GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 3/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho chính quyền ở hết mọi quốc gia luôn biết quan tâm đến những người nghèo, bị bỏ rơi và đàn áp, trong những phương sách chính trị và dự án phát triển của họ”.

 

Ý Truyền Giáo: Xin cho mỗi một Giáo Hội địa phương nhận thức được nhu cầu cần phải huấn luyện những Kitô hữu thánh thiện, nhờ đó có thể đáp ứng các đòi hỏi của việc tân truyền bá phúc âm hóa.  

 

__________________

 NGÀY 18 THỨ SÁU

        

Tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị ám sát?

 

Cho đến nay người ta vẫn cố gắng điều tra vụ ám sát ĐTC GPII, nhất là sau ngày ra mắt tác phẩm thứ 5 của ĐTC hôm 22/2/2005, ngày lễ ngai tòa thánh Phêrô, tác phẩm mang tựa đề “Hồi Niệm và Căn Tính”, trong đó, ở phần cuối, ĐTC có đề cập đến biến cố ngài bị ám sát.

Vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh còn nói: “Đức Giáo Hoàng tin rằng Ali Agca không hành động một cách tình cờ”. Theo vị giám đốc này thì ở lời kết, “tư ụkhi ở trong tù được nói chuyện với Đức Giáo Hoàng, người ta thấy Ali Agca đã hoàn toàn bị ám ảnh ra sao với mầu nhiệm Fatima. Ở chỗ, anh ta không thể nào hiểu được có một cái gì đó đáng lẽ anh ta phải làm chủ về phương diện kỹ thuật trong cuộc tấn công Giáo Hoàng lại không xẩy ra như dự định. Ali Agca chỉ quan tâm tới những vấn đề về kỹ thuật mà thôi chứ không phải những vấn đề về luân lý”. Vị giám đốc này tiết lộ cho biết là kẻ ám sát này “không hề xin Đức Giáo Hoàng thứ tha”.

ĐHY Ratzinger đã cho biết Đức Giáo Hoàng đã nói về Agca như là “nạn nhân của một thứ lý lẽ lỏng lẻo bất toàn xét về mọi khía cạnh. Anh ta là một người Hồi giáo, và có lẽ cũng vì thế mà anh ta đã rơi vào một cơn lốc sợ hãi làm cho anh ta không bao giờ thoát khỏi, vì anh ta tiếp tục tin rằng anh ta là một phần của điềm báo trong phần bí mật Fatima thứ ba. Thế nhưng, ngoài những suy đoán này ra, Agca đã không bao giờ tự hỏi mình về những gì anh ta làm, sự kiện rõ ràng về cuộc ám sát vị Giáo Hoàng này chưa hề làm cho anh ta cảm thấy phiền hà gì hết. Anh ta chỉ quan tâm có một điều duy nhất thực sự đó là anh ta đã bị hụt mất mục tiêu”.

Được các ký giả hỏi về việc có nhận được những bức thư của tay ám sát ĐTC hay chăng, ĐHY Ratzinger cho biết rằng ngài đã nhận được các bức thư của Mehmet Ali Agca:

“Anh ta cũng đã viết thư cho tôi mà nói rằng: ‘Xin nói cho tôi mầu nhiệm Fatima này là gì’. Ali Agca tin rằng nơi mầu nhiệm này anh ta sẽ tìm thấy câu giải đáp về kỹ thuật cho một mầu nhiệm không thể nào hiểu nổi, đó là cái lý do tại sao cuộc tấn công ĐGH không thành. Thế nhưng, như ai cũng đã quá biết, cái liên hệ duy nhất giữa Agca với Fatima là ngày 13/5, và những gì anh ta suy nghĩ chỉ hạn hẹp ở mức độ này thôi”.

Vào ngày 15/2, tức sau khi Nữ Tu Lucia, thụ khải Fatima cuối cùng qua đời 2 ngày, anh ta đã gửi cho một tờ nhật báo một bản văn mang tựa đề “Bức Thư Ngỏ với Vatican”. Trong bản văn này, anh ta bày tỏ niềm cảm thông với việc qua đời của vị nữ tu này, và nhấn mạnh rằng bí mật Fatima có liên quan đến ngày tận thế, và yêu cầu Vatican vạch mặt tên Phản Kitô (Quỉ Vương).

Vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh, sau buổi ra mắt tác phẩm của ĐTC, đã cho các phóng viên truyền hình biết nhận định của mình về anh ta như sau: “Chúng là những cơn mê sảng, một thứ ám ảnh đã từng đeo đuổi Ali Agca nhiều năm trời”. Vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh còn cho biết tay sát nhân này chưa hề lên tiếng xin lỗi ĐGH, dù có được ngài đến viếng thăm và xin chính phủ Ý ân xá cho, và yêu cầu của ngài đã được chấp nhận để rồi tay sát thủ này đã được chính phủ Ý ân xá vào chính Đại Năm Thánh 2000, nhưng anh tạ lại bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ giam giữ 19 năm vì hai trọng tội phạm khác.

Trong lời kết của cuốn sách, ĐGH đã nhận định về giây phút bị ám sát như sau: “Tất cả đều là những gì chứng tỏ cho thấy ân sủng thần linh: Agca đã biết bắn ra sao và chắc chắn anh ta bắn là phải chết. Dường như có ai đã làm lệch đi viên đạn được bắn tới. Tôi có cảm giác rằng tôi sẽ sống sót: Tôi cảm thấy đớn đau, tôi đã có lý để lo sợ, nhưng tôi đã có cảm giác tin tưởng lạ lùng này. Tôi nói với Don Stanislaw là thư ký riêng của tôi rằng tôi tha thứ cho kẻ tấn công tôi”.

Cũng trong phần cuối sách này ĐTC cũng đề cập tới việc ngài viếng thăm Ali Agca trong tù vào dịp Giáng Sinh 1983, ngài viết: “Ali Agca, như mọi người nói, là một tay sát thủ lành nghề. Điều này có nghĩa là cuộc tấn công không phải do anh ta khởi xướng mà là một ai đó âm mưu, một ai đó truyền khiến. Trong suốt cuộc gặp gỡ này rõ ràng là Ali Agca cứ tiếp tục ngẫm nghĩ tại sao cuộc tấn công lại có thể bất thành được chứ. Có lẽ Ali Agca trực giác thấy rằng, ngoài quyền lực của mình, ngoài khả năng bắn hạ, còn có một quyền lực cao tay hơn thế nữa. Để rồi anh ta bắt đầu tìm kiếm quyền năng này. Tôi hy vọng rằng anh ta đã tìm thấy quyền năng ấy”.

Căn cứ vào những chi tiết mới nhất từ tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” của ĐTC GPII về vụ ngài bị ám sát, một ủy ban của quốc hội Ý đã quyết định mở lại hồ sơ vụ này. Vị chủ tịch của Ủy Ban Điều Tra của Quốc Hội này là ông Paolo Guoffanti đã cho các cơ quan Ý biết hôm Thứ Tư 23/2/2004 là “Chúng tôi sẽ lập tức mở lại vụ tấn công Đức Giáo Hoàng này”.

Ông này nói thêm là cuộc tái điều tra ấy sẽ được bắt đầu bằng “việc thu tích hồ sơ theo thủ tục liên quan đến tội ác ghê tởm ấy, bằng cách mở lại những gì liên quan tới Nga Sô, cả KGB lẫn GRU” là cơ quan tình báo quân sự của Nga. Vị chủ tịch này khẳng định là quyết định tái điều tra vụ này được thực hiện “sau những điều được chính Đức Giáo Hoàng chứng thực về nguồn gốc ý hệ của tội ác này”.

Nếu vụ ám sát ĐTC GPII liên quan đến Bí Mật Fatima thì nguyên do ngài bị ám sát là vì Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, qua việc ngài bị ám sát không chết vào chính ngày kỷ niệm biến cố Fatima, nhờ đó, ngài đã nhận ra được dấu chỉ thời đại và mới dứt khoát đáp ứng điều trời cao chính thức yêu cầu từ ngày 13/6/1929 song vẫn chưa được thực hiện, đó là việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, việc hiến dâng của ngài đã thực sự làm cho Nước Nga trở lại!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

ĐTC GPII nhìn cuộc sống của mình bằng con mắt chiêm niệm


Hôm mùng 10 và 11/3/2005, tức Thứ Năm và Thứ Sáu, Trường Thần Học của Đại Học Thánh Giá đã tổ chức một hội nghị về “Việc Chiêm Niệm Kitô Giáo: Cảm Nghiệm và Tín Lý”. Vị linh mục người Pháp, Laurent Touze, vị diễn giảng về tu đức thần học, đã diễn thuyết tại hội nghị này và cho rằng ĐTC GPII là bậc thày của đời sống nguyện cầu và chiêm niệm. Mạng điện toán toàn cầu Zenit đã phỏng vấn vị linh mục này về chiều kích chiêm niệm của ĐTC GPII như sau.


Vấn: Nhiều quan điểm được bày tỏ trong cuộc hội luận này cho rằng Đức Gioan Phaolô II là bậc thày của đời sống cầu nguyện và chiêm niệm. Theo cha thì những đặc tính chính nơi giáo huấn về nguyện cầu của ngài là gì?


Đáp: Trong nhiều đặc tính, tôi xin đề cập đến hai đặc tính mà thôi, vì chúng có tính cách chính yếu hay đẹp đẽ, một thứ đẹp đẽ khích lệ con người nguyện cầu.


Đặc tính thứ nhất đó là Chúa Kitô là đường đến cùng Cha. Bởi thế, việc nguyện cầu của chúng ta nhất định cần phải qua Chúa Kitô là Đấng chúng ta được gặp nơi Lời của Người cũng như nơi Thánh Thể.


Đặc tính thứ hai đó là việc Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa đòi hỏi tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa, linh mục, giáo dân, tu sĩ, phải có xu hướng trở thành những tâm hồn nguyện cầu hơn bao giờ hết.


Vấn: Đó là một thứ giáo huấn về tín lý hay đặc biệt về cảm nghiệm?


Đáp: Tôi có thể nói rằng nó là một thứ giáo huấn được phát xuất từ cảm nghiệm bản thân về việc nguyện cầu của vị Giáo Hoàng này.


Không phải là tôi đã được gặp Đức Gioan Phaolô II nhiều lận, nhưng khi tôi được diễm hạnh này bao giờ tôi cũng cảm thấy những gì được nhiều người nói tới, rằng ngài là một con người nguyện cầu, vị nhìn người khác bằng con mắt cầu nguyện.


Người ta có thể thực sự thấy rằng việc ngài cầu nguyện đã giúp ngài thấy được con người ta, cũng như thấy được những biến cố lớn nhỏ, bằng con mắt của Thiên Chúa.


Vấn: Một vị Giáo Hoàng “thinh lặng” hơn, như khi vị ấy ở bệnh viện Genelli, và vị hiện nay đang dưỡng bệnh ở Vatican, cho chúng ta thấy về việc cầu nguyện ra sao?


Đáp: Chắc chắn là nhiều lắm! Từ khi ĐTC từ bệnh viện về, tôi hằng nhớ đến những gì được một trong những vị phụ tá của ngài đã bảo tôi, vị mất một người chị đồng thời với kỳ bệnh lần trước của ĐGH.


Khi vị này sau đó được gặp Đức Gioan Phaolô II thì được ngài nói rằng: “Giáo Hội cần đến nỗi đớn đau và khổ đau của huynh”.


Chính vì ngài yêu mến Chúa Kitô, vì ngài mến yêu thập giá, vị Giáo Hoàng này thấy cuộc sống của ngài bằng con mắt của một nhà chiêm niệm, và hiểu được những gì chúng ta có thể trực giác thấy về các dự án thần linh.


Vấn: Nếu đời sống Kitô hữu chính yếu là ở chỗ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô thì điều này làm sao có thể thực hiện được giữa cảnh nhộn nhịp hầu hết Kitô hữu sống?


Đáp: Nhiều nhà thần bí hiện đại đã tự hỏi về vấn đề này, vì Giáo Hội nhận thức hơn nữa về ơn gọi phổ quát nên thánh.


Nếu tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa, nhất là thành phần giáo dân chiếm đa số, cần phải trở thành những vị tông đồ của Chúa Kitô và là những vị thánh thì họ cần phải là những nhà chiêm niệm, mỗi một người trong hoàn cảnh gia đình và trong những môi trường xã hội của mình.


Chúng ta nhớ đến gương mẫu của hai ông bà Raissa và Jacques Maritain. Về vấn đề này thì hình ảnh của Thánh Josemaría Escrivá đặc biệt gần gũi với tôi, vị đã dẫn dắt nhiều linh hồn sống trong thế giới nghề nghiệp bằng đường lối nguyện cầu.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày 14/3/2005
 


 

Quốc Hội Florida đã chấp thuận đạo luật bảo vệ sự sống của bà Terri Schiavo


Theo phán quyết của tòa án thì ngày Thứ Sáu 18/3/2005, vào lúc 1 giờ chiều địa phương, bà Terri Schiavo, một bệnh nhân ở trong tình trạng có một tầm mức nhận thức tối thiểu nhất và thân xác được dinh dưỡng bằng ống sẽ bị loại bỏ việc dinh dưỡng nhân tạo này để cho bà chết theo quyền bảo hộ của chồng bà, người đã chi phí cả trên 600 ngàn Mỹ kim trong số 700 ngàn số tiền tòa trước đây ban cho bà về vụ kiện mạo trị tình trạng bệnh tật của bà, và cũng là người đã nhất định muốn bà chết dù cha mẹ bà có muốn thay ông để chăm sóc bà, hoàn toàn không đụng gì đến tiền bạc còn lại của bà ông còn giữ.


Tuy nhiên, Hạ Viện tiểu bang Florida đã thông qua đạo luật với số phiếu 78 thuận và 37 chống để bảo vệ quyền sống của bà vào ngày 17/3/2005, ngay trước ngày tử thần của bà. Để cứu sống bà này, Quốc Hội Hoa Kỳ cũng bàn đến vấn đề đưa vụ này lên những tòa án liên bang. Thống đốc tiểu bang là ông Jeb Bush đã thúc giục ngành lập pháp thông qua một đạo luật để cứu sống Schiavo, như ông đã làm như vậy vào năm 2003.


Vào chiều Thứ Tư 16/3/2005, Hạ Viện Hoa Kỳ đã chuẩn y một đạo luật cho phép cha mẹ của Schiavo mang vụ này lên các tòa liên bang để tránh việc bỏ chết đói. Các phần tử của viện này đã chuẩn nhận đạo luật này bằng miệng.

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ