GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 2/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân bần cùng nhất, được quan tâm và săn sóc về y khoa xứng với nhân phẩm làm người”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho thành phần phụ trách việc truyền giáo mỗi ngày một ý thức hơn là việc loan truyền tin mừng hữu hiệu và thu phục lòng người nhờ ở lòng say mến Chúa Kitô ”.  

 

__________________

 NGÀY 4 THỨ SÁU

 

ĐTC GPII với Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo về 4 chiều kích nơi đại hội của thánh bộ này

 

Sau đây là huấn từ của ĐTC gửi Đại Hội Thường Niên của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo đề ngày 1/2/2005.

 

 

Huynh khả kính,

Hồng Y Zenon Grocholewski,

Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo

 

1.         Tôi rất hân hoan gửi lời chào thân ái tới huynh cũng như tới chư huynh khả kính trong hàng giáo phẩm và linh mục, cùng các phần tử thuộc Phân Bộ này, những người qui tụ lại dịp Đại Hội Thường Niên năm nay. Tôi chúc anh chị em thành đạt trong các phiên hội họp ở những ngày này, những ngày anh chị em cứu xét về một số vấn đề liên quan tới các Chủng Viện, các Ban Giảng Huấn Giáo Hội và các Đại Học Công Giáo.

 

2.         Anh chị em đang đặc biệt chú trọng tới dự án giáo dục ở các chủng viện là những gì cần phải bao gồm tính cách hỗ tương nống cốt của 4 chiều kích huấn luyện là nhân bản, kiến thức, tinh thần và mục vụ (see "Pastores Dabo Vobis," 43-59).

 

Trong hoàn cảnh của những đổi thay về xã hội và văn hóa hiện nay, có những trường hợp các nhà giáo dục cần phải sử dụng công việc của các chuyên viên có khả năng để giúp cho chủng sinh hiểu biết sâu xa hơn những nhu cầu cấp thiết của vai trò làm linh mục, khi nhận ra nơi cuộc sống độc thân tình yêu dâng hiến cho Chúa và cho anh chị em mình. Ngay khi những con người nam trẻ trung nhập chủng viện, cần phải cẩn thận kiểm xét về khả năng sống đời độc thân của họ, để, trước khi được Thụ Phong, họ được vững vàng về luân lý ở mức độ trưởng thành về cảm xúc và tình dục của họ.

 

3.         Cuộc Đại Hội của anh chị em cũng chú trọng tới các Ban Giáo Chức của Giáo Hội và các Đại Học Đường Công Giáo, những gì nói lên gia sản phong phú đối với Giáo Hội. Trong “đại mùa xuân Kitô giáo” đang được Thiên Chúa sửa soạn đây (x Thông Điệp “Sứ Vụ Của Đấng Cứu Chuộc”, 86), họ cần phải nổi bật về phẩm chất của việc giảng dạy và nghiên cứu, nhờ đó họ có khả năng đối thoại một cách trọn vẹn với những Ban Giáo Chức và Đại Học Đường khác.


Trước tốc độ phát triển về khoa học và kỹ thuật hiện nay, những cơ cấu này cũng được kêu gọi để liên tục canh tân, bằng việc tìm cách để làm sao “có thể sử dụng được những khám phá mới cho thiện ích thực sự của mỗi một người cũng như của toàn xã hội loài người” (“Ex Corde Ecclesiae”, 7). Theo chiều hướng ấy thì việc đối thoại liên ngành chắc chắc sẽ mang lại lợi ích. Việc đối thoại đặc biệt được cho thấy là hiệu quả với “một thứ triết học chú ý đến chiều kích siêu hình học đích thực” (Thông Điệp Đức Tin và Lý Trí, 83), cũng như với chính Thần Học.

 

4.         Một khía cạnh chú trọng khác trong các phiên hội họp của anh chị em đó là vấn đề giáo dục Kitô giáo nơi các cơ cấu học đường. Bốn mươi năm trước đây, bản tuyên ngôn của Công Đồng Chung Vaticanô II “Gravissimum Educationis” đã đề ra theo chiều hướng này một số những nguyên tắc sau đó đã được khai triển thêm bởi Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo.
 
Trong môi trường toàn cầu hóa cũng như giao ngộ đổi thay của các dân tộc cùng các thứ văn hóa, Giáo Hội cảm thấy sứ mệnh khẩn trương cần phải rao giảng Phúc Âm và muốn sống Phúc Âm bằng động lực truyền giáo mới. Bởi thế, vấn đề giáo dục Công giáo càng cho thấy như là hoa trái của một sứ vụ “chung” cần phải thực hiện bởi các linh mục, những người sống đời tận hiến tu trì và thành phần giáo dân. Nơi chân trời này hiện lên việc phục vụ giáo hội được các thày cô dạy khoa Công giáo học ở học đưnờg. Việc giảng dạy của họ góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh cũng như cho việc hiểu biết của những người khác về vấn đề tương kính. Đó là lý do hết sức ước mong rằng việc giảng dạy về đạo giáo được mọi nơi nhịn nhận và đóng một vai trò xứng hợp nơi học trình của các cơ cấu học đường.

 

5.         Sau hết, tôi muốn đề cập tới hoạt động hiệu nghiệm cho ơn gọi được thực hiện bởi cơ cấu Hoạt Động Của Tòa Thánh Về Các Ơn Gọi Của Giáo Hội là cơ cấu được vị tiền nhiệm Piô XII của tôi đã thiết lập. Trước hết, cơ cấu này hỗ trợ cho Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi, một biến cố thường niên nối kết những sáng kiến và những biến cố chăm sóc mục vụ ơn gọi ở tất cả mọi giáo phận.

 

Trong việc bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với cơ cấu xứng đáng và hiệu nghiệm này, tôi muốn khuyến khích những ai cống hiến giờ giấc và nỗ lực để cổ động một tổ chức mục vụ ơn gọi trong cộng đồng giáo hội. Đối với tôi rất là thích thuận cho sáng kiến thiêng liêng về tổ chức mục vụ ơn gọi này được thực hiện bởi cơ cấu ấy trong năm giành cho Thánh Thể đây, để kiến tạo, bằng việc luân chuyển nguyện cầu ở mội một châu lục, một sợi giây liên kết thỉnh cầu làm cho các cộng đồng Kitô hữu trên toàn thế giới hiệp nhất với nhau.

 

6.         Trong chiều hướng ấy, tôi cũng muốn xác nhận rằng Thánh Thể là nguồn mạch và là dưỡng chất cho hết mọi ơn gọi linh mục và tu sĩ. Bởi thế, tôi lấy làm biết ơn tất cả những sáng kiến được móc nối với “cơ cấu” nguyện cầu cho ơn gọi này, và tôi hy vọng rằng nó sẽ bao gồm cả thế giới.

 

Xin Mẹ Maria là “người nữ Thánh Thể” coi sóc những ai hiến nghị lực của mình cho việc chăm sóc mục vụ ơn gọi.

 

Tôi hết tình ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả anh chị em và những người thân yêu của anh chị em.

 

Tại Vatican ngày 1/2/2005

 

Gioan Phaolô II

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 1/2/2005

 

 

Tại sao người Công giáo bị bệnh tâm thần cần tìm đến một trị liệu viên Công giáo?

 

Bà Gladys Sweeney, khoa trưởng Viện Các Khoa Tâm Lý Học, người chủ trương Khoa Tâm Lý Đích Thực theo Khoa Học cũng Đích Thực với Thiên Chúa, muốn bắc một chiếc cầu nối giữa khoa học và đức tin. Bà đã chia sẻ cảm nghiệm và nhận định của mình về vấn đề các khoa tâm lý học có thể giúp Giáo Hội nếu những khoa này làm cho cá nhân con người có thể trở thành những Kitô hữu tốt lành hơn và hưởng lợi ích bởi đời sống bí tích.

 

Vấn:     Đâu là những giải quyết cho các người Công giáo bị chán chường hay mắc bệnh tâm thần?

 

Đáp:    Thường xuyên bị chán chường hay những hình thức khác của bệnh tâm thần tạo nên một ngãng trở cho vấn đề ý muốn tự do. Việc chữa trị tâm lý hiệu nghiệm lầviệc rất hữu ích, vì vấn đề chữa trị này chính yếu là ở chỗ tìm cách để con người có thể chẳng những thấy được “sự thiện” một cách thực tiễn hơn, mà còn có thể chọn “sự thiện” nữa.

 

Theo truyền thống vẫn có một thứ nghi kỵ nhau giữa các khoa tâm lý học và thành phần Công giáo hành đạo. Khoa tâm lý có khuynh hướng thấy đức tin như là một hành vi mê tín, và con người đạo đức có khuynh hướng thấy tâm lý học như một khoa học dư thừa đối với họ. Chỉ cần đức tin cũng đủ để giải quyết tất cả mọi vấn đề, cho dù là vấn đề gì đi chăng nữa.

 

Cả hai chủ trương này đều không đúng với sự thật. Một khoa tâm lý được thấm nhuần kiến thức Công giáo về con người chẳng những đích sự là một khoa học mà còn đích thực với cả Thiên Chúa nữa. Các khoa tâm lý học có nhiều điều cống hiến cho một người bị hư hại về ý muốn tự do.

 

Chẳng hạn, chúng ta hãy lấy trường hợp của một người nào đó bị bối rối thái quá. Người này thực sự bị như thế là do “chứng ám ảnh áp loạn thần kinh chức năng”. Tình trạng hư hoại về tâm lý này có thể trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị thích đáng thì sẽ làm con người này không còn tác hành bình thường.

 

Những người Công giáo tốt lành thành tín thực sự có thể thôi không đi xưng tội để tránh cảm giác việc họ xưng tội không thành bởi đã quên sót xưng thú “tất cả mọi tội lỗi”. Họ cũng có thể không lên rước lễ vì sợ rằng họ rước Chúa một cách bất xứng. Tình trạng hư hoại này dễ dàng được chẩn định và trị liệu.

 

Các khoa tâm lý học là để phục vụ Giáo Hội. Để giúp cho con người ấy tác hành lại bình thường, các khoa tâm lý học giúp giải tỏa họ khỏi chứng loạn thần kinh chức năng. Thế nhưng, tự do không phải chỉ là một thứ “tự do từ” mà còn là một thứ “tự do cho”, một thứ tự do để trở thành một Kitô hữu tốt lành hơn và để có thể lợi ích từ một đời sống bí tích.

 

Bởi thế, nếu hiểu biết cách thích đáng thì không còn vấn đề xung khắc giữa một khoa tâm lý được đặt nền tảng trên khoa nhân loại học lành mạnh và giáo huấn của Giáo Hội. Vấn đề thách đố ở đây đó là tìm kiếm những tâm lý gia được huấn luyện một cách xứng hợp theo chiều hướng này, một con người biết tôn trọng các giá trị đạo đức nơi bệnh nhân của mình và không làm giảm giá trị của chúng một cách nào đó.


Vấn:     Những hiểu lầm thông thường nhất trong việc chữa trị tình trạng chán nản ngày nay là gì?

 

Đáp:    Một trong những sự hiểu lầm lớn nhất trong việc chữa trị chứng chán nản đó là quan niệm cho rằng chứng chán nản “chỉ cần” dùng thuốc để được giảm bớt.

 

Thực sự cho dù việc sử dụng những thứ chống chán nản cũng làm cho các bệnh nhận bị chứng này giảm bớt rất nhiều, việc hoàn toàn cậy dựa vào việc trị liệu bằng dược liệu và loại trừ cấ hình thức truyền thống khác về phương pháp tâm lý trị liệu cũng không phải là cách chữa trị hay nhất.

 

Một trong những chữa trị hiệu nghiệm nhất đối với chứng chán nản là những gì được các tâm lý gia gọi là “tái trúc tầm thức”. Kiểu chữa trị này cố gắng để lấy lại quân bình cho những cảm xúc theo lý trí.

 

Trong trường hợp chán nản thường cảm giác vô vọng và vô dụng chiếm đoạt toàn thể con người, và bệnh nhân không thể nhìn thực tại một cách khách quan. Họ thấy thế giới như qua một lăng kính đen. Một con người bị chán nản có thể “cắt nghĩa” một sự kiện xẩy rat rung dung như là những gì tiêu cực, là những gì phạm đến bản thân, mà thực tế lại không như thế.

 

Vấn đề chữa trị này bao gồm việc giúp cho cá nhân bị chán nản làm sao sắp xếp lại ý nghĩ của họ, việc giúp cho họ cấu tạo lại những chiều hướng tiêu cực méo mó của họ. Họ được luyện tập để điều khiển những cảm xúc theo lý trí và thấy được các hoàn cảnh một cách khác quan hơn. Cách chữa trị này đã cho thấy hết sức hiệu nghiệm trong việc giúp các bệnh nhân được chẩn định bị chứng chán nản.

 

Cần phải chú ý là đôi khi những người bị chán nản mới đầu không đáp ứng lắm với cách trị liệu này. Đó thường là trường hợp chứng chán nạn đã trở nên trầm trọng rồi.

 

Trong những trường hợp ấy, cách chữa trị hay nhất đó là thực hiện cả hai cách vừa cho uống thuốc vừa theo trị liệu tầm thức. Tuy nhiên, đôi khi thuốc uống là một giải quyết dài hạn cho vấn đề này.


Vấn:     Một đời sống trong Chúa Kitô, tức là việc tham dự vào một đời sống bí tích, thực hiện một đời sống nguyện cầu, tìm cầu việc linh hướng, giúp vào việc chữa trị những chứng bệnh về tâm thần ra sao?

Đáp:    việc tham dự vào một đời sống bí tích, thực hiện một đời sống nguyện cầu, tìm cầu việc linh hướng là tất cả cách thức để lãnh nhận ân sủng thần linh.

 

Linh đạo Kitô giáo là đời sống trong Chúa Kitô nhờ tặng ân Thánh Linh là những gì giúp chúng ta tác hành theo đức tin, bằng đức cậy dựa trên đức tin, và nhất là trong đức mến là tầm vóc viên trọn của đức tin trên con thẳng tiến hướng về cộng đồng Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

Vì ân sủng làm trọn hảo hóa bản tính tự nhiên, linh đạo này hoàn toàn hợp với sinh lực tâm lý. Thế nhưng, sinh lực thiêng liêng và sinh lực tâm lý không hoàn toàn như nhau và cũng không phải lúc nào cũng đối xứng với nhau.

 

Một con người bị chứng ám ảnh áp loạn thần kinh chức năng, người không thể giải quyết vấn đề xưng tội và ngay cả việc rước lễ cần phải được chữa trị để có thể sẵn sàng sử dụng phương tiện lãnh nhận ơn thánh hóa. Tuy nhiên, sinh lực tâm thần, cũng như sinh lực thể lý, không phải là một điều kiện cần thiết cho vấn đề thánh đức.

 

Một người bị chứng lo âu không cần được chữa hết âu lo trước hết là để phát triển nhân đức can đảm và dũng lực hay để gia tăng lòng tin tưởng vào Thiên Chúa của họ. Nó chắc chắn là có ích, nhưng nó không phải là a sine qua non cho việc tăng trưởng nhân đức. Những khó khăn gặp phải trong việc tranh đấu với các tình trạng về tâm lý thực sự có thể giúp vào việc nuôi dưỡng các nhân đức đặc biệt, có thể trở thành cơ hội được dồi dào ân sủng và đi sâu vào đời sống thiêng liêng.

 

Bởi thế, trừ phi các vấn đề trục trặc về tâm lý làm ngăn trở họ tham dự vào đời sống bí tích, con người này hết sức cần phải chủ động tham dự vào đời sống này, cho dù họ có đang được trị liệu. Đó là lý do tại sao trị liệu viên rất cần phải biết đến nhu cầu này và khuyến khích con người ấy làm như thế.

 

Những hiệu năng của ân sủng cùng với việc chữa trị lành mạnh về tâm lý là những gì rất mãnh liệt trong việc chữa lành. Bất cứ một người Công giáo nào bị bệnh tâm thần đều phải tiếp tục lãnh nhận các bí tích thường xuyên và cung kính cũng như cần phải bảo trì một đời sống cầu nguyện liên lỉ quân bình.

 

Một vị linh hướng giỏi có thể giúp rất nhiều về vấn đề này trong việc hướng dẫn để tiến bước trên con đường phát triển thiêng liêng. Dù là nhờ trị liệu hay nhờ linh đạo thì bao giờ Chúa Kitô cũng là Đấng chữa lành.


Vấn:     Tại sao những người Công giáo bị trục trặc về tâm thần cần phải tìm gặp các trị liệu viên Công giáo?

 

Đáp:    Hết mọi lý thuyết về tâm lý đều chất chứa trong nó những giả thuyết về bản tính tự nhiên cũng như về định mệnh của con người. Có những lý thuyết tự bản chất trần tục và đôi khi công khai chống đạo. Đôi khi chúng chối bỏ quyền tự do của con người, những tuyệt đối về luân lý và do đó phủ nhận thực tại về tội lỗi.

 

Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha đã nói trong Tông Huấn “Hòa Giải và Thống Hối”, khoản số 18: “Một lý do cho thấy sự biến mất cảm quan về tội lỗi trong xã hội hiện đại được tìm thấy nơi những lầm lẫn ở việc coi trọng một số những khám phá của các khoa học nhân bản. Bởi thế, dựa vào một số khẳng định của tâm lý học, việc chú trọng để tránh né tạo nên những cảm giác tội lỗi hay để đặt các giới hạn về tự do là những gì dẫn con người đến chỗ hoàn toàn chối bỏ không chấp nhận bất cứ thiếu sót nào”.

 

Bởi vậy, những người Công giáo rất cần phải thận trọng về việc lãnh nhận các dịch vụ tâm lý hay để cho những kiểu cách tâm lý dở hơi nhất thời chi phối cuộc sống của mình.

 

Ngoài ra, các tâm lý gia nói chung có khuynh hướng nhìn tôn giáo một cách tiêu cực là những gì gây khó khăn thêm cho người Công giáo. Nơi vấn đề tâm lý trị liệu, trị liệu viên có thể chi phối bệnh nhân của mình một cách khéo léo làm cho niềm tin tưởng của người bệnh từ từ bị suy yếu đi.

 

Tuy nhiên, với một trị liệu viên Công giáo giỏi, niềm tin và những việc thực hành tôn giáo của bệnh nhân được phấn khích, và thậm chí họ có thể bàn luận những vấn đề tôn giáo trong các buổi gặp gỡ. Một trị liệu viên như thế đang hành sự với một kiến thức chân thực về con người, dựa vào các giáo huấn của Giáo Hội và được tăng cường bởi những dữ kiện tâm lý lành mạnh.

 

Loại trị liệu này hết sức thiết yếu đối với bất cứ người Công giáo nào tìm sự trợ giúp để giải quyết một vấn đề trục trặc về tâm thần.

Vấn:     Giáo Hội cung cấp những nguồn trợ giúp nào cho những phần tử thuộc đàn chiên của mình khi họ phải giải quyết các vấn đề về tâm thần?

 

Đáp:    Giáo Hội cống hiến cho chúng ta Chúa Kitô là mạc khải của tình yêu Chúa Cha và là mạc khải về chính con người.

 

Chúa Kitô tỏ cho chúng ta ý nghĩa cuộc sống của chúng ta và câu giải đáp cho niềm trông mong của con tim chúng ta. Giáo Hội, trong việc hiến ban Chúa Kitô cho chúng ta, trao tặng chúng ta những gì chúng t among ước nhất và là những gì duy nhất hơn hết làm thỏa mãn chúng ta.

 

Trong “thung lũng châu lệ” này không thể nào tránh được vấn đề bất mãn, thảm cảnh và sầu thương, và Giáo Hội bao giờ cũng hướng chúng ta vượt ra ngoài chân trời này tới cung lòng của Ba Ngôi Thiên Chúa là nơi Chúa Kitô đang sửa soạn chỗ cho chúng ta. Như thế, Chúa Kitô cho chúng ta thấy ý nghĩa cứu độ của khổ đau. Nhờ các bí tích của Giáo Hội, chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô và liên tục được canh tân cùng được biến đổi khi cuộc hiệp nhất của chúng ta với Người tăng triển.

 

Tuy nhiên, Giáo Hội cần phải nhận biết về dịch vụ đặc thù của các khoa tâm lý học có thể cống hiến, nhất là khi chúng ở trong tay của những trị liệu viên liêm chính lành nghề, hiểu biết giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến tự do của con người cũng như đến phẩm giá của con người.

 

Việc hợp tác hỗ tương giữa khoa học nhân bản và hoạt động mục vụ là những gì hết sức quan trọng, mà nếu được thực hiện một cách hòa hợp với nhau, có thế mang các linh hồn về với Chúa Kitô và phát triển việc thiết lập Vương Quốc của Thiên Chúa trên trái đất này.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 13/1/2005

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ