngôn từ khác nhau, thì cũng như nhau thôi, không nhiều thì ít. Tất cả chúng ta đều tin rằng chúng ta cần thuộc về một mối hiệp thông Thánh Thể duy nhất, hay “koinonia”; đó là mục tiêu của việc tìm cầu mối hiệp nhất Kitô giáo. Làm sao để việc này có thể xẩy ra tùy thuộc vào cách thức được Thần Linh tác động chúng ta và tỏ cho chúng ta thấy đường lối chúng ta cần phải dấn thân thực hiện.

 

Hiệp nhất thực sự là một tặng ân của Thiên Chúa Ba Ngôi và là cách thức hiện hữu của Ba Ngôi Thiên Chúa mà theo hình ảnh này chúng ta đã được dựng nên.

 

Việc chúng ta nguyện cầu trước hết là để sửa soạn cho chúng ta thấy được tặng ân này khi nó được ban cho chúng ta, rồi chộp lấy cơ hội được cống hiến ấy mà chấp nhận tặng ân để được nó biến đổi.

 

Nói cách khác, như Thánh Phanxicô Assisi, chúng ta sẽ được chính tình yêu sốt mến thần thiêng đệ nhất đẳng của Thiên Chúa biến đổi. Cuộc biến đổi này là tình trạng lột bỏ của mỗi một người trong chúng ta, cá nhân cũng như giáo hội, một tình trạng lột bỏ sẽ xẩy ra.

 

Nếu chúng ta tin rằng chính bởi Thần Linh và Thần Linh là Thần Chân Lý, thì chúng ta sẽ tuân hợp với chính Chân Lý đó là mối hiệp nhất của Thiên Chúa nơi tính cách khác biệt thiết yếu của Ngài.

 

Thật vậy, đây là điều khó thấu hiểu đối với tâm trí của chúng ta, vì nó là chính mầu nhiệm lòng chúng t among ước.  

Chúng ta sẽ không hoàn toàn thấu triệt được mầu nhiệm này cho đến khi chúng ta được mặc lấy hay đúng hơn được chiếm đoạt bởi chính mầu nhiệm ấy để tính cách khác biệt của chúng ta được trở thành một trong ngọn lửa của tình yêu Thiên Chúa.


Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 25/1/2005

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ