GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 6/6/2005

 

1) Huấn Từ Truyền Tin 5/6/2005 Chúa Nhật X Quanh Năm về Thánh Tâm Chúa và Khiết Tâm Mẹ

2) Các Hội Đoàn Thánh Mẫu Ý quốc cùng nhau tôn vinh Mẹ Maria dịp Lễ Kính Trái Tim Mẹ 4/6/2005 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

3) ĐTC Biển Đức XVI: Sứ Điệp gửi cho UNESCO, Cơ Quan LHQ đặc trách về Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa

  

 

  

Huấn Từ Truyền Tin 5/6/2005 Chúa Nhật X Quanh Năm về Thánh Tâm Chúa và Khiết Tâm Mẹ

Anh Chị Em thân mến!

Thứ Sáu vừa rồi, chúng ta cử hành lễ trọng kính Thánh Tâm Cực Trọng Chúa Giêsu, một việc tôn sùng chính yếu phát xuất từ thành phần Kitô hữu. Theo ngôn ngữ thánh kinh thì “con tim” biểu hiệu cho tâm điểm của con người, nơi tập trung các cảm thức cùng với những ý hướng của họ. Nơi trái tim của Đấng Cứu Chuộc, chúng ta tôn thờ tình Thiên Chúa yêu thương loài người, ý muốn cứu độ phổ quát của Ngài, tình thương vô cùng của Ngài. Bởi thế mà việc tôn thờ Thánh tâm Chúa Kitô nghĩa là tôn thờ trái tim mà sau khi đã yêu thương chúng ta đến cùng, bị đâm thâu bởi lưỡi đòng, và từ thập giá trên cao đã đổ máu và nước ra, nguồn mạch bất tận của sự sống mới.

Lễ Thánh Tâm này vẫn là Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Việc Thánh Hóa Hàng Linh Mục, một dịp nguyện cầu thuận lợi để hàng giáo sĩ không yêu chuộng gì hơn tình yêu Chúa Kitô. Hết lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Kitô là Chân Phước Giovanni Battista Scalabrini, giám mục và là quan thày của những người di dân, vị chúng ta mừng kỷ niệm 100 năm cái chết của ngài hôm 1/6. Ngài đã thành lập Chư Thừa Sai nam nữ của Thánh Charles Borromeo được gọi là tu sĩ dòng “Scalabrini”, để loan báo Phúc Âm cho thành phần di dân Ý quốc.

Nhắc lại vị đại giám mục này, tôi nghĩ đến những ai xa cách quê cha đất tổ của mình và thường cũng cách xa cả gia đình của mình nữa; tôi hy vọng rằng họ sẽ luôn luôn gặp được những người bạn cùng những tấm lòng trên bước đường của họ, thành phần có thể nâng đỡ họ trong những khó khăn mỗi ngày.

Chắc chắn là trái tim giống trái tim Chúa Kitô nhất là trái tim Mẹ Maria, Người Mẹ Vô Nhiễm của Người, và chính vì lý do này phụng vụ đã khuyến khích việc chúng ta tôn sùng Mẹ. Đáp lại lời kêu gọi của Đức Mẹ Fatima, chúng ta hãy hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là trái tim chúng ta đã đặc biệt chiêm ngưỡng hôm qua toàn thế giới để nó cảm nghiệm được tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa và hòa bình thực sự.


 

TOP

 

Các Hội Đoàn Thánh Mẫu Ý quốc cùng nhau tôn vinh Mẹ Maria dịp Lễ Kính Trái Tim Mẹ 4/6/2005 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

Hằng năm, theo thông lệ, Phong Trào Tông Đồ Fatima Thế Giới ở Ý cử hành Lễ Kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria hằng năm tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma, “Thế nhưng, năm nay”, theo ĐGM Diego Bona, chủ tịch phong trào ở Ý này cho biết, “lễ này được tổ chức đặc biệt long trọng” vì có sự tham gia của nhiều hội đoạn Thánh Mẫu nữa.

 

Vào Thứ Bảy là ngày cử hành Lễ này, vị giám mục chủ tịch cho biết, mở đầu là cuộc nghênh đón “bức ảnh đáng kính Trinh Nữ thánh du của Đền Thánh Fatima”. Bức ảnh này sẽ được “tín hữu nghênh đón ở nhiều phần đất khác nhau tại Ý quốc” và “bằng việc hiệp thông nguyện cầu cũng như sùng mộ chân thành, sâu xa và thảo kính”.

 

ĐTGM Angelo Comastri sẽ hướng dẫn việc suy niệm cầu kinh mân côi trước Thánh Lễ, một Thánh Lễ do ĐHY Camillo Ruini chủ tế. Sau Thánh Lễ tín hữu sẽ đọc lời cầu cùng Mẹ Maria là Mẹ sinh linh, lời nguyện kết thúc thông điệp “Phúc Âm Sự Sống” của Đức Gioan Phaolô II.

 

ĐGM Bona chủ tịch Đạo Binh Xanh Ý Quốc này cho biết lễ này là một lễ có một truyền thống lâu đời, một truyền thống “được đẩy mạnh bởi biến cố Fatima (1917), thời điểm mà trong những lần hiện ra của Đức Trinh Nữ, ba tiểu mục đồng đã được nghe thấy những lời sau đó được vang đi khắp thế giới, đó là lời ‘Chúa Giêsu muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới” (13/6); “Mẹ sẽ đến xin hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”, “Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng” (13/7).

 

Sứ điệp Fatima đã được truyền bá khắp thế giới và là sứ điệp được Đức Gioan Phaolô II nói rằng: ‘Nếu Giáo Hội công nhận sứ điệp Fatima là vì sứ điệp này chất chứa một sự thật và một lời kêu gọi chính yếu của Phúc Âm’”.

 

Thật vậy, có khoảng 6 ngàn người thuộc 30 hội đoàn Thánh Mẫu đã tập trung lần đầu tiên tại Đền Thờ Thánh Phêrô để hợp nhau cầu nguyện và suy niệm về sứ điệp Fatima hôm Thứ Bảy 4/6/2005, Lễ kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

Cuộc gặp gỡ này đã được bắt đầu bằng bài diễn từ của cha Gabriele Amorth, nhà trừ quỉ thuộc Giáo Phận Rôma, vị đã nhấn mạnh, bằng những gương mẫu, đến việc tận hiến cho Mẹ Maria là cách thức để thuộc về Chúa Kitô một cách sâu xa hơn nữa.

Sau khi chầu Thánh Thể và cầu kinh mân côi, do ĐTGM Angelo Comastri, tổng đại diện Quốc Đô Vatican, hướng dẫn, là Thánh Lễ trọng thể do ĐHY Camillo Ruini, đại diện ĐTC ở Giáo Phận Rôma, chủ tế. Thánh Lễ bao gồm cả nghi thức tận hiến cho Mẹ.


 

TOP
 

 

ĐTC Biển Đức XVI: Sứ Điệp gửi cho UNESCO, Cơ Quan LHQ đặc trách về Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa

Hôm Thứ Năm 2/6/2005, sứ điệp của ĐTC Biển Đức XVI gửi cho ĐHY Jean-Louis Tauran, vị đại diện cho Tòa Thánh ở Paris tham dự cuộc hội luận về chủ đề “Văn Hóa, Lý Trí và Tự Do” để tưởng niệm 25 năm Đức Gioan Phaolô II viếng thăm Cơ Quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) của Liên Hiệp Quốc.

Trong sứ điệp gửi cho vị thủ văn khố và thủ thư viện của Giáo Hội Rôma này, ĐTC nhận định là “việc công nhận cả thể nhờ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị mà với kinh nghiệm bản thân và về văn hóa của mình, bao giờ cũng nhấn mạnh đến, trong các giáo huấn của ngài vị thế chính yếu bất khả thay đổi của con người cũng như của phẩm giá cốt yếu của họ, nguộc gốc của tất cả mọi quyền lợi bất khả tước đoạt của họ. 25 năm trước đây, vì Giáo Hoàng này đã tuyên bố ở tổng hành dinh UNESCO là ‘về lãnh vực văn hóa, con người bao giờ cũng là đệ nhất: con người là sự kiện nguyên khởi và nồng cốt của văn hóa’”.

Thế rồi Đức Giáo Hoàng đương kim đã âm vang những lời của Đức Gioan Phaolô II vào hôm ấy, khi mà, ở UNESCO, ngài đã nhắc nhở thành phần đối thoại của mình về trách nhiệm của họ: “Hãy xây dựng hòa bình bằng việc bắt đầu từ nền tảng, ở chỗ, tôn trọng tất cả mọi quyền lợi của con người, những quyền lợi liên hệ tới chiều kích thể lý và kinh tế của họ cũng như những quyền lợi liên quan tới chiều kích thiêng liêng và nội tại nơi cuộc sống của họ ở trên đời này”.

Ngài cũng cắt nghĩa lý do tại sao Tòa Thánh là một quan sát viên thường trực ở UNESCO, một cơ quan cần phải được coi như là “Công Đường của Những Thứ Tri Thức và Lương Tâm”: “Cái thách đố Giáo Hội hằng gặp phải đó là việc loan truyền tính cách mới mẻ có khả năng giải phóng của Phúc Âm cho hết mọi người, là nâng cao mức sống của họ lên trong hết mọi sự làm nên việc họ hiện hữu cũng như thể hiện nhân tính của họ”.

“Sứ mệnh này, một sự mệnh Giáo Hội lãnh nhận từ Chúa Kitô, chi phối sâu xa tới dự án của quí vị và chứng thực rõ ràng sự kiện là Tòa Thánh bao giờ cũng mong muốn, qua sự hiện diện của vị quan sát viên thường trực, tham gia vào việc suy tư và dấn thân của quí vị”.

Giáo Hội Công Giáo sẽ tiếp tục “vận dụng năng lực của mình, những năng lực trên hết có bản chất thiêng liêng, để cộng tác vào thiện phúc của con người về tất cả mọi chiều kích của cuộc sống họ”.

Lập lại mối quan tâm của Tòa Thánh đối với cũng như việc tham gia của Tòa Thánh vào hoạt động của UNESCO, qua vị quan sát viên thường trực của mình tại cơ quan này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói tiếp: “Trong một thế giới vừa triển phát vừa phân rẽ, mà thường chiều theo những đòi hỏi mãnh liệt của việc toàn cầu hóa về các mối liên hệ kinh tế, nhất là các mối liên hệ tín liệu, thì ở những tầm cấp cao nhất cần phải vận động những năng lực về tri thức để các quyền lợi về giáo dục và văn hóa được nhìn nhận, nhất là ở các quốc gia nghèo khổ nhất. Trong một thế giới mà con người cần phải họ chỏi hơn nữa để nhìn nhận và tôn trọng anh chị em mình, thì Giáo Hội muốn góp phần của mình vào việc phục vụ cộng đồng nhân loại, trong lúc cho thấy… mối liên hệ ràng buộc mỗi người với Đấng Hóa Công của tất cả mọi sự sống và là nguồn mạch của phẩm giá bất khả tước đoạt của mỗi người, từ khi được thụ thai cho tới khi tự nhiên kết liễu cuộc sống.

Những cuộc họp hội luận này được chủ tọa bởi vị viện trưởng Học Viện Công Giáo Paris, cũng như bởi Đức Ông Francesco Follo, vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở UNESCO. Đức Ông này đã cho biết rằng trong chuyến viếng thăm cơ quan này của mình, ĐTC GPII đã đọc bài diễn văn nói rằng “có thể xây dựng một tân thế giới với tình trạng phát triển và kinh tế mang dung nhan con người và những quyền lợi của con người cùng với luật lệ quốc tế được chi phối bởi lý lẽ của bác ái và đoàn kết”.

 

TOP
 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ