GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 3/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho chính quyền ở hết mọi quốc gia luôn biết quan tâm đến những người nghèo, bị bỏ rơi và đàn áp, trong những phương sách chính trị và dự án phát triển của họ”.

 

Ý Truyền Giáo: Xin cho mỗi một Giáo Hội địa phương nhận thức được nhu cầu cần phải huấn luyện những Kitô hữu thánh thiện, nhờ đó có thể đáp ứng các đòi hỏi của việc tân truyền bá phúc âm hóa.  

 

__________________

 NGÀY 10 THỨ NĂM, NGÀY THÁNH THỂ

TRONG NĂM THÁNH THỂ

        

 

Liên Hiệp Quốc quyết định cấm tất cả mọi thứ tạo sinh sao bản con người

 

Tổng Hội Đồng LHQ hôm Thứ Ba 8/3/2005, Ngày Nữ Giới Quốc Tế, đã phê chuẩn quyết nghị không bắt buộc kêu gọi các chính quyền hãy chuẩn nhận các khoản luật “cấm tất cả mọi hình thức tạo sinh sao bản con người vì chúng không xứng hợp với phẩm giá con người cũng như việc bảo vệ sự sống con người”, kể cả việc tạo sinh sao bản phôi bào con người để thực hiện việc nghiên cứu thân bào.

Đây là một vấn đề bàn cãi gay go sôi nổi đã 4 năm trời, bởi thế, số phiếu cho thấy việc đồng thuận của tổng hội đồng 191 quốc gia này vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận như thành phần quá bán: 84 thuận, 34 chống và 37 trống.

Việc cấm tất cả mọi hình thức tạo sinh sao bản con người này chẳng những liên quan trực tiếp đến phẩm giá và sự sống con người mà còn gián tiếp liên quan đến việc khai thác nữ giới nữa, ở chỗ biến họ thành lò sản xuất trứng.

Hoa Kỳ không đóng vai chủ động trong quyết nghị này, nhưng âm thầm ủng hộ các nhóm chống phá thai của Hoa Kỳ. Biện pháp cấm triệt để này được nước Honduras nêu lên và nói chung được ủng hộ bởi các quốc gia đa số Công giáo theo chiều hướng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vốn chống vấn đề tạo sinh sao bản con người. Vấn đề dĩ nhiên bị chống bởi các quốc gia đang thực hiện việc thử nghiệm vấn đề thân bào được tạo sinh sao bản tứ phôi bào.

Trong khi đó nhiều quốc gia Hồi giáo ở trong số bỏ phiếu trống. Thành phần chống vốn (như Bỉ, Hiệp Vương Quốc, Tầu, Nam Hàn, Singapore v.v.) chủ trương rằng vì nghị quyết này không bắt buộc phải tuân theo nên các khoa học gia của họ vẫn có thể theo đuổi những gì họ đang theo đuổi thực hiện.

Vấn đề sôi nổi nhất và gây bất đồng nhất trong vấn đề tạo sinh sao bản con người này đó là việc tạo sinh sao bản phôi bào con người, nhưng sau đó những thân bào đó bị diệt đi, để có được những thân bào cho việc chữa trị các thứ bệnh tật đặc biệt, như bệnh lãng trí, ung thư, tiểu đường và các thứ thương tích ở xương sống.

Cuộc tranh luận bắt đầu từ dự thảo của Pháp và Đức vào năm 2001 đề nghị thực hiện một hiệp ước có hiệu lực bó buộc toàn cầu trong việc cấm tạo sinh sao bản con người, một dự án được phần đông quốc tế ủng hộ.

Thế nhưng, nỗ lực ấy đã không thành vào năm vừa rồi sau khi chính phủ Bush tranh đấu để nới rộng vấn đề cấm tất cả mọi thứ tạo sinh sao bản các phôi bào con người, bao gồm cả việc tạo sinh sao bản trị liệu. Thật ra Tòa Thánh Vatican ngay từ tháng 3/2002 đã lên tiếng kêu gọi thực hiện quyết nghị này trước nhất. (xin xem tài liệu liên hệ dưới đây)

Tiểu ban pháp lý soạn thảo hiệp ước này của tổng hội đồng LHQ đã chia rẽ trầm trọng và đã hủy bỏ ý tưởng thực hiện một bản hiệp ước và thay vào đó là một bản tuyên ngôn không có tính cách bó buộc.

 

 

Tòa Thánh Ngỏ Lời tại Liên Hiệp Quốc về Việc Loại Trừ Tất Cả Mọi Thứ Tạo Sinh Con Người Theo Kiểu Phi Tính Dục

Trước Ủy Ban Chuyên Ðề của Liên Hiệp Quốc về Hội Nghị Quốc Tế Chống Lại Việc Sản Sinh Con Người Theo Kiểu Phi Tính Dục, ĐTGM Renato Martino, vị lãnh sự kiêm quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã ngỏ lời tại Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Hai 23/9/2002 như sau:

Cám ơn Ngài Chủ Tịch,

Chủ trương của Tòa Thánh chúng tôi đã quá rõ ràng. Tòa Thánh ủng hộ và thúc giục việc hủy bỏ toàn diện và toàn cầu việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục cho cả vấn đề sản sinh lẫn khoa học. Việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục, cho dù được thực hiện nhân danh một thứ nhân loại tốt hơn, vẫn là một việc làm nhục đến phẩm giá của con người. Việc tạo sinh phôi bào con người theo kiểu phi tính dục là việc phản lại tính dục con người và biến sự sống con người thành một thứ đồ vật.

Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gần đây có nói: “Sự sống của con người không thể bị coi như là một đồ vật chúng ta muốn làm gì thì làm, nhưng là một thực tại trần gian linh thánh nhất bất khả vi phạm. Không thể nào có hòa bình nếu không biết bảo vệ sự thiện căn bản nhất. Chúng ta phải thêm vào (bản liệt kê các thứ bất chính trên thế giới) những thực hành vô trách nhiệm về kỹ thuật di truyền, như kỹ thuật tạo sinh phi tính dục và kỹ thuật sử dụng phôi thai bào con người để nghiên cứu, những việc được biện minh một cách phi lý khi nại vào quyền tự do, vào tiến bộ văn hóa, vào bước tiến của loài người. Khi thành phần hèn kém nhất và những phần tử dễ bị tổn thương nhất trong xã hội bị lạm dụng bởi những hành động gian ác như thế, thì chính quan niệm về gia đình nhân loại, được căn cứ vào giá trị về con người, vào sự tin tưởng, tôn trọng và nâng đỡ nhau, đang bị hư hoại một cách khủng khiếp. Một thứ văn minh được xây dựng trên yêu thương và hòa bình cần phải chống lại những thứ thí nghiệm bất xứng với con người ấy” (World Day of Peace Message, 1 January 2001, No. 19).

Theo trạng thái về sinh học và nhân loại học của phôi thai bào con người, cũng như theo qui tắc luân lý và dân sự tối yếu thì thật là bất hợp pháp khi sát hại một con người vô tội cho dù có mang lại một thiện ích nào đó cho xã hội đi nữa.

Tòa Thánh coi việc phân biệt giữa vấn đề tạo sinh “sản xuất” theo kiểu phi tính dục và cái được gọi là “trị liệu” (hay “thí nghiệm”) theo kiểu phi tính dục là bất khả chấp. Việc phân biệt này ẩn dưới chiếc mặt nạ thực tại của việc tạo nên một hữu thể con người với mục đích để hủy diệt con người nam hay nữ này đi, nhờ đó sản xuất ra hàng loạt tế bào thân phôi thai hay nhờ đó giúp cho các cuộc thí nghiệm khác. Cần phải ngăn cấm việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục trong tất cả mọi trường hợp, bất kể với mục đích gì.

Tòa Thánh ủng hộ việc nghiên cứu những tế bào thân được bắt nguồn sau khi sinh, vì phương pháp này, như đã được chứng tỏ bởi hầu hết các cuộc nghiên cứu khoa học gần đây, là một đường lối lành mạnh, hứa hẹn và hợp với luân thường đạo lý trong việc đạt được việc thay mô thịt và việc trị liệu tế bào là những gì có thể mang lại lợi ích cho nhân loại. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Ở bất cứ trường hợp nào, bao giờ cũng cần phải tránh các phương pháp (khoa học) không biết tôn trọng phẩm giá và giá trị của con người. Tôi đang đặc biệt nghĩ đến những nỗ lực tạo sinh con người theo kiểu vô tính dục để lấy các bộ phận dùng vào việc thay cơ phận: những kỹ thuật này, nếu dính dáng đến việc lạm dụng và hủy hoại các phôi thai bào, đều là những gì vô luân bất khả chấp, cho dù mục đích của nó tự bản chất là tốt. Chính khoa học còn cho thấy những hình thức khác nơi việc ra tay trị liệu không dính dáng gì tới việc tạo sinh phi tính dục hay tới việc sử dụng các tế bào phôi thai bào, nhưng sử dụng những tế bào thân được lấy từ người lớn. Đó là chiều hướng đòi việc nghiên cứu phải theo, nếu nó muốn tôn trọng phẩm giá của mỗi một con người cũng như của hết mọi con người, cho dù họ còn đang ở trong tình trạng phôi thai bào” (Address of Pope John Paul II to the 18th International Congress of the Transplantation Society, 29 August, 2000, No. 8).

Việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục, được thực hiện cho việc nghiên cứu y khoa sinh học hay cho việc sản xuất ra những tế bào thân, là những việc góp tấn công phẩm giá và tính cách nguyên vẹn của hữu thể con người. Việc tạo sinh một phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục, với mục đích hủy hoại nó đi, sẽ trở thành một guồng máy cố tình hủy hoại sự sống con người đang hình thành một cách có phương pháp, nhân danh một “sự thiện” vô danh của việc trị liệu khả dĩ hay của việc khám phá khoa học. Chủ trương này đáng ghê tởm đối với hầu hết con người ta, bao gồm cả những ai biện hộ một cách thích đáng cho việc tiến bộ về khoa học và y học. Vì việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục làm phát sinh ra một sự sống con người mới, không phải cho một tương lai nở hoa nhân bản, mà là cho một tương lai đâm đầu vào làm tôi đòi và chắc chắn sẽ bị hủy diệt, nó là một tiến trình không thể biện minh bởi lập luận là nó có thể giúp cho những hữu thể con người khác. Việc tạo sinh phôi thai bào vi phạm đến những tiêu chuẩn trọng yếu của luật về các quyền lợi con người.

Từ năm 1988, càng ngày càng thấy xẩy ra hai tình trạng chia lìa cả thể trên hoàn cầu: tình trạng chia lìa thứ nhất là hiện tượng bần cùng và kỳ thị xã hội thê thảm hơn bao giờ hết, và tình trạng chia lìa thứ hai, gần đây hơn và ít bị lên án hơn, liên quan đến thai nhi, được sử dụng như một thứ đồ để thí nghiệm cũng như cho vấn đề thực hiện kỹ thuật (như những kỹ thuật sản sinh nhân tạo, kỹ thuật sử dụng ‘các phôi thai bào dư thừa’ (superfluous embryos), được gọi là kỹ thuật tạo sinh trị liệu theo kiểu phi tính dục v.v). Ở đây chúng ta thấy hiện lên cái nguy cơ của một hình mới về chủ nghĩa nòi giống, vì việc phát triển những thứ kỹ thuật này có thể tiến đến chỗ tạo nên ‘một loại hữu thể con người phụ cấp’, chính yếu nhắm đến thiện ích của một số những con người khác. Điều này sẽ là một hình thức nô lệ mới mẻ và ghê gớm. Tiếc thay người ta lại không thể phủ nhận là khuynh hướng tạo sinh cải giống này (eugenics) vẫn còn ngấm ngầm, nhất là khi nó được các lợi lộc thương mại khai thác. Các chính quyền và cộng đồng khoa học cần phải hết sức lưu tâm chú ý tới lãnh vực này” (Holy See's Contribution Against Racism, Racial Discrimination, Xenophobia and Related Intolerance-Durban, South Africa, 31 August to 7 September 2001, No. 21).

Từ ngày thành lập Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, không ai còn hồ nghi gì về hoạt động của tổ chức này đặt trọng tâm vào tình trạng phúc hạnh và bảo vệ toàn thể con người. Việc bảo toàn những thế hệ hiện tại và sau này của nhân loại, cùng với tình trạng thăng tiến các thứ quyền lợi của con người là vấn đề trọng yếu cho hoạt động của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Bản Tuyên Ngôn Chung Nhân Quyền lập đi lập lại tính cách thánh hảo của tất cả mọi sự sống con người, cũng như đến nhu cầu bắt buộc phải bảo vệ sự sống khỏi bị thiệt hại.

Về khía cạnh này, Khoản Thứ 3 của Bản Tuyên Ngôn chủ trương rằng hết mọi người đều có quyền sống. Nhờ sự sống mới phát sinh hy vọng cho tương lai, một niềm hy vọng được Bản Tuyên Ngôn Chung này bảo vệ bằng việc nhìn nhận rằng tất cả mọi con người đều bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi. Có quyền sống con người mới sống tự do và an ninh. Để bảo đảm tình trạng ấy, Bản Tuyên Ngôn Chung đã xác nhận là mỗi một con người là một thực thể có một tương lai mang đầy hy vọng được quyền quyết định lấy cho mình, những gì cần phải được bảo toàn. Để tiến đến mục tiêu này thì những thứ làm hạ cấp bất cứ một con người nào xuống tình trạng nô lệ, cũng như những việc chối bỏ các quyền lợi căn bản để họ có thể sống và tự quyết đều đáng trách và bất khả chấp.

Bất kể với mục đích nào đi nữa thì việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục cũng xung khắc với các qui tắc pháp lý quốc tế trong việc bảo vệ phẩm giá con người. Luật quốc tế bảo vệ quyền sống cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho một số người nào đó. Việc dễ dàng tạo nên các hữu thể con người để bị hủy hoại, việc chủ ý tiêu hủy những hữu thể con người được tạo sinh theo kiểu vô tính dục này một khi đạt được mục tiêu nghiên cứu, việc đẩy hữu thể con người đến chỗ hiện hữu trong một tình trạng làm tôi hay nô lệ ngoài ý muốn, và việc tự ý thực hiện những cuộc thí nghiệm hữu thể con người theo y khoa và sinh học, đều là những hành động sai trái và bất khả chấp về luân lý.

Việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục cũng gây ra một đe dọa trầm trọng cho cả qui tắc của luật lệ nữa, bằng việc để cho những ai phụ trách việc tạo sinh theo kiểu phi tính dục này chọn lựa và truyền bá một số những đặc tính của con người theo phái tính, chủng loại v.v., cùng với việc họ loại trừ đi những đặc tính khác. Điều này dính dáng đến việc thực hiện tạo sinh cải giống dẫn đến chỗ tạo nên một thứ “siêu chủng” (super race), cũng như đến chỗ không thể tránh được tình trạng kỳ thị đối với những ai sinh vào đời theo tiến trình tự nhiên.

Việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục cũng chối bỏ những ai được hiện hữu cho những mục tiêu nghiên cứu, các thứ quyền lợi quốc tế liên quan đến đường lối khiếu nại theo luật pháp và được luật pháp bảo vệ một cách bình đẳng. Ngoài ra, cũng cần phải nhớ rằng, việc thực hành về phương diện quốc gia cũng như việc tiến đến những thỏa ước từng miền đã nhìn nhận rằng việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục được thực hiện cho bất kỳ mục đích nào cũng đều trái với qui tắc của lề luật.

Thưa Ngài Chủ Tịch, chúng ta cần phải nhớ rằng hết mọi tiến trình liên quan đến việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục tự nó là một tiến trình sản xuất làm phát sinh ra một hữu thể con người ở vào ngay thời điểm phát triển của họ, tức là làm phát sinh ra một tế bào con người phôi thai vậy.

Xin cám ơn Ngài Chủ Tịch.
 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Holy See Mission được Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 24/9/2002)
 

Quan Điểm của Tòa Thánh về Vấn Đề Cấm mọi hình thức Tạo Sinh Sao Bản Con Người theo Kỹ Thuật Phi Tính Dục Cloning

Theo nguồn tin Zenit phát đi từ New York ngày 3/3/2002, Tòa Thánh Vatican đã phổ biến văn kiện về việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning cho thấy Tòa Thánh chủ trương như thế nào về vấn đề này. Tòa Thành hoàn toàn ủng hộ việc cấm chỉ toàn diện và toàn cầu việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning này.

Nội Dung

1. Chủ trương của Tòa Thánh
2. Bối cảnh sinh học của việc tạo sinh phi tính dục
3. Những mục đích khả dĩ của việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning: 1) Việc tạo sinh phi tính dục những phôi thai bào con người như một cách thức để làm nên các thơ nhi; 2) Việc tạo sinh phôi thai bào con người bằng kỹ thuật phi tính dục như cách để sản xuất ra những tế bào thân; 3) Việc tạo sinh phôi thai bào con người bằng kỹ thuật phi tính dục như dụng cụ để nghiên cứu những tiến trình về di truyền và phát triển phôi thai bào
4. Việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning bất kể với mục tiêu gì cũng nghịch lại với phẩm giá và tính cách nguyên vẹn của hữu thể con người và quyền sống của họ
5. Việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning cho dù với mục đích gì đi nữa cũng đi ngược lại với những qui định căn bản của luật quốc tế
6. Kết luận

(Chỉ xin trích dịch một số đoạn chính. Vì những phần khác có những ý tưởng lập lại hay trùng hợp với bài trên đây của Tòa Thánh)

2. Bối cảnh sinh học của việc tạo sinh phi tính dục

Trong tương quan về ý niệm và kinh nghiệm, chữ “cloning” có những ý nghĩa khác nhau, những ý nghĩa theo những phương thức kỹ thuật khác nhau cũng như những mục đích khác nhau. Cloning tự nó liên quan đến việc sản xuất ra một thực thể sinh học đồng hóa về di truyền, hay rất giống, với thực thể nó được bắt nguồn. Từ ngữ này thường để ám chỉ:

a. Việc sản xuất ra một chất chua nhân trung (như chất DNA, RNA), một chất đạm, hay một loạt tế bào từ một sao bản duy nhất hay từ một ít sao bản của mỗi một thực thể này. Đối với riêng trường hợp sự sống thì không có vấn đề đạo lý hay pháp lý liên quan đến những tiến trình này cả.

b. Việc sản sinh, theo đường lối nhân tạo phi tính dục, của một hay hơn một vật thể sinh học thuộc về những loại sản sinh theo tính dục (như thực vật, thú vật và nhân vật). Đối với trường hợp thú vật và nhân vật, điều này có thể thực hiện hoặc bằng việc tách biệt hay phân chia một phôi thai bào (“embryo splitting”) ở vào giai đoạn mới phát triển của phôi thai bào này, hay bằng việc chuyển một nhân trung có những cặp nhiễm sắc thể giống nhau của một tế bào từ một phôi thai bào, từ một bào thai hay từ một người lớn sang một sơ bào không có nhân trung của nữ giới. Nếu thành công, sau khi sinh động, sơ bào mất nhân trung được tái cấu trúc này sẽ phát triển thành một phôi thai bào có khả năng phát triển thêm cho tới hết cỡ. Bất kể định mệnh của nó ra sao, một phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục là một cá thể được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục của một thứ giống ấn định ở vào giai đoạn khởi đầu sự sống của nó vậy.

3. Những mục đích khả dĩ của việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning

Việc tạo sinh con người bằng kỹ thuật phi tính dục là một kỹ thuật khoa học làm phát sinh ra một hữu thể con người. Kết quả sơ khởi nhưng bất khả tránh của việc tạo sinh phi tính dục vừa phân chia phôi thai bào vừa thuyên chuyển nhân trung là việc sản xuất ra một hữu thể con người ở giai đoạn phát triển phôi thai bào. Như thế, việc tạo sinh con người bằng kỹ thuật phi tính dục cloning và việc tạo sinh phi tính dục phôi thai bào con người xẩy ra cùng một lúc, nên chúng được coi là đồng nhất với nhau. Hiện nay việc cố gắng tạo sinh con người bằng kỹ thuật phi tính dục có ba mục đích:

3.1) Việc tạo sinh phi tính dục những phôi thai bào con người như một cách thức để làm nên các thơ nhi;

Khi một phôi thai bào con người được tạo sinh bằng kỹ thuật phi tính dục được cấy vào tử cung của một phụ nữ được lấy trứng hay của một bà mẹ đại diện, thì sẽ xẩy ra việc sinh ra một thơ nhi sau thời gian cưu mang, như đã xẩy ra nơi việc tạo sinh loài có vú bằng kỹ thuật phi tính dục. Việc sử dụng việc tạo sinh con người bằng kỹ thuật phi tính dục cloning này được gọi một cách không thích đáng là “việc tạo sinh phi tính dục sản sinh”, vì mục đích tối hậu của nó là sản sinh ra một hữu thể con người lớn.

3.2) Việc tạo sinh phôi thai bào con người bằng kỹ thuật phi tính dục như cách để sản xuất ra những tế bào thân;

Mục tiêu thứ hai của việc tạo sinh con người bằng kỹ thuật phi tính dục là để tạo nên những tế bào thân của phôi thai bào để chế ra cơ sợi và thay thể hoặc sử dụng trong vấn đề trị liệu tế bào. Một khi phôi thai bào con người được tạo sinh bằng kỹ thuật phi tính dục rồi, thì việc nó phát triển thêm bị chặn lại trước khi nó được đem cấy (thường ở vào giai đoạn phôi thai bào sơ khởi), bằng cách hủy đi việc phát triển thêm của phôi thai bào này. Tên gọi được đặt cho loại tạo sinh con người bằng kỹ thuật phi tính dục này, như được gọi là “việc tạo sinh phi tính dục trị liệu”, là một tên gọi lừa dối, ở chỗ nó làm lẫn lộn mục đích của việc làm với chính bản chất của tiến trình tùy thuộc này. Thật vậy, để sản xuất những tế bào thân của phôi thai bào thì người ta có ý tạo nên một phôi thai bào con người sống động để hủy hoại đi.

3.3) Việc tạo sinh phôi thai bào con người bằng kỹ thuật phi tính dục như dụng cụ để nghiên cứu những tiến trình về di truyền và phát triển phôi thai bào

Việc chuyển một nhân trung từ một tế bào cơ sợi của con người sang một sơ bào không còn nhân trung của con người, và việc nghiên cứu vấn đề phát triển của phôi thai bào sau đó, được thực hiện với mục đích để hiểu biết những sinh hoạt về di truyền và về tế bào phôi thai của việc tế bào phát triển, năng lực, phân loại, tái sinh và già đi. Thứ phác họa để thí nghiệm sinh học về tế bào này được gọi là “việc tái cấu trúc nhân trung”. Cho dù mang một danh xưng vô tội như thế, nó cũng dính dáng đến việc tạo sinh bằng kỹ thuật phi tính dục một phôi thai bào con người với duy một mục đích để làm thí nghiệm mà thôi.

4.- Việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning bất kể với mục tiêu gì cũng nghịch lại với phẩm giá và tính cách nguyên vẹn của hữu thể con người và quyền sống của họ

Cho dù việc tạo sinh phi tính dục nhắm đến mục đích tạo nên một thơ nhi con người là thực thể sẽ phát triển thành nhân chứ không xẩy ra việc hủy hoại phôi thai bào con người, thì hoạt động này vẫn là một việc phạm đến phẩm giá của con người. Là một hình thức sản sinh ngoại nhiên phi tính dục, việc làm này tiêu biểu cho một sự lạm dụng trầm trọng về mối liên hệ và hỗ tương sâu xa thuộc cốt lõi của việc con người sinh sản bao gồm cả tác động thể xác lẫn tác động tỏ tình của họ. Việc tạo sinh phi tính dục này biến tính dục của con người thành một thứ đồ vật và biến thân thể của phụ nữ thành thứ hàng hóa. Ngoài ra, phụ nữ còn bị mất mát cả phẩm giá sâu xa của họ khi trở thành một thứ cung cấp trứng và bụng dạ. Phẩm giá của con người được tạo sinh ngoại nhiên bằng kỹ thuật phi tính dục này cũng bị đe dọa vì những người khác và các thứ quyền lực về kỹ thuật thi hành quyền thống trị thật sự trên cả cuộc sống của con người này hay trên căn tính đặc thù của họ. Việc sản sinh phi tính dục đe dọa tính cách cá biệt về xác thể và áp đặt cái thay thế về di truyền của một con người đã hiện hữu trên con người bị tạo sinh bằng kỹ thuật phi tính dục. Về phần mình, con người được tạo sinh bằng kỹ thuật phi tính dục bị điều khiển bởi tính chất nội ngoại của kẻ khác, từ đó gây nên một cuộc tấn công dữ dội trên tính cách nguyên tuyền toàn vẹn thuộc bản thân của người được tạo sinh theo kiểu phi tính dục.

Việc tạo sinh phi tính dục được thực hiện cho mục đích nghiên cứu sinh học y khoa (như việc tái cấu trúc nhân trung “nucleus reprogramming”), hay cho việc sản xuất ra những thế bào thân (như việc tạo sinh phi tính dục trị liệu “therapeutic cloning”), đều góp phần vào việc tấn công phẩm giá và tính cách nguyên vẹn của con người như vừa được đề cập đến liên quan đến việc tạo sinh phi tính dục sản sinh. Việc tạo sinh phi tính dục một phôi thai bào con người với chủ ý hủy hoại nó đi, sẽ kiến tạo nên tình trạng cố ý hủy diệt một cách có phương pháp sự sống vừa nhú lên của con người, nhân danh một “sự thiện” vô danh của việc trị liệu khả dĩ hay của việc khám phá khoa học... Việc thí nghiệm trên chủ thể con người là một tội ác theo luật lệ quốc tế. Chủ trương này về luân lý và đạo lý ghê tởm ngay cả với những người thường ủng hộ việc nghiên cứu khoa học. Hiện nay có những phương pháp khác trong việc nghiên cứu tế bào theo khoa học đạt được cũng những mục tiêu khả dĩ mà không cần tạo sinh phi tính dục một phôi thai bào con người là những gì khó có thể tránh được việc hủy hoại. Tạo nên sự sống với ý định hủy hoại nó đi là việc vi phạm đến các qui tắc căn bản của những qui định về luân lý, đạo lý và pháp lý là những gì được phác họa ra để bảo vệ tính cách cá biệt và nguyên vẹn của mỗi một con người.

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch)

 

Bài Diễn Văn của Tổng Thống Bush về việc ban hành đạo luật cấm chỉ việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục.

Tổng Thống Bush, vào ngày 10/4/2002, qua một bài diễn văn với một nhóm người ở Tòa Bạch Ốc, đã yêu cầu Thượng Viện cấm chỉ tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning.


Tất cả chúng ta ở đây hôm nay đều tin tưởng vào cái hứa hẹn của ngành y khoa tân tiến. Chúng ta hy vọng sẽ đến nơi khoa học có thể dẫn chúng ta tới. Và chúng tôi cũng ở đây hôm nay vì chúng ta tin vào những nguyên tắc của y khoa theo luân thường đạo lý.

Khi chúng ta tìm cách cải tiến sự sống con người, chúng ta bao giờ cũng phải bảo trì phẩm giá con người. Bởi thế, chúng ta phải ngăn ngừa việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning bằng việc chặn đứng nó trước khi nó bắt đầu…

Chúng ta đang sống ở một thời điểm của tiến bộ kinh khủng về y khoa. Hơn một năm trước đây chút xíu, các khoa học gia đã bắt đầu hé mở được cái mật mã về di chất con người, một trong những tiến bộ quan trọng nhất trong lịch sử khoa học. Các khoa học gia cũng đang chế tạo ra một thứ dụng cụ định bệnh mới để mỗi một người trong chúng ta có thể biết mình bị bệnh tật nguy hiểm mà phòng ngừa chúng.

Một ngày không lâu nữa, những trị liệu chính xác sẽ được thực hiện thích hợp cho việc cải tiến di chất riêng của chúng ta. Chúng ta đang ở trước ngưỡng cửa lịch sử chống phá những chứng liệt kháng AIDS, Alzheimer, ung thư và tiểu đường, tim mạch và Parkinson. Đó là những gì tốt đẹp không thể tưởng tượng nổi.

Thời đại của chúng ta trong giòng lịch sử được coi là một thời đại của y khoa về di chất, một thời đại chế ngự được những chứng bệnh ghê rợn nhất.
Thời đại của chúng ta cũng phải tỏ ra cho thấy việc chú ý, hạn chế và trách nhiệm chúng ta cần phải có đối với những khả năng mới này của khoa học.

Những phát minh nơi kỹ thuật của ngành sinh học y khoa không bao giờ được thực hiện bất chấp lương tri con người. Khi chúng ta tìm cách làm những gì có thể, chúng ta luôn phải biết những gì là đúng đắn, và chúng ta không được quên rằng cho dù chúng ta có theo đuổi những mục đích cao quí nhất chúng cũng không biện minh cho bất cứ phương tiện nào chúng ta sử dụng.

Khoa học đặt ra trước mắt chúng ta những quyết định mang lại hậu quả to tát. Chúng ta có thể theo đuổi việc nghiên cứu y khoa bằng một cảm quan rõ ràng liên quan đến mục đích luân lý, hay chúng ta tiến bước trong một thế giới chúng ta sống chỉ để hối hận, vì trong tay không có địa bàn luân thường đạo lý. Khoa học giờ đây đang đẩy mạnh vấn đề tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning. Chúng ta giải đáp vấn đề tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning ra sao để đi theo con đường này hay con đường kia đây.

Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning là việc sản xuất trong phòng thí nghiệm những cá nhân con người về di chất hoàn toàn đồng nhất với một hữu thể con người khác. Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning này đạt được bằng việc cho di chất của một người hiến bào vào trứng của một người phụ nữ không còn nhân trung. Kết quả xẩy ra là một phôi thai bào mới hay được tạo sinh phi tính dục trở thành một bản sao y hệt của người hiến bào. Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning đã tiến từ chỗ khoa học giả tưởng đến khoa học.

Một hãng kỹ thuật sinh học đã bắt đầu thực hiện việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning với mục đích để nghiên cứu. Các khoa học gia Trung Hoa đã tạo ra được những tế bào thân từ các phôi thai bào được tạo sinh kiểu phi tính dục, bằng việc kết hợp chất di truyền DNA của con người với trứng của loài thỏ. Những hãng khác đã loan báo về các dự án sản xuất ra những đứa bé theo kiểu tạo sinh phi tính dục cloning này, cho dù có xẩy ra sự kiện là việc tạo sinh phi tính dục trong phòng thí nghiệm về loài vật đã tạo nên những cuộc tự động phá thai cùng với những cái dị thường kinh hoàng khiếp đảm.

Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning thật sự làm cho tôi cũng như cho hầu hết người Hoa Kỳ cảm thấy rùng mình. Sự sống là một tạo vật chứ không phải là một đồ vật. Con cái của chúng ta là tặng ân cần phải được yêu quí và bảo vệ, chứ không phải là những sản vật được phác họa và sản xuất. Cho phép thực hiện việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning sẽ là một bước quan trọng tiến đến một xã hội mà hữu thể của con người trở thành những phần cơ thể dư thừa, và trẻ con được kiến tạo cho những chuyên biệt tùy ý; đó là những gì không thể nào chấp nhận được.

Trong cuộc tranh luận hiện này về việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning có hai từ ngữ được sử dụng đến, đó là từ ngữ tạo sinh phi tính dục sản sinh (reproductive cloning) và từ ngữ tạo sinh phi tính dục nghiên cứu (research cloning). Tạo sinh phi tính dục sản sinh là ở chỗ tạo sinh phi tính dục một phôi thai bào và cấy nó vào một người phụ nữ với mục đích để sinh ra một đứa bé. May mắn thay, gần như mọi người Hoa Kỳ đều đồng ý rằng việc làm này cần phải được cấm chỉ. Tạo sinh phi tính dục nghiên cứu, trái lại, ở tại việc tạo sinh phi tính dục một phôi thai bào con người để rồi hủy diệt nó đi hầu tạo nên những tế bào thân.

Tôi tin rằng tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning đều là những gì sai quấy, và cần phải cấm đoán cả hai hình thức này, vì những lý do sau đây. Lý do thứ nhất đó là những gì thực hiện vượt ra ngoài mức cấm chỉ hoàn toàn không được tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning đều là vô luân. Việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu phản nghịch với nguyên tắc trọng yếu nhất của nền đạo lý y khoa, đó là không được phép khai thác hay dập tắt bất cứ một sự sống con người nào cho thiện ích của kẻ khác.

Tuy nhiên, luật nào cho phép việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu, mà lại cấm không cho phép sản sinh một con trẻ được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục, cũng cần phải tiến đến chỗ hủy hoại sự sống mới chớm nở của con người. Thứ hai, tất cả những gì vượt ra ngoài mức cấm chỉ hoàn toàn không được tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục thực sự sẽ không thể nào kiểm soát nổi. Những phôi thai bào con người được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning để nghiên cứu sẽ đầy giẫy nơi các phòng thí nghiệm cũng như các nơi trồng cấy phôi thai bào. Một khi sẵn có những phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục sẽ đi đến chỗ cấy thai. Cho dù có những qui định chặt chẽ nhất và đưa ra qui chế ngặt nghèo đi nữa cũng không tránh khỏi hay khám phá thấy cuộc sinh sản của những thơ nhi được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning. Thứ ba, những thiện ích của việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu là một việc rất phiêu lưu. Các người biện hộ cho việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu lập luận là những tế bào thân lấy ra từ các phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning sẽ được chủng vào một cá nhân đồng nhất về di truyền mà không gây nguy hại đến việc loại trừ mô thịt. Thế nhưng, chứng cớ lại cho thấy, căn cứ vào những nghiên cứu nơi loài vật, những tế bào được lấy từ những phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning thật sự bị loại trừ.

Ngay cả dù cho việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu có tác hiệu về y khoa chăng nữa, thì mọi người muốn hưởng lợi ích cần phải thực hiện việc tạo sinh theo kiểu phi tính dục cloning một phôi thai bào cho mình, cung cấp cho người bày vẽ những cơ sợi. Điều này sẽ tạo nên một thị trường hỗn loạn buôn bán trứng và người hiến trứng, cùng với việc khai thác thân thể của phụ nữ là những gì chúng ta không thể và không được để xẩy ra.

Tôi cương quyết chống lại việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning. Nhưng đồng thời chúng ta sẽ theo đuổi những đường lối hứa hẹn và hợp đạo nghĩa khác trong việc làm giảm bớt thương đau nhờ kỹ thuật sinh học…

… Tôi nhất định ủng hộ một khoản luật toàn diện táát cả mọi thứ tạo sinh con người theo kỹ thuật tạo sinh phi tính dục. Tôi sẽ phê chuẩn dự luật này, hết lòng phê chuẩn dự luật ấy, một dự luật được Thượng Nghị Sĩ Brownback và Mary Landrieu bảo trợ…

Dự luật được cẩn thận soạn thảo này sẽ cấm tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning ở Hiệp Chủng Quốc, bao gồm cả việc tạo sinh phi tính dục các phôi thai bào để nghiên cứu…

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Tòa Bạch Ốc được Zenit phổ biến ngày 10/4/2002)
 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ