GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 2/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân bần cùng nhất, được quan tâm và săn sóc về y khoa xứng với nhân phẩm làm người”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho thành phần phụ trách việc truyền giáo mỗi ngày một ý thức hơn là việc loan truyền tin mừng hữu hiệu và thu phục lòng người nhờ ở lòng say mến Chúa Kitô ”.  

 

__________________

 NGÀY 14 THỨ HAI

 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật I Mùa Chay 13/2/2005 về ý nghĩa từ đau khổ tới vinh quang của Mùa Chay

 

Anh Chị Em thân mến!

 

1.         Chúng ta qui tụ lại nơi đây để chúc tụng Chúa. Trước hết, tôi xin cám ơn anh chị em, và tất cả những ai theo dõi giây phút này qua truyền thanh và truyền hình, về việc anh chị em gắn bó với tôi, cảm mến và nhất là nguyện cầu cho tôi trong những ngày tôi nằm trong bệnh viện Gemelli Polyckinic.

 

Tôi bao giờ cũng cần đến việc anh chị em giúp đỡ trước nhan Chúa để có thể hoàn thành sứ vụ Chúa Giêsu đã ký thác cho tôi.

 

2.         Thứ Tư vừa rồi, với lễ nghi xức tro, chúng ta đã bắt đầu Mùa Chay, một thời điểm phụng vụ hằng năm nhắc nhở chúng ta về một sự thật nền tảng, đó là chúng ta không vào được sự sống trường sinh nếu không liên kết với Chúa Kitô để vác thập giá của mình. Chúng ta không đạt được hạnh phúc và bình an mà không can đảm đương đầu với cuộc tranh đấu nội tâm. Nó là một cuộc tranh đấu được thắng vượt bằng những vũ khí thống hối là cầu nguyện, chay tịnh và các việc từ thiện. Tất cả những việc ấy cần phải được thực hiện một cách kín đáo, không giả hình, bằng một tinh thần của lòng thành tín mến Chúa yêu người.

 

3.         Chiều hôm nay, cũng như mọi năm, tôi sẽ bắt đầu Tuần Tĩnh Tâm cùng với những cộng sự viên của tôi trong Giáo Triều. Trong thinh lặng và suy tư, tôi sẽ cầu cùng Chúa cho tất cả mọi nhu cầu của Giáo Hội cũng như của thế giới. Tôi cũng xin anh chị em thân mến hãy hỗ trợ tôi bằng lời nguyện cầu của anh chị em.

 

Xin Mẹ Maria Rất Thánh, vị liên lỉ hướng tâm trí về mầu nhiệm Con Mẹ giữa các quan tâm hằng ngày của mình, hướng dẫn chúng ta thực hiện cuộc hành trình Mùa Chay tốt đẹp.


(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTGM Sandri đã thay Đức Thánh Cha nói thêm:)

 

Trong khi tôi tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông, tôi tha thiết xin thả ký giả Ý Giuliana Sgrena và tất cả những ai bị bắt cóc ở Iraq ra.

 

(Sau đó, vị TGM này còn đọc huấn từ truyền tin của ĐTC bằng tiếng Pháp, Anh, TBN, Ý và Balan).

 

 

Màn Truyền Hình Trình Chiếu Các Cuộc Gia Nhập Giáo Hội Công Giáo vào Chúa Nhật Phục Sinh 2005


Vào Chúa Nhật Phục Sinh năm 2005 này, một số người gia nhập Giáo Hội Công Giáo sẽ chia sẻ cảm nghiệm của mình trên chương trình truyền hình toàn quốc. Nhan đề của màn truyền hình tài liệu này là “Hãy Đến với Nước: Cuộc Hành Trình của Người Lớn Tiến Đến Chỗ Lãnh Nhận Phép Rửa”, một màn truyền hình được thực hiện bởi nhóm New Group Media là nhóm giúp cho những cá nhân, qua tiến trình hướng dẫn người lớn gia nhập cộng đồng Công giáo cho đến khi họ được rửa tội vào Lễ Vọng Phục Sinh.

 

Màn truyền hình này cho thấy những khía cạnh khác nhau của việc trở về, bắt đầu là những lý do khởi động khiến con người ngỏ ý muốn gia nhập Giáo Hội Công giáo. Vị giám đốc chương trình RCIA ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Giacôbê là Helen Oesterle đã cho biết: “Đôi khi người ta gia nhập vì họ kết hôn với một người Công giáo hay họ được gả cho một người Công giáo. Sự kiện này quãng độ 20%. Chúng tôi cũng có những người trở lại vì người đồng nghiệp hay bạn bè là Công giáo và họ bắt đầu đi Lễ với người Công giáo.

 

Nhóm đặc biệt trong màn truyền hình đặc biệt này bao gồm những người vô thần, Phật tử, những người Do Thái giáo và những người anh chị em Tin Lành. Trong Đêm Vọng Phục Sinh, thành phần dự tòng được rửa tội bằng việc nhận chìm, và người dự tòng cảm thấy nghiêm trọng khi bước vào bể rửa tội. ĐTGM Alexander J. Brunett, TGP Seattle cho biết:

 

“Tôi nắm lấy tay từng người trong họ và quí vị có thể cảm thấy phản ứng khác nhau. Quí vị có thể cảm thấy người ta thực sự rung động, và rất hứng khởi, một số trong họ tỏ ra rất nghiêm trọng vì đó là một giây phút rất trọng đại; họ thực sự nỗ lực hướng về giây phút này”.

 

Màn truyền hình đặc biệt này được ấn định phát hình vào Chúa Nhật Phục Sinh 27/3/2005, ở những chi nhánh của Đài Truyền Hình ABC. Danh sách các đài phát thanh và chương trình phát hình sẽ được phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ www.USCCB.org vào giữa tháng 3. Khán giả cũng có thể gọi cho các chi nhánh của Đài Truyền Hình ABC địa phương để hỏi chi tiết về màn truyền hình đặc biệt này.

 

 

Nhiều Thiên Thần Bản Mạnh Canh Chừng Đức Gioan Phaolô II


”Các Thiên Thần Bản Mạnh của Đức Giáo Hoàng”, do Utet xuất bản, là cuốn sách đầu tiên chuyên về việc tiết lộ về thế giới kín mật của những cảnh binh, những cận vệ và các tình báo viên chuyên lo bảo vệ Đức Thánh Cha và Vatican. Trong cuộc phỏng vấn với Zenit, Benigni, giám đốc kế hoạch về kỹ thuật của Truyền Hình Chung Ý Quốc (RAI) đã cho biết những cái căn bản của hệ thống này.

 

Vấn:     Căn cứ vào đâu chúng tôi có thể biết được ai là thành phần cận vệ của Đức Giáo Hoàng, một nghề thực sự là bí mật?

 

Đáp:    Việc an ninh riêng của Đức Giáo Hoàng được thực hiệc ở nhiều “mức độ” và được tổ chức giữa tổ chức an ninh tại gia và an ninh ở đường xá. Trước hết, cần phải làm sáng tỏ là có cả mức độ vô hình và hữu hình. Các phần tử của mức độ hữu hình không thể được cho là “bí mật”, cho dù họ thực sự “rất kín đáo”.

Ngoài ra, thành phần thuộc mức độ vô hình hiển nhiên là kín đáo, bởi thế, nói về họ là những gì bất xứng hợp và bất khả dĩ.

 

Mức độ hữu hình bao gồm ba lãnh vực rộng lớn. Trong Tòa Thánh có các Vệ Binh Thụy Sĩ, các cận vệ của Đức Giáo Hoàng, và Lực Lượng Hiến Binh Vatican là hậu duệ từ Sang Vệ Binh và Điện Vệ Binh của Chư Giáo Hoàng Quốc.

 

Ngoài thành Vatican, trong lãnh thổ Ý quốc, thì những tác nhân thanh tra của cảnh sát Ý hoạt động, một lực lượng biệt kích đặc biệt bênh vực Tòa Thánh.

 

Về tầm cấp quốc tế, vấn đề an ninh của Đức Giáo Hoàng được ủy thác cho ngành an ninh của quốc gia ngài đến thăm.


Vấn:     Có người phụ nữ nào không? Tại sao?

 

Đáp:    Về cấp độ hữu hình, chúng tôi bao giờ cũng có những người nam theo truyền thống cổ và có lẽ vì sự đòi hỏi của thể lực. Về cấp độ vô hình ai có thể biết được?

Vấn:     Những nam nhân này được tuyển chọn ra sao?

 

Đáp:    Trong Tòa Thánh, chắc chắn là có một tiêu chuẩn chọn lựa theo sự tin cậy về cá nhân. Chẳng hạn, vị lãnh đạo Cảnh Vệ Thụy Sĩ được đích thân chỉ định bởi Giáo Hoàng, như vai trò vị Cảnh Binh Trưởng Vatican cũng vậy.

 

Ngoài thành Vatican việc tuyển lựa được thực hiện bởi những vị thẩm quyền của Bộ Nội Vụ Ý quốc, thành phần chắc chắn cần phải được cứu xét đến nhiều yếu tố: những lời đề nghị, những sự chỉ dẫn, kinh nghiệm trong lãnh vực bảo vệ cận kề những con người nổi tiếng, v.v. Trong những chuyến du hành của ĐTC, đoàn phòng vệ đệ nhất của quốc gia chủ sự được sử dụng đến.


Vấn:     Chúng ta đang nói về quãng bao nhiêu người?

 

Đáp:    Tất cả con số thuộc tầm mức hữu hình có thể lên đến mấy chục người, thế nhưng, như tôi đã vạch ra, họ không phải chỉ là người Ý và họ di chuyển đến những vùng cần phải can thiệp. Trong một số chuyến du hành, ở những lãnh thổ rất nguy khó, ngoài những phần tử hộ vệ, còn có cả hằng ngàn tác nhân nữa.

 

Vấn:     Vai trò chính của họ là gì? Vai trò bí mật nhất của họ là gì?

 

Đáp:    Vai trò hiển nhiên nhất của họ là “bênh vực con người linh thánh khỏi những thứ náo động và nhiệt liệt”. Định nghĩa này được hình thành vào thế kỷ thứ 15, và một cách nào đó đã tiếp tục hiệu lực qua giòng thời gian. Một số trong họ cũng được sửa soạn để làm những thứ khiên chống đỡ nhân tạo trong trường hợp cực kỳ khẩn trương.

 

Vai trò bí mật nhất của họ đó là vai trò thích ứng bản thân họ với những dự án an ninh khác nhau, căn cứ vào tín liệu khác nhau được cung cấp từ nhiều nguồn tình báo.

Vấn:     Đức Gioan Phaolô II đã từng thay đổi cảnh vệ an ninh khi nào chưa?

 

Đáp:    Cuộc đại canh tân xẩy ra vào năm 1970 bởi Đức Phaolô VI. Với vị giáo hoàng hiện nay, vì cuộc tấn công năm 1981 và nhiều chuyến đi của ngài, việc canh chừng phải được thực hiện hết sức nghiêm trọng, nhất là ở tầm mức quốc tế.


Vấn:     Vị Giáo Hoàng này có lo âu về tình trạng an ninh của ngài hay ngài phó thác bản thân cho Đấng Quan Phòng?

 

Đáp:    Theo tin tức tôi có được thì vị Giáo Hoàng này hầu như hoàn toàn ký thác mình cho Đấng Quan Phòng Thần Linh.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, dịch theo tài liệu của Zenit được phổ biến ngày 13/2/2005

 

 

Những Lời Phát Biểu của Tân Tổng Thống Thẩm Quyền Palestine Mahmound Abbas: "Đây là cao điểm để nhân dân chúng ta hoan hưởng hòa bình và quyền được sống một cuộc đời bình thường, như tất cả mọi dân tộc khác trên thế giới".

 

Nhân danh Thiên Chúa, kính thưa ngài Tổng Thống Hosni Mubarak, Quốc Vương Abdullah Đệ Nhị, Thủ Tướng Ariel Sharon, và cùng chư vị nữ nam thân mến, trước hết tôi xin được bắt đầu bằng việc bày tỏ lòng biết ơn cùng cảm mến của tôi với Tổng Thống Mubarak cũng như nước Cộng Hòa Ả Rập Ai Cập về việc điều hành cuộc họp này như là một thứ tiếp nối nơi vai trò hiệu năng của Ai Cập trong vấn đề bảo trợ cho tiến trình hòa bình trong miền của chúng ta. 

 

Tôi cũng cám ơn Quốc Vương Abdullah về nỗ lực của vua cũng như các nỗ lực của Vương Quốc Hashemite của Jordan đối với việc này nữa. Và tôi xin chúc mừng Quốc Vương và Nữ Hoàng Rania đã sinh được một hoàng tử là Hashim cũng như chúc mừng ngày vào đời của hoàng tử này.

 

Chúng tôi đã đồng ý với Thủ Tướng Ariel Sharon ngưng tất cả mọi hành động bạo lực phạm đến nhân dân Do Thái cũng như nhân dân Palestine ở bất cứ nơi nào. Tình trạng bình lặng và yên hàn sẽ được diễn ra, và tại mảnh đất của chúng tôi, bắt đầu từ hôm nay, là mở màn cho một tân kỷ nguyên. Việc mở màn cho hòa bình và hy vọng này, những gì được loan báo hôm nay đẩy mãnh việc áp dụng khoản đầu tiên của lộ trình hòa bình do khối tứ tượng thiết lập. Nó cũng là một bước tiến, và là một bước tiến căn bản, một bước tiến quan trọng mang lại một cơ hội mới để phục hồi tiến trình hòa bình cùng cái đà của nó, hầu nhân dân Palestine và Do Thái lấy lại được niềm hy vọng và tin tưởng vào cơ hội có thể chiếm đạt hòa bình.

 

Tôi tin rằng tất cả chúng ta hiểu được các thứ trách nhiệm lớn lao của mình và liên kết trách nhiệm để nắm lấy cơ hội khả dĩ này và phát triển nó. Điều này có thể đạt được bằng hoạt động khẩn trương phục hồi tinh thần đồng hữu và hỗ tương cùng tránh những bước tiến đơn phương.

 

Bắt đầu từ giây phút này, chúng ta cần phải bảo vệ những gì chúng ta đã loan báo, cung cấp những đường lối xứng hợp đối với việc áp dụng thực hành. Những gì chúng ta đồng ý hôm nay đây chỉ là khởi điểm cho một tiến trình ghép nối khoảng cách biệt và khác biệt giữa tất cả chúng ta.

 

Chúng ta khác nhau về một số vấn đề. Điều này bao gồm vấn đề định cư, thả tù nhân, bức tường cản đóng các cơ cấu ở Giêrusalem. Chúng ta không thể giải quyết tất cả tất cả mọi vấn đề này hôm nay, thế nhưng các chủ trương của chúng ta đối với những vấn đề ấy đã rõ ràng minh bạch và mạnh mẽ. Việc gia tăng nỗ lực của chúng ta sẽ dẫn chúng ta tới chỗ áp dụng một điều đòi buộc khác trong lộ trình hòa bình, một điều đòi buộc đang đặt lại vấn đề thương lượng về vị thế cuối cùng để chấm dứt việc Do Thái chiếm đóng vào năm 1967, về lãnh thổ Palestine và giải quyết tất cả mọi thứ liên quan tới vị thế cuối cùng này, như thành Giêrusalem, thành phần tị nạn, những nơi định cư cùng các thứ khác được bao gồm ở vị thế cuối cùng ấy cũng như bao gồm những thương lượng theo các điều liên quan tới lộ trình hòa bình được đề cập tới ngay trong lộ trình hòa bình.

 

Thưa ngài Tổng Thống, ngài Quốc Vương và ngài Thủ Tướng, mới chưa đầy một tháng trước đây, nhân dân Palestine đã đi tới các thùng phiếu để bầu tổng thống Palestine, được tổ chứa sau cuộc ra đi của Tổng Thống Yasser Arafat. Nơi việc làm dân chủ quan trọng này, nhân dân Palestine, qua việc bầu cử của mình, đã thể hiện chiều hướng hòa bình chân chính của mình là những gì sẽ đưa đến việc chấm dứt những đòi hỏi của chiến tranh, bạo lực và xâm chiếm. Hòa bình tức là thiết lập một quốc gia Palestine, hay một quốc gia dân chủ Palestine độc lập cùng với Quốc Gia Do Thái, như được đề cập tới trong dự án lộ trình hòa bình.

 

Tại thành phố Sharm el-Sheikh này đây, thành phố hòa bình, đại diện cho Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO: Palestinian Liberation Organization) và Thẩm Quyền Palestine, chúng tôi xin lập lại việc chúng tôi gắn bó với những khoản liên quan tới tiến trình hòa bình cũng như tới những giải quyết hợp pháp của quốc tế cùng những giải quyết được chấp thuận bởi PLO, chính phủ Palestine, chính phủ Do Thái và bởi cả lộ trình hòa bình nữa.

 

Tôi cũng xin xác định chủ ý của chúng tôi trong việc tôn trọng tất cả những trách nhiệm của mình và trong việc áp dụng tất cả mọi việc dấn thân của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bỏ qua một nỗ lực nào để bảo vệ cơ hội hòa bình vừa phát hiện này, những nỗ lực được thực hiện qua những gì chúng tôi đã tuyên bố ở đây hôm nay. Chúng tôi hy vọng rằng chư huynh ở nước Cộng Hòa Ả Rập Ai Cập và Vương Quốc Hashemite Jordan sẽ tiếp tục những nỗ lực tốt đẹp của họ, và chúng tôi hy vọng rằng khối tứ tượng (biệt chú của người dịch: Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Nga, Khối Hiệp Nhất Âu Châu), một khối tứ tượng quốc tế, sẽ tái thực thi trách nhiệm của mình để đẩy mạnh tình trạng tiến bộ Palestine và Do Thái, bằng cách tái thiết tiến trình hòa bình liên quan cả đến Syria và Labanon nữa.

 

Đây là lúc cao điểm nhân dân Palestine cần phục hồi lại quyền tự do và nền độc lập của mình. Đây là cao điểm chấm dứt các thập niên, những thập niên dài khổ đau. Đây là cao điểm để nhân dân chúng ta hoan hưởng hòa bình và quyền được sống một cuộc đời bình thường, như tất cả mọi dân tộc khác trên thế giới ở dưới một chủ quyền theo pháp luật, một thẩm quyền duy nhất và một khí giới duy nhất có tính cách đa dạng về chính trị.

 

Chúng tôi hướng về ngày đó và hy vọng nó sẽ mau đến bao nhiêu có thể để ngôn ngữ của những cuộc thương thảo thay thế cho ngôn ngữ đạn bom, ngày mà đời sống xóm làng và sinh hoạt với nhau sẽ diễn ra thay vì chiến tranh; để cống hiến cho cháu chắt của chúng ta và các thế hệ mai hậu của chúng ta, cả nhân dân Palestine lẫn Do Thái, một ngày mai khác hắn, một ngày mai hứa hẹn.

 

Đây là một cơ hội mới. Một cơ hội mới hòa bình đạt được hôm nay đây ở thành phố hòa bình này. Tất cả chúng ta hãy hứa quyết bảo vệ cơ hội này để có thể thấy được hy vọng hòa bình trở thành sự thật hằng ngày chân thực nơi miền này.

 

Xin cám ơn rất nhiều.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của CNN

(còn tiếp: Những Lời Phát Biểu của Thủ Tướng Do Thái Ariel Sharon)

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ