GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 30/6/2005

NGÀY THÁNH THỂ

 

1) Cử Hành Thánh Thể: Phụng Vụ Thánh Thể - Phần Dâng Lễ

2) 33 vị tân Tổng Giám Mục lãnh nhận giây choàng tông phẩm

3) Lần Hạt Mân Côi bằng Kỹ Thuật Tân Tiến

 

 

Cử Hành Thánh Thể: Phụng Vụ Thánh Thể - Phần Dâng Lễ

Về sự liên hệ mất thiết giữa hai phần chính yếu của Thánh Lễ là Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể, trong Bản Hướng Dẫn “‘Redemptionis Sacramentum’ Về Một Số Vấn Đề Cần Phải Tuân Giữ Hay Tránh Lánh Liên Quan Đến Thánh Thể Cực Linh”, ở khoản số 60, Giáo Hội đã tái khẳng định như sau:

• “Trong việc cử hành Thánh Lễ, Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể được liên kết mật thiết với nhau, và làm thành một tác động thờ phượng duy nhất. Đó là lý do không được phép tách biệt những phần này ra khỏi nhau và cử hành những phần ấy vào những lúc hay những nơi khác nhau (Cf. S. Congregation for Divine Worship, Instruction, Liturgicae instaurationes, n. 2b: AAS 62 [1970] p. 696). Cũng không được phép thực hiện các phần riêng biệt của Thánh Lễ ở những lúc khác nhau trong cùng một ngày”.

Tại sao? Như trên đã cảm nhận:

“Thật vậy, phần Lời Chúa là phần để sửa soạn cho chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu Thánh Thể. Bởi vì, nếu chúng ta không chấp nhận Lời Chúa, như thành phần môn đệ bỏ đi sau khi nghe xong bài giảng về Bánh Hằng Sống (x Jn 6:60,66), thì làm sao chúng ta có thể chấp nhận Thánh Thể của Người, có thể tin rằng Bánh Người ban là chính thịt của Người và phải ăn thịt của Người mới được sự sống (x Jn 6:51), và một khi đã không tin tưởng, không chấp nhận Lời Người, chúng ta cũng sẽ không đời nào lên rước lấy Người.

“Ngoài ra, chính Lời Chúa còn có tác dụng thanh tẩy nữa (x Jn 15:3), vì Lời Chúa như ‘ánh sáng sự sống’ (Jn 8:12) xua tan bóng tối tội lỗi và sự chết trong tâm hồn của chúng ta. Hơn nữa, Lời Chúa giúp chúng ta nhận biết Người, một nhận biết là yếu tố bất khả thiếu và tối quan trọng trong việc nhận lãnh Người trong Bí Tích Thánh Thể”.

Đó là lý do, kết thúc phần Phụng Vụ Lời Chúa, (trước Lời Nguyện Cộng Đồng nếu có), vào các Ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng, cộng đồng dân Chúa cần phải tuyên xưng đức tin của mình bằng Kinh Tin Kính, một tác động đã được bản văn kiện Hướng Dẫn trên đây của Thánh Bộ Phượng Tự vá Bí Tích đã cẩn thận nhắc nhở ở khoản số 69 như sau:

• “Trong Thánh Lễ cũng như trong các cuộc cử hành Phụng Vụ Thánh khác, không được sử dụng một Kinh Tin Kính hay Bản Tuyên Xưng Đức Tin nào khác ngoài những sách phụng vụ đã được chuẩn nhận xứng hợp”.

Với đức tin ấy, cộng đồng dân Chúa tham dự Thánh Lễ tiến vào phần Cực Linh hay Cực Thánh của Thánh Lễ. Đúng vậy, nếu Nhà Tạm trong Cựu Ước được chia ra làm hai phần, Phần Cung Thánh và Phần Cực Thánh (xem Hebrew 9:2-3) thế nào, thì (không kể phần Thống Hối Đầu Lễ có thể được coi như là phần Tiền Đường của Đền Thờ Giêrusalem), Thánh Lễ cũng có 2 phần chính yếu như vậy, đó là phần Phụng Vụ Lời Chúa được coi như Phần Cung Thánh của Nhà Tạm xưa, và phần Phụng Vụ Thánh Thể là Phần Cực Thánh với việc Dâng Lễ, Hiến Lễ và Hiệp Lễ.

Phần Dâng Lễ

Phần Phụng Vụ Thánh Thể được bắt đầu bằng việc dâng của lễ. Ở đây, chúng ta có thể đặt vấn đề về ý nghĩa của bánh và rượu, về lý do tại sao lại là bánh miến và rượu nho mà không phải là những lễ vật khác, cũng như về mối liên hệ giữa của lễ dâng trên bàn thờ bấy giờ với “hoa mầu ruộng đất (hay) sản phẩm của cây nho và lao công của con người”.

Mỗi bí tích đều phải có đủ hai yếu tố mới hiệu thành, đó là chất thể và mô thể. Chẳng hạn nơi bí tích Thánh Thể, chất thể là bánh với rượu và mô thể là lời truyền phép. Mô thể của bí tích Thánh Thể là chính lời Chúa Giêsu phán trên bánh và chén rượu trong Bữa Tiệc Ly, lời được chính các vị chủ tế lập lại khi truyền phép Thánh Thể. Còn chất thể của bí tích Thánh Thể là bánh và rượu, hai chất thể cũng được Chúa Giêsu sử dụng ở Bữa Tiệc Ly khi lập Bí Tích Cực Trọng này. Thế nhưng, các Phúc Âm nhất lãm trình thuật về biến cố thiết lập Bí Tích Thánh Thể này nói riêng và Bữa Tiệc Ly nói chung chỉ đề cập đến chất thể của rượu là rượu nho (x Lk 22:18), chứ không hề đề cập đến chi tiết rõ ràng về chất liệu bánh của bí tích Thánh Thể, chẳng hạn bánh không men, bánh được làm bằng bột mì hay bột nếp v.v.

Về chất thể bánh của bí tích Thánh Thể, có một chi tiết được mặc nhiên hiểu đó là bánh “không men”, vì Chúa Giêsu mừng Lễ Vượt Qua theo lệ của người Do Thái là tục lệ cần phải ăn “bánh không men” (x Ex 12:18,20), một qui lệ được chính Cha Người đặt ra cho dân Do Thái ngay từ khi họ sửa soạn cuộc Vượt Qua của họ từ miền đất nô lệ ở Ai Cập mà về Đất Hứa.

Tính chất không men của chất thể bánh làm nên Thánh Thể Chúa Kitô còn là những gì nhắc nhở thành phần muốn nhận lãnh Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể, hay muốn hiệp thông với Người một cách xứng đáng và trọn vẹn, cần phải có một tâm hồn tinh khiết. Bởi vì, men thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực, liên quan đến gương mù gương xấu, như “men của những người Pharisiêu và Saducê” (Mt 16:6), hay men hư hỏng và gian ác, một thứ men cần phải tránh để trở thành một thứ bánh không men thành tâm và chân thực, như lời Thánh Phaolô Tông Đồ kêu gọi trong Thư Thứ Nhất gửi giáo đoàn Côrintô: “Anh em hãy loại trừ đi thứ men cũ để làm cho anh em trở thành bột mới, thành những tấm bánh không men, vì Chúa Kitô là Cuộc Vượt Qua của chúng ta đã được hy tế. Chúng ta hãy mừng lễ không phải bằng men cũ, men hư hoại và gian ác, mà là bằng tấm bánh không men của lòng thành và chân thực” (x 1Cor 5:7-8).

Ngoài tính chất “bánh không men” của chất thể bánh làm nên Thánh Thể Chúa Kitô như thế, Giáo Hội Công Giáo, trong khoản Giáo Luật 924.2, còn ấn định dứt khoát chất thể bánh này là “bột mì”, chứ không phải một thứ bột nào khác, như bột nếp hay bột năng.

Bởi vì, bột mì được làm nên bởi lúa miến, mà lúa miến là chất thể được Chúa Giêsu sử dụng để ám chỉ về chính bản thân của Người là Vị Thiên Chúa Nhập Thể, Tử Giá và Phục Sinh, khi Người tiên báo về cuộc Vượt Qua của mình như sau: “Đã đến giờ Con Người được vinh hiển. Thày nói thật với các con rằng nếu hạt lúa miến rơi xuống đất không mục nát đi thì nó vẫn còn là một hạt lúa miến. Thế nhưng, nếu nó có mục nát đi nó mới sinh nhiều hoa trái” (Jn 12:23-24). Hạt lúa miến rơi xuống đất đây là biểu hiệu cho biến cố Nhập Thể của Chúa Kitô; hạt lúa miến này bị mục nát đi là hình ảnh ám chỉ cuộc Tử Giá của Người, và việc nó sinh nhiều hoa trái đây ám chỉ Quyền Năng Phục Sinh của Người.

Rượu nho cũng là một biểu hiệu liên quan đến cuộc Tử Nạn của Chúa Kitô nữa (x Is 63:2), vì rượu nho được làm bởi “máy ép nho” (x Is 5:2; Mt 21:33).

Như thế, vì cả bánh miến lẫn rượu nho là hai chất thể, theo ý nghĩa mạc khải, đều liên quan đến Hiến Tế Thập Giá của Chúa Kitô là tất cả những gì nói lên ý nghĩa và bản chất chính yếu của Bí Tích Thánh Thể, mà Giáo Hội Chúa Kitô đã ấn định chọn dùng cho Phụng Vụ Thánh Thể.

Tuy nhiên, bánh và rượu là hai chất thể được biến thành Mình và Máu của Chúa Kitô trên bàn thờ sau lời truyền phép của vị chủ tế ấy không phải tự động mà có, song phải được sản xuất bởi bàn tay của con người nữa. Bởi thế, trong phần truyền phép, việc biến thể từ chất thể bánh “là hoa mầu ruộng đất” và chất thể rượu “là sản phẩm của cây nho” sẽ không thể nào xẩy ra được, nếu thiếu yếu tố “lao công của con người”. Đó là lý do trong phần dâng của lễ, yếu tố chất thể (bánh và rượu) từ thiên nhiên và tiêu biểu cho thế giới tự nhiên, cùng với yếu tố nhân bản (“lao công của con người”) tiêu biểu cho những gì thuộc về thế giới tâm linh, đều được dâng lên “Chúa là Chúa tể càn khôn”, “để trở nên bánh nuôi sống (hay) của uống thiêng liêng cho” con người chúng ta.

Trong phần dâng lễ vật, tuy bề ngoài là chất thể bánh và rượu được dâng lên, nhưng thật ra là “lao công của con người” được dâng lên. Bởi vì, chất thể đó là của Thiên Chúa Hóa Công “đã rộng ban” cho con người để trước hết nuôi sống phần xác con người. Thế nhưng, vì “con người không nguyên sống bởi bánh, mà còn bởi mọi lời từ miệng Thiên Chúa” (Mt 4:4; Deut 8:3), tức “sống cho Thiên Chúa” (Lk 20:38), mà những gì con người hiến dâng cho Vị Thiên Chúa Hóa Công của mình, đặc biệt trong phần dâng lễ đây, chính là tác động họ long trọng chẳng những trả về cho Ngài tất cả những gì sở hữu từ thế giới thiên nhiên được gọi là vốn liếng con người nhận lãnh từ Ngài, mà còn cả số lời từ số vốn liếng ấy nữa, đó là tất cả tấm lòng họ tri ân cảm tạ Ngài, được thể hiện qua những “lao công” họ đã thiện chí nỗ lực để canh tân và biến chế những gì thuộc về họ theo đúng như dự án của Ngài.

Như thế, trong phần dâng lễ vật, Kitô hữu dâng lên Thiên Chúa Hóa Công của mình cả những gì mình có (như được Ngài ban cho từ thế giới thiên nhiên) lẫn những gì mình làm (“lao công” phát xuất từ tấm lòng tri ân cảm tạ), để chúng trở nên những gì mình là theo Thánh Ý của Vị Thiên Chúa là Cha của con người, đó là sự kiện tất cả những gì họ dâng lên đó được Thánh Thần biến đổi, đúng hơn, chính bản thân của họ được Thánh Thần biến đổi nên giống Chúa Kitô, như chất thể bánh và chất thể rượu được Thánh Thần, qua lời truyền phép của vị chủ tế, được biến thành Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô vậy.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL 

 TOP

 

33 vị tân Tổng Giám Mục lãnh nhận giây choàng tông phẩm

Trong Thánh Lễ Trọng Kính Thánh Phêrô và Phaolô hôm Thứ Tư 29/6/2005 tại Đền Thờ Thánh Phêrô, ĐTC BĐXVI đã trao giây choàng tông phẩm (biểu hiệu cho Vị Mục Tử Nhân Lành vác chiên trên vai) cho 33 vị tân tổng giám mục mới được bổ nhiệm năm vừa rồi. Sau đây là danh sách 33 vị:

1.                   Jaume Pujol Balcells, of Tarragona, Spain.

2.                   Bernard Blasius Moras, of Bangalore, India.

3.                   Bruno Forte, of Chieti-Vasto, Italy.

4.                   José Octavio Ruiz Arenas, of Villavicencio, Colombia.

5.                   Santiago García Aracil, of Merida-Badajoz, Spain.

6.                   Pedro Ricardo Barreto Jimeno, of Huancayo, Peru.

7.                   Paolo Mario Virgilio Atzei, of Sassari, Italy.

8.                   Liborius Ndumbukuti Nashenda, of Windhoek, Namibia.

9.                   Anuar Battisti, of Maringa, Brazil.

10.               Ruggero Franceschini, of Izmir, Turkey.

11.               Orani João Tempesta, of Belem do Para, Brazil.

12.               Pablo Lizama Riquelme, of Antofagasta, Chile.

13.               Wilton Gregory, of Atlanta, Georgia, U.S.

14.               Salvatore Nunnari, of Cosenza-Bisignano, Italy.

15.               José Horacio Gómez, of San Antonio, Texas.

16.               Joseph Fiorenza, of Galveston-Houston, Texas.

17.               Joseph Naumann, of Kansas City, Kansas.

18.               Rrok Kola Mirdita, of Tirana-Durres, Albania.

19.               André Vingt-Trois, of Paris.

20.               Ernesto Antolin Salgano, of Nueva Segovia, Philippines.

21.               Giuse Ngô Quang Kiệt, Hà Nội, Việt Nam.

22.               Marcel Honorat Léon Agboton, of Cotonou, Benin.

23.               John Atcherley Dew, of Wellington, New Zealand.

24.               Gabriel Charles Palmier-Buckle, of Accra, Ghana.

25.               Daniel Bohan, of Regina, Saskatchewan.

26.               Malayappan Chinnappa, of Madras and Mylapore, India.

27.               Boniface Lele, of Mombassa, Kenya.

28.               Leopoldo José Brenes Solórzano, of Managua, Nicaragua.

29.               Manuel Ureña Pastor, of Saragossa, Spain.

30.               Eduardo Benes de Sales Rodriguez, Archbishop of Sorocaba, Brazil.

31.               Stanislaw Dziwisz, of Krakow, Poland.

32.               Bernard Nicolas Aubertin, of Tours, France.

33.               Alojzij Uran, archbishop of Ljubljana, Slovenia

                 (riêng vị này được trao tại giáo phận riêng của ngài).

Bá Vũ Ly, theo Zenit ngày 28/6/2005

TOP

 

Lần Hạt Mân Côi bằng Kỹ Thuật Tân Tiến

 

Hôm 28/6/2005, mạng điện toán toàn cầu Zenit đã cho biết ở Barcelona Tây Ban Nha đã có một sáng chế theo kỹ thuật tân tiến để lần hạt Mân Côi. Bộ phận nhỏ bằng cái vòng đựng chụm chìa khóa, một mặt có hình ĐTC GPII với hàng chữ “Rosarium Virginis Mariae - Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria” (nhan đề của bức tông thư mở màn cho Năm Mân Côi 10/2002-2003), đã có bản quyền này được sáng chế bởi Jaume Clavé và Joan Figueras.

 

“Chúng tôi đã thấy rằng sáng chế của chúng tôi được giới trẻ yêu thích vì cái tương phản chất chứa nơi việc áp dụng điện tử vào một điều cổ như kinh mân côi”, Jaume Clavé đã nhận định như thế.

 

Bộ phận lần hạt Mân Côi này có một nút bấm để người đọc có thể tự động bấm số kinh. Sau khi đọc mỗi Kinh Kính Mừng thì nhấn vào nút này và thấy bộ phận hơi rung chuyển. Tới kinh Kính Mừng cuối mỗi chục thì không việc rung chuyển không còn nữa, cho biết là đã hết một mầu nhiệm. Và kết thúc 50 kinh, nút bấm không hoạt động nữa để báo hiệu là đã xong 5 mầu nhiệm.

 

Hai sáng chế viên cho biết bộ phận này không thay thế cho tràng chuỗi mân côi vẫn thường dùng. Thế nhưng, theo Clavé thì: “ở một số trường hợp nó giúp cho việc lần hạt mân côi được dễ dàng hơn nhiều, kín đáo hơn và hiển nhiên là ít chú ý hơn. Nói chung, không dễ gì có tràng hạt trong tay được. Bộ phận này có thể đeo ở cổ hay đặt trên bàn, để người ta được tự do dùng tay làm việc thường quen. Nó cũng rất hữu ích cho các chuyến đi xa hay sinh hoạt ngoài nhà vì nó có thể kín đáo mang theo trong túi. Ý hướng của chúng tôi là khuyến khích nhiều người lần hạt mân côi, nếu không hoàn toàn, thì ít là một chục như thường thấy”.

 

Tâm Phương

 TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ