GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 3/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho chính quyền ở hết mọi quốc gia luôn biết quan tâm đến những người nghèo, bị bỏ rơi và đàn áp, trong những phương sách chính trị và dự án phát triển của họ”.

 

Ý Truyền Giáo: Xin cho mỗi một Giáo Hội địa phương nhận thức được nhu cầu cần phải huấn luyện những Kitô hữu thánh thiện, nhờ đó có thể đáp ứng các đòi hỏi của việc tân truyền bá phúc âm hóa.  

 

__________________

 NGÀY 23 THỨ TU TUẦN THÁNH

        

Terri Schiavo: Cuộc chiến với ngành tư pháp Hoa Kỳ

Sau khi thẩm phán James Whittemore thuộc tòa án liên bang ở Tampa Florida bác bỏ yêu cầu của cha mẹ nạn nhân về việc tái gắn ống dinh dưỡng cho người con gái bị triệt sinh an tử từ hôm Thứ Sáu 18/3 đang nằm chờ chết đói chết khát tại dưỡng viện Pinellas Park, Florida, mấy tiếng sau, một hội đồng 3 vị thẩm phán thuộc tòa án liên bang khác ở Atlanta đã tái xét nội vụ.

Bí thư của văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc là ông Scott McClellan cho biết chính phủ Bush thích có một “án quyết khác” với quyết định của thẩm phán Whittemore, và hy vọng gia đình ba mẹ của nạn nhân sẽ tìm thấy nhẹ nhàng hơn ở tiến trình khiếu nại. Chiều Thứ Ba, Bộ Công Lý cũng nộp 10 trang giấy tờ vào tòa án khiếu nại để ủng hộ gia đình ba mẹ của nạn nhân, trong đó có những lời lẽ như: “Nếu vấn đề cấp cứu sơ đẳng không được ban hành lập tức thì sẽ gây ra tổn thương trầm trọng bất khả cứu vãn đó là Theresa Schiavo sẽ chết”.

Trong văn kiện bác bỏ điều yêu cầu của cha mẹ của nạn nhân, thẩm phán Whittemore hôm Thứ Ba, 22/3/2005 đã viết nhưng lời lẽ như cha mẹ của nạn nhân không có “hy vọng gì cho lắm” căn cứ vào những lý lẽ được họ viện dẫn; “Tòa án này kết luận là những thứ thiện lợi về sự sống và quyền tự do của Theresa Schiavo đã được bảo vệ đầy đủ bởi một tiến trình lâu dài ở các tòa án tiểu bang rồi”; ông công nhận về “tầm quan trọng của các hậu quả của vấn đề từ chối việc cấp cứu theo lệnh”; “tuy nhiên, ngay cả ở những trường hợp khó khăn và giờ giấc căng thẳng này đi nữa, và bất kể Quốc Hội có bày tỏ mối quan tâm tới vấn đề phúc hạnh của Theresa Schiavo, tòa án này vẫn bắt buộc phải áp dụng luật lệ của các vấn đề trước nó”


Terri/Theresa Schiavo: Phản ứng của Tòa Thánh trước việc triệt sinh an tử trong vụ này -  Trong Thông Điệp Sự Sống Con Người, ĐTC GPII đã lên án việc triệt sinh an tử bằng những lời mẽ mạnh mẽ nhất

ĐGM Elio Sgreccia, chủ tịch Giáo Hoàng Học Viện về Sự Sống nói rằng ngài cảm thấy “chưng hửng và buồn phiền” trước quyết định của thẩm phán James Whittemore bác bỏ lời yêu cầu của cha mẹ nạn nhân về việc tái gắn ống dinh dưỡng cho người con gái của ông bà.

Vị GM này đã nói trên Đài Phát Thanh Vatican rằng: “Tôi phải công nhận rằng phán quyết về luân lý vẫn không thay đổi: đó là một hành động bất hợp pháp và hệ trọng. Nó đặc biệt trầm trọng là vì quyết định về sự sống hay sự chết của một con người ngày nay là một vấn đề của tòa án. Bởi thế, tôi xác định đó là một phán quyết tiêu cực, chẳng những ở chỗ cô ta không được dinh dưỡng nữa, mà còn ở chỗ quyết định này cố gắng hợp thức hóa một việc làm như thế. Tôi hy vọng rằng những trường hợp ấy sẽ không phải là những gì mô mẫu cho những quyết định khác tương tự như thế”.

ĐGM Sgreccia giải thích rằng quyết định của tòa án Hoa Kỳ “không phải là vấn đề triệt sinh an tử theo nghĩa đen; nó không phải là một ‘cái chết ngon lành’, nó là một cái chết được thực hiện một cách dã man. Nó không phải là một hành động của y khoa. Nó là vấn đề không cho ăn uống nữa để mà chết đi”.


Tờ L’Osservatore Romano, ấn bản Ý ngữ phổ biến hôm Thứ Ba 22/3/2005, một tờ báo bán chính thức của Tòa Thánh Vatican đã có một bài nhận định của tác giả mang tên Francesco Valiante về trường hợp vụ triệt sinh an tử của nữ nạn nhân 41 tuổi ở Florida này như sau:

“Có một phụ nữ ở một bệnh viện tại Miami sắp bị chết vì đói khát. Một con người, chứ không phải là ‘cỏ cây’, đang từ từ chết đi trong khi thế giới nhìn thấy một cách bất lực qua truyền hình và báo chí. Thảm cảnh thực sự của cô, thay vì tác động một triều sóng xót thương và liên đới chung, lại bị dập tắt đi bởi việc tìm cầu phi khuôn phép trong việc giật lấy cho mình quyền quyết định về sự sống và sự chết của một con người tạo sinh. Nguyên tắc ấy thuộc về tâm thức cải sinh một cách ớn lạnh nào, nguyên tắc mà sự sống, cho dù bị giảm thiểu và khổ đau, lệ thuộc vào phán quyết về tính chất của người khác?

“Ai có thể phán định về phẩm giá và tính chất linh thánh nơi sự hiện hữu của một con người được dựng nên theo ‘hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa’ chứ? Phải chăng là những vị bác sĩ, theo đạo đức học nghề nghiệp của mình trong trường hợp này, hơn bao giờ hết, phải làm sáng tỏ nguyên tắc vẫn được công nhận đó là ‘chữa trị nếu có thể, luôn tỏ ra quan tâm’? Phải chăng cha mẹ của cô Terri, những vị đã ban cho cô sự sống 41 năm trước đây? Hay người chồng của cô là người đã có ngày thề hứa ‘yêu thương và tôn trọng em, lúc khỏe mạnh cũng như khi đau yếu’ và là người hôm nay đây đã trở thành một kẻ hành quyết lạnh lùng nhất và nhẫn tâm nhất của cô?

“Cuộc thống khổ từ từ và đoạn trường của Terri hôm nay đây là cuộc thống khổ nơi cảm quan về Thiên Chúa là Chúa của sự sống. Nó là một cuộc thống khổ của yêu thương biết cuí mình xuống trên thành phần mếm yếu và cần thiết. Nó là cuộc thống khổ của nhân loại”.

Trong khi đó, linh mục dòng Đạo Binh Chúa Kitô là Thomas Williams, khoa trưởng thần học thuộc Đại Học Regina của Tòa Thánh ở Rôma nhận định là Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống của ĐTC GPII ban hành năm 1995, đúng 10 năm về trước, vào ngày 25/3, Lễ Mẹ Thai Lời, đã thấy trước được những trường hợp xẩy ra như trường hợp của vụ Terri Schiavo đây, và đã đặt tên cho những hành động liên quan “đến giá trị và tính cách bất khả vi phạm của sự sống con người” như thế là những hành động thuộc về “nền văn hóa sự chết”.

Vị linh mục khoa trưởng thần học này nói rằng: “Vụ Schiavo chứng tỏ là văn kiện này là một văn kiện ngôn sứ. Đức Thánh Cha (Gioan Phaolô II) đã đặt ra lời diễn tả ‘nền văn hóa sự chết’ để ám chỉ khuynh hướng của xã hội tân tiến muốn làm giảm giá trị phẩm giá bất khả vi phạm của sự sống con người”. Thật vậy, trong khoản số 64 của bức thông điệp “Phúc Âm Sự Sống” này, ĐTC đã viết:


“Ở đây chúng ta đối diện với một trong những triệu chứng báo động về một ‘nền văn hóa sự chết’, một nền văn hóa đang phát triển đặc biệt ở trong những xã hội giầu thịnh, một xã hội có thái độ bận tâm quá trớn về vấn đề tính cách hiệu năng, cũng là một xã hội thấy con số thành phần già lão và tật nguyền như những gì bất khả chấp nhận và quá ư là nặng nề”.


Cha khoa trưởng thần học này nhận định như sau: “Đây không phải là vấn đề cha mẹ của Terri đúng hay chồng của Terri sai. Vấn đề là ở chỗ trao cho người này quyền hạn trên sự sống người khác. Xã hội không được phép để cho sự sống hay sự chết của một con người treo lơ lửng như thế vì cách thức những người khác cảm thấy về vấn đề sống chết này. Tất cả mọi sự sống của con người cần phải được bênh vực và bảo vệ bởi luật pháp, chứ không phải là những gì có ý nghĩa với người này người kia, mà là những gì theo chính bản chất của nó”.


Vị linh mục này đã trích dẫn 1 đoạn thông điệp trực tiếp liên quan đến vấn đề triệt sinh an tử như sau, triệt sinh an tử “theo nghĩa hẹp của nó được hiểu là hành động hay không hành động mà tự nó hay bởi chủ ý muốn gây ra sự chết, với mục đích để loại trừ đi tất cả mọi khổ đau”. Ở đây, theo ngài viết, vấn đề cần phải được phân biệt là “theo quyết định loại bỏ đi việc chữa trị được gọi là ‘chữa trị y khoa quá trớn’, nói cách khác, những phương sách y khoa không còn tương hợp với trường hợp thực tế của bệnh nhân, hoặc bởi những phương sách y khoa ấy bấy giờ không còn hợp với bất cứ thành quả mong đợi nào khác hay bởi chúng áp đặt một gánh quá nặng nề trên bệnh nhân và gia đình của bệnh nhân”.


Vị linh mục này nhận định là “điều phân biệt này rất tinh tế nhưng hết sức quan trọng về phương diện luân lý. Trường hợp của Terri Schiavo không có liên quan gì tới những thứ bất tương hợp để giữ cho một con người sống còn với bất cứ giá nào, bất kể có đau khổ gây ra bởi những phương sách này. Ở đây chúng ta đang nói về vấn đề chăm sóc căn bản nhất là vấn đề dinh dưỡng và thủy dưỡng. Terri không bị tuyệt bệnh, thế nhưng việc loại bỏ đi ốnh dinh dưỡng của cô chắc chắn sẽ làm cho cô bị chết đói chết khát”.


Trong Thông Điệp Sự Sống Con Người, ĐTC GPII đã lên án việc triệt sinh an tử bằng những lời mẽ mạnh mẽ nhất như sau:


“Căn cứ vào những phân tích ấy, hợp với Giáo Huấn của các Vị Tiền Nhiệm của mình, cùng hiệp thông với các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo, tôi khẳng định là việc triệt sinh an tử là một vi phạm trầm trọng đến lề luật của Thiên Chúa, vì nó là một việc sát hại chủ ý và bất khả chấp nhận về luân lý đối với một con người. Tín lý này được căn cứ vào lề luật tự nhiên, cũng như vào lời lẽ thành văn của Thiên Chúa là những gì đã được Truyền Thống Giáo Hội truyền đạt và được giảng dạy bởi Huấn Quyền Thông Thường và phổ quát”.


Vị linh mục này nhận định rằng: “Đức Giáo Hoàng GPII khuyến khích chúng ta gọi những sự việc bằng danh xưng của chúng. Và việc triệt sinh an tử, bất chấp động lực nào thúc đẩy xẩy ra việc ấy, bao giờ cũng có nghĩa là sát nhân, tức là việc cố ý loại trừ đi sự sống của một con người vô tội”.


Ngoài ra, vị linh mục còn tiếp tục, “nếu sát hại một người theo sự đồng ý của người ấy bao giờ cũng là một điều sai trái về luân lý, và làm như thế không có sự đồng ý của họ lại càng là việc xấu xa. Trong văn kiện 1995 ấy, ĐTC GPII đã cảnh giác thành phần cho mình có thẩm quyền quyết định kẻ sống người chết. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng thẩm quyền này chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa mà thôi”.


Ở khoản số 66, ĐTC đã viết: “Việc quyết định triệt sinh an tử trở thành trầm trọng hơn khi nó mặc hình thức sát nhân gây ra bởi những kẻ khác về một con người không hề muốn điều ấy và là con người không đồng ý với điều này”.


Vị linh mục Williams nhận định rằng: “ĐTC không phải chỉ vạch ra những sự dữ của nền văn hóa sự chết mà thôi. Ngài cũng nói đến đường lối đối với nền văn hóa sự sống chân thực nữa. Ngài khuyến khích chúng ta hãy tái xác nhận việc dấn thân của chúng ta cho sự sống và đoàn kết với những ai chịu khổ đau. Khi con người ta nhận thức rằng họ được xã hội cảm nhận như là một con người cao quí và bất khả có người thứ hai như họ thì họ không cảm thấy trở thành gánh nặng cho bằng thường được tăng sức chịu đựng khổ đau một cách vui ve. Đức tin Kitô giáo của chúng ta dạy chúng ta rằng khổ đau và chết chóc không phải là phán quyết cuối cùng. Qua cái chết và sự phục sinh của mình, Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết và chiếm lấy sự sống đời đời cho tất cả chúng ta”.

 

 

Đức Tin trước biến cố triệt sinh an tử của Terri Schiavo


Theo một cuộc thăm dò được phổ biến vào hôm Thứ Hai 56% người Mỹ đồng ý với phán quyết lấy ống dinh dưỡng của nữ nạn nhân này ra, trong đó có 54% thuộc Đảng Cộng Hòa và 55% người đi lễ tối thiểu mỗi tháng 1 lần. Cuộc thăm dò này được thực hiện bởi viện Gallup CNN/USA Today, bằng cách phỏng vấn qua điện thoại 909 người lớn Hoa Kỳ từ Thứ Sáu 18 đến Chúa Nhật 20/3 vừa rồi.

Trong khi đó, mạng điện toán Zenit đã phỏng vấn một số người thân yêu quen thuộc với nạn nhân ở Florida về lãnh vực đức tin, cũng vào thời điểm của viện Gallup, nhưng ngắn hơn 1 ngày, tức vào hai ngày Thứ Sáu 18 và Thứ Bảy 19/3/2005, như sau: câu 1 và 2 là của ông Michael Vitadamo, chồng của người chị/em nạn nhân, Suzanne Vitadamo; câu 3 đến 7 là của cậu của nạn nhân, ông Mike Tammaro; câu 8 đến 10 là của Thày Hilary McGee dòng Anh Em Phanxicô Hòa Bình, (một cộng đồng tu trì ở TGM Saint Paul và Minneapolis), người đã cùng với hai thày khác giúp đỡ tinh thần của gia đình bố mẹ nạn nhân.

1) Vấn: Làm thế nào đời sống đức tin của gia đình này vững vàng?

Đáp: Chúng tôi không lay chuyển. Chúng tôi biết rằng Chúa mới là Đấng có phán quyết tối hậu và bất cứ những gì Ngài muốn chúng tôi biết rằng đều là điều đúng, nên chúng tôi có thể an tâm về điều ấy, chúng tôi được vững dạ về điều này. Thế nhưng chúng tôi vẫn không bỏ cuộc.

2) Vấn: Anh có muốn dân chúng biết bất cứ điều gì về trường hợp này hay chăng?

Đáp: Tôi chỉ muốn dân chúng biết rằng Terri bị tật nguyền. Terri bị hư hại não bộ. Terri không ở trong “trạng thái thực vật miên viễn”. Terri rất cố gắng để phát âm và nói với chúng tôi. Đó không phải là những gì ăn may mà có.

Tôi đã thăm viếng Terri cả 200 lần trong thời gian tôi theo đuổi Suzanne, và không thể nào lại là những gì xẩy ra tình cờ trong tất cả những lần viếng thăm này được. Dân chúng cần biết rằng tử thần đang tới. Và tôi nghĩ rằng cho đến khi tử thần đến với ai đó được họ chăm sóc cho họ sẽ không chấp nhận và mới thực sự hiểu được những gì đang xẩy ra đây.

3) Vấn: Xin nói cho tôi biết đời sống đức tin của qúi vị trong những lúc gian nan khốn khó này.

Đáp: Vợ của tôi và tôi là những Kitô hữu được tái sinh và tôi tin rằng Chúa có mục đích cao cả trong tất cả những gì đang xẩy ra đây hơn là chỉ cứu Terri thôi.

Có nhiều điều đang xẩy ra trên thế giới này hôm nay đây, nhất là ở Florida, những điều cần phải được thanh lọc và chúng tôi tin rằng Terri đóng góp một phần lớn trong việc thanh lọc ấy, vì Chúa không lầm lẫn bao giờ. Chúng tôi mạnh mẽ tin tưởng rằng Chúa đang thực hiện ý định của Ngài qua việc thanh lọc này.

4) Vấn: Đời sống của cháu ông đã ảnh hưởng đến cuộc hành trình đức tin của ông ra sao?

Đáp: Ở bên Terri và gia đình này, sức mạnh họ chịu đựng qua tất cả những gì đang xẩy ra đây phải là những gì củng cố đức tin của bất cứ ai.

Vì chúng tôi đã cố gắng nương tựa vào Chúa tất cả mọi sự suốt cuộc sống của mình, mà một khi có điều gì xẩy ra như thế này thì cuộc sống con người một là muốn gần Chúa hơn hay xa Chúa hơn.

Nếu quí vị đến gần Chúa hơn, điều này bao giờ cũng là trường hợp của hoàn cảnh chúng tôi, của đời sống chúng tôi, thì Ngài sẽ không bao giờ làm quí vị thất vọng. Đó là lúc quí vị liên tục sống đức tin của mình, vì đức tin là điều duy nhất có thể nâng đỡ quí vị vượt qua tất cả những điều này.

5) Vấn: Đã có trường hợp bất ngờ nào thúc đẩy ông theo chiều hướng đó hay chăng?

Đáp: Tôi không nghĩ rằng có ai đặc biệt vạch ra như thế. Tôi nghĩ nếu nó là một cuộc hành trình liên tục hằng ngày sống theo lời Chúa thì quí vị sẵn sàng đối với bất cứ điều gì vì Ngài đã làm cho quí vị sẵn sàng.

Lời của Người cho biết Người sẽ không bao giờ trao cho quí vị những gì quí vị không thể chịu đựng nổi. Chúng tôi tin tưởng và gia đình này cũng tin tưởng rằng chúng ta có thể chịu đựng điều này và Terri có thể chịu được điều ấy. Bao lâu ý muốn của Ngài cần phải được thể hiện thì chúng tôi vẫn có thể chấp nhận ý của Người.

6) Vấn: Người anh Bobby của Terri mới đây vận động ở Washington cho em của mình ra sao?

Đáp: Bobby đã hiến cả đời mình cho cuộc thử thách này, và 24 giờ một ngày anh ta làm việc ấy, liên lỉ nghĩ về trường hợp này. Anh ta sống như vậy đã nhiều năm. Tôi biết rằng anh ta đang lớn lên trong đức tin, vì chúng tôi đã có nhiều lần đàm luận với nhau.

Chúng tôi đã trao đổi sách vở cho nhau. Hiện nay anh ta đang đọc Thánh Kinh, và có nhiều điều đang xẩy ra trong cuộc đời của Bobby, và tất cả đều hữu ích cho kẻ lành.

Hiện nay Bobby bị giằng co giữa việc ở đây với em của mình cũng như gia đình của mình, với ở Washington là nơi anh ta có thể làm được điều gì lợi ích. Anh ta đang lên tiếng, thật vậy, tôi đã thấy anh ta trên hai màn truyền hình sống.

Anh ta có hẹn với hầu hết mọi người trên đó. Anh ta đã từng gặp gỡ một số tay trong quốc hội nữa. Tôi biết anh ta bị xâu xé vì anh ta rằng anh ta thích ở đây mà anh ta cũng biết rằng anh ta cần phải ở đó nữa.

7) Vấn: Tinh thần của anh ta ra sao?

Đáp: Anh ta có tinh thần khá lắm. Anh ta rất quan tâm về cha mẹ của mình và thể lực của các vị vì ông Bob là bố của anh ta có triệu chứng cao máu. Chúng tôi luôn quan tâm đến triệu chứng ấy. Bởi thế mỗi lần tôi nói chuyện với anh ta qua điện thoại là anh ta đều hỏi các vị ra sao và các vị gắng gõi thế nào.
8) Vấn: Cuộc hành trình đức tin của ông bà Schindler hiện ra sao?

Đáp: Được tham dự rất nhiều vào việc chiến đấu với bố mẹ của Terri Schiavo, chúng tôi phải nhắc nhở mỗi một người chúng tôi là chúng tôi cần phải bám chắc, không phải chỉ bám víu, nhưng là bắm chắc vì Terri, bởi Terri đã nương tựa vào chúng tôi cả 15 năm trường.

Chúng tôi cũng ở trong thuyền, nhìn Chúa Kitô bước đi trên mặt nước. Chúa Kitô đang ở giữa chúng ta như Chúa Kitô đang ở trong với Terri ngay lúc này đây. Thế nhưng chúng ta phải tin rằng Chúa Kitô đang giúp chúng ta trải qua thảm trạng kinh hoàng đang xẩy ra đây.

9) Vấn: Điều này có liên hệ gì tới Cuộc Khổ Nạn ra sao và nó ảnh hưởng đến đời sống đức tin của thày ra sao?

Đáp: Chúng ta luôn luôn bị thử thách đức tin của mình. Tình yêu của chúng tôi giành cho Chúa Kitô bao giờ cũng hết sức mãnh liệt.

Chúng ta không thể nào lại thất vọng được, vì Chúa Kitô ở giữa chúng ta. Người ở trong lòng chúng ta và ở trong trí của chúng ta, đừng bao giờ bỏ Chúa Kitô thì Người không bỏ chúng ta.

Trong Mùa Chay của chúng ta, như chúng ta sắp sửa hết rồi, chúng ta cần phải hân hoan trong Biến ố Phục Sinh và cũng cầu nguyện để chúng ta có được sự vinh thắng và phục sinh của Terri đang trong lúc được cho đi khỏi nơi này và mang về nhà cho cha mẹ của cô ta.

10) Vấn: Nhóm người ủng hộ gia đình này ở đây có ảnh hưởng gì tới cha mẹ của Terri hay chăng?

Đáp: Tôi biết rằng cha mẹ của cô ta, khi họ ra ngoài nhìn thấy những con người tốt lành ủng hộ người con gái của họ ấy, thì cả hai ông bà cảm thấy mạnh mẽ biết bao. Họ luôn bày tỏ cho an hem sư huynh chúng tôi họ cảm thấy rất phấn khởi và được nâng đỡ.

Họ cảm thấy mạnh mẽ khi thấy những con người tốt lành đó nói rằng: “Chúng tôi quí mến con gái của ông bà. Chúng tôi mong ông bà mang Terri về”.

Ông bà này đã nói với chúng tôi nhiều lần rằng họ hết sức biết ơn khi thấy những người ủng hộ tốt lành ấy đứng trong mưa nắng, đêm hôm, suốt cả đêm.

Thật là không thể nào tưởng tượng nổi khi thấy những con người tốt lành này làm điều ấy đối với ông bà, họ là những kẻ xa lạ mà là những người anh chị em trong Chúa Kitô với ông bà ấy.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày 20/3/2005

 

 


 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ