GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 3/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho chính quyền ở hết mọi quốc gia luôn biết quan tâm đến những người nghèo, bị bỏ rơi và đàn áp, trong những phương sách chính trị và dự án phát triển của họ”.

 

Ý Truyền Giáo: Xin cho mỗi một Giáo Hội địa phương nhận thức được nhu cầu cần phải huấn luyện những Kitô hữu thánh thiện, nhờ đó có thể đáp ứng các đòi hỏi của việc tân truyền bá phúc âm hóa.  

 

__________________

 NGÀY 1 THỨ BA

        

ĐTC GPII: “Những Phán Quyết Bất Chính Không Bao Giờ là Việc Giải Quyết Mục Vụ Chân Thực”

 

Ngày 29/1/2005, theo truyền thống hằng năm, ĐTC đã ban huấn từ cho các vị thuộc pháp đình Roma nhân dịp khai mở năm pháp lý của họ như sau:

 

1. …    Tôi muốn cứu xét đến khía cạnh luân lý nơi hoạt động của tất cả những ai đang làm việc tại các tòa án của giáo hội, nhất là nhiệm vụ cần phải tuân hợp với sự thật về hôn nhân như Giáo Hội dạy.

 

2.         Vấn đề về luân thường đạo lý bao giờ cũng được đặt ra rất là gay go ở bất cứ loại thủ tục pháp lý nào. Thật vậy, các thứ lợi lộc chung riêng có thể xúi giục đôi bên sử dụng những thứ lừa dối, thậm chí đút lót, để đạt được một án lệnh thuận lợi.  

 

Những thủ tục pháp lý trong giáo hội, những vụ được thực hiện để khám phá ra sự thật về việc hiệu thành của hôn nhân, cũng không tránh được cái nguy cơ ấy. Tính cách quan trọng thực sự của thủ tục pháp lý này đối với lương tâm luân lý của đôi bên trong cuộc làm giảm bớt đi những gì có thể chiều theo các thứ lợi lộc không hợp với việc tìm cầu chân lý. Tuy nhiên, có thể xẩy ra những trường hợp cái hướng chiều này được thể hiện đến nỗi làm thiệt hại đến tính cách qui củ của những thủ tục pháp lý. Giáo Luật phản ứng mãnh liệt đối với hành động như thế là những bgì quá rõ ràng (x Giáo Luật, khoản 1389, 1391, 1457, 1488, 1489).

 

3.         Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh hiện nay, còn có một thứ đe dọa nguy hiểm khác nữa. Đó là nhân danh những gì được cho là mục vụ đòi hỏi, có một số lên tiếng đề nghị công bố những cuộc hôn nhân hoàn toàn bị đổ vỡ là vô hiệu và vô giá trị. Những con người ấy đề nghị là để đạt được thành quả này cần phải sử dụng đến thủ đoạn trong việc giữ những tính chất chính yếu của thủ tục pháp lý, làm ra vẻ như có sự hiện hữu của một án lệnh pháp lý chân thực. Những con người này từng nỗ lực để nêu lên những lý do cho việc vô hiệu cũng như để chứng minh những lý do ấy bằng cách đối chiếu với những nguyên tắc sơ đẳng nhất của bộ qui tắc cũng như của Huấn Quyền Giáo Hội.

 

Tính cách nghiêm trọng về pháp lý và luân lý khách quan của hành động này là những gì rõ ràng, một hành động không thể nào tạo nên được một thứ giải quyết hiệu lực về mục vụ cho các vấn đề gây ra bởi cuộc khủng hoảng hôn nhân. Tạ ơn Thiên Chúa, vẫn không thiếu những con người trung thành không chịu để cho lương tâm của mình bị lừa dối. Hơn nữa, nhiều người trong họ, bất chấp bản thân có trải qua cuộc khủng hoảng về hôn nhân, vẫn không sẵn sàng giải quyết nó trừ phi bằng việc đi theo con đường của chân lý.

 

4.         Trong các bài Diễn Từ hằng năm ngỏ cùng Pháp Đình Rôma, có một số lần, tôi đã nói đến mối liên hệ thiết yếu giữa tiến trình pháp lý với việc tìm kiếm sự thật khách quan. Chính các vị Giám Mục, những vị thẩm phán theo luật lệ thần linh trong cộng đồng của mình, là vị phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Với tư cách của ngài mà các pháp đình hành sử công lý. Bởi thế, các vị Giám Mục được kêu gọi đích thân cứu xét đến việc bảo đảm tính cách xứng hợp của các phần tử nơi các tòa án này, thuộc địa phận hay liên địa phận, mà họ là Điều Giải Viên, cũng như đến việc chứng thực rằng các án quyết được thông qua đều hợp với tín lý chính đáng.

 

Các Vị Mục Tử linh thánh không thể cho là hoạt động của các tòa án của mình chỉ là một “vấn đề kỹ thuật” nên các vị không có dính dáng gì, hoàn toàn ký thác cho thành phần đại diện về pháp lý của mình (cf. CIC, cann. 391, 1419, 1423 1).

 

5.         Tiêu chuẩn chi phối vấn đề đạo lý học của vị thẩm phán đó là lòng mến yêu chân lý của vị ấy. Bởi thế, trước hết và trên hết, vị này cần phải xác tín rằng có sự thật. Do đó, cần phải tìm kiếm sự thật với một ước vọng chân thành trong việc muốn biết nó, bất chấp tất cả mọi bất lợi có thể xuất phát từ việc hiểu biết này. Cần phải chống lại nỗi lo âu về sự thật có thể nhiều lúc phát xuất từ nỗi lo lắng gây phiền nhiễu cho con người ta. Sự Thật, một sự thật là chính Chúa Kitô (x Jn 8:32,36), là những gì giải thoát chúng ta khỏi hết mọi hình thức hòa đồng với các thứ sai lạc vụ lợi.

 

Vị thẩm phán thực sự tác hành như là một vị thẩm phán, tức là tác hành theo công lý, không để cho mình bị hạn chế bởi những cảm tình thương hại sai lầm đối với con người ta, hay bởi những kiểu cách suy tưởng sai lầm, cho dù có thịnh hành mấy đi nữa nơi môi trường của mình. Vị ấy biết rằng các án quyết bất chính không bao giờ là một giải pháp mục vụ chân thực cả, và phán quyết của Thiên Chúa về hành động của vị ấy là những gì liên quan tới đời đời. 

 

6.         Bởi vậy vị thẩm phán cần phải gắn bó với luật lệ của giáo hội, dẫn giải một cách đúng đắn. Vì thế, vị này không bao giờ được đánh mất đi mối liên hệ nội tại của các qui tắc về pháp lý với tín lý của Giáo Hội. Thật vậy, người ta đôi khi muốn tách luật lệ Giáo Hội ra khỏi giáo huấn quyền của Giáo Hội như thể chúng thuộc về hai lãnh vực khác biệt; họ cho rằng chỉ có luật lệ của Giáo Hội với có hiệu lực về pháp lý, trong khi đó họ đánh giá tín lý của Giáo Hội chỉ là một thứ hướng dẫn hay là những gì huấn dụ mà thôi.

 

Đường lối này căn bản cho thấy một thứ tâm thức lạc quan phản lại với những gì tốt đẹp nhất nơi truyền thống pháp lý cổ thời và Kitô giáo liên quan đến luật pháp. Đúng vậy, viễn dẫn giải Lời Chúa một cách chân thực, được thi hành bởi Huấn Quyền của Giáo Hội (x Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thần Linh “Dei Verbum”, khoản số 10), có một giá trị pháp lý ở chỗ nó liên quan đến phạm vi của luật lệ, mà không cần phải có bất cứ một thủ tục chính thức nào khác nữa để trở thành hiệu lực về pháp lý và luân lý. 

 

Để có thể dẫn giải lành mạnh về pháp lý thì cần phải hiểu được toàn bộ giáo huấn của Giáo Hội, cũng như cần phải đặt hết mọi quyết định một cách hệ thống theo chiều hướng của truyền thống. Nhờ đó mới có thể tránh được hết mọi thứ dẫn giải chủ quan và méo mó cũng như bình phẩm vô ích.

 

Sau hết, việc điều tra sơ khởi cho một sự vụ là giai đoạn quan trọng trong việc tìm kiếm sự thật. Lý do chính yếu có cuộc điều tra sơ khởi này đang gặp nguy hiểm và suy thoái thành một thứ hình thức thuần túy khi chắc chắn nắm được thành quả của thủ tục pháp lý. Thật sự là quyền được hưởng công lý vào đúng thời của nó cũng thuộc về những gì cụ thể phục vụ cho sự thật và làm nên quyền lợi tư riêng. Tuy nhiên, việc mau chóng một cách sai lầm đưa đến chỗ gây thiệt hại cho chân lý lại càng là những gì bất chính trầm trọng hơn nữa…

7…

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/speeches/2005/january/documents/hf_jp-ii_spe_20050129_roman-rota_en.html

 

 

Cuộc Khủng Bố Tự Vẫn Sát Hại 125 Nhân Mạng ở Iraq

 

Hôm Thứ Hai 28/2/2005, một cuộc tự vẫn khủng bố sát hại 125 nhân mạng ở Hilla, cách thủ đô Baghdad 60 dặm (hay 100 cây số) về phía nam, là nơi thành phần cảnh sát tân tuyển đang chờ đợi khám sức khỏe, một cuộc khủng bố kinh hoàng nhất kể từ giai đoạn hậu chiến Iraq. Cuộc khủng bố này còn gây thương tích cho hơn 150 người khác bởi một chiếc xe nổ bom ở bên ngoài văn phòng chính phủ.

 

 

Ngoài ra, một chiếc xe nổ bom thứ hai cùng ngày ở Musayyib, cách Hilla 15 dặm về phía bắc. Thành phần thường trở thành mục tiêu cho các cuộc khủng bố tấn công đó là thành phần cảnh sát tân tuyển và lực lượng an ninh Iraq. Hôm 4/9/2004 đã xẩy ra một cuộc khủng bố tấn công và đã sát hại 47 mạng cảnh sát tân tuyển.

 

Cuộc khủng bố tấn công gây thiệt mạng nhiều nhất sau cuộc khủng bố tấn công hôm Thứ Hai 28/2/2005 này là cuộc khủng bố tấn công ở Đền Thờ Giáo Trưởng Ali ở Najaf hôm 29/8/2003, sát hại 84 người, và ở Karbala hôm 2/3/2004 sát hại 85 mạng người.

"Để đạt được sự thiện hòa bình, cần phải nhìn nhận một cách rõ ràng và ý thức rằng bạo lực là một sự dữ bất khả chấp và không bao giờ nó có thể giải quyết được vấn đề. 'Bạo lực là một thứ dối trá điêu ngoa, vì nó phản lại sự thật đức tin của chúng ta, sự thật nhân loại của chúng ta. Bạo lực hủy hoại những gì nó choa rằng nó bênh vực, như phẩm giá, sự sống, tự do của con người' (John Paul II, Homily at Drogheda, Ireland (29 September 1979), 9: AAS 71 (1979), 1081). Những gì cần thiết ở đây đó là hết sức nỗ lực để hướng dẫn lương tâm con người cũng như để giáo dục thế hệ trẻ về sự thiện hảo, bằng việc tán thành chủ nghĩa nhân bản nguyên vẹn và huynh đệ được Giáo Hội loan báo và phát động. Đó là nền tảng cho một thứ trật tự về xã hội, kinh tế và chính trị biết tôn trọng phẩm giá, tự do và những quyền lợi nồng cốt của mỗi một con người" (ĐTC GPII: Sứ Điệp Hòa Bình 2005, 4).

 

Tổng Thống Palestine Mahmoud Abbas tuyên bố: “Hòa Bình là điều khả dĩ”.

 

vert.abbas.ap.jpg

Hôm Thứ Hai 28/2/2005, tờ nhật báo Độc Lập ở Hiệp Vương Quốc đã phổ biến những lời nhận định của Tổng Thống Abbas sau vụ khủng bố tấn công người Do Thái bên ngoài một hộp đêm ở thủ đô Tel Aviv hôm Thứ Sáu 25/2/2005, những lời nhận định từ cuộc phỏng vấn bằng điện thư với tờ báo này. Tờ báo cho biết họ đã gửi các câu phỏng vấn đến cho vị tổng thống này, vị tổng thống đã được đắc cử vào ngày 9/1 và nhậm chức vào ngày 15/1/2005, từ tháng trước và ông đã gửi trả lời hôm Thứ Sáu và Thứ Bảy 25-26/2/2005, tiện thể trả lời cùng một lúc vấn đề liên quan tới vụ mới khủng bố tấn công vừa rồi.

 

“Chúng tôi đã có được một cơ hội và thật là vô trách nhiệm nếu chúng tôi, những người Do Thái hay thế giới để cho nó vuột mất.

 

“Chúng tôi tin rằng giờ đây hòa bình là điều khả dĩ và chúng tôi đang sẵn sàng thương thảo với Do Thái để tiến đến một nền hòa bình chân thực và bền vững được xây dựng trên công lý và luật lệ quốc tế”.

 

Riêng về những câu hỏi liên quan trực tiếp tới vụ khủng bố tấn công vừa rồi, vị lãnh đạo Palestine cho biết: “Cần phải giải quyết vấn đề với thành phần lãnh trách nhiệm mưu sự”, ở đây ông cố ý nói đến có một chiếc gậy chọc bánh xe, như tình báo Do Thái cũng đã khám phá ra liên quan đến tổ chức khủng bố ở Syria.

 

Tổng Thống Abbas nói “điều chú trọng đệ nhất và trên hết của người Palestine’ đó là làm sao chấm dứt được tình trạng bạo động và “cảnh hỗn loạn về an ninh”, những gì Thẩm Quyền Palestine đã dồn “tất cả nỗ lực” để thực hiện và “cho tới nay đã gặt hái được những thành quả tốt đẹp”.

 

Vị tổng thống này lập lại lời kêu gọi Do Thái hãy rút các lực lượng quân sự của họ khỏi những địa điểm trước khi bắt đầu xẩy ra chiến cuộc vào tháng 9/2000 “để cho chúng tôi cơ hội bảo đảm các trách nhiệm của chúng tôi. Việc chấm dứt tình trạng bạo lực không thể bảo trì được khi những người Palestine đang bị quân đội Do Thái hằng ngày sát hại. Vấn đề chấm dứt bạo lực là một cuộc dấn thân chung của cả người Do Thái lẫn Palestine”.

 

Tổng Thống Abbas sẽ đến Luân Đôn cho cuộc hội nghị một ngày vào Thứ Ba 1/3/2005 do Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc Tony Blair điều hợp để đẩy mạnh việc ủng hộ của quốc tế cho Thẩm Quyền Palestine. Cuộc hội nghị này sẽ có mặt của Nội Trưởng Hoa Kỳ Condoleeoãa Rice, Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan, các viên chức Ngân Hàng Thế Giới và các vị ngoại trưởng thuộc 25 quốc gia Âu Châu và Ả Rập.

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ