GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 24/5/2005

 

1) Một Tiểu Bang Ấn Độ bị Áp Lực Tẩy Chay thành phần Kitô hữu

2) Sắc Lệnh của Người Hồi Giáo chống lại Việc Tấn Công Tự Sát được Công Giáo hoan hô

3) “Đức Maria: Ân Sủng và Hy Vọng trong Chúa Kitô” - Điểm Hẹn của Công Giáo và Anh Giáo (tiếp Thứ Hai)


 

Một Tiểu Bang Ấn Độ bị Áp Lực Tẩy Chay thành phần Kitô hữu

 

Theo tin tức được Zenit phổ biến ngày Thứ Hai 23/5/2005, thì nhóm cực đoan Ấn Giáo đã thực hiện một cuộc vận động ở Orissa kêu gọi chính quyền tiểu bang này hãy loại trừ thành phần Kitô hữu công nhân, cảnh sát và phục vụ dân sự. Thành phần Ấn Giáo cực đoan này đã liên kết động lực bài Kitô hữu với các phần tử của Vishwa Hindu Parishad (VHP), hay Hội Đồng Ấn Giáo Thế Giới.

 

VHP là ngành tôn giáo của Đảng Bharatiya Janata, một đảng đang cai trị tiểu bang miền đông bắc này, một trong những tiểu bang có nhiều thành phần cực đoan Ấn giáo nhất. Đảng này phát động một thứ ý hệ thuộc chủ nghĩa dân tộc và độc giáo.

 

Cha Babu Joseph, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Công giáo Ấn Độ đã nói với cơ quan Fides của Tòa Thánh là “Chúng tôi không chấp nhận đường lối kỳ thị này liên quan tới xã hội và liên hệ tới việc quản trị quần chúng. Chúng tôi rất lo ngại là thứ ý hệ này có thể được lan rộng. Đó là việc vi hiến Ấn Độ, nhân quyền và tinh thần đa nguyên” của đất nước này.

 

Trong những năm gần đây đã xẩy ra những vụ bạo lực phạm đến thành phần thiểu số tôn giáo và các cộng đồng Kitô hữu ở tiểu bang Orissa, cũng như những “cuộc tái trở lại” hàng loạt bắt người dân Ấn Độ theo Kitô giáo phải trở lại Ấn giáo.

 

 TOP

 

 

Sắc Lệnh của Người Hồi Giáo chống lại Việc Tấn Công Tự Sát được Công Giáo hoan hô

 

ĐTGM Lawrence Saldanha ở Thủ Đô Pakistan Lahore đã hoan hô một sắc lệnh được thành phần giáo sĩ Hồi giáo ban bố lên án những cuộc tấn công tự sát ở Pakistan và kêu gọi thi hành ở các xứ sở khác nữa.

 

Thật vậy, hôm Thứ Ba ngày 17/5/2005, có 58 vị giáo sĩ Hồi giáo thuộc các trường phái khác nhau đã ban hành một sắc lệnh tuyên bố rằng những cuộc tấn công tự sát là việc vi phạm đến những giáo huấn của Hồi giáo và không phải là một phương tiện cho cuộc thánh chiến.

 

Các vị giáo sĩ này đã nói rõ là sắc lệnh này chỉ được áp dụng ở Pakistan mà thôi và có ý đánh tan tư tưởng được một số tổ chức tôn giáo tuyên truyền rằng các kẻ tấn công tự sát sẽ được tự động lên thiên đàng. Sắc lệnh này tuyên bố là “Viện tuyên truyền này gán cho Hồi giáo một danh xưng xấu xa. Với sắc lệnh này, con người vô tội thoát được việc trở thành một dụng cụ trong tay thành phần thù địch của Hồi giáo”.

 

Vị chủ tịch của Tanzeemul Madaris Pakistan, một hiệp hội các chủng viện tôn giáo thuộc các trường phái khác nhau, là Mufti Muneebur Rehman, đã thêm: “Bất cứ ai tham gia vào cuộc tấn công tự sát nghĩ rằng mình được Thiên Chúa chúc phúc sẽ không được coi là người Hồi giáo… Việc sát hại con người không có liên quan gì tới Hồi giáo cả”. Vị này nói rằng Hồi giáo lên án các cuộc nổ bom và tấn công các đền đài hay các nơi thờ phượng khác, thậm chí các nơi cộng cộng nữa.

 

Sắc lệnh này tuyên bố là việc sát hại thành phần vô tội là những gì “haram” (bị cấm), và phải chịu án tử hình.

 

Từ năm 1980 có hơn 4 ngàn người bị chết trong cuộc bạo động về giáo phái giữa phái Shiites và Sunnis. Năm ngoái có 160 người bị chết.

 

Nước Pakistan có tổng số dân là 160 triệu, 75% là Hồi giáo phái Sunni, 20% phái Shiites. Kitô hữu chiếm 2.5%, trong đó có 1.2 triệu người Công giáo.

 

ĐTGM Saldanha đã cho cơ quan Tín Vụ Á Châu AsiaNews biết rằng: “Là người Công giáo, chúng ta cũng chống lại các cuộc tấn công bạo lực, vì sự sống là một tặng ân thánh hảo chúng ta không thể sát hại nó vì Thiên Chúa cấm làm như vậy. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát động một thứ văn minh sự sống và yêu thương, chúng ta cũng phải làm như vậy. Tự sát là những gì thuộc về thứ văn hóa sự chết”. Vị TGM này còn lập lại chủ trương của Giáo Hội chống lại tất cả mọi hình thức sát nhân, như phá thai và triệt sinh an tử.

 

 

TOP

 

 

“Đức Maria: Ân Sủng và Hy Vọng trong Chúa Kitô” - Điểm Hẹn của Công Giáo và Anh Giáo (tiếp Thứ Hai)

 

Vấn:    Văn kiện “Đức Maria: Ân Sủng và Niềm Hy Vọng trong Chúa Kitô” đã đặt nền tảng như thế nào để giải quyết hai tín điều Thánh Mẫu ấy?

 

Đáp:    Từ ban đầu, ARCIC đã tìm cách để thực hiện một cuộc đối thoại “đặt căn bản trên các Sách Phúc Âm cũng như trên những truyền thống cổ thời chung” (“Bản Tuyên Ngôn Chung của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và ĐTGM Michael Ramsey ở Canterbury, năm 1966), nhờ đó nỗ lực để “khám phá và phát triển gia sản đức tin chung của chúng ta” (4). Việc chú trọng tới những nền tảng chung của chúng ta ấy đã hình thành hai đoạn đầu của bản văn.

 

Phần chính đầu tiên của bản văn kiện này (6-30) tìm tòi vị trí của Đức Maria trong Thánh Kinh. Cấu tạo hầu như 1/3 của toàn bản văn kiện, phần này có thể được sử dụng một cách độc lập không dính dáng gì tới phần còn lại của bản văn như là một cuộc nghiên cứu về vị thế của Đức Maria trong Thánh Kinh (cf. 80). Bản văn này ghi nhận là Thánh Kinh ‘mang chứng từ về qui chuẩn cho dự án cứu độ của Thiên Chúa’, bởi thế Các Sách Thánh mới thực sự là những khởi điểm cho việc suy tư chia sẻ của ARCIC. Bản văn kết luận bằng nhận định rằng ‘không thể nào trung thành với Thánh Kinh mà lại không chú trọng một cách xứng hợp đến con người Đức Maria’ (77).

 

Cuộc nghiên cứu về Đức Maria trong Thánh Kinh được tóm lại ở khoản số 30 như sau: “Chứng từ thánh kinh kêu gọi tất cả mọi tín hữu thuộc mọi thế hệ hãy gọi Đức Maria “diễm phúc”; người nữ Do Thái có thân phận thấp hèn này, người nữ tử Do Thái sống trong niềm mong mỏi công lý cho người nghèo khổ, vị Thiên Chúa ưu ái và chọn làm người mẹ trinh nguyên của Con Ngài bởi quyền phép Thánh Linh. Chúng ta phải chúc tụng Người như “nữ tỳ Chúa” là người đã tỏ ra sự ưng thuận bất xứng của mình để làm trọn dự án cứu độ của Thiên Chúa, như người mẹ suy nghĩ tất cả mọi sự trong lòng mình, như người tị nạn tìm ẩn náu nơi đất khách quê người, như người mẹ bị đâm thấu bởi sự chịu đựng vô tội của con mình, và như người nữ được Chúa Giêsu trao phó bạn bè của mình. Chúng ta đang ở với Người và các chư vị tông đồ, khi các vị cầu xin Thần Linh được tuôn đổ xuống trên Giáo Hội sơ khai, gia đình cánh chung của Chúa Kitô. Và chúng ta thậm chí có thể thoáng nhìn thấy nơi Mẹ định mệnh cuối cùng của dân Chúa trong việc thông phần với cuộc chiến thắng của Con Mẹ trên quyền lực sự dữ và sự chết.

 

Phần thứ hai của bản văn nghiên cứu, trước hết (31-40), về Maria trong các truyền thống, tức là, trong các Công Đồng của Giáo Hội thời sơ khai là những công đồng có thẩm quyền đối với cả người Anh giáo lẫn Công giáo Rôma, cũng như nơi các bản văn của Các Giáo Phụ của Giáo Hội, các thần học gia thuộc các thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo. Bản văn nhấn mạnh đến tầm quan trọng chính yếu của kiến thức Giáo Hội về Đức Maria như “Theotókos” (Mẹ Thiên Chúa là Lời nhập thể, Vị ‘Mang Thiên Chúa’). Thế rồi bản văn tiến đến chỗ (41-46) kiểm điểm “việc phát triển lòng tôn sùng Đức Maria ở các thế kỷ thời trung cổ cùng những cuộc tranh cãi liên quan tới thời này”, chứng tỏ cho thấy “có một số quá đáng ra sao nơi việc tôn sùng ở vào cuối thời trung cổ cùng với nhũng phản ứng chống lại những thứ thái quá ấy bởi thành phần cải cách, thành phần đã góp phần vào việc gây đổ vỡ mối hiệp thông giữa chúng ta” (77). Sau cùng, đoạn hai kết thúc (47-51) bằng việc ghi nhận những việc phát triển theo sau trong cả thế giới Anh giáo lẫn Giáo Hội Công Giáo và ghi nhận tầm quan trọng của Mẹ Maria khi thấy mẹ liên kết một cách bất khả phân ly với Kitô và Giáo Hội.


Vấn:    Làm thế nào bản văn kiện về Đức Maria này có thể chạm tới những tín điều Hoài Thai Vô Nhiễm (được định tín năm 1854) và Mông Triệu (được định tín năm 1950)? ARCIC đã đồng ý ra sao về vấn đề này? Chúng ta làm thế nào để cùng nhau xác nhận đây?

 

Đáp:    Điểm hội tụ được đề ra trong hai phần đầu của bản văn này đã cống hiến những nền tảng cho việc bàn tới hai tín điều ấy. Phần thứ ba được bắt đầu bằng việc nhìn vào Đức Maria cũng như vào vai trò của Người trong lịch sử cứu độ theo chiều hướng của “một khoa thần học về ân sủng và hy vọng”. Bản văn nại tới bức thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma (8:30), trong đó, ngài đặt ra một thứ mẫu thức về ân sủng và hy vọng liên quan tới mối liên hệ sinh động giữa Thiên Chúa và nhân loại: “Những ai Thiên Chúa đã tiền định thì Ngài cũng kêu gọi; những ai được Ngài kêu gọi thì Ngài cũng công chính hóa; và những ai được Ngài công chính hóa thì Ngài cũng tôn vinh”.


Mẫu thức này rõ ràng được thể hiện nơi đời sống của Đức Maria. Người đã “được chú ý từ ban đầu như là một người được tuyển chọn, được kêu gọi và ưu ái bởi Thiên Chúa qua Chúa Thánh Thần về công việc sau này của Người” (54). Nơi tiếng xin vâng hoàn toàn tự nguyện thốt lên – “xin hãy thực hiện nơi tôi theo như lời ngài” (Lk 1:38) – chúng ta thấy “hoa trái của việc Mẹ tỏ ra sẵn sàng trước đó, một thái độ  sẵn sàng được thể hiện nơi việc sứ thần Gabiên xác nhận là Người ‘diễm phúc’” (55). Ở đoạn 59, bản văn này liên kết việc xác nhận ấy với những gì được tuyên xưng trong tín điều Hoài Thai Vô Nhiễm Tội của Mẹ Maria: “Theo ơn gọi là Mẹ Đấng Thánh của Người (x Lk 1:35), chúng ta có thể ùng nhau á nhận là công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô đã đạt đến ở nơi Đức Maria tầm mức sâu thẳm hữu thể của Người cũng như vào những giây phút ban đầu của Người. Điều này không ngược với giáo huấn của Thánh Kinh, và chỉ có thể hiểu được theo chiều hướng Thánh Kinh. Những người Công giáo Rôma có thể nhìn nhận nơi điều này những gì đã được tín điều ấy xác nhận – tức là vấn đề ‘được gìn giữ khỏi tất cả mọi tì vết nguyên tội’ và ‘từ giây phút đầu tiên khi Người được hoài thai’”.

 

Bản văn kiện này còn đặt vấn đề là như ân sủng hoạt động vào lúc ban đầu của đời sống Đức Maria thế nào thì Thánh Kinh cũng có những chứng cớ vững chắc cho thấy rằng những ai trung thành theo những gì Thiên Chúa dự định sẽ được vào hưởng thiên nhan Ngài. Dù ”không có chứng cớ trực tiếp trong Thánh Kinh liên quan đến việc kết thúc cuộc sống của Đức Maria” (56), “Kitô hữu Đông Tây từ đời nọ đến đời kia vẫn nghĩ về công cuộc của Thiên Chúa nơi Đức Maria, họ đều ý thức một cách tin tưởng rằng… thật là xứng hợp việc Chúa đã triệu Người về với Ngài một cách trọn vẹn: trong Chúa Kitô, Người đã là một tạo vật mới…” (58). Một lần nữa, khi liên kết ý thức về ân sủng và niềm hy vọng này nơi đời sống của Đức Maria với tín điều Mông Triệu của Đức Maria, bản văn nhận định là: “chúng ta có thể cùng nhau xác nhận giáo huấn Thiên Chúa đã mang Đức Trinh Nữ Maria vào vinh quang tất cả con người của Người là những gì hợp với Thánh Kinh, và giáo huấn ấy thực sự chỉ hiểu được theo chiều hướng Thánh Kinh như thế mà thôi. Những người Công Giáo Rôma có thể nhìn nhận rằng giáo huấn này về Đức Maria được tuyên bố bằng một tín điều” (58).

 

Ủy ban này không hoàn toàn giải quyết những sự khác biệt giữa người Anh giáo và Công giáo liên quan tới hai tín điều ấy, vì những đúc kết trên đây liên quan tới nội dung Thánh Mẫu về hai tín điều, chứ không liên quan tới thẩm quyền hai tín điều ấy được xác định. Tuy nhiên, thành phần soạn thảo của ARCIC tin tưởng nêu lên rằng nếu những lập luận ở trong văn kiện Thánh Mẫu này được chấp thuận bởi cả Hiệp Thông Anh Giáo lẫn Giáo Hội Công Giáo thì văn kiện này “sẽ đặt ra các vấn đề về thẩm quyền phát xuất từ hai cuộc định tín năm 1854 và 1950 theo chiều hướng mới của đại kết” (78; x. 61-63).

Vấn:    Bản văn này nói gì về việc tôn sùng Thánh Mẫu?

 

Đáp:    Phần chính yếu cuối cùng của bản văn (64-75) nói đến vị trí của Đức Maria trong đời sống Giáo Hội, vấn đề liên quan tới việc tôn sùng Thánh Mẫu. Phần này được bắt đầu bằng việc mạnh mẽ xác nhận là: “Chúng ta cùng nhau đồng ý rằng với ý thức Đức Maria là mẫu gương trọn vẹn nhất của con người về đời sống ân sủng, chúng ta được kêu gọi để suy nghĩ đến những bài học về đời sống của Người được ghi nhận trong Thánh Kinh và liên kết với Người như một vị thực sự chưa qua đi song vẫn thực sự sống trong Chúa Kitô” (65). Bản văn này nhấn mạnh là việc tôn sùng Thánh Mẫu và việc kêu cầu Đức Maria không thể nào làm lu mờ hay suy giảm vai trò trung gian duy nhất của Chúa Kitô.

 

Bản văn kết luận: “Cùng nhau xác nhận một cách ý thức vai trò trung gian duy nhất của Đức Kitô, một vai trò mang lại hoa trái trong đời sống của Giáo Hội, chúng ta không coi việc kêu xin Đức Maria và các thánh nguyện cầu cho chúng ta như là một việc chia rẽ mối hiệp thông của chúng ta… chúng ta tin rằng không có lý do về thần học nào nữa về việc chia rẽ giáo hội liên quan tới các vấn đề này”.

 

Đoạn kết luận (76-80) là đoạn tóm lại những gì ủy ban đối thoại này tin tưởng rằng họ đã đạt được nơi “Đức Maria: Ân Sủng và Niềm Hy Vọng trong Chúa Kitô”. Sauk hi tái xác nhận những thỏa thuận được đề ra trong văn kiện 1981 trên đây, bản văn đã tổng kết bằng việc nói lên niềm xác tín của mình rằng “bản công văn này đã đào sâu và nới rộng thêm một cách đáng kể những đồng ý ấy, đặt chúng vào việc nghiên cứu toàn diện về tín lý cũng về về việc tôn sùng liên quan tới Đức Maria” (76).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 18-19/5/2005

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ