GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 5/5/2005

LỄ THĂNG THIÊN

 

1)  ĐTC Biển Đức XVI cho Buổi Triều Kiến Chung lần thứ hai 4/5/2005: bài giáo lý về Kinh Nguyện Thánh Vịnh bài Thánh Vịnh 120 (121)

2) ĐTC GPII về VINH QUANG BA NGÔI NƠI VIỆC CHÚA KITÔ THĂNG THIÊN

3) 600 Kitô hữu Ấn Độ cùng đinh bị bắt ép trở lại Ấn giáo

 


ĐTC Biển Đức XVI cho Buổi Triều Kiến Chung lần thứ hai 4/5/2005: bài giáo lý về Kinh Nguyện Thánh Vịnh bài Thánh Vịnh 120 (121)


Loạt bài giáo lý về Kinh Nguyện Thánh Vịnh được ĐTC Gioan Phaolô II hứa trong Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ (6/1/2001) và ngài đã thực sự thực hiện như lời hứa bắt đầu từ Thứ Tư ngày 28/3/2001, cho đến khi ngài bắt đầu lâm bệnh nặng vào 2 tháng cuối đời của ngài. Loạt bài này đã được 131 bài cho tới ngày 26/1/2005. Ngài hứa rằng:

“Bản thân Tôi đã quyết định dùng những buổi giáo lý vào ngày Thứ Tư hằng tuần tới đây để suy niệm về các Thánh Vịnh, mở đầu là các Thánh Vịnh của Kinh Ban Mai, những kinh nguyện chung được Giáo Hội dùng để kêu mời chúng ta thánh hóa và điều hành ngày sống của chúng ta... phải đặc biệt dạy cho dân chúng cầu nguyện theo kinh phụng vụ...” (đoạn 34.2).

Thứ Tư tuần trước, trong buổi triều kiến chung đầu tiên của mình, Đức Tân Giáo Hoàng Biển Đức đã hứa tiếp tục loạt bài này của vị tiền nhiệm như sau:

“Chính ngài đã tìm cách thực hiện những ý định đó này bằng cách cống hiến các buổi giáo lý Thứ Tư vào thời gian cuối cùng để dẫn giải về các bài Thánh Vịnh cho giờ kinh phụng vụ ban mai và chiều tối. Như ngài đã làm khi mở màn cho giáo triều của ngài, lúc ngài muốn tiếp tục những bài chia sẻ được khởi xướng bởi vị Tiền Nhiệm của ngài về các nhân đức Kitô giáo (x “Insegnamenti di Giovanni Paolo II”, I [1978], tr. 60-63), tôi cũng có ý thực hiện vào các buổi triều kiến hằng tuần tới đây việc dẫn giải đã được Đức Gioan Phaolô II dọn cho phần thứ hai của các Bài Thánh Vịnh và Ca Vịnh thuộc Giờ Kinh Phụng Vụ Chiều Tối. Từ Thứ Tư tuần tới, tôi sẽ bắt đầu vào chính bài giáo lý của ngài đã bị gián đoạn sau buổi triều kiến chung 26/1/2005”.

Tuy nhiên, qua những lời mở đầu của bài giáo lý hôm nay, vị tân giáo hoàng của chúng ta cho biết rằng những bài giáo lý tiếp theo này là của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chứ không phải của ngài. Bởi thế, đôi khi ngài nói buông, không dựa vào bản văn đã soạn, để giải thích thêm về những lời của vị tiền nhiệm của mình. Những chỗ này, như tín điện của VIS cho biết, sẽ được người dịch để trong ngoặc đơn, phân biệt khỏi những lời của tác giả Gioan Phaolô II.

Anh Chị Em thân mến,

1. Như tôi đã thông báo hôm Thứ Tư tuần trước là tôi quyết định tiếp tục những buổi giáo lý dẫn giải về các bài Thánh Vịnh và ca vịnh thuộc các giờ kinh tối, bằng việc sử dụng các bản văn được vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của tôi đã biên soạn.

Thánh Vịnh 120 (121), mà chúng ta suy niệm hôm nay là phần tổng hợp của ‘những bài thăng ca’, tức là, của cuộc hành trình tiến đến cuộc hội ngộ với Chúa trong đền thờ Sion. Đó là một bài Thánh Vịnh của lòng tin tưởng vì nơi bài này động từ Do Thái ‘shamar’ – tức là giữ, canh giữ – âm vang đến 6 lần. Thiên Chúa, Đấng được kêu cầu danh thánh mấy lần, hiện lên như là “vị canh giữ” luôn tỉnh thức, cẩn trọng và quan tâm, như “người lính canh” trông coi dân mình để bảo vệ họ khỏi hết mọi nguy cơ và hiểm họa.

(Đến đây, ĐTC nói buông, vạch ra rằng những chước cám dỗ, một đời sống tiện nghi, quyền lực và thế giá đôi khi được coi như là mục tiêu, như ‘những cao điểm nơi đời sống của chúng ta’, mà thực tế thì chúng lại không phải thế, ‘vì sự sống đích thực là những gì xuất phát từ Chúa’)

Bài ca này mở màn với một ánh mắt của con người cầu nguyện ngước cao, “hướng về phía núi non”, tức là về hướng các ngọn đồi là nơi Giêrusalem hiện lên: ơn trợ giúp từ trời cao, vì Chúa ngự trên cao nơi thánh điện của Ngài (câu 1-2). Tuy nhiên, “những ngọn đồi” cũng có thể ám chỉ đến những nơi dựng lên các đền đài ngẫu tượng, được gọi là các nơi cao, những nơi thường bị lên án trong Cựu Ước (x 1Kgs 3:2; 2Kgs 18:4). Trong trường hợp này có một cái gì đó tương phản nhau, đó là, trong khi kẻ hành hương tiến về Sion thì mắt của họ lại chăm chú vào các đền thờ dân ngoại là những gì hết sức cám dỗ họ. Thế nhưng, đức tin của họ vững chắc và họ tin tưởng rằng: “Chúa là Đấng dựng nên trời đất hỗ trợ tôi” (Ps 102[121]:2).

2. Lòng tin tưởng này được sáng tỏ trong bài Thánh Vịnh bằng những hình ảnh người canh giữ và canh gác, thành phần canh chừng và bảo vệ. Cũng có một cái gì đó ám chỉ đến bàn chân không ngập ngừng (câu 3) trên con đường của sự sống và có lẽ của vị mục tử là người trong việc nghỉ đêm vẫn canh chừng đoàn vật của mình mà không ngủ mê hay ngủ nghỉ (câu 4). Vị Mục Tử Thần Linh không nghỉ ngơi khi coi sóc dân của mình.

Sau đó là một biểu hiệu khác, đó là biểu hiệu “bóng rợp”, một biểu hiệu bao hàm việc tái tấu cuộc hành trình trong một ngày nắng (câu 5). Nó gợi nhớ đến cuộc hành trình lịch sử trong sa mạc Sinai, khi Chúa đi trước Do Thái “ban ngày bằng cột mây để tỏ cho họ biết đường đi nước bước” (Ex 13:21). Trong Sách Thánh Vịnh, người ta thường cầu nguyện như thế này: “Xin hãy giấu ẩn tôi đi trong bóng cánh của Ngài” (Ps 16[17]:8; x Ps 90[91]:1).

3. Sau biểu hiệu canh thức và bóng rợp, là biểu hiệu thứ ba, biểu hiệu về vị Chúa đứng về “bên phải” của kẻ tín trung với Người (x Ps 120[121]:5). Đó là vị thế của kẻ bênh vực, cả quân sự lẫn ở một phiên tòa: Nó là việc tin tưởng không bị bỏ rơi trong lúc bị thử thách, bị sự dữ tấn công, bị bách hại. Về vấn đề này, Thánh Vịnh Gia tiếp tục tư tưởng về cuộc hành trình trong một ngày nắng được Thiên Chúa bao che cho khỏi bị cháy nám.

Thế nhưng sau ngày là đêm. Ngày xưa người ta nghĩ rằng những tia sáng của mặt trăng cũng là những gì tác hại, gây cảm sốt, mù lòa hay thậm chí điên dại; đó là lý do tại sao Chúa cũng bảo vệ chúng ta về đêm nữa (câu 6).


Bài Thánh Vịnh kết luận bằng một câu tin tưởng ngắn ngủi: Thiên Chúa sẽ bảo về chúng ta bằng lòng yêu thương trong mọi giây phút, gìn giữ sự sống chúng ta cho khỏi tất cả mọi sự dữ (x câu 7). Tất cả mọi hoạt động của chúng ta, được tóm lại trong hai động từ đối cực là ‘xuất’ và ‘nhập’, bao giờ cũng được ánh mắt Chúa trông coi, hết mọi tác động của chúng ta và tất cả thời giờ của chúng ta, “cả hiện này và cho đến muôn đời” (câu 8).

4. Giờ đây chúng ta dẫn giải câu tin tưởng cuối cùng bằng một chứng từ thiêng liêng theo truyền thống Kitô giáo cổ thời. Thật vậy, trong các Bức Thư gửi cho Barsanuphius ở Gaza (người đã chết vào khoảng giữa thế kỷ thứ sáu), một vị khổ tu nổi tiếng là khôn ngoan nên được các đan sĩ, các viên chức trong giáo hội và thành phần giáo dân vì sự khôn ngoan bàn hỏi nhận thức của họ, câu này của bài Thánh Vịnh được nhắc đến mấy lần thế này: “Chúa sẽ gìn giữ các bạn khỏi tất cả mọi sự dữ, Người sẽ gìn giữ mạng sống của quí bạn”. Như thế, ngài muốn ủi an tất cả những ai cảm thấy vất vả cực nhọc, cảm thấy đời sống bị thử thách, những nguy hiểm và những thứ bất hạnh.

Một lần kia, khi được một đan sĩ xin cầu nguyện cho vị này cùng đồng bạn của vị ấy, Barsanuphius đã trả lời trong những lời chúc tốt đẹp của mình lời trích từ câu thánh vịnh này: “Hỡi con cái yêu dấu của thày, thày ấp ủ các con trong Chúa, xin Ngài gìn giữ các con khỏi tất cả mọi sự dữ và ban cho các con sức chịu đựng như ông Gióp, ân phúc như Giuse, hiền lành như Moisen và can đảm chiến đấu như Gioduệ, con của Nun, khôn ngoan như các vị Quan Án, khuất phục quân thù như các vua Đavít và Solomon, đất đai trù phú như dân Do Thái. Xin Ngài ban cho các con ơn thứ tha tội lỗi bằng việc chữa lành xác thân như người bại liệt. Chớ gì Ngài giải cứu các con khỏi sóng gió như Phêrô, và gìn giữ các con khỏi gian nan hoạn nạn như Phaolô và các tông đồ khác. Xin Ngài gìn giữ các con khỏi tất cả mọi sự dữ, như thành phần con cái đích thực của Ngài, và ban cho các con, vì danh Ngài, những gì lòng các con cầu khấn cho lợi ích của linh hồn và thân xác. Amen” (Barsanuphius and John of Gaza, Epistles, 194: "Collana de Testi Patristici" [Collection of Patristic Texts], XCIII, Rome, 1991, pp. 235-236).

Anh Chị Em thân mến,

Trong bài giáo lý tuần này, chúng ta suy niệm bài Thánh Vịnh 120, một trong những “bài thăng ca” hỗ trợ thành phần hành hương cổ thời tiến bước trên con đường tiến về Đền Thờ Gia Liêm. Thánh Vịnh Gia bắt đầu bằng việc ‘ngước mắt lên’ để sửa soạn cho việc gặp gỡ Thiên Chúa dân Do Thái trong nơi thánh của Ngài. Đoạn ông kêu cầu Chúa là vị canh giữ và là sức mạnh của dân Do Thái, Đấng liên lỉ canh chừng Dân của mình và cứu họ khỏi mọi sự dữ.

Việc tuyên xưng đầy tin tưởng vào mối quan tâm đáp ứng của Thiên Chúa hằng hỗ trợ chúng ta ở mọi nơi mọi lúc trong cuộc đời của chúng ta, đã vang dội qua các thế kỷ nơi phụng vụ của Giáo Hội cũng như nơi những lời nguyện cầu của các thánh. Xin Chúa thực sự bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ, và ban tất cả những gì lòng chúng t among ước, “cả bay giờ và cho đến muôn đời”.

Đaminh Maria Cao Tnấ Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit và VIS ngày 4/5/2005, trừ phần dẫn nhập.

 

 

TOP


 

ĐTC GPII về VINH QUANG BA NGÔI NƠI VIỆC CHÚA KITÔ THĂNG THIÊN

 

1-         Mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô liên quan đến lịch sử nhân loại song đồng thời cũng siêu vượt trên lịch sử này. Chính tư tưởng cũng như ngôn ngữ nhân loại có thể hiểu biết và truyền đạt mầu nhiệm này một cách nào đó, song không thể nào hiểu biết và truyền đạt hết được. Đó là lý do tại sao, mặc dù nói về “việc phục sinh” như được thấy nơi Kinh Tin Kính cổ xưa mà chính Thánh Phaolô đã lãnh nhận và truyền lại trong Bức Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô (xem 15:3-5), Tân Ước cũng dùng kiểu diễn tả khác để giải thích ý nghĩa của Phục Sinh. Đặc biệt là theo Thánh Gioan và Phaolô thì Phục Sinh như là một cuộc thượng tôn hay một cuộc vinh hiển của Đấng Tử Giá. Do đó, đối với Thánh Ký thứ bốn, Thập Giá của Chúa Kitô đã là vương tòa được dựng trên trái đất nhưng thấu tới trời. Chúa Kitô ngự trên ngai tòa Thập Giá này như là một Đấng Cứu Thế và như là Chúa Tể của lịch sử.

 

Thật vậy, trong Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu đã kêu lên rằng: “Khi nào Tôi được treo lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi” (12:32; xem 3:14, 8:28). Qua bài thánh ca trong Bức Thư gửi Giáo Đoàn Philiphê, sau khi diễn tả việc Con Thiên Chúa hạ mình thẳm sâu cho đến chết trên thập giá, Thánh Phaolô đã ca tụng việc Phục Sinh như thế này: “Vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người và ban cho Người một danh hiệu trên hết mọi danh hiệu, ở chỗ khi nghe tên Giêsu thì trên trời, dưới đất và trong lòng đất mọi đầu gối quì xuống và mọi miệng lưỡi tuyên xưng Giêsu Kitô là Chúa, cho vinh danh Thiên Chúa là Cha” (Phil 2:9-11).

 

2-         Việc Chúa Kitô Thăng Thiên về trời, được Thánh Luca thuật lại như là một việc niêm ấn cho Phúc Âm của thánh nhân và là việc mở màn cho công cuộc thứ hai của ngài là Cuốn Tông Vụ, cũng phải hiểu theo cùng chiều hướng trên đây. Đó là lần Chúa Giêsu hiện ra cuối cùng, lần hiện ra được “kết thúc ở chỗ nhân tính của Người dứt khoát vào hưởng vinh hiển thần linh được biểu hiệu bằng đám mây và tầng trời” (Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, số 659). Tầng trời là dấu hiệu đúng nhất nói lên siêu việt tính thần linh. Nó là một lãnh giới của vũ trụ ở bên trên lãnh vực trái đất là nơi con người sinh sống.

 

Sau khi hành trình trên những nẻo đường lịch sử và thậm chí đã tiến đến tận vùng tối tăm của tử thần là những giới hạn nơi thân phận có cùng của con người và là lương bổng của tội lỗi (xem Rm 6:23), Chúa Kitô trở về với vinh hiển mà Người từ đời đời đã thông phần với Chúa Cha và Thánh Thần. Và Người đã mang theo nhân tính được cứu chuộc với Người về trời. Thật vậy, Bức Thư gửi cho Giáo Đoàn Êphêsô nói rằng “Thiên Chúa , Đấng giầu lòng thương xót, bởi tình yêu cao cả đối với chúng ta, ... đã làm cho chúng ta được sống với Chúa Kitô ... cũng như đã làm cho chúng ta được ngự với Người trên thiên quốc” (Eph 2:4-6). Điều này trước hết áp dụng cho trường hợp Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, mà việc Mẹ Mông Triệu là hoa trái đầu mùa của việc chúng ta lên trời trong vinh quang.

 

3-         Chúng ta hãy dừng lại trước Chúa Kitô vinh hiển Thăng Thiên để chiêm ngưỡng sự hiện diện của cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta biết rằng nghệ thuật Kitô Giáo, ở những gì được gọi là Trinitas in cruce, thường phác tả Chúa Kitô tử giá có Chúa Cha cúi xuống như ôm ấp lấy Người, trong lúc chim câu Thánh Thần đậu trên cả hai (như Masaccio trong Thánh Đường Santa Maria Novella ở Florence). Như thế, Thánh Giá là biểu hiệu hiệp nhất liên kết nhân tính và thần tính, sự chết và sự sống, đau khổ và vinh quang.

 

Cũng thế, chúng ta có thể thoáng nhìn thấy sự hiện diện của Ba Ngôi thần linh nơi cảnh Chúa Giêsu Thăng Thiên. Nơi trang cuối cùng Phúc Âm của mình, trước khi trình bày cho thấy Đấng Phục Sinh, với tư cách là tư tế của Tân Ước, đã chúc lành cho các môn đệ và được nâng lên khỏi mặt đất mà vào vinh quang trên trời (xem Lk 24:50-52), Thánh Luca đã thuật lại lời Người từ biệt các Vị Tông Đồ. Trong lời từ biệt này, trước hết chúng ta thấy dự án cứu độ của Chúa Cha, Đấng đã báo trước trong Thánh Kinh về Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Con, nguồn mạch thứ tha và giải thoát (xem Lk 24:45-47).

 

4-         Thế nhưng, cũng qua những lời từ biệt này của Đấng Phục Sinh, chúng ta cũng thoáng thấy Chúa Thánh Thần, mà việc hiện diện của Ngài sẽ là nguồn sức mạnh và chứng nhân tông đồ: “Thày sẽ sai lời hứa của Cha Thày đến với các con; song các con hãy ở lại trong thành cho tới khi các con được mặc lấy quyền lực từ trên cao” (Lk 24:49). Nếu trong Phúc Âm Thánh Gioan Đấng An Ủi được Chúa Kitô hứa ban thì đối với Thánh Luca tặng ân Thần Linh thuộc về lời chính Chúa Cha hứa ban vậy.

 

Thế nên, cả Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện nơi giây phút khởi đầu của Giáo Hội. Đây là điều Thánh Luca nhấn mạnh trong Sách Tông Vụ về trình thuật Chúa Kitô Thăng Thiên. Thật vậy, Chúa Giêsu đã khuyến dụ các môn đệ của mình là “hãy chờ đợi lời Chúa Cha hứa ban”, tức là, hãy “chịu phép rửa Thánh Linh”, vào ngày Lễ Ngũ Tuần bấy giờ đã gần đến (xem Acts 1:4-5).

 

5-         Như thế, việc Thăng Thiên là một cuộc hiển linh của Ba Ngôi Thiên Chúa cho thấy mục đích mà lịch sử mỗi người và vũ trụ đang mau tới. Cho dù thân xác chết chóc của chúng ta bị biến thành cát bụi trong trái đất này, thì cả con người được cứu chuộc của chúng ta hướng lên cao tới Thiên Chúa, theo Chúa Kitô là vị hướng đạo của chúng ta.

 

Được bồi dưỡng bởi niềm tin hoan hỉ này, chúng ta hãy hướng về mầu nhiệm Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần, mầu nhiệm được mạc khải trong Thập Giá vinh quang của Chúa Kitô phục sinh, bằng lời cầu nguyện tôn thờ của Chân Phước Êlizabét Chúa Ba Ngôi như sau: “Ôi lạy Thiên Chúa là Ba Ngôi con tôn thờ, xin giúp con hoàn toàn quên chính mình đi để con có thể ở trong Chúa, tự tại và bình an như thể linh hồn con đã thuộc về vĩnh cửu... Xin Chúa ban cho linh hồn con bình an; xin hãy làm cho nó trở thành thiên đàng của Chúa, nơi trú ngự yêu dấu của Chúa và là nơi nghỉ ngơi của Chúa... Ôi lạy Ba Ngôi là Tất Cả của con, là Vinh Phúc của con, Đấng Độc Nhất, Vô Biên khôn cùng là nơi bản thân con mất hút, con trao phó mình con cho Chúa..., cho đến khi con rời bỏ trần gian để chiêm ngưỡng vực thẳm cao cả Chúa trong ánh sáng của Chúa” (Lời Nguyện Cầu cùng Chúa Ba Ngôi, 21/11/1904).

 

 (Buổi Triều Kiến Chung ngày 24/5/2000, Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

dịch theo Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 31/5/2000)

 

 

TOP

 

600 Kitô hữu Ấn Độ cùng đinh bị bắt ép trở lại Ấn giáo


Ở tiểu bang Orissa Ấn Độ, nhóm VHP (Vishwa Hindu Parishad), một nhóm tôn giáo thuộc tổ chức BJP (Bheratiya Janata Party) đã thực hiện một cuộc trở lại Ấn giáo cho 600 cùng đinh Kitô hữu Ấn Độ.


Thật vậy, tổ chức BJP đang phát động một ý hệ dân tộc và độc giáo, được ủng hộ bởi các phong trào thủ cựu chống các dịch vụ xã hội và những chương trình phát triển của Giáo Hội Công giáo.


Trong những năm gần đây, những cuộc bạo động đã xẩy ra cho thành phần thiểu số tôn giáo, đặc biệt nhắm vào việc làm cho thành phần Ấn Độ theo Kitô giáo trở lại Ấn Giáo.


Theo cơ quan AsiaNews thì hôm Thứ Hai 2/4/2005, nhóm VHP đã tổ chức một nghi thức được chủ tọa bởi thành phần chư tăng Ấn Giáo tại một trường học ở Bijepur để bắt 120 gia đình Kitô giáo cùng đinh trở về với Ấn Giáo. Các nhóm cảnh sát cầm súng ống và 5 nhân viên an ninh công cộng đã đứng canh gác ở đó.


Đức Giám Mục Lucas Kerketta ở Sambalpur, một giáo phận thuộc tiểu bang Orissa miền đông bắc Ấn Độ đã điểm mặt chỉ tên thành phần Ấn Giáo cực đoan, tố cáo họ là lợi dụng tình trạng bần cùng và thất vọng của các Kitô hữu thuộc giới cùng đinh.


“Những con người này là thành phần nghèo khổ, thất học và hầu hết làm việc đồng áng bằng tay chân. Hằng ngày nhóm VHP cố gắng dụ dỗ họ bằng những dụ dỗ tiền bạc và quần áo. Khi mưu mẹo này không thành công, họ tỏ ra nặng tay hơn và sử dụng việc đe dọa và bạo lực, dọa nạt họ là sẽ mất công ăn việc làm nếu họ cứ tiếp tục theo Kitô giáo”.


 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ