GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 3/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho chính quyền ở hết mọi quốc gia luôn biết quan tâm đến những người nghèo, bị bỏ rơi và đàn áp, trong những phương sách chính trị và dự án phát triển của họ”.

 

Ý Truyền Giáo: Xin cho mỗi một Giáo Hội địa phương nhận thức được nhu cầu cần phải huấn luyện những Kitô hữu thánh thiện, nhờ đó có thể đáp ứng các đòi hỏi của việc tân truyền bá phúc âm hóa.  

 

__________________

 NGÀY 29 THỨ BA

TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH

        

Terri Schiavo: “Chúng tôi đến đây để yêu cầu được đáp ứng”

Nếu tuần trước, từ Thứ Hai, 21/3 đến Thứ Bảy, 26/3, cuộc chiến giữa văn hóa sự sống và văn hóa sự chết nơi trường hợp của nữ nạn nhân bị triệt sinh an tử hôm Thứ Sáu 18/3/2005 theo phán quyết của thẩm phán Greer diễn ra giữa gia đình cha mẹ và anh chị của nạn nhân với ngành tư pháp Hoa Kỳ, thì tuần này, tuần cuối cùng của sự sống thoi thóp có thể kéo dài sau khi bị tháo ống dinh dưỡng ra, cuộc chiến quay sang vấn đề vận động chính trị nơi ngành lập pháp và hành pháp là hai ngành đã mở đường cho gia đình bố mẹ và anh chị của nạn nhân dấn thân vào cuộc chiến với ngành tư pháp hết sức gay go và cay đắng suốt tuần vừa rồi.

Sau khi viếng thăm đứa con gái hấp hối vì chết đói chết khát của mình hôm Thứ Hai 28/3, bố của nạn nhân đã nói với các phóng viên báo chí rằng: “Cháu đang kiệt quệ, nhưng vẫn ở với chúng tôi. Cháu cần phải được cứu. Một lần nữa tôi nài xin những ai đang nắm trong tay quyền thế đừng bỏ rơi cháu. Chúng tôi chưa chịu bỏ cháu và cháu cũng chưa chịu bỏ chúng tôi”.

Ông anh Bob của nữ nạn nhân cho biết em mình đã cảm thấy đớn đau trong những ngày bị tháo gỡ ống dinh dưỡng. Và vị luật sư của gia đình cha mẹ và anh chị của nữ nạn nhân đã cho đài truyền hình CBS biết là cô đã nhấm một giọt thuốc đỡ đau. Bởi thế ông bố đã lên tiếng như sau: “Tôi rất lo âu là họ sẽ gia tăng tiến trình sát hại cháu bằng một liều giảm đau mạnh”.

Lời nhận định này của ông bố khiến cho dưỡng viện Hospice House Woodside thường không lên tiếng gì, qua vị phát ngôn viên Mike Bell, đã phải đính chính như sau: “Chúng tôi sẽ không làm bất cứ điều gì gia tăng hay trì hoãn cái chết tự nhiên. Đó là điều căn bản chính yếu. Chúng tôi đang cố gắng để mang lại dễ chịu cho bệnh nhân cũng như cho gia đình của bệnh nhân”.

Chuyên viên chống phá thai hiện đang làm phát ngôn viên cho gia đình cha mẹ và anh chị của nạn nhân cũng cho biết vào hôm Thứ Hai rằng, sẽ có một nhóm ở Washington liên lạc với các viên chức cao cấp và thôi thúc “ai có lòng ở đó” hãy can thiệp vào vụ này.

Trong khi đó, ở Washington DC, như đã báo từ hôm qua, mục sư Patrick Mahaney, đã đến Washington DC hôm Thứ Hai, 28/3, để vận động can thiệp cấp cứu nữ nạn nhân. Vị mục sư này đã đứng trong mưa ở bên kia đường của Tòa Bạch Ốc với khoảng hơn một chục người ở đằng sau ông, đã nói rằng:

“Chúng tôi đến đây để yêu cầu những đáp ứng. Nếu chúng ta không thể bảo vệ những quyền lợi của một người tật nguyền cần chúng ta giúp biện hộ bênh đỡ, thì chúng ta trở thành một quốc gia như thế nào đây?”

Thày dòng Phanxicô Paul O’Donnell là vị từng làm cô vấn tinh thần cho gia đình bố mẹ và anh chị của nạn nhân cũng là phát ngôn viên cho gia đình này, cũng vào hôm Thứ Hai 28/3, đã gọi Thống Đốc Florida Jeb Bush “để can thiệp giàng quyền coi giữ” nữ nạn nhân: “Chúng tôi van xin thống đốc ngay hôm nay đây hãy làm một điều gì đi. Đừng tham gia nền văn hóa sự chết và viết vào bản cáo phó cho người phụ nữ này. Cô vẫn còn sống và đang đợi chờ, chúng tôi khẩn thiết xin ông hỗ trợ và giải thoát cô, giải thoát cô khỏi tình trạng bị giam cầm của cô”.

Thống Đốc Bush, cũng vào cùng ngày này, đã nói với phóng viên là ông “tôn trọng các phán quyết về pháp lý”, thế nhưng, “theo quan điểm cá nhân, tôi cảm thấy đau lòng khi chúng ta đã lạc hướng sự sống… Chúng tôi không thấy có bất cứ cách thức nào ngành hành pháp có thể can thiệp vào. Vị cố vấn pháp lý của tôi đã nói chuyện với gia đình ông bà Schindler và vị luật sư của họ cuối tuần vừa rồi, tôi nghĩ rằng họ đã cũng hết cách chữa chạy nữa rồi”.

 

Những tu sĩ dòng Phanxicô và Thánh Địa

Dòng Anh Em Hèn Mọn đang có trách nhiệm Bảo Quản Thánh Địa với 26 địa điểm tiêu biểu cho những giai đoạn chính yếu của cuộc đời Chúa Giêsu và Thánh Gia.

Cha Artemio Vitores, đại diện viên Bảo Quản, đã từng ở Thánh Địa 34 năm. Việc Trông Giữ Thánh Địa ngày nay bao gồm 250 tu sĩ thuộc 35 quốc gia của hội dòng này.

Trong cuộc phỏng vấn sau đây với mạng điện toán toàn cầu Zenit, cha Vitores đã nói về việc phát triển và sứ vụ của vai trò Coi Giữ Thánh Địa qua các thế kỷ.

Vấn:        Thánh Phanxicô đã lưu lại ở Thánh Địa một thứ di sản ra sao?

Đáp:        Việc Vua Hakim Hồi giáo phá hoại Mồ Thánh vào năm 970 đã mở màn cho giai đoạn Thánh Chiến, tức là cho chiến tranh và máu đổ. Thánh Phanxicô thích chiến thắng các nơi thánh bằng cách đối thoại.

Qui luật thứ nhất của ngài, “Non Volata” bất bạo động, nói rằng: “Anh em đến Thánh Địa không được kiện tụng hay tranh cãi, mà phải phục vụ tất cả mọi người, và phải tỏ ra bằng đời sống của mình họ là Kitô hữu”.

Họ đã rao giảng vì được Thần linh tác động. Thái độ này cho phép có thể  di chuyển ở những lãnh địa Mameluk.

Vấn:        Như thế thì phải chăng Thánh Phanxicô là người đầu tiên sử dụng khí giới đối thoại?

Đáp:        Ngài là người đầu tiên sử dụng vũ khí đối thoại và yêu thương vào giai đoạn Thánh Chiến. Các tu sĩ dòng Phanxicô muốn phục vụ tất cả mọi người, cà Kitô hữu lần Hồi hữu, và cho thấy họ có một tinh thần đại đồng tân tiến trước cả thời đoạn của mình.

Việc bảo vệ các nơi thánh là lý do sâu xa cho việc hiện diện của tu sĩ dòng Phanxicô ở Thánh Địa, nơi họ đã phải hành sử qua những khó khăn và xung khắc khủng khiếp. Những tu sĩ dòng Phanxicô đã khởi xướng dịch vụ hỗ trợ về xã hội và việc huấn luyện chung quanh các nơi thánh ấy.

Ở sảnh đường tiếp tân của tu viện chúng tôi có 5 bức tranh tiêu biểu cho sứ vụ của các tu sĩ Phanxicô ở Thánh Địa. Trong số 5 bức này có hai bức chân dung của Robert ở Anjou và Sancha ở Majorca, những vương quốc của Naples, người đã chiếm được Nhà Tiệc Ly từ vị Vua của Ai Cập vào năm 1333, rồi trả nhà này lại cho các tu sĩ dòng Phanxicô, những vị đã thiết lập đan viện đầu tiên của mình ở đó.

Vào năm 1342, Đức Giáo Hoàng Clementê IV đã cơ cấu hóa sứ vụ Coi Giữ Thánh Địa của tu sĩ dòng Phanxicô.

Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến Nazarét vào năm 2000, ngài đã nói rằng Thiên Chúa quan phòng đã muốn Thánh Phanxicô, vị thánh của hòa bình, của đối thoại và yêu thương, bảo vệ các nơi thánh.

Vấn:        Chúng ta trở lại với sứ vụ về xã hội của các tu sĩ dòng Phanxicô. Sứ vụ này bao gồm những gì?

Đáp:        Các tu sĩ dòng Phanxicô tìm cách cung cấp việc chỉ dẫn, hoạt động và nhà cửa. Chung quanh các nhà thờ được xây cạnh các nơi thánh, họ mở các trường dạy học, các xưởng công nghệ và nhà trọ. Nơi sứ vụ vẫn còn tiếp tục tới nay, các tu sĩ dòng Phanxicô đã là thành phần tiên phong ở miền đa số người Hồi giáo.

Vào năm 1520, họ mở một trường học đầu tiên, trong lúc những người Thổ từng đô hộ Thánh Địa cả 4 thế kỷ cho đến Thế Chiến Thứ I, mở trường học đầu tiên của họ vào năm 1892. Trong năm 1808, các tu sĩ dòng Phanxicô đã quyết định là những em thiếu nhi nam không phải Công giáo, tức Chính Thống giáo, không buộc phải trở lại Công giáo mới được học ở trường các vị.

Năm 1841, họ thiết lập trường học đầu tiên cho các em nữ ở Thánh Địa, trong lúc trường học đầu tiên của người Do Thái cho nữ giới được thiết lập vào năm 1864. và học trường đầu tiên cho nữ của người Hồi giáo vào năm 1892.

Từ năm 1925 đến 1948, Đại Học Thánh Địa của chúng tôi đã tiếp nhận Kitô hữu, Hồi hữu và Do Thái cho thấy trước một thứ đại kết tân thời. Vào năm 1957, các tu sĩ dòng Phanxicô đã đem vào các học đường của mình việc học hỏi Kinh Koran, tức là trước cả Công Đồng Chung Vaticanô II.

Các tu sĩ Phanxicô đã đóng vai trò quan trọng trong việc cổ võ các thứ ngôn ngữ. Ở các trường học thuộc giáo xứ của chúng tôi có dạy cả tiếng ý và tiếng Pháp, huấn luyện các thông dịch viên và hướng dẫn viên, trong khi đó báo chí của chúng tôi phát hành bằng tiếng Ả Rập, góp phần vào việc phục hồi nó khỏi bị hao mòn ở Palestine. Các tu sĩ Phanxicô đã mở những cơ xưởng dầu olivevà cổ võ những thế nghệ thuật và giao thương khác. Ngoài ra, các vị đã kiến thiết những nơi cư trú cho thành phần Kitô hữu nghèo túng.

Vấn:        Việc bảo vệ các nơi thánh bao gồm những vấn đề gì?

Đáp:        Việc bảo trì và phục hồi, việc nghiên cứu khảo cổ học và thánh kinh liên quan đến tính cách chân thực của các nơi thánh, việc tái kiến thiết, việc cảm nhận linh đạo của các nơi thánh ấy cùng thành quả của các nơi thánh này.

Vấn:        Hiện trạng điều hành đời sống ở Mồ Thánh và Đền Thờ Giáng Sinh. Có tổ chức liên tôn nào khác điều hành các địa điểm tôn giáo này hay chăng, chẳng hạn như ủy ban Kitô hữu, Hồi giáo và Do Thái được phác họa bởi Bá Tước Balfour, bí thư bộ ngoại giao Hiệp Vương Quốc vào năm 1922?

Đáp:        Đây là một vấn đề nhức nhối và các tôn giáo đã không thực hiện những cố gắng cần thiết để thắng vượt tình trạng phân rẽ nơi họ. Họ đã tổ chức các cuộc gặp nhau, thế nhưng, họ vẫn không bao giờ có thể thiế lập được một ủy ban liên tôn thường trực để điều hành các tôn giáo vụ mà thực tế thật sự là cần thiết, đặc biệt là ở Giêrusalem.

Vì tính cách đại đồng của mình, Giáo Hội Công giáo, bất chấp sự thật là những người công giáo đại diện có chưa đầy 2%, muốn trở thành một cái cầu nối một lần nữa các niềm tin khác, cả Kitô hữu lẫn ngoài Kitô giáo.

Vấn:        Cha đã sống ở Thánh Địa trên 30 năm. Vai trò của tôn giáo ra sao ở Thánh Địa này?

Đáp:        Tôi phải nói rằng chúng tôi rất tiếc đã chứng kiến thấy một thứ cực đoan hóa vai trò tôn giáo là vai trò luôn cố gắng đóng vai chính trị trong xã hội. Tình trạng khẩn trương của các đảng phái chính trị Chính Thống giáo, nhất là nơi thành phần Do Thái và Hồi giáo, là những gì cho thấy điều ấy.

Việc thiết lập quốc gia Do Thái mang một căn tính tôn giáo mãnh liệt, để tránh hiểu lầm, ở đây tôi không đặt vấn đề thiết lập quốc gia Do Thái, bởi thế mới đóng một vai trò theo chiều hướng ấy. Kết quả đó là các thứ hình thành chính trị của Chính Thống giáo đã có cớ xuất hiện, khiến cho vấn đề đối thoại trở nên khó khăn, cả ở bên Do Thái lẫn bên Palestine.

Những gì sẽ xẩy ra? Tôi lo đến tình hình của Giêrusalem. Những nhóm Do Thái Chính Thống nhận được 40% ủng hộ và đang phát triển. Bất cứ ở đâu họ nắm quyền kiểm soát họ đều áp dụng qui luật sống của họ cho sinh hoạt công cộng, như về thời gian, về di chuyển, gây ra vấn đề kỳ thị đối với những ai không theo họ. Tôi hy vọng rằng trong tương lai chúng tôi không tiến tới chỗ giới hạn lối vào cổ thành đối với những người không phải là Do Thái.

Vấn:        Làm sao tu sĩ dòng Phanxicô có thể tồn tại về vấn đề tài chính?

Đáp:        Bằng việc quyên vào vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, cũng được gọi là việc quyên góp “cho Các Nơi Thánh”, được Tòa Thánh phát động ở tất cả mọi nhà thờ trên khắp thế giới, cũng như với sự ủng hộ của tín hữu qua “Các Ủy Ban Thánh Địa” là những ủy ban trực tiếp lệ thuộc vào Việc Coi Giữ này và là những ủy ban đang lan tràn khắp thế giới. Không còn việc chính phủ cứu trợ nữa, bởi thế mà trong một số trường hợp những dự án do sứ vụ chúng tôi thực hiện chỉ nhận được nâng đỡ một cách gián tiếp vậy thôi.

Chính quyền Tây Ban Nha chẳng hạn tài trợ một số cho các Kitô hữu Palestine như là một thứ chính sách của vấn đề “giúp thành phần thiểu số”.

Chẳng hạn trường hợp intifada, chính chúng tôi lãnh trách nhiệm nâng đỡ những gia đình Kitô hữu nghèo khổ nhất, bằng việc phân phát chỉ tiêu 80 đồng âu (108 Mỹ kim) mỗi gia đình hằng tháng. Các giáo xứ của chúng tôi, vì nhiều tu sĩ Phanxicô cũng là những vị linh mục coi xứ, đã thay thế cho chính quyền Do Thái và Palestine về trách nhiệm giúp đỡ về xã hội của hai chính quyền này.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày 13/3/2005

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ