GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 3/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho chính quyền ở hết mọi quốc gia luôn biết quan tâm đến những người nghèo, bị bỏ rơi và đàn áp, trong những phương sách chính trị và dự án phát triển của họ”.

 

Ý Truyền Giáo: Xin cho mỗi một Giáo Hội địa phương nhận thức được nhu cầu cần phải huấn luyện những Kitô hữu thánh thiện, nhờ đó có thể đáp ứng các đòi hỏi của việc tân truyền bá phúc âm hóa.  

 

__________________

 NGÀY 9 THỨ TƯ

        

Lịch Trình Cử Hành Phụng Vụ Tuần Thánh 2005 ở Tòa Thánh

Ngày Thứ Ba 8/3/2005, Văn Phòng Cử Hành Phụng Vụ Của Đức Giáo Hoàng đã phổ biến lịch trình cử hành phụng vụ Tuần Thánh 2005 với các vị hồng y thượng thặng của Tòa Thánh luân phiên nhau thay Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chủ sự các cuộc cử hành này như sau.

Chúa Nhật Lễ Lá 20/3 bắt đầu Tuần Thương Khó cũng là Ngày Giới Trẻ Thế Giới hằng năm ở Tòa Thánh. Cuộc cử hành được bắt đầu từ 10 giờ sáng ở Quảng Trường Thánh Phêrô với lễ nghi làm phép lá, sau đó là rước lá và cử hành Lễ Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu, do ĐHY Camillo Ruini, tổng đại diện Giáo Phận Rôma.

Thứ Năm Tuần Thánh 24/3, có hai phần sáng và chiều. Sáng, cuộc cử hành được bắt đầu từ 9:30 sáng trong Đền Thờ Thánh Phêrô, do ĐHY Giovanni Battista Re, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục, cùng đồng tế Lễ Làm Phép Dầu và làm phép các loại dầu với những vị hồng y, giám mục, linh mục dòng và triều ở Rôma. Tam Nhật Thánh tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô sẽ được bắt đầu vào lúc 5:30 chiều trong Đền Thờ Thánh Phêrô, với Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa, do ĐHY Alfonso Lopez Trujillo, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình đồng tế với các vị hồng y, giám mục và linh mục. Sau bài giảng là nghi thức rửa chân cho 12 vị linh mục. Trong khi cử hành nghi thức rửa chân sẽ quyên tiền cho dân chúng bị bão lụt ở Vanezuela hôm tháng 2/2005 vừa rồi. Tổng số tiền thu được sẽ được dâng cho ĐTC. Cuối cùng, Thánh Thể sẽ được chuyển sang một nguyện đường an nghỉ.

Thứ Sáu Tuần Thánh 25/3: cuộc cử hành được bắt đầu vào lúc 5 giờ 30 chiều trong Đền Thờ Thánh Phêrô, do ĐHY James Francis Stafford chủ tọa nghi thức tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô. Cuộc cử hành này được chia làm 3 phần là phụng vụ lời Chúa, tôn thờ Thánh Giá và Hiệp Lễ. Cuộc Đi Dường Thánh Giá sẽ được thực hiện tại Hí Trường Colosseum vào lúc 9 giờ 15 tối, sau đó sẽ được kết thúc tại đồi Palatine ở Rôma.

Thứ Bảy Tuần Thánh 26/3: Lễ Vọng Phục Sinh vào lúc 8 giờ tối, do ĐHY Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin chủ sự và chủ tế, cùng với các vị hồng y đồng tế, bắt đầu bằng nghi thức làm phép lửa mới ở ngoài cuối Đền Thờ Thánh Phêrô, sau đó là cuộc rước nến Phục Sinh và hát “Hãy Vui Lên”, tiếp theo là Phụng Vụ Lời Chúa, ban Phép Rửa và Phụng Vụ Thánh Thể.

Chúa Nhật Phục Sinh 27/3: Thánh Lễ được bắt đầu vào lúc 10 giờ 30 sáng, do ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano chủ tế ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Sau thánh lễ, vào giữa trưa, ĐTC sẽ ban phép lành “Urbi et Orbi” (cho thành Rôma và thế giới).

 

Phản Ứng của Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo về một Vụ Tranh Đấu Triệt Sinh An Tử ở Hoa Kỳ

Tổ Chức Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo FIAMC (The World Federation of Catholic Medical Associations) vừa phổ biến lời cảnh giác hôm Chúa Nhật 6/3/2005 về vụ một phụ nữ ở Florida Hoa Kỳ bị hư não bộ mà người chồng đã từng kịch liệt tranh đấu về phương diện pháp lý để ngưng việc dinh dưỡng nhân tạo cho vợ của mình là Terri Schiavo.

Bác sĩ Gian Luigi Gigli, chủ tịch của tổ chức y khoa quốc tế này, đã lên tiếng cho là nếu người vợ này “có thể bị lên án tử” thì hết mọi người đều được người bảo trợ cho rằng sự sống của họ thiếu phẩm chất hay tòa án có thể phải đương đầu với việc triệt sinh an tử. 

Vị bác sĩ chủ tịch này nói: “Bà ta không có tội lỗi gì cả, ngoại trừ trở thành gánh nặng cho chồng mình cũng như cho một xã hội vị kỷ. Cốt lõi thực sự của vấn đề đó là nỗ lực quyết định về quyền sống của một con người, không căn cứ vào phẩm vị của họ mà là vào một thứ thẩm định ngoại diện của phẩm chất sự sống. Tầm quan trọng của vấn đề ấy vượt ra ngoài giới hạn của tình trạng tệ hại này. Nó sẽ bung ra một trận lụt triệt sinh an tử ở Hiệp Chủng Quốc, đối với tất cả mọi lứa tuổi, không cần đến ngay cả quyết định của ngành lập pháp”.

Bởi thế, FIAMC “mạnh mẽ kêu gọi các vị có thẩm quyền ở Hiệp Chủng Quốc hãy lập tức tỏ thái độ một cách tốt đẹp để cứu lấy mạng sống của bà Terri”, cũng như thôi thúc các vị giám mục Hoa Kỳ “hãy vận dụng mọi phương tiện và thế giá của Giáo Hội Công giáo để hóa giải thảm trạng sắp sửa xẩy ra này”.   

 

Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo: “Một bệnh nhân ở trong trạng thái thực vật vẫn là một con người”

 

Bác sĩ Gian Luigi Gigli, chủ tịch Tổ Chức Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo FIAMC (The World Federation of Catholic Medical Associations) cho biết trạng thái thực vật (vegetative state) là “một từ ngữ có nghĩa miệt thị xấu xa” mang ngụ ý là tình trạng thiếu hụt về nhân tính. Vị bác sĩ chủ tịch này là tác giả viết chung với bác sĩ Nathan Zasler cuốn sách tựa đề “Những Trị Liệu Bảo Trì Sự Sống trong Tình Trạng Thực Vật: Các Tiến Bộ Về Khoa Học và Các Vấn Đề Nan Giải Về Đạo Lý”, cuốn sách được in lại thành một số đặc biệt của tờ điểm báo Neurorehabilitation review, do Iospress xuất bản. Tác phẩm này là thành quả của một hội nghị về đề tài này.

 

Vấn:     Ở trong trạng thái thực vật nghĩa là gì và chủ trương của Giáo Hội như thế nào?

 

Đáp:    Trạng thái thực vật được chứng thực nơi một số bệnh nhân khi họ ra khỏi tình trạng hôn mê, và nó mang đặc tính của một tình trạng kéo dài của việc tỉnh thức song bệnh nhân không ý thức rõ ràng về mình hay về hoàn cảnh chung quanh mình.

 

Vấn đề vật lý trị liệu cho tình trạng hư hoại này vẫn chưa được rõ ràng, và những chấn thương não bộ có thể gây ra tình trạng hư hoại ấy có những loại khác nhau và ở nhiều chỗ khác nhau.

 

Bệnh nhân, lúc ngủ lúc thức, không có những phản ứng nghĩa lý. Đó không phải là một thứ tuyệt bệnh (terminal illness) và không cần phải có cácthứ máy móc để bảo toàn những chức năng quan trọng.

 

Tuy nhiên, bệnh nhân này cần phải được chăm sóc, nhất là cần phải được thủy dưỡng và dinh dưỡng, đôi khi phải nhẫn nại qua miệng, thường bằng một ống thông hay ống gắn ở thành bụng là PEG (percutaneous endoscopic gastrostomy).

 

Đối với Giáo Hội Công giáo thì bệnh nhân trong trạng thái thực vật vẫn là một con người, cần phải được cảm thương chăm sóc. Cuộc bàn luận giữa các luân lý gia và các tổ chức sức khỏe Công giáo trong những năm qua đã chú trọng tới vấn đề mãi mãi tiếp tục việc thủy dưỡng và dinh dưỡng (hydration and nutrition), cho dù niềm hy vọng mong thấy được sự phục hồi, một phần nào đó, của ý thức dường như đang bị suy giảm.

 

Một số đã thấy nơi việc kéo dài vấn đề thủy dưỡng và dinh dưỡng là thứ trị liệu quá trớn; những người khác, căn cứ vào những hậu quả chết chóc bất khả tránh, đã cho rằng nó như là một thứ triệt sinh an tử vì bỏ qua vấn đề ngưng chăm sóc.

 

Ở bên ngoài Giáo Hội xẩy ra mãnh liệt các thứ áp lực ở những xã hội tiến bộ về khoa học, các vị có thẩm quyền cũng như một số phần tử gia đình, như đang xẩy ra nơi trường hợp của bà Terri Schiavo ở Hiệp Chủng Quốc đang thiên về việc ngưng vấn đề thủy dưỡng và dinh dưỡng. Chúng là những thứ áp lực được căn cứ vào sự qui kết cho sự sống có một chút giá trị, khi “phẩm chất” của nó bị giảm sút rất nhiều.  

 

Tuy nhiên, cũng có những cuộc phản đối rất mạnh mẽ từ những người thấy nơi những phương thức này như là một thứ phương pháp thực sự mánh khóe cho phép vấn đề triệt sinh an tử ở những xứ sở bị cấm đoán, bằng cách sau đó nới rộng tới, như đang xẩy ra, cả những bệnh trạng khác như chứng mất trí nhớ, chậm trí khôn hay kinh phong cấp tính.  


Vấn:     Cho đến mức nào thì trạng thái thực vật là ‘thực vật’?

 

Đáp:    Không kể đến từ ngữ, một từ ngữ cần phải được hoàn chỉnh vì tính cách miệt thị xấu xa – ám chỉ tình trạng của một bệnh nhân thiếu nhân tính – cần phải nhìn nhận rằng không thể loại trừ đi việc nhận thức sơ đẳng về đau đớn, như có những nghiên cứu chứng tỏ cho thấy tính cách liên lỉ của các tiến trình sơ đẳng của việc nhìn nhận và phân biệt các thứ kích tố.

 

Một chứng minh gián tiếp có những nghi hoặc nơi lãnh vực thần kinh cấu thể và thần kinh vật thể về việc hoàn toàn thiếu nhận thức đối với sự đau đớn nơi những bệnh nhân này đó là việc thường cho họ uống thuốc giảm đau trong vòng 15 ngày là thời gian cái chết của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi vấn đề ngưng việc thủy dưỡng và dinh dưỡng.

Vấn:     Đức Gioan Phaolô II đã nói gì mới mẻ trong việc chữa trị thành phần bệnh nhân ở vào trạng thái thực vật qua bài huấn từ lịch sử của ngài hôm 20/3/2004 năm ngoái?

 

Đáp:    Đức Thánh Cha, như quí vị nói trong bài huấn từ “lịch sử” của ngài, đã nói lên những lời lẽ giúp làm sáng tỏ những thứ hiểu lầm nơi những người Công giáo, chẳng hạn tránh đừng ngưng việc thủy dưỡng và dinh dưỡng trong những trường hợp không được làm, như đã bất hạnh thay xẩy ra ở một số bệnh viện Công giáo Bắc Mỹ.

 

Bất kể sự kiện là đang có nhiều nỗ lực từ các luân lý gia cùng các tổ chức Công giáo phục vụ sức khỏe trong việc làm giảm thiểu mục tiêu nhắm tới của những lời được Đức Giáo Hoàng huấn dụ, sứ điệp của ngài là những gì rất rõ ràng. Đối với Đức Giáo Hoàng, phán quyết về phẩm chất sự sống cũng như về vấn đề tốn phí chăm sóc không thể thắng vượt được việc tôn trọng cần phải có đối với sự sống của bệnh nhân.

 

Việc thủy dưỡng và việc dinh dưỡng cần phải được coi là những phương tiện thông thường và cân xứng đối với mục tiêu chúng nhắm tới, đó là việc nuôi dưỡng bệnh nhân. Do đó, chúng là những gì buộc phải làm theo luân lý, cho dù chúng được thực hiện bằng ống.

 

Đối với Đức Giáo Hoàng thì sự kiện rất có thể bệnh nhân sẽ không lấy lại được nhận thức cũng không thể biện minh cho việc ngưng vấn đề chăm sóc căn bản bao gồm việc thủy dưỡng và dinh dưỡng. Bằng không sẽ xẩy ra việc triệt sinh an tử bởi bỏ không chăm sóc.

 

Ngoài ra, ĐGH đã kêu gọi gia tăng mức độ văn minh nơi các xã hội của chúng ta, việc hết sức cảm thông nâng đỡ gia đình của bệnh nhân trong trạng thái thực vật.

 

Theo những lời của Đức Giáo Hoàng, tôi tin rằng đối với một vị bác sĩ, một người y tá hay một tổ chức Công giáo về sức khỏe, thì việc dinh dưỡng và thủy dưỡng chỉ được phép ngưng, nếu chúng không còn đạt được công hiệu của chúng, hay chúng gây ra gánh nặng trầm trọng cho bệnh nhân, người tỏ ra chịu đựng chúng một cách đáng khen qua nhiều năm, hay cho các phần tử gia đình họ, những gì không được xẩy ra ở các xứ sở văn minh là nơi việc chăm sóc căn bản không phải là một thứ xa xỉ.


Vấn:     Ông đã viết cuốn sách với bác sĩ Nathan Zasler, một bác sĩ người Do Thái. Có điểm đồng qui nào giữa người Công giáo và người Do Thái về đề tài dinh dưỡng và thủy dưỡng trong trạng thái thực vật hay chăng?

 

Đáp:    Thế giới Do Thái giáo rất khác biệt. Bài của tôn sư E. N. Dorff, một bài làm nên một phần của tác phẩm này, đã làm sáng tỏ một cách thích hợp là đối với đa số các vị tôn sư Chính Thống cũng như đối với nhiều vị tôn sư Bảo Thủ thì bác sĩ có trách nhiệm làm mọi sự có thể để bảo trì sự sống của bệnh nhân ở trạng thái thực vật.

 

Có những tôn sư cho phép việc không cần đến những chữa trị, thế nhưng cấm ngưng những thứ chữa trị này một khi đã bắt đầu bắt tay vào việc.

 

Trái lại, thành phần Do Thái Cải Cách và tục hóa có khuynh hướng quyết định theo lương tâm của họ.

 

Tuy nhiên, theo chiều hướng chung, chúng ta có thể nói rằng truyền thống Do Thái lưỡng lự khi nó tiến đến chỗ ngưng những chữa trị như việc thủy dưỡng và dinh dưỡng là những gì chi phối sự sống của một bệnh nhân trong trạng thái thực vật.

 

Hội nghị và tác phẩm bởi đó mà ra chắc chắn bày tỏ việc những học giả Do Thái nổi tiếng hết sức tôn kính chủ trương của Công giáo.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày 28/2/2005

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ