GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 18/5/2005

 

1)  ĐTC Biển Đức XVI sẽ xem cuốn phim truyền hình về Đức Karol Wojtyla

2) Tòa Thánh Vatican gửi Sứ Điệp Mừng Ngày Phật Đản 2005 liên quan đến việc đoàn kết Cứu Trợ Biển Động Sóng Thần Nam Á

3) Giáo Hội: 4 Dấu Chỉ Thời Đại Cánh Chung: 2) Lời Tiên Báo của Thánh Long Mộng Phố: “Vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo

 

 

ĐTC Biển Đức XVI sẽ xem cuốn phim truyền hình về Đức Karol Wojtyla

Đức Giáo Hoàng, vào ngày 19/5/2005, tức sau ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 18/5, sẽ coi cuốn phim về vị tiền nhiệm của mình tại Sảnh Đường Phaolô VI. Cuốn phim mang tựa đề là “Karol, Một Con Người Trở Thành Giáo Hoàng”.

Cuộc trình chiếu về vị giáo hoàng tiền nhiệm này đã được thực hiện hôm 14/4 tại Sảnh Đường Phaolô VI song đức tân giáo hoàng không thể tham dự. Hai buổi phát hình ở Ý này đã diễn ra vào ngày 18-19/4, một cuốn phim truyền hình dựa vào tác phẩm “Câu Truyện về Karol” của ký giả Gianfranco Svidercoschi, một người bạn của Đức Gioan Phaolô II. Vị tác giả này cũng là người hợp taá với ĐGH viết cuốn “Tặng Ân và Mầu Nhiệm”, đã nói với mạng điện toán toàn cầu Zenit rằng vào lúc này đây các nhà sản xuất phim đang thực hiện phần 2 của cuốn phim là phần nói lên trên 26 năm giáo triều của ngài.

Màn nhất của phần hai sẽ tập trung vào hoạt động của ngài trong việc đối đầu với cộng sản, trong khi đó ở màn hai cho thấy ngài đối đầu với chủ nghĩa hưởng thụ, với những đe dọa sự sống, với giới trẻ v.v.


Hai buổi trình chiếu này đã đạt được kỷ lục khán giả xem truyền hình ở Ý quốc trong tháng vừa rồi. Đạo diễn của cuốn phim là Giacomo Battiato, và vai Karol Wojtyla được tài tử Balan Piotr Adamczyc đóng. Hai nhà sản xuất cuốn phim này là Universal Pictures Italy và Taoduefilm, sẽ tặng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI một đĩa hình (DVD) cuốn phim này. Lợi nhuận của cuốn phim một phần được sử dụng cho dự án tiếp nhận và hội nhập thành phần thanh thiếu niên bị bỏ rơi ở Rwandan.

Ký giả Gianfranco Svidercoschi cũng là nguyên phụ tá chủ bút tờ L’Osservatore Romano hiện đang làm việc cho tờ nhật báo Rôma II Tempo đã nói với mạng điện toán toàn cầu Zenit, những lời được Zenit phổ biến ngày 17/5/2005 như sau:

“Từ ban đầu tôi đã hiểu được rằng bí mật của giáo triều này là ở những năm còn ở Balan của Đức Karol Wojtyla. Tôi lại càng hiểu được hơn nữa vào năm 1996, khi tôi thực hiện cuốn ‘Tặng Ân và Mầu Nhiệm’ với ĐGH, nhân dịp kỷ niệm mừng kim khánh 50 năm thụ phong linh mục của ngài.

“Bấy giờ tôi đã hiểu được vị giáo hoàng này hơn. Có một câu trong cuốn sách đó viết như thế này: ‘Tôi đã biết được chủ nghĩa Nazi và sau đó là chủ nghĩa Cộng sản từ bên trong, tức là, hiểu được những trại tiêu diệt và tập trung cùng những gulags… Nhờ thế mới có thể hiểu được cảm quan của tôi trong việc hoạt động cho con người cùng quyền lợi của con người’.

“Tất cả mọi vị Giáo Hoàng trong thế kỷ thứ 20 đều lên tiếng chống lại chiến tranh và phò quyền làm người, thế nhưng, có lẽ không có một vị nào làm như thế với kiến thức thúc đẩy như Đức Gioan Phaolô II. Ngài đã ‘đích thân’ sống dưới những chế độ độc tài của thế kỷ qua.

“Thật thế, cuốn phim này được bắt đầu bằng cuộc bùng nổ của Thế Chiến Thứ Hai, vào ngày 1/9/1939 – từ biến cố Balan bị xâm chiếm. Bấy giờ Đức Karol Wojtyla đã cùng với thân phụ vượt thoát đảng Nazi bằng đường bộ sang miền Đông. Khi hai vị tới sông San, họ thấy những người lính Balan kêu to lên rằng: ‘Trở về, trở về, quân So Viết đang tới!’

“Đó là lý do tại sao ngài là một nhân chứng có uy tín khi nói về hòa bình, và cũng vì lý do này giáo triều của ngài mang đặc tính bênh vực con người, bênh vực nhân quyền. Để hiểu được giáo triều này, người ta cần phải hiểu được những gì ngài đã trải qua ở Balan….

“Tôi không làm như ký giả Vittorio Messori đã thực hiện, người đã viết ra những câu hỏi cho cuốn sách ‘Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng’”, cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1994. “Thật vậy, tôi đã viết một thứ bản thảo gợi ý để nhờ đó vị Giáo Hoàng này có thể nhớ lại những năm ấy.

“Chẳng hạn, tôi đã thuật lại biến cố vào một buổi sáng mùa thu năm 1943, Karol Wojtyla, đi đôi guốc, băng ngang qua Krakow để tìm gặp vị giám đốc chủng viện để nói với vị này rằng: ‘con muốn làm linh mục’. Đoạn tôi hỏi ngài rằng: ‘Thưa ĐTC, tại sao ĐTC quyết định làm linh mục?’ ĐGH đã trả lời trong cuốn sách”.

Cuối cùng thì cuốn sách ấy đã được quyết định đem xuất bản chỉ những gì được ĐTC viết, không nhắc đến những lời gợi ý liên hệ. Đó là lý do tại sao Đức Gioan Phaolô II đã cám ơn vị ký giả này trong Lời Mở Đầu. Văn Phòng Quốc Vụ Khanh đã xin vị ký giả ấy giới thiệu cuốn sách cho báo chí.

ĐTGM Stanislaw Dziwisz, vị bí thư của ĐTC, đã yêu cầu cha Pawel Ptasznik, vị đặc trách phần vụ về Balan ở văn phòng Quốc Vụ Khanh, xem cuốn phim và đề nghị những điều chỉnh nếu cần. Tuy nhiên, phần điều chỉnh ấy không có nghĩa là được tòa thánh Vatican chính thức chấp thuận.


 

TOP


 

Tòa Thánh Vatican gửi Sứ Điệp Mừng Ngày Phật Đản 2005 liên quan đến việc đoàn kết Cứu Trợ Biển Động Sóng Thần Nam Á

Sau đây là nguyên văn sứ điệp được ĐTGM Michael Fitzgerald, chủ tịch hội đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn viết gửi cho các Phật tử nhân dịp lễ Phật Đản năm 2005.

Các Bạn Phật Tử thân mến,

1. Một lần nữa lại đến Ngày Phật Đản, nên nhân dịp này tôi muốn gửi đến quí bạn những lời chào mừng chân thành của tôi. Chớ gì ngày lễ này mang lại cho cá nhân, gia đình và cộng đồng của quí bạn niềm vui. Tôi tin rằng ở nhiều nơi mà Phật tử và Công Giáo hữu đã sống với nhau họ sẽ lợi dụng lúc này để củng cố những mối liên hệ tốt đẹp vốn đã hiện hữu giữa họ với nhau.

2. Năm nay, Giáo Hội Công giáo cử hành mừng 40 năm (28/10/1965) bản tuyên ngôn ‘Nostra Aetate’ (Thời Đại Chúng Ta) của Công Đồng Chung Vaticanô II về mối liên hệ của Giáo Hội với các tôn giáo khác. Bản văn kiện này, một cách nào đó, được coi là ‘Bản Đại Hiến Chương’ hướng dẫn người Công giáo trong những mối liên hệ của họ với những ai thuộc về các truyền thống tôn giáo khác. Đề cập đến Phật giáo và nhiều tôn giáo khác, bản văn kiện này nói rằng ‘Giáo Hội Công giáo không loại trừ bất cứ những gì là chân thực và thánh hảo nơi những tôn giáo này’ (NA, 2). Bởi thế, các Phật tử và Công Giáo hữu có thể gặp gỡ nhau trong tinh thần cởi mở, chân tình và tương kính, khi liên hệ với nhau trong nhiều hình thức đối thoại khác nhau.

3. Ở những xứ sở Phật tử và Công Giáo hữu sống và hoạt động bên nhau, ‘việc đối thoại bằng đời sống’ tốt đẹp đã khiến họ, khi minh chứng niềm tin tưởng của mình, đi sâu vào việc hiểu biết nhau hơn, duy trì thiện chí và cổ võ tinh thần tương cận. Thật thế, có có một mối liên hệ đặc biệt giữa nhiều tăng ni Phật tử và đan sĩ Công giáo nam nữ. Họ đã tiếp nhận nhau vào các đan viện của mình để cùng nhau tĩnh lặng, suy tư và chia sẻ. Một số cộng đồng đã hợp tác với nhau làm việc xã hội, và trong một thế giới đầy bạo động, họ đang cùng nhau hoạt động cho hòa bình.

4. Không có một nơi nào cho thấy nhu cầu hợp tác cần thiết hơn là ở những quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, những nơi đã bị nạn biển động sóng thần ngày 26/12/2004. Cuộc thảm họa này đã làm bừng lên một làn sóng nguyện cầu, những bày tỏ xót thương và những hành động quảng đại trên cả thế giới. Những Phật tử và Kitô hữu đã cùng nhau sát cánh trợ giúp thành phần nạn nhân; các tổ chức tôn giáo đã cộng tác bằng việc cứu trợ cấp thời và lưu ý tới những nhu cầu sau đó. Tuy nhiên, những nhu cầu cần phải tái thiết lâu dài kêu gọi việc liên tục thực hiện những sự bày tỏ tình đoàn kết về liên tôn này. Cũng có nhiều trường hợp khác nhau cần đến sự hợp tác của thành phần thiện tâm để thực hiện những giải quyết xứng hợp với nhân phẩm và tôn trọng nhân quyền.

5. Lễ Phật Đản năm nay có những gia đình bị mất đi một số phần tử của mình. Tôi xin hứa là sẽ không quên song nhớ nguyện cầu cho những người thân yêu của họ. Cuộc đối thoại được bản tuyên ngôn ‘Nostra Aetate’ cổ võ khuyến khích chúng tôi chia sẻ với nhau trong những lúc vui buồn. Trong tinh thần này, một lần nữa, tôi xin chúc tất cả quí bạn một ngày lễ ân phúc.

ĐTGM Michael L. Fitzgerald
Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 16/5/2005.

 

 

TOP

 

 

Giáo Hội: 4 Dấu Chỉ Thời Đại Cánh Chung: 2) Lời Tiên Báo của Thánh Long Mộng Phố: “Vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo

 

Cuộc chiến thắng “nạn Hồi Giáo” để có thể làm cho dân Do Thái nhận biết Chúa Giêsu, vị giáo tổ Kitô giáo, là Đấng Thiên Sai, đã được Thánh Long Mộng Phố (Luois Montfort), trong cuốn Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria, được thánh nhân viết từ đầu thế kỷ 18 và được xuất bản vào giữa thế kỷ 19, ở khoản 54 nhất là 59, Mẹ Maria, vào thời điểm của Mẹ, sẽ chiến thắng 3 trận, trận đầu là chiến thắng Cộng Sản, trận thứ hai là chiến thắng Tư Bản, và trận cuối là chiến thắng Hồi Giáo, nguyên văn như sau:

 

“Quyền năng của Mẹ Maria trên tất cả mọi qủi ma sẽ đặc biệt chiếu sáng vào những thời buổi sau này, khi mà Satan giăng bẫy gót chân của Mẹ: tức là giăng bẫy các tôi tớ khiêm hạ và các con cái nghèo hèn của Mẹ, thành phần Mẹ sẽ lập nên để chống lại với hắn. Họ sẽ nhỏ bé và nghèo hèn trước mắt thế gian, hạ mình xuống như gót chân trước tất cả mọi người, bị các phần thể khác giầy đạp và bắt bớ như một gót chân. Thế nhưng, nhờ vậy mà họ lại trở nên giầu sang trong ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng Mẹ Maria sẽ ban phát cho họ một cách dồi dàọ Họ sẽ nên cao cả và thăng tiến trong đường thánh đức trước nhan Thiên Chúa, vượt trên tất cả các tạo vật khác ở lòng nhiệt thành sống động của họ, và được ơn phù trợ của Thiên Chúa nâng đỡ đến nỗi, hiệp với Mẹ Maria, bằng việc khiêm hạ như gót chân, họ sẽ đạp nát đầu ma qủi để mang lại chiến thắng cho Chúa Giêsu Kitô” (đoạn 54).

 

“Tóm lại, chúng ta biết rằng họ sẽ là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô, bước theo gót chân nghèo hèn, khiêm hạ, bị thế gian khinh chê, yêu thương bác ái của Người; họ giảng dạy con đường hẹp của Thiên Chúa bằng sự thật nguyên vẹn của Thiên Chúa theo Phúc Aâm thánh hảo, chứ không theo những tâm niệm của thế gian... Họ sẽ ngậm nơi miệng của mình thanh gươm hai lưỡi Lời Thiên Chúạ Họ sẽ vác trên vai mình một thứ Thánh Giá đẫm máu, tay phải của họ cầm Tượng Chuộc Tội, tay trái của họ nắm Tràng Kinh Mân Côi, con tim của họ ghi Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hành vi cử chỉ của họ bộc lộ đức hạnh và khổ hạnh của Chúa Giêsu Kitô. Họ là những con người cao cả sẽ phải đến; còn Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ, để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo” (số 59).

 

Vương quốc của người vô đạo” được Thánh Long Mộng Phố nói đến đây là gì, nếu không phải là lực lượng cộng sản vô thần, một lực lượng quả thực đã bị triệt hạ ngay trong trận đầu bởi vị đã hiện ra ở Fatima năm 1917 với danh xưng “Đức Bà Mân Côi”. Thật vậy, chính Mẹ Maria, trong Bí Mật Fatima ở cuối phần thứ hai, đã tiên báo trận chiến thắng đầu tiên này là: “Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ có một thời gian hòa bình”.

 

Theo lịch sử Giáo Hội cho thấy, cuộc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria đã được thực hiện nhiều lần mới thành. Vào ngày 13/6/1929, Mẹ Maria đã hiện ra với chị Lucia, một trong ba thụ khải ở Fatima năm 1917 còn sống sót bấy giờ đang là nữ tu Dòng Đôrôthêu, ở Tuy nước Tây Ban Nha, lên tiếng kêu gọi và báo động là “đã đến lúc Thiên Chúa muốn Đức Thánh Cha hiệp cùng với các vị Giám Mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Ngài hứa sẽ cứu Nước Nga bằng cách ấy”. Chị Lucia đã đệ trình điều này, cùng với hai điều khác, lên Đức Thánh Cha Piô XII trong thư đề ngày 24/10/1940. Để rồi, sau đó, những lần hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria được tuần tự diễn tiến như được vị Giáo Hoàng “Totus Tuus” của Mẹ đề cập tới vào ngày 24/3/2004, nhân dịp kỷ niệm 20 ngài đáp ứng ý nguyện của Thiên Chúa ấy như sau:

 

·         Tôi đặc biệt nhớ đến ngày 25/3 năm 1984, Năm Thánh Cứu Chuộc. Hai mươi năm đã qua đi từ ngày ở Quảng Trường Thánh Phêrô, hiệp nhất về tinh thần với tất cả các giám mục trên thế giới được ‘triệu tập’ trước đó, Tôi đã hiến dâng tất cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria để đáp ứng lời yêu cầu của Đức Mẹ ở Fatima”. 

 

Tuy ở đây ĐTC không nói đặc biệt đến việc hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, nhưng Ngài đã xác nhận là Ngài có ý làm điều ấy “để đáp ứng lời yêu cầu của Đức Mẹ ở Fatima”, tức đáp ứng việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Đó là lý do trong lời hiến dâng của mình bấy giờ, tức vào ngày 25/3/1984, Đức Thánh Cha đã nói một cách khôn khéo như sau:

 

·         Chúng con hôm nay đặt mình trước nhan Mẹ trong năm mừng kỷ niệm ơn cứu rỗị Chúng con xin hợp với tất cả mọi chủ chăn trong Giáo Hội làm thành một thân thể và một tập đoàn, đúng như ý của Chúa Kitô muốn các tông đồ hiệp nhất với thánh Phêrô. Trong mối liên kết hiệp nhất này, chúng con đọc những lời hiến dâng mà chúng con muốn bao gồm một lần nữa hy vọng của Giáo Hội cũng như lo âu đối với thế giới ngày naỵ Bốn mươi năm về trước, rồi 10 năm sau đó, tôi tớ của Mẹ là Đức Giáo Hoàng Piô XII, chứng kiến cảnh khổ đau của gia đình nhân loại, đã phó thác và hiến dâng cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, đặc biệt là nhân dân mà Mẹ yêu thương và quan tâm cách riêng. Cũng thế giới của mọi người và mọi dân tộc này trước mắt của con hôm nay đây, con xin lập lại việc phó thác và hiến dâng mà vị tiền nhiệm của con đã thực hiện ở Tòa Thánh Phêrô: thế giới của kỷ nguyên thứ hai đang kết thúc, thế giới tân tiến, thế giới của chúng con hôm nay! Một cách đặc biệt, chúng con xin phú thác và hiến dâng cho Mẹ tất cả những người và những dân nước cần được phú thác và dâng hiến. Chúng con chạy đến với sự bảo hộ của Mẹ, Thiên Chúa Thánh Mẫu: xin đừng chê chối lời cầu xin chúng con dâng lên Mẹ trong cơn khẩn trương của chúng con”.

 

Chính vì Nước Nga đã được ĐTC GPII hiệp cùng với hàng giáo phẩm trên thế giới hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ đúng ý muốn và cách thức của trời cao như thế, Thiên Chúa đã thực hiện những gì Ngài hứa, như chị Lucia được Đức Mẹ tỏ cho biết vào ngày 13/6/1929, đó là Ngài sẽ làm cho Nước Nga trở lại, một sự kiện lịch sử đã hoàn toàn xẩy ra được diễn tiến tuần tự như sau:

 

Trước hết là biến cố bất ngờ xuất hiện nhân vật lịch sử Gaborchev, bất ngờ xuất hiện như trường hợp của chính ĐTC GPII trong Giáo Hội Công giáo, một vị giáo hoàng đến từ một nước cộng sản và không phải là người Ý. Nhân vật lãnh tụ Khối Cộng Sản Liên Bang Sô Viết cuối cùng trẻ nhất trong số lãnh tụ trước đó ấy đã xuất hiện vào tháng 3 năm 1985, tức sau đúng 1 năm Nước Nga được hàng giáo phẩm Giáo Hội Công giáo hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Mariạ

 

Tiếp theo là Biến Cố Cộng Sản Đông Âu tự động sụp đổ một cách bất ngờ trước con mắt bàng hoàng sửng sốt của cả thế giới, nhất là thế giới tư bản, một khối tư bản chẳng những không thể làm gì nổi họ trong thời chiến tranh lạnh Cold War mà còn bị họ dần dần chiếm đất giành dân khắp nơi trên thế giớị Có cái lạ nữa là Biến Cố Đông Âu này được diễn tiến nói chung hoàn toàn bất bạo động theo đường hướng tranh đấu của Giáo Hội, chứ không phải theo kiểu tranh đấu giai cấp bạo động của cộng sản, và cuộc tranh đấu bất bạo động này đã được bắt nguồn ngay từ quê hương Balan của vị giáo hoàng đã đọc “Lời Nguyện Biến Đổi Thế Giới”.

 

Sau hết là Biến Cố Nước Nga trở lại vào chính Ngày Giáng Sinh 25/12/1991, khi vị lãnh tụ cuối cùng của khối Cộng Sản Liên Bang Sô Viết là Gorbachev từ chức, vị đã chủ trương đường hướng Cởi Mở được gọi là Glasnot và Cải Tổ được gọi là Parestroika là những gì thực sự đã mang lại một biến động hoàn toàn đổi thay cho Khối Cộng Sản Đông Âụ

 

Vương quốc của Thiên Chúa, qua Mẹ Maria, quả thực đã “bao trùm vương quốc của người vô đạo” là như thế. Những quốc gia cộng sản còn tồn tại cho tới nay, (sau Biến Cố Đông Âu tự động sụp độ cuối năm 1989 và biến cố Nước Nga trở lại ngày 25/12/1991), như Trung Hoa, Bắc Hàn, Việt Nam và Cuba, là dấu chứng hết sức hùng hồn cho thấy không gì có thể dẹp được chế độ cộng sản, hay không phải Cộng Sản Âu Châu đã tới lúc “cùng tất biến”, trái lại, một khi tới thời điểm Thiên Chúa nhúng tay vào là nó phải biến mất.

 

Và chính vì Cộng Sản Âu Châu, trong đó có cả Nga, bị sụp đổ là do Thiên Chúa chứ không phải do nhân loại, mà chủ nghĩa tư bản và dân chủ không thể huyênh hoang cho rằng mình là kẻ chiến thắng, “bất chiến tự nhiên thành”. Trái lại, thực tế cho thấy, kể cả chủ nghĩa tư bản và chế độ dân chủ cũng cần phải cải tiến nữa, bằng không, một khi chủ nghĩa tư bản tiến đến chỗ “tân thực dân đế quốc” và chế độ dân chủ tiến đến chỗ “ý dân là ý trời” theo trào lưu tương đối về luân lý như hiện nay, thì thứ văn hóa càng ngày càng duy nhân bản đến độ vô thần này chắc chắn sẽ đi đến chỗ tự diệt như cộng sản Âu Châu tự giải thể mà thôị

 

Phải chăng biến cố 911 xẩy ra ngay giữa thanh thiên bạch nhật tại trung tâm chính trị và văn hóa của một đệ nhất cường quốc trên thế giới vừa khi mở màn cho một tân thiên niên kỷ và thế kỷ vừa rồi là tiếng súng lệnh vang lên từ trời cao báo cho con người biết rằng đã hết thời “thế giới được hưởng một thời gian hòa bình” (10 năm từ 1991 khi Nước Nga trở lại) như Bí Mật Fatima tiên báo rồi, và bắt đầu đi vào thời “vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng” duy nhân bản vô thần sắp sửa bị vương quốc của Thiên Chúa bao trùm. Bằng cách nàỏ

 

Có thể bằng cách Thiên Chúa để cho Tây Phương Kitô Giáo vị Ả Rập Hồi Giáo thống trị hay lất át cho đến khi thành phần Kitô Giáo Tây Phương cùng nhau Đại Kết quay về với Ngài, bấy giờ, “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” mới ra tay cứu họ, ở chỗ, vương quốc của Ngài “bao phủ vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo”, tức làm cho cả người Hồi giáo cũng nhận biết Ngài mới thực sự là Allah của họ, và cũng nhờ đó, Do Thái giáo nhận biết Ngài là Giavê của mình, một Emmanuel “Thiên Chúa ở giữa chúng sinh” (Is 7:14; Mt 1:23) nơi Lời Nhập Thể là Đức Giêsu Kitô của Kitô giáọ

 

Chúng ta thấy Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917, vào tiền bán thế kỷ 20, hình như có những dấu hiệu liên quan tới Hồi giáo nói chung và “nạn Hồi giáo” nói riêng. Trước hết, danh xưng “Fatima” là tên gọi của người con gái giáo tổ Hồi Giáo Mohammed, sau nữa, Ali Agca là một người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ đã được thuê mướn để ám sát Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng, vì thấy mình bị ám sát vào chính ngày 13/5 (1981) kỷ niệm Mẹ Maria hiện ra ở Fatima lần đầu tiên, đúng như thị kiến ở phần thứ ba Bí Mật Fatima, đã quyết thực hiện trọn vẹn lời yêu cầu của Thiên Chúa liên quan đến việc cùng với hàng giáo phẩm Công giáo hoàn vũ hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Mariạ

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ