GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 8/6/2005

 

1) Những Tiến Triển về Mối Liên Hệ giữa Tòa Thánh Vatican và Nga Sô: Vấn đề hoàn toàn bang giao với nhau đang được bàn tới

2) Ghi danh tham dự ngày giới trẻ sẽ bị sát hạch về Giáo Lý

3) ĐTC Biển Đức XVI: Vị Giáo Hoàng của Bữa Tiệc Ly với lòng tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể

4) ĐTC Biển Đức XVI với TRÁI TIM CHÚA GIÊSU BIỂU LỘ TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
 

 

Những Tiến Triển về Mối Liên Hệ giữa Tòa Thánh Vatican và Nga Sô: Vấn đề hoàn toàn bang giao với nhau đang được bàn tới


Tòa Thánh Vatican loan báo rằng: quan hệ ngoại giao toàn diện giữa Nga và Tòa Thánh có nhiều khả năng trong một tương lại gần .

ĐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh Vatican, đã gặp gỡ ngoại trưởng Liên Bang Sô Viết Sergei Lavrow ngày hôm nay, 7/6/2005.

Phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican là ông Joaquín Navarro Valls đã cho biết trong một bản tường trình sau cuộc họp này rằng: "Buổi họp ấy nhấn mạnh đến những mối quan hệ thân thiện và khả năng có thể phát triển hơn nữa những mối quan hệ đôi bên ấy".

Tòa Thánh có quan hệ một cách đặc biệt với Liên Bang Sô Viết và với Tổ Chức Giải Phóng Palestine. Hai thực thể này chưa có sự quan hệ toàn diện với Tòa Thánh như Tòa Thánh có được với 172 nước khác.

Về những diễn tiến trong tương lai, ông Navarro Valls cho biết là "Ngoại trưởng Lavrov đã mời ĐTGM Giovanni Lajolo, vị bí thư đặc trách liên hệ với chư quốc của Tòa Thánh, đến Moscow vào mùa thu năm tới".

ĐTGM Lajolo cũng đã tham dự buổi họp này, như vị lãnh sự Nga Vitaly Litvin ở Tòa Thánh cũng có mặt trong buổi họp vậy.

Vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh còn cho biết thêm: "Buổi họp đã trao đổi các quan điểm về những mối quan hệ song phương giữa Tòa Thánh và Nga cũng như về tình hình quốc tế, cách riêng về việc trao đổi giữa các nền văn hóa và về việc cộng tác giữa các tổ chức quốc tế với nhau”.


Trần Đại, dịch theo Zenit ngày 7/6/2005

 

 

TOP

 

Ghi danh tham dự ngày giới trẻ sẽ bị sát hạch về Giáo Lý

Giới trẻ đang xin nhập cảnh để tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Đức nên học hỏi về Giáo Lý.

Theo dự đoán thì sẽ có hơn một triệu các bạn trẻ tham dự biến cố này vào tháng 8 tới đây, và chính phủ Đức muốn bảo đảm vấn đề di dân bất hợp pháp không có trong thành phần giới trẻ tham dự này, nhất là từ các xứ sở vùng Balkans.


Các tòa đại sứ Đức ở hải ngoại đã soạn thảo một bài trắc nghiệm để loại ra những thành phần hành hương thực sự với những kẻ muốn lợi dụng qui chế cấp chiếu khán nhập cảnh nhanh chóng này.

Trong những điều được hỏi, bản vấn đáp này đặt ra những vấn đề như Chúa Giêsu chết ra sao và khi nào, bảy mối tội đầu và bảy phép bí tích . Số điểm đậu là 70.


Trần Đại, dịch theo Zenit ngày 7/6/2005
 

TOP

 

 

ĐTC Biển Đức XVI: Vị Giáo Hoàng của Bữa Tiệc Ly với lòng tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể

 

Đúng như đã dự đoán trên chương trình phát thanh Tin Mừng Sự Sống www.tinmungsusong.org  ngày Thứ Sáu 15/4/2005 (106.3 FM từ 9 đến 9 giờ 30 Thứ Sáu hằng tuần) về vị tân giáo hoàng, khi mật nghị hồng y bầu tân giáo hoàng vào ngày Thứ Hai 18/4/2005 chưa xẩy ra, đó là vị tân giáo hoàng sẽ là “vị giáo hoàng của bữa tiệc ly… liên quan đến hiệp nhất Kitô giáo” (Nguyệt San Hiệp Nhất số 150, 6/2005, trang 38).

 

Thứ nhất, là vì giáo triều của ngài mở màn vào ngay giữa Năm Thánh Thể, như chính ngài đã minh nhiên khẳng định trong sứ điệp gửi hồng y đoàn vào cuối thánh lễ tại nguyện đường Sistine hôm Thứ Tư 20/4, tức sau ngày được bầu làm vị giáo hoàng thứ 265 của Giáo Hộị Ngài nói:

 

·        Giáo triều của tôi, một cách hết sức ý nghĩa, được mở màn vào lúc Giáo Hội đang sống một năm đặc biệt giành cho Thánh Thể. Làm sao tôi lại không thấy được cái trùng hợp được quan phòng này một yếu tố cần phải đánh dấu thừa tác vụ tôi đã được kêu gọi thi hành đâỷ Thánh Thể, tâm điểm của đời sống Kitô hữu và là nguồn mạch của sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội, chắc chắn bao giờ cũng phải là tâm điểm và là nguồn mạch cho sứ vụ thừa kế Thánh Phêrô đã được trao phó cho tôi”.

 

Thứ hai, là vì ngài chủ trương ưu tiên đệ nhất của giáo triều ngài là vấn đề hiệp nhất Kitô giáo, vấn đề được Chúa Giêsu nguyện ước ở cuối Bữa Tiệc Lý, cũng là vấn đề được chính ngài đã minh định trong cùng một sứ điệp trên đâỵ Ngài nói:

 

·        “Bởi vậy, bằng tất cả ý thức và vào lúc mở đầu cho thừa tác vụ của mình ở Giáo Hội Rôma là nơi Thánh Phêrô đã tắm máu, vị Thừa Kế này lãnh nhận, như là quyết tâm chính yếu của mình, quyết tâm không ngừng hoạt động hướng đến việc tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình của tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô. Đó là tham vọng của ngài, đó là nhiệm vụ bó buộc của ngàị Ngài biết rằng, để làm điều này, những bày tỏ về cảm tình thiện cảm mà thôi chưa đủ. Cần phải có những cử chỉ cụ thể để thấm nhập các tâm hồn và đánh động lương tâm, phấn khích mọi người tiến đến chỗ hoán cải nội tâm là điều căn bản cho tất cả mọi thứ tiến bộ trên con đường đại kết”.

 

Thứ ba, là vì, trong khi Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng “vui mừng và hy vọng” của Giáo Hội trong thế  giới tân tiến thực hiện chuyến tông du đầu tiên ngoài Rôma trong Nước Ý là Đền Thánh Phanxicô ở Assisi ngày 5/11/1978, thì chuyến tông du đầu tiên ngoài thành Rôma trong Ý quốc của vị tân giáo hoàng Biển Đức XVI của chúng ta đây là chuyến đi Bari để bế mạc Hội Nghị Thánh Thể ở Ý vào Chúa Nhật 29/5/2005, như ngài đã đề cập tới trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi 22/5/2005 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Ngài nói:

 

·        “Với niềm hy vọng sẽ đích thân đến Bari vào Chúa Nhật tới đây để cử hành Thánh Thể, giờ đây tôi xin liên kết bản thân mình một cách thiêng liêng với biến cố quan trọng này của giáo hội”.

 

Thứ bốn, là vì, trong những ngày đầu tiên của giáo triều mình, ngài đã thúc giục hết mọi người, nhất là giáo sĩ hãy sốt sắng cử hành mầu nhiệm Thánh Thể.

 

Trước hết, đối với hết mọi người, trong sứ điệp ngỏ cùng hồng y đoàn ngày 20/4/2005, ngài đã kêu gọi:

 

“Bởi thế, trong năm nay, Lễ Trọng Kính Mình Thánh Chúa Kitô cần phải được cử hành một cách hết sức đặc biệt. Thánh Thể sẽ là trọng tâm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Cologne vào Tháng Tám, và của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ vào Tháng Mười, một thượng nghị sẽ bàn đến đề tài ‘Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tuyệt Đỉnh của Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hộí. Tôi xin hết mọi người hãy gia tăng vào những tháng tới đây lòng yêu mến và việc sùng kính đối với Chúa Giêsu Thánh Thể và thể hiện một cách can đảm tỏ tường sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô, trước hết, qua những việc cử hành một cách long trọng và đúng đắn”.

 

Trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi 22/5/2005, ngài cũng đã kêu gọi mọi người rằng:

 

·        Chúng ta chiêm ngưỡng mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa bằng việc long trọng tham dự Thánh Thể chí thánh, bí tích Mình Máu Chúa Kitô là hiện thực hiến tế cứu chuộc của Ngườị Bởi thế, hôm nay, lễ Ba Ngôi Chí Thánh, tôi hân hoan gửi lời chào đến thành phần tham dự viên hội nghị Thánh Thể của Giáo Hội Ý được khai mạc từ hôm qua ở Barị Ở tâm điểm của năm giành kính Thánh Thể này, dân Kitô giáo qui tụ lại quanh Chúa Kitô hiện diện nơi Bí Tích Cực Thánh là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của mình. Đặc biệt là mỗi giáo xứ được kêu gọi để tái khám phá ra cái vẻ đẹp của Chúa Nhật là ngày của Chúa, ngày mà thành phần môn đệ của Chúa Kitô lập lại nơi Thánh Thể mối hiệp thông với Đấng ban ý nghĩa cho niềm vui và sự kiệt lực của họ mỗi ngàỵ ‘Chúng ta không thể sống nếu không có Chúa Nhật’, các Kitô hữu tiên khởi đã tuyên bố như thế, cho dù họ có bị thiệt mạng sống, và đây là những gì ngày nay chúng ta được kêu gọi để lập lại”.

 

Sau nữa, đối với riêng giáo sĩ, ngài đã kêu gọi các vị khi gặp gỡ hàng giáo sĩ thuộc giáo phận Rôma vào ngày Thứ Sáu 13/5/2005 tại Đền Thờ Latêranô

 

·        Tôi đặc biệt xin các vị linh mục thực hiện điều ấy, những vị giờ đây tôi đang hết lòng quí mến nghĩ đến vào lúc này đâỵ Thừa tác vụ linh mục được phát sinh từ Nhà Tiệc Ly, cùng với Thánh Thể, như vị tiền nhiệm đáng kính Gioan Phaolô II của tôi đã nhiều lần nhấn mạnh đến. ‘Đời sống linh mục cần phải đặc biệt có một ‘dạng thức Thánh Thể’, ngài đã viết như thế trong Bức Thư cuối cùng của ngài cho Ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Việc sốt sắng cử hành hằng ngày Thánh Lễ, tâm điểm của đời sống và sứ vụ của hết mọi vị linh mục, là những gì góp phần vào việc đạt được mục đích ấy”.

 

Thế rồi, trong huấn từ ngỏ cùng hàng giáo sĩ Rôma vào ngày Thứ Sáu 13/5/2005 tại Đền Thờ Latêranô, ngài đã khuyên giục các vị theo gương sống Thánh Thể của Đức Gioan Phaolô II như sau:

 

·        Do đó, tôi muốn lập lại cùng quí huynh trong hàng giáo sĩ thân mến những lời không thể quên được của Đức Gioan Phaolô II: ‘Thánh Lễ là tâm điểm trên hết của đời sống tôi và của mỗi ngày tôi sống’ (Ađress at a Symposium in honor of the 30th anniversary of the Decree "Presbyterorum Ordinis," Oct. 27, 1995, n. 4; L'Osservatore Romano English edition, Nov. 15, 1995, p. 7). Mỗi một người trong chúng ta làm sao để có thể nói những lời ấy như là những lời của mình: Thánh Lễ là tâm điểm trên hết của đời sống tôi và của mỗi ngày tôi sống…

 

Như thế, vấn đề bỏ giờ ra sống trước nhan Chúa bằng việc nguyện cầu là một ưu tiên mục vụ thực sự; nó không phải là một thứ thêm thắt vào hoạt động mục vụ: ở trước nhan Chúa là một ưu tiên mục vụ và phải nói là một ưu tiên quan trọng nhất. Đức Gioan Phaolô II đã cho chúng ta thấy điều này một cách cụ thể và rạng ngời nhất qua tất cả mọi hoàn cảnh sống và thi hành thừa tác vụ của ngài.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

 

ĐTC Biển Đức XVI với TRÁI TIM CHÚA GIÊSU BIỂU LỘ TÌNH YÊU THIÊN CHÚA

 

Truyền thống Giáo Hội đặc biệt tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, và tháng 6 hằng năm được dành riêng để tôn sùng và yêu mến Thánh Tâm Chúa. Đây là tháng dành cho tình yêu Thiên Chúa, biểu tượng được nhìn thấy qua Thánh Tâm Chúa Giêsu, một trái tim đã bị lưỡi đòng của Longchinô đâm thủng sau khi đã trút hơi thở cuối cùng trên thập tự giá. Qua vết đòng ấy, Trái Tim Chúa đã biểu lộ tình yêu Thiên Chúa như lời Đức Bênêđíctô XVI. Sau đây là huấn từ Ngài ban cho khánh hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô tại La Mã, ngày 5 tháng 6 năm 2005:

 

“Anh chị em thân mến,

 

Thứ Sáu vừa qua, chúng ta đã cử hành long trọng lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, lòng sùng mộ đã bén rẽ sâu nơi mỗi Kitô hữu. Trong từ ngữ thánh kinh “trái tim” chỉ về trung tâm điểm của một người, nơi ngự trị của những tình cảm và ý muốn. Trong trái tim của Đấng Cứu Thế, chúng ta tôn thờ tình yêu nhân loại của Thiên Chúa, ý muốn cứu độ toàn thể nhân loại của Ngài, lòng thương xót vô biên của Ngài. Tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, do đó, còn có nghĩa là tôn kính trái tim mà sau khi đã yêu chúng ta cho đến cùng, đã bị đâm thủng bởi lưỡi đòng, và từ nơi cao trên thập giá, đã đổ máu và nước, một nguồn mạch vô tận của đời sống mới.

 

Lễ kính Thánh Tâm Chúa còn là Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho sự thánh thiện của các linh mục, cơ hội thuận lợi cầu xin để các vị tư tế không tìm gì ngoài tình yêu của Đức Kitô. Một gương mẫu của sự tận hiến toàn vẹn cho Thánh Tâm Chúa Cứu Thế là Chân Phước Giovanni Battista, Giám Mục và là quan thầy của những người di dân, mà chúng ta vừa mừng kỷ niệm bách chu niên ngày ngài qua đời vào ngày 1 tháng 6. Ngài đã sáng lập Hội Truyền Giáo Thánh Charles Borromeo nam và nữ, được biết như một “Scalabrini”, để phổ biến Tin Mừng cho những người di dân Ý.

 

Nhắc lại vị Giám Mục cao cả này, tâm tư tôi vươn tới tất cả những ai đang sống xa gia đình và xa quê hương. Tôi cầu xin để trên bước đường di dân của họ, luôn gặp được những người bạn tốt và sự tiếp đón tận tình của những người có khả năng giúp đỡ họ trong những khó khăn của cuộc sống thường ngày.

 

Chúng ta không nghi ngờ, một trái tim giống trái tim Chúa nhất là trái tim của Mẹ Maria, người mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội của ngài, và vì lý do rõ ràng ấy, phụng vụ đã giới thiệu người với lòng tôn sùng của chúng ta. Đáp ứng lại lời kêu gọi của Mẹ Maria, chúng ta hãy ký thác trong Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của mẹ, mà chúng ta vừa long trọng cử hành hôm qua, toàn thể thế giới để thế giới này có thể cảm nghiệm được tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa và một nền hòa bình chân chính”.

 

Lạy Trái Tim Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Xin uốn lòng chúng con nên giống trái tim Chúa. Xin cho chúng con được lặn chìm trong biển tình yêu bao la của Chúa. Và xin đốt lòng chúng con cháy lên ngọn lửa yêu mến Chúa, để chúng con hăng say làm chứng nhân cho tình yêu ấy, giữa một thế giới đang đau khổ, hận thù, chém giết, và hủy diệt vì vắng bóng tình yêu. 

 

Trần Mỹ Duyệt dịch theo Zenit ngày 5/6/2005

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ