GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 3/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho chính quyền ở hết mọi quốc gia luôn biết quan tâm đến những người nghèo, bị bỏ rơi và đàn áp, trong những phương sách chính trị và dự án phát triển của họ”.

 

Ý Truyền Giáo: Xin cho mỗi một Giáo Hội địa phương nhận thức được nhu cầu cần phải huấn luyện những Kitô hữu thánh thiện, nhờ đó có thể đáp ứng các đòi hỏi của việc tân truyền bá phúc âm hóa.  

 

__________________

 NGÀY 30 THỨ TƯ

TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH

        

Terri Schiavo: “Xin làm ơn, làm ơn trả con tôi lại cho tôi”

Thứ Ba 29/3/2005, Luật sư của chồng nạn nhân là George Felos nói rằng người chồng muốn  vợ mình sau khi chết được giảo nghiệm để xem xét vấn đề hư hại não bộ của vợ mình, và vị bác sĩ làm việc này đó là Jon Thogmartin, giảo nghiệm trưởng ở Pinellas County.

Vị luật sư này cho biết nhận định của mình về cuộc ông viếng thăm nạn nhân hôm qua là nạn nhân “rất yên ắng. Tôi không thấy có chứng cớ nào về tình trạng khó chịu về thể lý cả. Mắt của Terri trông lõm sâu hơn. Và nhịp tim của cô “thoi thóp”, chầm chậm. Cô đã không đi tiểu từ hôm Chúa Nhật. Bác sĩ Sanjay Gupta, một chuyên viên thần kinh phóng viên về y khoa của CNN cho biết đó là dấu hiệu thận của cô đã hết làm việc và cô đã tiến đến chỗ cho dù có tái gắn ống dinh dưỡng hầu như cũng chẳng giúp gì được nữa. Trong khi chị của nạn nhân, sau cuộc viếng thăm em mình hôm qua, đã cho biết em “rất tỉnh và rất ứng đáp. Em nhận ra tôi. Em yếu hơn những vẫn còn cố gắng nói”.

 

Phần mục sự Patrick Mahoney và vợ ở Washington DC từ hôm qua để tranh đấu cho nạn nhân và đã gặp được hai vị luật sư cao cấp của Hạ Viện chừng 1 tiếng đồng hồ hôm qua. Nhưng sau đó đã tỏ ra không còn hy vọng cho lắm nữa.

 

Người mẹ của nữ nạn nhân đã phát biểu hai câu nói ở một cuộc họp báo là “Michael và Jodi, hai người đã có những đứa con riêng. Xin làm ơn, làm ơn trả con tôi lại cho tôi”. Bà có ý nói với người chồng của con bà và người vợ lẽ tên Jodi Centonze của người chồng này, hai người đã ăn ở với nhau từ năm 1995 và đã có hai người con.

 

Tối Thứ Ba, luật sư của người chồng đã phổ biến một văn kiện nói rằng: “Các tòa án đã lập đi lập lại rằng vụ này không phải về bà Schidler, ông Schiavo hay bất cứ một thành phần thứ ba nào. Nó là vấn đề của bà Schiavo và ý bà không muốn được sinh tồn một cách nhân tạo”.

 

Ông đã viếng thăm nữ nạn nhân vào lúc 6 giờ 30 chiều Thứ Ba 29/3, và cho biết môi của cô còn ẩm chứ không nứt nẻ, da cô :tuyệt vời’ vì cô được chăm sóc bởi những nhân viên lành nghề tỏ ra quí mến cô. Những lời diễn tả của ông bao giờ cũng ngược với của gia đình cha mẹ và anh chị của nạn nhân.

 

Chồng của nạn nhân cho rằng người vợ của mình tham ăn quá độ đến bị thiếu hụt chất potassium gây ra tình trạng hoại tim. Thày dòng Phanxicô vốn làm cố vấn tinh thần và là một trong những phát ngôn viên của gia đình bố mẹ và anh chị của nạn nhân hôm Thứ Ba nói rằng thày hy vọng người chồng này sẽ thay lòng đổi dạ để cứu lấy vợ của ông.

 

Mục sư Jesse Jackson đã đến dưỡng viện này hôm Thứ Ba và gọi trường hợp của nữ nạn nhân là “bất chính” và đã tím cách thôi thúc các nhà lập pháp của tiểu bang thông qua dự luật cứu mạng của nạn nhân. Vị mục sư này đến Florida theo lời mời của ông anh nạn nhân là Bobby Schindler. Vị mục sư này nói:

 

“Đây là một trong những vấn đề sâu xa về luân thường đạo lý của thời đại chúng ta, vấn đề cứu mạng của Terri. Và hôm nay đây chúng ta đang cầu thấy phép lạ xẩy ra… Vẫn biết luật lệ là quan trọng nhưng luật cũng phải biết xót thương để có công lý… Một chủ trương hợp luân thường đạo lý sẽ cho phép việc sử dụng ống dinh dưỡng cho tất cả những ai đối diện với tình trạng chết đói – đòi chính sách của chính phủ nuôi dưỡng thành phần đói khổ… Tôi cảm thấy rất thương cảm về tình trạng bất chính này … đâu cần phải để cho cô ta bị chết đói chứ”.

 

Luật Lệ Hồi giáo và Khả Năng Dân Chủ của Luật Lệ này

 

Trước hiện tượng bầu cử dân chủ ở Palestine cũng như ở Iraq trong tháng Hai 2005, cả những biến chuyển theo chiều hướng dân chủ ở A Phú Hãn, Iran và Lêbanon, mạng lưới điện toán toàn cầu Zenit đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với ông David Forte, tham vấn viên của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình và cũng là cố vấn cho Tổng Thống Bush về các Hồi giáo vụ, liên quan đến khả năng nơi luật lệ Hồi giáo, một thế giới tôn giáo thiên về chế độ độc tài chuyên chế. Ông Forte là giáo sư luật ở Cleveland-Marshall of Law thuộc Cleveland State University và là tác giả cuốn “Những Nghiên Cứu về Luật Lệ Hồi giáo: Việc Áp Dụng Tân Cổ”, do Austin và Winfield xuất bản.

 

Vấn:     Luật lệ Hồi giáo là gì? Đâu là nguồn gốc của nó?

 

Đáp:    Nói chung, luật lệ Hồi giáo bao gồm toàn thể phạm trù về các thứ qui luật có thẩm quyền để hướng dẫn các cộng đồng Hồi giáo khác nhau. Luật lệ này bao gồm chẳng những Shariah cổ là lề luật thánh của Hồi giáo mà còn cả những chỉ dụ, những khuyến dụ hay “fatwas”, tục lệ và các tiêu chuẩn về bộ tộc.

 

Tuy nhiên, đặc biệt hơn nữa, luật lệ Hồi giáo thường được ám chỉ về nội dung cùng những phương pháp của lề luật thánh, tức bộ luật được khai triển hay diễn tiến xuất phát từ những nơi khác nhau của đế quốc Hồi giáo.

 

Có những biến dạng nơi các thứ khác biệt về luật lệ thánh này, cả giữa và trong hai ngành phân rẽ chính của Hồi giáo là Sunni và Shiite, thế nhưng lại có nhiều điều giống nhau hơn là khác nhau. Trong phái Hồi giáo Sunni, có bốn truyền thống hay trường phái còn tồn tại, đó là Hanafi, Maliki, Shafi’i và Hanbali.

 

Các học giả Tây phương và Hồi giáo đã tranh luận nhiều về cách thức lề luật thánh này thực sự được khai triển hay diễn tiến.

 

Sau khi truyền thống về luật pháp được các thành phần tranh đấu trong Hồi giáo nuôi dưỡng và làm thành một trong những tiếng nói thống trị của tôn giáo này thì có các tác giả cho rằng việc phát triển của lề luật thánh, theo một cách giải thích, thực sự là không có học giả nào tin là đúng cả, một cách chung chung hay cả ở nơi nhiều chi tiết của nó, mặc dù nhiều người Hồi giáo bảo thủ vẫn gắn bó với việc giải thích cổ kính đối với việc phát triển lề luật thánh này.

 

Theo quan niệm cổ kính ấy thì các nguồn căn bản của lề luật thánh có một nguồn gốc thần linh. Lề luật này cung cấp một phương tiện truyền bá sứ điệp do Mohammed nhận được cho các tín đồ ngày nay sống đời sống thường nhật của họ. Lề luật thánh bao gồm tất cả mọi qui luật theo văn bản phát xuất từ hay được suy diễn theo phân tích từ luật thần linh là những gì điều hành người Hồi giáo và cộng đồng của họ.

 

Trong 4 nguồn chính yếu của lề luật thánh này, là Koran; Sunna, văn liệu về các việc làm của Vị Tiên Tri giáo tổ; “ijma” là văn bản về những tâm thức chung của cộng đồng; và “qiyas” là văn bản diễn dịch loại suy, thì Koran và Sunna cung cấp nền tảng chính yếu cho các mệnh lệnh của lề luật thánh.

 

Kinh Coran và Sunna là hai tảng đá nền xây dựng toàn thể tòa nhà của lề luật thánh. “Quyas” và “ijma” cùng nhau cung cấp một khối những qui luật có tính cách thực sự tích cực, thế nhưng cả hai thứ này chỉ có thể được dựa vào những mệnh lệnh của Koran hay Sunna mà thôi, và không thể tung ra những luật tắc phản ngược lại với hai nguồn ấy.

 

Tuy nhiên, ngay cả trong tuyền thống cổ của Hồi giáo, những khoản của kinh Coran cũng có thể được giải thích theo những cách thức trệch nhau, và những truyền thống đặc biệt được gán cho là những hành động của Mohammed đều được công nhận bởi khoa học của loài người chứ không phải bởi mệnh lệnh thần linh. Cả hàng ngàn thứ được gán cho là truyền thống thực sự đã bị loại bỏ bởi những học giả Hồi giáo xưa kia như những gì không có giá trị.

 

Một số học giả về pháp lý nghĩ rằng các truyền thống còn lại đã có giá trị bởi phương pháp của “ijma”, tức bởi tâm thức chung, thế nhưng các học giả Hồi giáo cũng có nhiều tranh luận về vấn đề những gì xứng hợp cấu tạo nên cái tâm thức chung ấy. Bởi thế, nếu các phương pháp tân thời về vấn đề điều tra tìm hiểu cho thấy rằng một số được cho là truyền thống là những gì giả mạo hay ngụy kinh thì một người Hồi giáo có thể được biện minh không phải ở chỗ gán ghép thẩm quyền cho những truyền thống ấy.

 

Hầu hết vai trò của thành phần học giả gần đây đã tranh luận về văn bản cổ thời của việc phát triển lề luật Hồi giáo, thế nhưng họ cũng tranh luận rất nhiều về những gì đã thực sự xẩy ra.

 

Nhiều học giả cho rằng lề luật này không phát triển một cách gẫy gọn như văn bản cổ thời xác nhận, trái lại một cách phức tạp hơn, ở chỗ mang vào vào bộ qui luật và nguyên tắc của mình từ những gì có trước Ả Rập Hồi giáo, từ những truyền thống pháp lý của các đế quốc Byzantine và Sassanid, cũng như từ những sắc lệnh về chính trị cũng như tài chính của những Hồi vương khác nhau.

 

Tuy nhiên, công bằng mà nói thì cuộc tranh luận giữa các học giả luật pháp Hồi giáo là những cuộc tranh luật gay go, và trong cuộc tranh luận này cũng có những lý thuyết luân chuyển nhau được tranh luận dữ dội nữa.


Vấn:     Những yếu tố nào nơi luật pháp Hồi giáo đặc biệt hợp với chính quyền dân chủ? Những yếu tố nào đối nghịch?

 

Đáp:    Vâng tôi xin trả lời vấn đề này một cách rộng rãi hơn và nói đến những yếu tố nào nơi truyền thống Hồi giáo hợp hay không hợp với chính quyền dân chủ.

 

“Umma” hay thành phần đức tin là nguyên tắc căn bản nơi Hồi giáo. Tất cả mọi tín đồ đều bình đẳng, do đó những thứ kỳ thị về pháp lý hay chính trị nơi họ đều là những gì không xứng hợp.

 

“Shura” hay vấn đề tham vấn, ám chỉ giao ước được thực hiện giữa vị Hồi vương và thành phần trưởng lão của cộng đồng Hồi giáo, trong đó, trong giao ước này có đề cập tới việc “tuyển cử” vị Hồi vương này, vị Hồi vương đồng ý cai trị cho lợi ích của cộng đồng của mình.

 

Tính cách tự do bao giờ cũng là một đặc điểm của lề luật Hồi giáo cũng như các thứ cơ cấu tổ chức của người Hồi giáo.

 

Ngược lại với ý kiến của một số thành phần bảo thủ Hồi giáo, quốc gia ở Hồi giáo bao giờ cũng có tính cách độc lập hợp lý với lề luật thánh. Quốc gia có thể, theo hiến pháp, loại bỏ các vị thẩm phán về tôn giáo, các vị “qadis”, khỏi những quyền tài phán nào đó, chẳng hạn như quyền tài phán về tội hình, và thay thế bằng những tòa án của quốc gia. Chế độ pha trộn luật lệ tôn giáo và luật lệ quốc gia bao giờ cũng là qui chuẩn nơi thế giới Hồi giáo.

 

Cũng có truyền thống quốc gia được độc lập hẳn. Hồi giáo chưa bao giờ được hoàn toàn thống nhất về chính trị cả. Thật thế, đã từng xẩy ra tình trạng phân rẽ nhiều nhất về chính trị trong những thời huy hoàng nhất của mình, khoảng từ năm 800 đến 1000. Tính cách đa dạng và nẩy nở về các chế độ chính trị chẳng những hiện hữu nơi lịch sử Hồi giáo mà còn dường như là yếu tố chính cho việc phát triển của Hồi giáo nữa.

 

Tuy nhiên, việc áp dụng triệt để lề luật Hồi giáo sẽ ngăn chặn một nền dân chủ trọn vẹn, nếu nó trở thành qui luật của quốc gia. Luật lệ Hồi giáo cổ thời chấp nhận thân phận bất bình đẳng của nữ giới, của thành phần không phải Hồi giáo và thành phần làm nô lệ.

 

Cũng có nhiều vấn đề liên quan đến các giá trị về sắc tộc ở Trung Đông, và vấn đề duy sắc tộc liên quan tới tôn giáo là một thứ lực lượng khó đối đầu. Ngoài ra, cấu trúc về kinh tế cũng cần phải thành thực hơn, có tính cách minh bạch và theo khuynh hướng thị trường hơn nữa mới được.

 

Cũng có một truyền thống bất dung nhượng đã được thấm nhiễm qua hằng cả nhiều thập niên truyền bá Hồi giáo. Sau hết, cũng còn cả một thứ vang bóng một thời về một Đế Quốc Ottoman là đế quốc Hồi giáo bành trướng về đất đai và là một đế quốc mãnh liệt. Nhiều người Hồi giáo thấy đó là căn tính của Hồi giáo hơn là nội dung thiêng liêng của đạo giáo này.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện toán toàn cầu Zenit phổ biến ngày 9/3/2005

 

 

(còn tiếp) 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ