GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 16/6/2005

NGÀY THÁNH THỂ

 

1) ĐTC Biển Đức XVI với buổi triều kiến chung hằng tuần, Thứ Tư 15/6/2005, về Thánh Vịnh 122 (123): Hướng Mắt về Chúa với niềm hy vọng được ngài yêu thương đáp ứng

2) Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX ở Đức có một chiều kích đại kết

3) Cuốn Tổng Tắt Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo sẽ được ban hành ngày 28/6/2005

4) Một Đền Thánh Công Giáo bị phạm thánh ở Ấn Độ

5) Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Ý Hướng Hiệp Nhất của ngài theo nhận định của một linh mục thân quen

 

   

ĐTC Biển Đức XVI với buổi triều kiến chung hằng tuần, Thứ Tư 15/6/2005, về Thánh Vịnh 122 (123): Hướng Mắt về Chúa với niềm hy vọng được ngài yêu thương đáp ứng

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Đáng thương thay anh chị em phải chịu mưa gió. Hy vọng rằng thời tiết sẽ khá hơn

 

1.         Chúa Giêsu đã khẳng định rất chính xác rằng con mắt là biểu hiệu tỏ tường cho con người sâu xa nhất, một gương soi tâm hồn (x Mt 6:22-23). Phải, Thánh Vịnh 122 (123) vừa được công bố cho thấy một trao đổi ánh mắt, đó là tín hữu hướng mắt lên Chúa và chờ đợi phản ứng thần linh, để thấy được một cử chỉ yêu thương, một cái nhìn ưu ái.

 

Không phải là hiếm thấy vị Thánh Vịnh gia nói về ánh mắt của Đấng Tối Cao, Đấng “từ trời nhìn xuống con cái loài người để thấy có ai tác hành khôn ngoan trong việc tìm kiếm Thiên Chúa” (Ps 13[14]:2). Bài Thánh Vịnh chúng ta vừa nghe đã sử dụng một hình ảnh, hình ảnh của người nô lệ và tỳ nữ hướng về chủ nhân ông của mình mong được Ngài đi đến quyết định phóng thích.

 

Mặc dù cảnh tượng này liên hệ với thế giới cổ thời cũng như với cấu trúc xã hội của thời ấy, ý tưởng này vẫn là những gì rõ ràng và quan trọng, ở chỗ, hình ảnh từ thế giới cổ Đông Phương này được sử dụng để phấn khích việc gắn bó của thành phần nghèo khổ, niềm hy vọng của thành phần bị đàn áp, và tính cách sẵn sàng của thành phần công chính đối với Chúa.

 

2.         Thánh Vịnh gia đợi chờ Thiên Chúa nhúng tay vào, theo đức công minh, hủy diệt đi sự dữ. Vì lý do ấy, thường trong Sách Thánh Vịnh con người cầu nguyện hướng mắt đầy hy vọng về Chúa: “Mắt con hằng hướng về Chúa, vì Ngài sẽ giữ chân tôi khỏi cạm bẫy” (Ps 24[25]:15), trong khi “mắt tôi mờ đi bởi trông đợi Chúa tôi” (Ps 68[69]:4).

 

Bài Thánh Vịnh 122[123] là một lời van xin được kệt hiệp giữa tiếng của một con người trung thành với tiếng của toàn thể cộng đồng: Thật vậy, bài Thánh Vịnh này đi từ ngôi thứ nhất đơn độc – “Tôi hướng mắt của mình” – đến số nhiều “ánh của chúng tôi” và “thương xót chúng tôi” (x các câu 1-3). Niềm hy vọng này là ở chỗ mong Chúa mở tay tuôn xuống tặng ân công lý và tự do. Con người công chính mong đợi ánh mắt của Thiên Chúa tỏ ra với tất cả những gì là dịu dàng và thiện hảo, như người ta đọc thấy trong lời chúc phúc cổ của Sách Dân Số: “Chúa chiếu tỏ dung nhan Ngài trước các người, và khoan nhân độ lượng với các người: Chúa hướng dung nhan Ngài trên các người và ban cho các người bình an” (6:25-26).

 

3.         Tầm quan trọng nơi ánh mắt yêu thương của Thiên Chúa được tỏ hiện trong phần thứ hai của bài Thánh Vịnh, phần được đánh dấu bằng lời kêu cầu: “Ôi Chúa, xin thương xót chúng tôi, xin xót thương chúng tôi” (Ps 122[123]:3). Nó là những gì tiếp nối với đoạn kết của phần thứ nhất, nơi cho thấy niềm mong đợi tin tưởng: “ánh mắt của chúng tôi hướng về Chúa là Thiên Chúa của chúng tôi, cho đến khi Ngài xót thương chúng tôi” (câu 2).

 

Thành phần tín hữu cần được Chúa nhúng tay vào can thiệp, vì họ ở trong tình trạng đớn đau, bị thành phần ngạo mạn khinh bỉ và chế nhạo. Hình ảnh được Thánh Vịnh gia giờ đây sử dụng là hình ảnh mãn nguyện: “Chúng tôi bị khinh miệt quá đủ rồi. Linh hồn chúng tôi từ lâu đã no đầy những miệt thị bởi các kẻ thoải mái, đầy những khinh khi bởi các kẻ ngạo mạn” (câu 3-4).

 

Tình trạng no thỏa lương thực và tháng năm, theo truyền thống thánh kinh, được coi là dấu hiệu của phúc lành thần linh, giờ đây bị đảo lại thành một thứ no thỏa bất khả chấp nhận là gánh nặng quá độ của những thứ nhục nhã. Chúng ta biết rằng ngày nay nhiều quốc gia, nhiều cá nhân mang đầy những thứ lo âu; họ cũng no đầy những thứ âu lo của thành phần thỏa mãn, đầy những miệt thị của thành phần ngạo mạn. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và hãy giúp những người an hem bị hạ nhục này của chúng ta.

 

Đó là lý do thành phần công chính đã ký thác mình cho Chúa, và Ngài không lạnh lùng dửng dưng trước những con mắt van xin ấy, Ngài không coi thường lời kêu cầu của họ và của chúng ta, cũng không làm cho niềm hy vọng của họ bị chán chường. 

 

4.         Để kết thúc, chúng ta hãy nhường lời cho Thánh Ambrôsiô, vị đại TGM thành Milan, vị mà, với tinh thần của Thánh Vịnh gia, đã vang lên một cách nhịp nhàng hoạt động của Thiên Chúa được đạt thành nơi Chúa Giêsu Cứu Thế: “Chúa Kitô là tất cả mọi sự đối với chúng ta. Nếu bạn muốn được chữa lành thương tích thì Ngài là vị y sĩ; nếu bạn nóng sốt thì Ngài là nguồn suối; nếu bạn bị lỗi lầm đè nén thì Ngài công lý; nếu bạn cần được giúp đỡ, thì Ngài là sức mạnh; nếu bạn sợ chết thì Ngài là sự sống; nếu bạn muốn thiên đàng thì Ngài là đường lối; nếu bạn thoát khỏi bóng tối thì Ngài là ánh sáng; nếu bạn tìm kiếm lương thực thì Ngài là dưỡng chất” ("La Verginità" [Virginity], 99: SAEMO, XIV/2, Milan-Rome, 1989, p. 81).

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Việc suy niệm của chúng ta hôm nay tập trung vào bài Thánh Vịnh 122, bài Thánh Vịnh nói về niềm mong ước của tín hữu muốn hướng mắt về Chúa với niềm hy vọng được ưu ái đáp ứng. Hình ảnh của một kẻ nô lệ tìm kiếm tự do cho thấy niềm mong đợi được Thiên Chúa tuôn đổ các tặng ân công lý và tự do của Ngài. Thật vậy, toàn thể cộng đồng tin tưởng đợi trông ánh mắt trìu mến và xót thương của Chúa. 

 

Phần thứ hai của bài Thánh Vịnh là lời van xin Chúa xót thương: “Xin xót thương chúng tôi, lạy Chúa, xin thương xót chúng tôi”. Thành phần tín hữu có thể phải chịu khinh bỉ và coi thường bởi tay thành phần giầu có và ngạo mạn, thành phần không biết kính sợ Chúa, phạm đến các quyền lợi của kẻ hèn yếu và chà đạp kẻ nghèo khổ. Thế nhưng, thành phần công chính ký thác nỗi khốn khổ của mình cho Chúa là Đấng không lạnh lùng dửng dưng trước ánh mắt van xin của họ, Đấng không coi thường lời van xin của họ, Đấng không làm lỡ làng niềm hy vọng của họ. 

 

Để kết thúc, chúng ta hãy nhắc lại giáo huấn của vị đại Thánh Ambrôsiô, người đã nói rằng Chúa Kitô là mọi sự cho chúng ta: công lý, sức mạnh, sự sống và ánh sáng!

 

Sau khi kết thúc buổi triều kiến chung cho 30 ngàn người ở Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC đã nhận điện thoại từ một người ngồi trong xe lăn xin ngài nói chuyện với một nữ tu bị bệnh gần chết. Ngồi ở ghế của mình, ĐTC đã sử dụng điện thoại lưu động để nói vài lời khích lệ người nữ tu này. Các nhiếp ảnh gia đã chụp được bức hình lịch sử chưa từng thấy này của một vị giáo hoàng.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo điện thư VIS của Tòa Thánh ngày 15/6/2005

 

 

TOP

 

 

Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX ở Đức có một chiều kích đại kết

 

Thật vậy, chẳng hạn vào ngày 17/8, có một cuộc “Đi Đường Thánh Giá” liên giáo phái ở Cologne, Bonn và Dusseldorf.

 

Vào những ngày 16-19, Trung Tâm Linh Đạo Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ tổ chức những cuộc hội họp liên tôn với sự tham dự của các cộng đồng như Taizé, Chemin Neuf (New Way) và Sant’Egidio.

 

Theo cơ quan truyền giáo Fides của Tòa Thánh thì sẽ có nhiều người Tin Lành Luthêrô và Chính Thống sẽ tham dự Lễ Hội Giới Trẻ được dự định tổ chức vào dịp này.

Ngoài ra, Nhóm Hoạt Động Chư Giáo Hội Kitô Giáo sẽ mời các tham dự viên tham dự những cuộc bàn luận bàn tròn và những cuộc họp để chia sẻ về căn tính Kitô giáo và tương lại đại kết. Các sinh viên thần học thuộc các giáo phái khác nhau sẽ trình bày về đức tin và các truyền thống của mình.

 

Nhiều tham dự viên Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ trú ngụ ở các gia đình Tin Lành Luthêrô và Chính Thống giáo. Những buổi hướng dẫn giáo lý và một số biến cố của Lễ Hội Giới Trẻ sẽ diễn ra ở các nhà thờ Luthêrô, và nhiều cộng đồng Luthêrô sẽ cho những người hành hương chỗ trú ngụ qua đêm.

 

TOP

 

 

Cuốn Tổng Tắt Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo sẽ được ban hành ngày 28/6/2005

 

Văn phòng báo chí của Tòa Thánh, sáng Thứ Tư 15/6/2005, đã thông báo là Cuốn Tổng Tắt Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo sẽ được ban hành ngày 28/6/2005, áp lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Sau đây là nguyên văn bản thông báo của Tòa Thánh:

 

“Cuốn Tổng Tắt Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo sẽ được ban hành vào ngày 28/6, trong buổi long trọng cử hành phụng vụ, trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Cuốn Tổng Tắt này được soạn dọn bởi một ủy ban do ĐHY Joseph Ratzinger bấy giờ chủ sự.

 

“Cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (GLGHCG) được ĐGH GPII ban hành cho tín hữu cũng như cho toàn thế giới ngày 7/12/1992, vị đã khẳng định cuốn sách này ‘là một văn bản để qui chiếu vững chắc và đích  thực’.

 

“Theo yêu cầu cần phải hiểu biết hơn nữa cuốn Giáo Lý này, cũng như để đáp ứng nhu cầu rộng rãi xuất phát từ Hội Nghị Giáo Lý Quốc Tế 2002, vào năm 2003, ĐTC GPII đã thành lập một ủy ban đặc biệt, được đặt dưới quyền của vị tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, một ủy ban có trách nhiệm soạn dọn một Cuốn Tổng Tắt Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, để làm một ấn bản gẫy gọn và có tính cách đối thoại hơn với cùng một nội dung về đức tin và luân lý.

 

“Cuốn sách này sẽ được phổ biến công khai bắt đầu vào ngày 29/6/2005, Lễ Trọng Kính Thánh Phêrô và Phaolô, hai trụ cột của Giáo Hội hoàn vũ và là những nhà truyền bá phúc âm hóa mô phạm. Giờ đây toàn thể Giáo Hội được mời gọi để bắt chước lòng nhiệt thành truyền giáo của các ngài, và xin Chúa ban cho Giáo Hội được dịp ngay cả vào lúc này đây theo giáo huấn của các ngài, một giáo huấn loan báo niềm vui Phúc Âm cho toàn thế giới.

 

“40 năm sau Công Đồng Chung Vaticanô II, và ở trong Năm Thánh Thể, Cuốn Tổng Tắt này là những gì đáp ứng quí giá cho khát vọng tìm kiếm sự thật của tất cả mọi người thuộc bất cứ tuổi tác hay hoàn cảnh sống nào.

 

“Cuốn Tổng Tắt này sẽ được Vatican Publishing House cùng với San Paolo Publishing House phát hành và trông coi việc phân phối cuốn sách này ở Ý quốc. Các bản dịch và ấn bản thuộc các ngôn ngữ khác nhau là những gì liên hệ tới các hội đồng giáo mục đương nhiệm”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo điện thư VIS của Tòa Thánh ngày 15/6/2005

 

 

TOP

 

 

Một Đền Thánh Công Giáo bị phạm thánh ở Ấn Độ

 

ĐGM Gerald Almeida ở Giáo Phận Jabalpur đã kịch liệt lên án “hành động bạo lực hèn nhát” phạm đến đền  thánh Chúa Hài Nhi Giêsu của cộng đồng Kitô hữu.

 

Theo lời của vị giám mục này cho cơ quan Tín Vụ Á Châu biết thì “khoảng nửa đêm Chúa Nhật, 12/6/2005, có một nhóm thành phần vô loại đã tiến vào đền thánh Hài Nhi Giêsu thuộc khuôn viên của Nhà Thờ Chúa Ba Ngôi với những hành động phạm thánh. Ngoại trừ một số vụ xẩy ra, thành phần bảo thủ đã tha cho vùng này”.

 

Nhóm người tấn công này, hầu hết là nam nhân, đã ném trứng thối và nước được pha xanh vào địa điểm đền thánh ấy, một đền thánh tọa lạc tại tiểu bang Madhya Pradesh. Vị giám mục cho biết tiếp rằng “khi nhân viên canh gác thấy họ thì họ liền tẩu thoát”, cho đến nay vẫn chưa có ai bị bắt giữ cả.

 

Vụ này xẩy ra vào thời điểm Kitô hữu càng ngày càng lo ngại tình trạng bạo động kỳ thị giáo phái nhắm vào họ ở những tiểu bang thuộc quyền của thành phần bảo thủ Ấn giáo là Đảng Bharatiya Janata, những nơi như Madhya Pradesh, Gujarat, Orissa, Utta Pradesh và Punjab.

 

Vị giám mục trên nói rằng phản ứng của ngài về vụ bạo hành này sẽ là một cuộc chay tịnh luân phiên khắp Giáo Phận Jabalpur. Ngài nói: “Chúng tôi sẽ nguyện cầu để Chúa biến đổi trí lòng của những người tấn công Kitô hữu”.

 

TOP

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Ý Hướng Hiệp Nhất của ngài theo nhận định của một linh mục thân quen

 

Vị linh mục chủ bút tờ First Things là cha Richard John Neuhaus đã chia sẻ với Zenit những cảm nhận của mình về Đức tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi còn là hồng y Joseph Ratzinger.

 

Vấn:     Xin cha làm ơn chia sẻ những cảm nghiệm riêng tư của cha với ĐHY Ratzinger, và đâu là những tặng ân đặc biệt theo cha ngài mang theo vai trò lkàm giáo hoàng của ngài?

 

Đáp:    Tôi đã quen biết ĐHY Ratzinger nay là Giáo Hoàng Biển Đức trên 20 năm nay, và chúng tôi đã từng đối thoại với nhau về nhiều vấn đề.

 

Như mọi người đều biết rằng ngài là một thần học gia tổ sư, và theo tôi, ngài đã được công nhận là một trong những đại thụ về thần học trong vòng 100 năm qua nếu ngài không cống hiến phần đời chính yếu của mình để phục vụ Đức Gioan Phaolô Cả với vai trò là tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.

 

Như mọi người cũng đều biết, ngài là một con người dịu dàng và bình thản đặc biệt, với một bộ óc ham hiểu biết về tri thức một cách sắc bén liên quan đến các quan điểm khác nhau.

 

Tôi còn nhớ là vào năm 1988, tôi đã mời ngài đến để chia sẻ Bài Thuyết Trình Erasmus hằng năm của chúng tôi ở Nữu Ước đây, một bài nói mở màn cho một hội nghị kéo dài vài ngày giữa các thần học gia Công giáo, Tin Lành và Chính Thống giáo.

 

Bài thuyết trình công khai này được tổ chức ở giữa phố Manhattan đã bị gây lũng đoạn một cách thô bạo bởi những tay náo hoạt viên đồng tính, thành phần vừa vẫy những hình tam giác mầu hồng của họ vừa la hò những lời hài hước như ‘Sieg Heil!”, “Nazi Ratzy!” và “Tên Quan Tòa Điều Tra Cút Về Đi!” Cuối cùng tôi đã phải gọi cảnh sát tới để dạp thành phần chống đối và phục hồi trật tự. 

 

Trước cảnh tượng ấy, vị hồng y này rất ư là thản nhiên. Khi ngài có cơ hội nói, ngài đã mở đầu bài thuyết trình của ngài, một bài thuyết trình về vấn đề dẫn giải Thánh Kinh, bằng việc gợi lại một cách cảm động về việc phản loạn của sinh viên năm 1968 ở Âu Châu, một biến cố đã giúp ngài hiểu sâu xa hơn tính cách bất khả thiếu về phép lịch sự nơi các mối liên hệ của loài người.

 

Vào trường hợp này hay ở những trường hợp khác, đối với tôi, hiển nhiên là tính cách trầm lặng của ngài là những gì đã được bắt nguồn sâu xa từ một đức tin bị thử thách và thao luyện. Ngày hôm sau, những đầu đề của tờ báo khổ nhỏ tuyên bố rằng “Thành Phần Đồng Tính Chống Đối Tay Tổ Vatican”. Ngài đã khúc khích cười với cái danh hiệu với ‘Tay Tổ Vatican’ này. 

 

Vấn:     Đức Biển Đức XVI đã chú trọng đến vấn đề đại kết như là một việc ưu tiên của ngài. Cha có lấy làm lạ về việc này chăng?

 

Đáp:    Không, không lạ tí nào hết. Điều này đã từng là mối quan tâm và chú trọng liên lỉ của ngài, và ngài đã viết nhiều về đề tài đại kết này. Là một người Đức, ngài có đầy kinh nghiệm với các truyền thống xuất phát từ những cuộc phân ly hồi thế kỷ 16, nhất là với Kitô giáo theo phong trào Luthêrô và Cải Cách, hay theo phong trào Calvin.

 

Ngài có một nhận thức thiện cảm về những gì đúng của Martin Luther, và cũng phân tích một cách xác đáng những không khiêu khích về những gì sai của vị này. Là đầu của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, ngài có trách nhiệm về các khía cạnh tín lý đối với tất cả mọi cuộc đối thoại đại kết được Giáo Hội tham gia, và sẽ tiếp tục thi hành trách nhiệm này.

 

Mặc dù ngài dĩ nhiên không xác nhận, tôi cũng thấy được chứng cớ rõ ràng có bàn tay của ngài nhúng vào những đoạn chính yếu của bức thông điệp về mối hiệp nhất Kitô giáo “Xin cho chúng được nên một” được ban hành vào năm 1995. Chúng ta sẽ thấy, trong giáo triều này của ngài, tôi cho rằng, một lằn mức rất rõ ràng về thẩm quyền, khi vị Giáo Hoàng là viên chức tín lý chính yếu của Giáo Hội sử dụng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin trong việc điều hợp các văn phòng khác để giải quyết những vấn đề về tín lý. Chẳng hạn như Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã tham gia một cách sâu xa vào bản tuyên ngôn về tín lý công chính hóa giữa Luthêrô và Công 


Vấn:     Việc chú trọng đến vấn đề đại kết nói gì ở vào lúc có rất nhiều quan tâm đến những vấn đề phò sự sống?

 

Đáp:    Đang có một mối liên hệ chặt chẽ. Thần học gia phái Baptist là Timothy George nói về “vấn đề đại kết về những đường mương rãnh”, tức nói đến những đường lối mà những người Công giáo và Tin lành ở xứ sở này cần phải đi đến chỗ hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau vì vấn đề phò sự sống.

 

Đây cũng là điều hết sức quan trọng cho dự án liên tục được gọi là Cùng Nhau Tin Lành và Công Giáo (Evangelicals and Catholics Together, ECT), một dự án được Charles Colson và tôi khai mào vào năm 1994. Tôi đã nhiều năm liên lạc với ĐHY Ratzinger về những phát triển của dự án này, và ngài hoàn toàn ủng hộ. Chắc chắn, là một người Âu Châu, ngài tương đối ít có kinh nghiệm thực sự về phong trào tin lành ở Hoa Kỳ, một phong trào rất khác với những gì là “tin lành” ở Đức quốc.

 

Thế nhưng ngài biết rất rõ mức phát triển nhẩy vọt của Kitô giáo tin lành và Thánh Linh ở Nam Bán Cầu, và điều này chắc chắn được nhãn quan về đại kết của ngài nhận thức. Việc nhận thức của Giáo Hội thường được lập đi lập lại đó là vấn đề dấn thân cho việc đại kết là những gì ‘bất khả vãn hồi’, và mục tiêu của vấn đề đại kết đó là thiết lập ‘mối hiệp thông trọn vẹn’.

 

Về vấn đề hiệp thông trọn vẹn, những mong đợi của ĐGH Biển Đức là những gì đặc biệt điềm đạm. Trong những bài viết của ngài, ngài đã nhấn mạnh rằng mối hiệp nhất duy nhất chúng ta có thể tìm kiếm, mối hiệp nhất duy nhất làm hài lòng Thiên Chúa, đó là hiệp nhất trong sự toàn chân. Ngài đã nói rằng thành phần Công giáo và Thệ phản đã từng chịu đựng lẫn nhau hồi thế kỷ 16 đặc biệt lại gần nhau hơn là đôi khi ở trường hợp của các cuộc đối thoại thần học hiện đại, vì cả hai thành phần trên đều hiểu được rằng cái nguy hại đó là chân lý Thiên Chúa muốn cho tất cả mọi người nhận biết.

 

Ngài cũng nhấn mạnh rằng con đường tiến đến mối hiệp nhất không phải là vấn đề chương trình và kế hoạch của chúng ta mà là việc trung thành chờ đợi tác động mới của Thánh Thần là những gì chúng ta không thể nắm trong tay hay dự tưởng. Điều này không có nghĩa là việc dấn thân đại kết của ngài ít khẩn trương hơn là nơi trường hợp hiển nhiên với Đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô. Việc dấn thân đại kết là những gì bất khả vãn hồi và cần phải cẩn thận nuôi dưỡng những gì có thể thực hiện, bao gồm cả việc gia tăng hợp tác với các Kitô hữu khác để chiến đấu cho văn hóa sự sống chống văn hóa sự chết.


Vấn:     Phải chăng xuất thân từ Đức ngài có một quan điểm đặc biệt về vấn đề đại kết?

 

Đáp:    Như tôi vừa mới nói đến một phần về điều này, ở đây cần phải để ý rằng ĐGH Biển Đức đã có một số lời phát biểu đầu tiên mãnh liệt xác nhận việc tìm cầu hòa giải với Chính Thống giáo.

 

Đối với Đức Gioan Phaolô, là một người Balan, thực thể Chính Thống giáo là những gì trực tiếp thôi thúc hơn, nhưng tôi cũng chắc chắn là ĐGH Biển Đức có cùng một ước vọng về lúc mà Giáo Hội tái “hít thở banèg hai buồng phổi, Đông và Tây”.

 

Tôi đã nói những gì chúng ta chia sẻ với Chính Thống giáo đó là chỉ một điều thiếu để tiến đến chỗ hoàn toàn hiệp thông đó là việc hoàn toàn hiệp thông, và tôi không nghĩ rằng ĐGH Biển Đức không đồng ý với ý nghĩ này. Đôi khi vì là cận thân gần gũi lại gây thêm khó khăn hơn. Theo chiều hướng này thì có thể là người Chính Thống giáo ít gặp trục trặc nơi mối liên hệ với một người Đức hơn là với một người Balan. Phải công nhận là đây chỉ là một ‘yếu tố phi thần học’, thế nhưng Thiên Chúa vẫn có thể sử dụng những yếu tố phi thần học để đạt mục đích của Ngài.


Vấn:     Những gì làm cho cha cho tới nay cảm thấy cảm kích về vị tân Giáo Hoàng này?

 

Đáp:    Có một số điều, nhưng có lẽ trước hết tôi phải đề cập tới tính cách điềm đạm của ngài. Ngài đã nói bằng nhiều cách thức khác nhau là ngài không muốn áp đặt con người của ngài hay các quan điểm riêng tư của ngài, mà chỉ muốn trở thành một người tôi tớ trung thành của truyền thống được lưu lại.

 

Giờ đây chúng ta có được một vị giáo hoàng khác, vị là một nhà trí thức rất có thế lực. Dưới thời Đức Gioan Phaolô có một số người đã lo âu rằng quan điểm triết thần chuyên biệt của vị giáo hoàng này đang có một ảnh hưởng quá sâu đậm trên giáo huấn của huấn quyền.

 

Đức Biển Đức dường như dự đoán trước được mối quan tâm tương tự này trong trường hợp của ngài. Dù sao ngài có cả một “triền giấy” rộng một dặm và dài nhiều dặm, vì đã ghi nhận những quan điểm của ngài về rất nhiều vấn đề. Ngài hình như đang muốn nói rằng ngài đã quá biết rằng trách nhiệm của thần học gia Joseph Ratzinger và tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin Joseph Ratzinger khắc hẳn với các trách nhiệm là Giáo Hoàng Biển Đức, và điều ấy là điều xác thực.

 

Còn một dấu hiệu tinh vi nữa từ khi ngài được tuyển chọn, một dấu hiệu tôi nghĩ rằng càng ngày sẽ càng hiện lộ hơn, đó là ngài muốn hiểu rằng ngài là vị Giáo Hoàng ‘tôi tớ của mọi tôi tớ Chúa’, nhất là của thành phần đồng giám mục của ngài.

 

Những phên phán nghiêm nghị của ngài trước đây về các hội đồng giám mục chư quốc, theo tôi, đã bị hiểu lầm một cách trầm trọng. Thực ra ngài là một tay tranh đấu nhiều cho đoàn tính giáo phẩm và không muốn những hội đồng giám mục quốc gia hay những cơ cấu khác pha mình vào việc làm của các vị giám mục vì các vị là giám mục, tức là, trước hết, là những bậc thày đức tin chân thực tại giáo hội địa phương của các vị.


Vấn:     Thánh phần Kitô hữu không phải Công giáo nói chung đã quan niệm về ĐHY Ratzinger ra sao?

 

Đáp:    Những dấu hiệu cho thấy là ngài được nhiệt tình đón nhận bởi cả người Công giáo lẫn không Công giáo như nhau. Ngài không có, theo tôi cũng có thể không xẩy ra, những gì được gọi là “tính chất minh tinh” bao quanh Đức Gioan Phaolô. Có nhiều cá biệt khác nhau giữa hai vị. Nó liên quan tới truyện sống đời cũng rất khác biệt giữa hai vị.

 

Truyện đời của Đức Gioan Phaolô phải nói là thê thảm hơn, một cuộc sống dưới chế độ Đức Quốc và Cộng Sản, sớm mất mẹ và anh, cuộc thách đố thành công đối với ‘đế quốc độc dữ’ Nga Sô v.v. Đời sống của ngài có những chất liệu rất hay đối với thành phần sản xuất các thứ sách vở hài hước ca tụng.

 

Tôi cho rằng cũng sẽ có những cuốn sách hài hước về giáo hoàng Biển Đức, thế nhưng chúng sẽ không hào hứng bằng. So với Đức Gioan Phaolô thì cuộc đời của ngài là một cuộc đời có tính cách liên tục tuần tự đặc biệt.

 

Ngoại trừ những năm tháng dưới thời Hít Le, cuộc sống của ngài trải qua thời thơ bé vui tươi ở Bavaria, một nhận thức và hoàn tất sớm ơn gọi làm linh mục, một việc làm rất thành công như môä thần học gia, sau đó được thăng phẩm TGM hồng y, rồi qua Rôma. Giờ đây làm giáo hoàng. Đó là một cuộc đời ở trong Giáo Hội và cho Giáo Hội.

 

Với tính cách êm thắm của cá tính mình, cái nổi bật đó là tính cách sinh động nơi đức tin của ngài cũng như cái phong phú nơi tư tưởng của ngài. Tôi đã đề cập đến ngay từ đầu cái dịu dàng nơi cung cách và bình lặng nơi tâm hồn của ngài. Đó không phải là những tính chất xấu để chiếm được một vị thế chính yếu ở một lúc mà đức hiền lành và sự bình tâm bị hụt hẫng này.

 

Tôi chỉ xin thêm một chút nữa là thật là sai lầm khi nghĩ rằng đức hiền lành và sự bình tâm có nghĩa là yếu kém hay không biết mạnh mẽ dứt khoát.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến hôm Thứ Hai 6/6/2005.

 TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ