GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 31/5/2005,

LỄMẸTHĂMVIẾNG

 

1) ĐTC Biển Đức XVI: bài giảng Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu – Kiệu Thánh Thể Thứ Năm Tuần Thánh và Kiệu Thánh Thể Mình Máu Thánh Chúa

2) Giáo Phái Luthêrô Phần Lan có xu hướng hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo

3) Kitô hữu Ở Bêlem sống bằng nghề làm tràng hạt cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX

4) Thành Phần Tình Nguyn Viên cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX: Sp Hết Hn nhn đơn tham gia phc v
 

 

Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5

 

ĐTC Biển Đức XVI: bài giảng Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu – Kiệu Thánh Thể Thứ Năm Tuần Thánh và Kiệu Thánh Thể Mình Máu Thánh Chúa

Vào lúc 7 giờ tối ngày Thứ Năm 26/5/2005, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chủ tế Thánh Lễ Trọng Kính Mình Máu Thánh Chúa ở Quảng Trường Đền Thờ Gioan Latêranô và chủ sự Cuộc Rước Thánh Thể từ Đền Thờ của Vị Giám Mục Rôma này sang Đền Thờ Đức Bà Cả gần đó. Sau đây là nguyên văn bài giảng của ngài được Zenit phổ biến ngày 30/5/2005.

“Vào ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Giáo Hội sống lại mầu nhiệm của Ngày Thứ Năm Phục Sinh theo chiều hướng Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Phục Sinh cũng có cuộc Kiệu Thánh Thể riêng được Giáo Hội lập lại việc Chúa Giêsu đi từ Nhà Tiệc Ly đến Núi Cây Dầu. Ở Do Thái, Lễ Vượt Qua được cử hành tại gia, trong tình thân mật gia đình, nhắc nhở lại cuộc Vượt Qua ban đầu ở Ai Cập, đêm mà máu của con chiên vượt qua được bôi lên cửa nhà để tránh khỏi bị hành quyết. Vào đêm hôm ấy, Chúa Giêsu đã lên đường nộp mình cho kẻ phản bội, thành phần hành quyết, nhờ đó, Người đã chiến thắng đêm đen và bóng tối sự dữ. Chỉ có thế tặng ân Thánh Thể được thiết lập ở Nhà Tiệc Ly mới nên trọn. Chúa Giêsu thực sự đã trao ban Mình Máu của Người. Vượt qua ngưỡng cửa sự chết, Người đã trở nên Bánh hằng sống là manna thật, là dưỡng chất vô tận cho tất cả mọi thời đại. Thịt của Người đã trở nên Bánh sự sống.

“Trong cuộc kiệu Thánh Thể Thứ Năm Tuần Thánh, Giáo Hội đi theo Chúa Giêsu đến Núi Cây Dầu. Giáo Hội cầu nguyện cảm thấy hết sức ước mong tỉnh thức với Chúa Giêsu; không để mặc Người lẻ loi một mình trong đêm tối của thế giới, trong bóng đêm của bội phản, trong đêm đen của dửng dưng lạnh lùng nơi nhiều người. Vào ngày Lễ Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta lập lại việc đi theo này, thế nhưng là việc đi theo trong niềm vui Phục Sinh. Chúa Kitô đã sống lại và Người đi trước chúng ta. Ở những trình thuật về phục sinh đều có một đặc tính thiết yếu chung. Các vị thiên thần nói: Chúa Giêsu ‘đi trước anh em đến Galilêa; ở đó anh em sẽ gặp Người’ (Mt 28:7). Suy nghĩ kỹ hơn về lời này, chúng ta có thể nói rằng ‘việc đi trước’ này của Chúa Giêsu bao gồm một lưỡng hướng. Hướng thứ nhất là Galilêa như chúng ta đã nghe. Ở Do Thái, Galilêa được coi là cửa ngõ của thế giới dân ngoại. Thực sự là chính ở Galilêa này, ở trên đỉnh núi, thành phần môn đệ đã thấy Chúa Giêsu nói cùng các vị rằng: ‘Bởi thế, các con hãy đi tuyển mộ các môn sinh khắp các dân nước’ (Mt 28:19).

‘‘Hướng đi nữa mà Đấng Phục Sinh ra đi trước chúng ta được thấy trong Phúc Âm Thánh Gioan, qua lời Chúa Giêsu nói với Mai Đệ Liên: ‘Đứng chạm đến Thày, vì Thày chưa lên cùng Cha’ (Jn 20:17). Chúa Giêsu đi trước chúng ta về cùng Chúa Cha, Người đã lên cùng Thiên Chúa trên nơi cao thẳm và kêu mời chúng ta hãy theo Người. Hai hướng đi nơi con đường của Đấng Phục Sinh này không phản nghịch nhau nhưng cùng cho thấy đường lối để theo Chúa Kitô. Cùng đích thực sự của cuộc chúng ta hành trình đó là được hiệp thông với Thiên Chúa, chính Thiên Chúa là nhà có nhiều chỗ ở (x Jn 14:2 và sau đó). Thế nhưng chúng ta chỉ có thể lên chỗ này bằng cách đi ‘đến Galilêa’, đi trên những nẻo đường thế giới, mang Phúc Âm đến cho tất cả mọi dân nước, mang tặng ân yêu thương của Người cho con người ở tất cả mọi thời đại. Bởi thế, cuộc hành trình của các vị tông đồ này đã lan “đến tận cùng trái đất” (x Acts 1:6 và sau đó); đó là cách hai Thánh Phêrô và Phaolô đã đến Rôma, thành phố bấy giờ là trung tâm của một thế giới nổi tiếng, một thủ đô thế giới ‘caput mundi’ thực sự.

“Cuộc kiệu Thánh Thể Thứ Năm Tuần Thánh là cuộc đi theo Chúa Giêsu tới ‘đường thánh giá – via crucis’ với tâm trạng lẻ loi đơn độc của Người. Cuộc kiệu Thánh Thể Lễ Mình Máu Chúa Kitô, trái lại, là những gì tiêu biểu cho việc đáp ứng lệnh truyền của Đấng Phục Sinh: Thày đi trước các con đến Galilêa. Các con hãy đi khắp cùng trái đất, hãy mang Phúc Âm đến cho thế giới. Đối với đức tin thì Thánh Thể thực sự là mầu nhiệm thân tình. Chúa Kitô thiết lập Bí Tích này ở Nhà Tiệc Ly, chung quanh là gia đình mới của Người, là 12 vị Tông Đồ, một tiền thân và là ngưỡng vọng của Giáo Hội thuộc mọi thời đại. Vì thế mà trong phụng vụ của Giáo Hội sơ khai, việc phân phối Rước Lễ được giới thiệu bằng những lời: ‘Sancta sanctis’, tặng ân thánh được giành cho những ai thánh đức. Điều này đáp ứng lời cảnh giác Thánh Phaolô ngỏ cùng Kitô hữu Corintô: ‘Người ta hãy tự kiểm điểm rồi mới ăn và uống chén này. Vì ai ăn và uống một cách vô tâm thân mình này là ăn và uống án phạt mình’ (1Cor 11:28).

“Tuy nhiên, từ mối thân tình này, mối thân tình hoàn toàn là một tặng ân do Chúa ban, mãnh lực của bí tích Thánh Thể này vượt ra ngoài bức tường của các giáo hội chúng ta. Nơi bí tích ấy, Chúa Kitô luôn tiến đến với thế giới. Khía cạnh phổ quát này của việc hiện diện Thánh Thể được hiện lộ nơi cuộc kiệu Thánh Thể của thánh lễ chúng ta cử hành hôm nay đây. Chúng ta đem Chúa Kitô hiện diện nơi hình bánh đi qua đường xá của thành phố chúng ta ở. Chúng ta xin ký thác cho lòng nhân lành của Người những con đường này, những ngôi nhà ấy, và cuộc sống thường nhật của chúng ta. Chớ gì những con đường của chúng ta đây là những con đường của Chúa Giêsu! Chớ gì những ngôi nhà của chúng ta đây là những căn nhà giành cho Người và ở với Người! Chớ gì cuộc sống thường nhật của chúng ta được thấm đậm sự hiện diện của Người. Bằng cử chỉ này, chúng ta đặt dưới ánh mắt của Người nỗi khổ đau của thành phần bệnh nhân, tâm trạng cô đơn của giới trẻ và giới già, những chước cám dỗ và các nỗi lo âu sợ hãi, và tất cả cuộc đời của chúng ta. Cuộc kiệu Thánh Thể này muốn trở thành một đại ân phúc chung cho thành phố của chúng ta. Chính bản thân Chúa Kitô là ân phúc Thiên Chúa ban cho thế giới vậy. Chớ gì những tia sáng phúc ân của Người chiếu tỏa trên tất cả chúng ta.

“Trong cuộc kiệu Thánh Thể của Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta đi theo Đấng Phục Sinh trong cuộc hành trình của Người khắp nơi trên thế giới, như chúng ta đã nói. Nhờ đó, chúng ta cũng đáp lại lệnh truyền của Người là ‘hãy cầm lấy mà ăn… Tất cả các con hãy uống’ (Mt 26:26 và sau đó). Người ta không thể ‘ăn’ Đấng Phục Sinh hiện diện dưới hình bánh như ăn một miếng bánh bình thường. Việc ăn bánh này là việc hiệp thông, là việc tiến đến chỗ hiệp thông với ngôi vị của Vị Chúa hằng sống. Việc hiệp thông này, tác động ‘ăn’ này là những gì thực sự tiêu biểu cho việc hội ngộ giữa hai con người, nó cho bản thân tôi có thể được thấu nhập bởi sự sống của Đấng là Chúa, Đấng là Hóa Công của tôi và là Vị Cứu Chuộc của tôi. Mục đích của việc hiệp thông này đó là việc đồng hóa sự sống của tôi với sự sống của Người, là việc tôi được biến đổi và nên giống Đấng là Tình Yêu hằng sống. Bởi thế, việc hiệp thông này bao gồm cả việc tôn thờ, bao gồm ý muốn theo Chúa Kitô, theo Đấng đã đi trước chúng ta. Việc tôn thờ và kiệu Thánh Thể như thế làm nên một cử chỉ duy nhất của mối hiệp thông, một đáp ứng đối với lời Người kêu gọi ‘hãy nhận lấy mà ăn’.

“Việc Kiệu Thánh Thể của chúng ta được chấm dứt trước Đền Thờ Đức Bà Cả, để gặp gỡ Đức Trinh Nữ là Vị được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu gọi là ‘Người Nữ Thánh Thể’. Maria, Mẹ Thiên Chúa, thực sự dạy chúng ta những gì đưa chúng ta tới việc hiệp thông với Chúa Kitô: Mẹ Maria đã cống hiến thịt của mình, máu của mình cho Chúa Giêsu và trở nên nhà tạm sống động của Lời, để chính Mẹ có thể được thấm đậm cả hồn lẫn xác việc hiện diện của Người. Chúng ta hãy xin Mẹ giúp chúng ta cởi mở bản thân chúng ta hơn nữa trước sự hiện diện của Chúa Kitô, để Mẹ có thể giúp chúng ta trung thành theo Người hằng ngày suốt hành trình cuộc sống của chúng ta. Amen!”.
 

 TOP

 

 

Giáo Phái Luthêrô Phần Lan có xu hướng hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo

Trong Hội Nghị Thánh Thể Ý Quốc ở Bari, nơi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ đến bế mạc hội nghị này vào Chúa Nhật 29/5/2005, hôm Thứ Tư, 25/5/2005, ngày hội nghị giành để bàn về vấn đề đại kết Kitô giáo, vị Giám Mục Luthêrô ở Helsinki là Eoro Huovinen đã bày tỏ trong hội nghị này là các người Luthêrô Phần Lan muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô.

Sau khi giải thích rằng Martin Luthêrô không muốn thành lập một giáo hội mới mà chỉ muốn canh tân giáo hội thôi, vì giám mục này nói: “Những người Luthêrô Phần Lan chúng tôi muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô”.

Vị giám mục này đã cắt nghĩa rằng trong năm 2005, cùng với những người Công giáo và các Kitô hữu khác, những người Luthêrô cử hành 850 năm Giáo Hội ở Phần Lan. Những người Luthêrô chiếm 85% trong tổng số 5.2 triệu dân ở nước này.

“Cùng với anh chị em Công Giáo, chúng ta hãy cầu nguyện để có thể là một trong Chúa Kitô”. Đối với đề tài về Chúa Nhật của Hội Nghị Thánh Thể này, vị giám mục Luthêrô nói rằng người ta không thể nào sống “không có bí tích Thánh Thể, không có Chúa Kitô và không có Thiên Chúa. Chúa Nhật là ngày Chúa Kitô phục sinh. Thánh Thể là bí tích của việc Chúa Kitô thực sự hiện diện. Hiệp nhất không có hiệu lực khi thiếu sự thật… Tận đáy lòng của mình, tôi muốn tham dự vào ngày mà người Luthêrô và Công giáo cùng nhau hiệp nhất một cách hữu hình”.

 

 

TOP

 

Kitô hữu Ở Bêlem sống bằng nghề làm tràng hạt cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX

Kitô hữu tại Bethlehem đang theo đuổi một tham vọng nhắm đến việc làm tràng hạt mân côi cho tất cả những ai tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức tại Cologne vào mùa hè này.

Để đạt được mục tiêu này, Tổ Chức Trợ Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn, một cơ quan bác ái quốc tế trung tâm ở Đức Quốc, đã hứa cho hơn 20 ngàn đồng Âu để chuyển bằng tầu thủy hằng chục ngàn cỗ tràng hạt được làm bằng gỗ cây dầu từ Bethlehem đến Cologne, nơi tập trung giới trẻ Công giáo trên toàn thế giới vào tháng 8 cùng với Đức Thánh Cha.

Tổ chức này đã nói trong bản báo cáo gởi cho ZENIT vào ngày Thứ Tư (25/5/2005) rằng: “Các cỗ tràng hạt ấy đã được làm bởi những gia đình ở Bethlehem đang lâm cảnh túng thiếu bởi khách du lịch là nguồn lợi sinh sống của họ tất cả đều đã chẳng còn nữa”.

Tổ chức này còn cho biết thêm: ”Khách hành hương đã ít hẳn đi từ khi tình trạng náo động xẩy ra ở vùng Tây Ngạn, thậm chí cho đến nay bóng dáng hòa bình đã tái hiện rồi đó mà cũng mới chỉ có một ít du khách dám mạo hiểm tham quan bên trong những bức tường Isael vây quanh các thị trấn và những thành phố như Bethlehem chẳng hạn”.

Tổ Chức Trợ Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn tường trình là “Tất cả tình hình này là những gì báo động thảm họa xẩy ra cho nhiều gia đình đã phải giành cả sàn nhà của mình để làm các cỗ tràng hạt, để rồi phải sống ở trên các căn lầu trong những hoàn cảnh rất ư là chật vật”.

Trong chuyến đi vừa qua, các viên chức của hội bác ái đã nghiên cứu tường tận việc hỗ trợ mà tổ chức của họ có thể cống hiến cho những Kitô hữu ở Đất Thánh. Những tin tức thu nhập được để làm thành bản tường trình mang tựa đề: “Isael: Kitô Hữu Đang Bị Khủng Hoảng – Tín Hữu Bị Áp Lực Từ Mọi Phía”.


Bản tường trình này cho biết rằng “tình trạng vừa nghèoi khổ, lại bị kỳ thị lẫn bạo động” là những gì khiến cho tương lai của Kitô giáo ở Thánh Địa “lơ lửng treo như một sợi chỉ”.

Ý nghĩ thực hiện chương trình làm tràng hạt này xuất phát từ cha Don Moore, một người Mỹ sống ở Giêrusalem, vị đã quyết định hành động sau khi cảm thấy xúc động trước cảnh khổ cực của các gia đình nghèo xơ xác khi việc làm ăn về tràng hạt bị thất bại.

Vị linh mục là giám đốc đặc trách các mối liên hệ liên tôn tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh ở Giêrusalem này đã nhấn mạnh rằng, nếu thành công thì kế hoạch làm tràng hạt sẽ là “một bước nhẩy vọt” cho những người Kitô hữu ở Thánh Địa.

Trần Đại (dịch từ Zenit ngày 26/5/2005)

 

 

TOP

Thành Phần Tình Nguyn Viên cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX: Sp Hết Hn nhn đơn tham gia phc v

Thành phần tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới báo cáo rằng đã có 25 ngàn tình nguyện viên sẵn sàng giúp cho công việc tổ chức biến cố tại Cologne vào tháng 8 và đơn ghi danh tình nguyện sẽ hết hạn vào Thứ Ba, ngày 31 tháng 5.

Tình nguyện viên phải từ 18 tuổi trở lên và biết nói tiếng Đức và tiếng Anh.

Sau khi được huấn luyện thích hợp, những thiện nguyện viên sẽ giúp ở những khía cạnh tiếp vận cho một biến cố sẽ quy tụ hàng trăm ngàn người trẻ với sự tham phần của ĐTC Biển Đức 16.

The World Youth Day office will provide free food, lodging and transportation within the city of Cologne. They will also be given a diploma, certifying the service rendered.

Văn phòng Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ cung cấp thức ăn miễn phí, chỗ ở và phương tiện di chuyển trong thành phố Cologne. Họ cũng sẽ được cấp văn b
ằng chứng nhận cho việc họ phục vụ này.

Trần Đại (dịch theo Zenit ngày 30/5/2005)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ