GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 8/7/2005

 

1) Khủng Bố tấn công Luân Đôn: Phản Ứng của G8; ĐTCBĐXVI gửi Điện Tín Phân Ưu; Thành Phần Chủ Mưu Công Nhận Trách Nhiệm

2) Thượng Nghị G8: Diễn Hành Yêu Cầu, Nội Dung Bàn Luận và Tòa Thánh Lên Tiếng

3) ĐHY O’Brien: Diễn Từ ngỏ lời với cuộc diễn hành trước Thượng Nghị G8“ – “Hãy Thực Hiện một Cuộc Lịch Sử cho Tình Trạng Nghèo Khổ!”

4) Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Giảm Nợ Nần Quốc Tế

 

 

Khủng Bố tấn công Luân Đôn: Phản Ứng của G8; ĐTCBĐXVI gửi Điện Tín Phân Ưu; Thành Phần Chủ Mưu Công Nhận Trách Nhiệm
 

story.liverpoolst.ap.jpg

Sáng nay, Thứ Năm, 7/7/2005, Luân Đôn, nơi mới hôm trước vừa ăn mừng vì đã được chọn (lần thứ hai từ năm 1948) làm nơi tổ chức Thế Vận Hội năm, 2012, qua mặt Nữu Ước Hoa Kỳ, Moscow Nga, Paris Pháp, và Maní Tây Ban Nha, đã trở thành mục tiêu cho khủng bố tấn công, vào ngay thời điểm ngày họp thứ hai của Thượng Nghị G8 do Hiệp Vương Quốc (United Kingdoms of Britain) điều hợp tại đất nước của mình. Các vị lãnh đạo quyết định vẫn tiến hành cuộc thượng nghị này dù Thủ Tướng Tony Blair có vắng mặt vì tai biến khủng bố xẩy ra.

 

story.witness2.ap.jpg

Sau đây là diễn tiến của cuộc khủng bố tấn công: 9 giờ 15 phút sáng, Cảnh Sát Lưu Thông Hiệp Vương Quốc thông báo tin một vụ nổ đã xẩy ra ở khu vực tài chính Luân Đôn trong địa điểm gần trạm xe lửa Liverpool. 9 giờ 41 Đường Hầm Luân Đôn tường trình là có một cuộc nổ thứ hai xẩy ra ở trạm xe hầm phía tây bắc Luân Đôn. 10 giờ 46 phút, một nhân chứng cho cơ quan Sky News của Hiệp Vương Quốc biết rằng người này đã nghe thấy một cuộc nổ khác ở Russell Square. 11 giờ 15, Cảnh sát tuyên bố là có tất cả 6 vụ nổ ở Luân Đôn. 1 giờ 22 chiều cảnh sát cho biết thêm có một trái bom trên chiếc xe lửa ở đường hầm Edgware Road đã bùng nổ khi có một chiếc xe lửa khác băng ngang qua làm cho cả hai chiếc đều bị nạn. Vào lúc 2 giờ 38 chiều, các nguồn tin của cơ quan an ninh cho biết có ít là 40 người đã bị thiệt mạng, và các bệnh viện cho biết con số bị thương lên đến ít là 300 nạn nhân.
 

story.mayorsingapore.ap.jpg

Thị Trưởng Luân Đôn là Livingstone, đang ở Nam Dương bấy giờ, nơi ông đang cử hành việc thành công trong việc Luân Đôn được chọn làm nơi tổ chức Thế Vận Hội 2012, đã vội vàng về ngay Luân Đôn, và tuyên bố với phóng viên báo chí rằng:

“Tôi muốn nói một điều duy nhất: đây không phải là một cuộc khủng bố tấn công thành phần quyền uy hay thành phần thế lực, nó không nhắm vào các vị tổng thống hay thủ tướng, nó nhắm vào dân chúng làm việc bình thường ở Luân Đôn. Đó không phải là một ý hệ, đó thậm chí càng không phải là một đức tin bại hoại nữa, mà là một cuộc sát hại hàng loạt. Chúng tôi biết mục tiêu của việc này là gì. Họ tìm cách chia rẽ Luân Đôn. Tôi tin chắc là đây là một cuộc khủng bố tấn công”.
 

vert.blair.no10.jpg

Các vị lãnh đạo thuộc đệ nhất bát cường đang họp ở Tô Cách Lan cũng đồng thanh lên án hành động khủng bố tấn công này, lời tuyên bố được Thủ Tướng Tony Blair đọc nguyên văn như sau:

“Chúng tôi lên án những cuộc tấn công hoàn toàn dã man này. Chúng tôi xin gửi lời phân ưu sâu xa của chúng tôi tới các nạn nhân và gia đình của họ. Tất cả mọi xứ sở của chúng ta đã từng chịu ảnh hưởng của nạn khủng bố. Những ai gây ra những cuộc khủng bố không tôn trọng sự sống con người. Chúng tôi hi65p nhất quyết tâm đương đầu và chiến thắng nạn khủng bố này là nạn tấn công không phải một quốc gia mà là tất cả mọi quốc gia cũng như dân chúng văn minh ở khắp mọi nơi.

“Chúng tôi sẽ không để cho cuộc bạo động này làm thay đội các xã hội của chúng ta hay những giá trị của chúng ta, chúng ta cũng sẽ không thôi thực hiện cuộc thượng nghị này. Chúng tôi sẽ tiếp tục quyết định của mình cho lợi ích của một thế giới tốt đẹp hơn. Tại cuộc thượng nghị này, thành phần lãnh đạo thế giới đang cố gắng để chiến đấu với nạn nghèo khổ trên thế giới cũng như để cứu vớt cùng cải tiến sự sống con người.

“Thành phần thủ phạm của các cuộc tấn công hôm nay có ý định hủy hoại sự sống của con người. Thành phần khủng bố sẽ không thành công được. Những cuộc nổ bom hôm nay sẽ không làm suy yếu đi một chút nào việc chúng tôi quyết tâm chấp nhận những nguyên tắc sâu xa nhất của xã hội chúng ta và việc chiến thắng những kẻ muốn áp đặt cái cuống tín và cực đoan của họ trên tất cả chúng ta. Chúng ta sẽ chiến thắng và họ sẽ bị thua bại”.

Nghe tin này, ĐTC BĐXVI đã ngưng việc làm, vào nguyện đường của mình để cầu nguyện, và sau đó, qua đức hồng y quốc vụ khanh Angelo Sodano, ngài đã gửi điện tín cho ĐHY Cormac Murphy O’Connor, TGM Westminster Luân Đôn, nội dung nguyên văn như sau:

“Với lòng sâu xa buồn thảm về tin tức khủng bố tấn công ở trung tâm thành phố Luân Đôn, ĐTC đã dâng lời sốt sắng nguyện cầu cho các nạn nhân cũng như cho tất cả những ai đang thương khóc. Trong khi ngài tỏ ra tiến xót về những hành động dã man phạm đến loài người này, ngài cũng xin huynh hãy chuyển đến các gia đình của thành phần bị thương tích việc ngài gắn bó thiêng liêng của ngài vào giây phút sầu thương đây. Ngài kêu xin Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể ban niềm an ủi cho nhân dân Hiệp Vương Quốc trong những trường hợp như thế”.

“Nhóm Tổ Chức Bí Mật của al Qaeda Thánh Chiến Quân ở Âu Châu” đã phổ biến lời tuyên nhận trách nhiệm đã gây ra vụ khủng bố tấn công ở Luân Đôn vào ngày song thập 2005 này, lời tuyên bố này được phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu của thành phần cực đoan Hồi Giáo.

Bản văn này nói rằng Hồi giáo và “dân Ả Rập” có thể “hân hoan vì đã đến lúc trả thù… về những cuộc thảm sát người Hiệp Vương Quốc đang thực hiện ở Iraq và A Phú Hãn… Giờ đây người Hiệp Vương Quốc đang nóng mặt sợ hãi, kinh hoàng và hoảng hốt ở các vùng đông, tây, nam, bắc. Chúng tôi đã từng lập đi lập lại lời cảnh báo chính phủ và nhân dân Hiệp Vương Quốc rồi… Chúng tôi tiếp tục cảnh giác các chính phủ Đan Mạch, Ý Đại Lợi cùng tất cả các chính quyền Tham Chiến rằng họ sẽ bị trừng phạt cũng tương tự như thế nếu họ không rút quân quốc của họ ra khỏi Iraq và A Phú Hãn. Người cảnh báo là kẻ hành sự”.

Ông Gerry Adams, vị lãnh đạo của phong trào Sinn Fein, một phong trào chính trị liên quan tới Quân Đội Cộng Hòa đã tuyên bố rằng: “Tôi lên án những cuộc tấn công nổ bom này ở Luân Đôn sáng nay. Tôi đã gửi lời cảm thông và tỏ tình đoàn kết với Ông Blair và Thị Trưởng Luân Đôn Ken Livingstone. Thay mặt cho phong trào Sinn Fein, tôi xin chân thành phân ưu cùng các nbạn nhân và các gia đình của những người bị sát hại cũng như bị thương tích, cũng như nhân chúng ở Luân Đôn”.

Tâm Phương, theo CNN ngày 7/7/2005


 

TOP


 

Thượng Nghị G8: Diễn Hành Yêu Cầu, Nội Dung Bàn Luận và Tòa Thánh Lên Tiếng

Hôm Thứ Bảy 2/7/2005, khoảng 200 ngàn người đã choàng tay nhau diễn hành ở các đường phố Edinburgh là nơi sẽ diễn ra cuộc Thượng Nghị G8 ba ngày 6-8/7/2005. Họ mang những biểu ngữ với những hàng chữ như “Hãy Thực Hiện một Cuộc Lịch Sử cho Tình Trạng Nghèo Khổ”, “Hãy Hủy Nợ”,  “Hãy Giao Thương Công Lý” và “Hay Cung Cấp Nước và Nhà Vệ Sinh cho Tất Cả Mọi Người”.

 

 

Chính ngày bắt đầu cuộc thượng nghị này, Thứ Tư 6/7/2005, cũng xẩy ra một cuộc xuống đường biểu tình với con số ngày đầu lên tới 5000 người và với một lực lượng cảnh sát là 10 ngàn nhân viên, tiếp tục yêu cầu các vị lãnh đạo quốc gia hay chính quyền về vấn đề phát triển ở các quốc gia Phi Châu, cách riêng vấn đề tha nợ quốc tế cho họ.

Ngoài 2 vấn đề được Thủ Tướng Tony Blair nêu lên, những vấn đề khác cần được bàn đến đó là những điểm nóng chúng trị, từ Iraq đến tiến trình hòa bình Trung Đông, đến các tham vọng nguyên tử của Iran và Bắc Hàn. Vấn đề giá cả dầu hỏa tăng cao chưa từng thấy cũng được bàn đến.

Tổng Thống Trung Hoa Hu Jintao và các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Ba Tây, Mễ Tây Cơ và Nam Phi, tức các quốc gia đông dân nhất song lại nghèo khổ thế giới, sẽ gặp G8 vào ngày Thứ Năm, còn các vị lãnh đạo của một số quốc gia Phi Châu sẽ gặp G8 vào Thứ Sáu.

Nhân cuộc diễn hành ở Edinburg, Tô Cách Lan hôm Thứ Bảy 2/7/2005, ngoài bài diễn văn của ĐHY O’Brien đã trực tiếp ngỏ lời với cuộc diễn hành, ĐTC BĐXVI, qua ĐHY Sodano Angelo quốc vụ khanh của Tòa Thánh, đã gửi một sứ điệp cho ĐHY Keith Patrick O’Brien, TGM TGP Thánh Anrê và Edinburgh, trong đó, ngài viết rằng: “nhân dân ở các quốc gia giầu thịnh nhất thế giới…. Cần phải thôi thúc những vị lãnh đạo của mình hãy hoàn tất những lời hứa quyết trong vấn đề giảm nghèo thế giới, nhất là ở Phi Châu, vào kỳ hạn năm 2015”. Ngài cũng xin các vị lãnh đạo thế giới hãy “đóng vai trò bảo đảm cho việc phân phối công chính hơn những sản vật của thế giới”.

 TOP

ĐHY O’Brien: Diễn Từ ngỏ lời với cuộc diễn hành trước Thượng Nghị G8“ – “Hãy Thực Hiện một Cuộc Lịch Sử cho Tình Trạng Nghèo Khổ!”

Bằng việc hiện diện ở đây hôm nay là chúng ta tỏ ra đoàn kết với thành phần nghèo khổ trên thế giới.

Khi tiếng kêu “Hãy Thực Hiện một Cuộc Lịch Sử cho Tình Trạng Nghèo Khổ” thốt lên từ môi miệng của chúng ta thì nó âm vang chẳng những ở các quốc gia G8 mà còn ở khắp cùng thế giới nữa. Đang khi tôi nói đây, tôi nhớ đến một số người tôi đã được gặp trong những chuyến đi của tôi, nhất là ở Phi Châu, một châu lục giầu có ở rất nhiều cách thức khác nhau, ở tài nguyên, đức tin và truyền thống của mình, nhất là ở dân chúng của mình.

Họ là thành phần dân chúng đầy hân hoan vui vẻ, cương quyết và hy vọng, bất chấp mây mù bất công đang làm cho đời sống của họ trở nên tăm tối. Những ước mơ của họ về một đời sống tốt đẹp hơn được nâng đỡ bằng một cảm quan hy vọng sâu xa. Và niềm hy vọng của họ là những gì nuôi dưỡng việc chúng ta quyết tâm tham gia với cuộc chiến đấu của họ trong viện chấm dứt tình trạng nghèo khổ khốn cùng là những gì đã đóng đanh trên 1 tỉ người khắp thế giới.

Hôm nay đây, tôi đang nghĩ đến cuộc tôi đến thăm Ethiopia mấy tháng trước đây với SCIAF, cơ quan cứu trợ của nước Tô Cách Lan chúng ta, nơi tôi đã gặp một nhóm người cả nam lẫn nữ sống trong tình trạng hội chứng hay vi khuẩn liệt kháng. Cảm kích trước lòng can đảm và sức mạnh của họ, tôi quyết định đặt một giải trắng trên cổ tay của vị lãnh đạo nhóm này, như dấu hiệu của tình đoàn kết và hiệp nhất – tức muốn nói rằng cuộc tranh đấu của họ cho công lý cũng là cuộc chiến đấu của chúng ta.

Tôi nhớ lại một trong những tình trạng khổ ải nhất tôi chưa từng gặp đó là khi tôi thấy ở một chuỗiù những túp lều nằm dài bên bờ sông có một phụ nữ bị cùi đang chăm sóc cho 6 người bị hội chứng liệt kháng, trong khi chính bản thân chị ta rõ ràng là đang chịu khổ cực rất nhiều.

Chắc chắn một điều là nếu con người có rất ít mà còn cho đi nhiều như thế thì chúng ta ở nơi những xứ sở giầu có nhất thế giới này phải có thể làm thật nhiều hơn như thế nữa!

Sứ điệp từ Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

Như một dấu hiệu tỏ ra yêu thương thành phần nghèo khổ, một dấu hiệu thuộc một truyền thống liên lỉ của Kitô giáo là truyền thống được tác động bởi Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô, con người nghèo ở Nazarét, tôi đã đeo một cái vòng trắng ở cổ tay mình khi các vị hồng y trên thế giới mới đây qui tụ lại để tuyển bầu tân Giáo Hoàng.

Hôm qua, tôi đã nhận được từ ĐGH Biển Đức XVI một sứ điệp, trong đó ngài xin tôi chuyển đến cho tất cả mọi anh chị em hôm nay đây lời chào của ngài “hiệp nhất với mối quan tâm của anh chị em về tình trạng phúc hạnh của hằng triệu triệu anh chị em của chúng ta đang trải qua cảnh bần cùng”.

Ngài tiếp: “Nhân dân thuộc các xứ sở giầu thịnh nhất thế giới cần phải sẵn sàng chấp nhận gánh nặng giảm bớt nợ nần cho các xứ sở nghèo khổ nặng nề mắc phải, cũng như phải thôi thúc các vị lãnh đạo của họ hoàn thành lời hứa quyết thực hiện việc giảm bớt nghèo khổ, nhất là ở Phi Chầu vào kỳ hạn năm 2015”.

ĐGH Biển Đức XVI đã kết thúc bằng việc bày tỏ “niềm hy vọng thiết tha rằng một ngày kia nạn nghèo khổ trên thế giới được ký thác cho lịch sử”.

Tại sao hôm nay chúng ta có mặt ở đây?

Chúng ta có mặt ở đây hôm nay là vì chúng ta chướng tai gai mắt trước tình trạng khổ đau không cần thiết gây ra bởi tình trạng nghèo khổ. Việc tỏ ra thụ động hay lạnh lùng dửng dưng khi biết rằng một trẻ em bị chết đi một cách vô ích trong vòng 3 giây một là một hành động đồng lõa dã man!

Chúng ta nói với những vị lãnh đạo của các quốc gia giầu có nhất thế giới rằng chúng ta không muốn đồng lõa một cách dã man. Ngày nay đang có một ý thức mạnh mẽ nơi thành phần dân chúng trên thế giới là chúng ta có trách nhiệm về luân lý trong việc chia sẻ tình trạng giầu thịnh về sản vật của chúng ta với những ai không có gì.

Hôm nay, chúng ta đến đây với lý do duy nhất đó là vì chúng ta muốn đứng một cách êm đẹp và dứt khoát về phía anh chị em nghèo nàn của chúng ta cũng như để lên tiếng thay cho những người không có tiếng nói. Mahatma Gandhi đã nói rằng giá trị của một xã hội được thẩm định bằng giá trị nó đặt nơi thành phần yếu kém nhất của mình. Những gì chúng ta đang làm hôm nay đây là một điều cao cả!

Bất cứ những gì khác xẩy ra trong đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ không thể nào quên được những gì đang xẩy ra cho chúng ta hôm nay nơi đây. Vì không còn gì hơn là đoàn kết với những người chúng ta chưa từng gặp mặt, những người sống ở những nơi chúng ta chưa bao giờ viếng thăm, và ở những hoàn cảnh chúng ta không hề biết tới.

Hôm nay đây chúng ta đang nói gì đây?

Tiếng kêu của chúng ta hôm nay đây là tiếng kêu thân tình gửi tới các vị lãnh đạo được chọn bầu của chúng ta thay cho hằng triệu triệu người không có tiếng nói. Tôi xin tóm gọn những tiếng kêu của chúng ta gửi tới các vị lãnh đạo G8 như sau:

1.      “Hãy lắng nghe tiếng nói của dân chúng của quí vị!”

Chúng tôi yêu cầu quí vị hãy lắng nghe tiếng nói của hằng triệu triệu người ở xứ sở của quí vị và trên khắp thế giới, những người giờ đây nói rằng đây là lúc chấm dứt tình trạng nghèo khổ. Vì, nếu tình trạng nghèo khổ giờ đây không chấm dứt thì khi nào nó mới kết thúc đây? Nếu chúng ta không thực hiện phần của mình trong việc chấm dứt tình trạng nghèo khổ vào lúc này đây thì ai là người sẽ hoàn thành được mục đích ấy đây?

2.      “Hãy quảng đại và công bằng!”

Chúng ta cũng nói cùng quí vị lãnh đạo G8 của chúng ta rằng: “Quí vị hãy quảng đại và công bình!” Cái giá phải trả cho việc trì trệ, cho việc bủn xỉn, cho việc thiếu ý chí chính trị, đang phải trả bằng những cái chết vô ích của 30 ngàn trẻ em mỗi ngày. Thành phần nghèo khổ không tìm kiếm lòng bác ái mà là công bình. Việc hủy bỏ nợ nần, việc gia tăng viện trợ, việc làm cho những qui tắc giao thương công bằng không phải là những hành động của đức bác ái: chúng là những hành động công bằng đã bị hụt hẫng đã lâu. Chúng ta yêu cầu lòng quảng đại và công bình trong việc ban phát của mình cũng như trong vấn đề chính trị của chúng ta.

3.      “Hãy nhận thức những gì dân chúng của các vị đang làm!”

Chúng ta yêu cầu quí vị lãnh đạo của chúng ta hãy hãnh diện về thành phần dân chúng của mình hôm nay đây. Như những vòng trắng này bao bọc chung quanh cổ tay của chúng ta, chúng ta cũng thế, qua việc qui tụ của mình hôm nay đây, liên kết với dân chúng trên khắp thế giới.

Việc hiện diện của chúng ta hôm nay ở đây, việc chúng ta đòi hỏi công bằng, là những gì âm vang những cuộc đại vận động lịch sử chấm dứt tình trạng nô lệ, và mới đây hơn, tình trạng kỳ thị chủng tộc Nam Phi.

Việc chúng ta hiện diện hôm nay ở đây chứng tỏ rằng chúng ta đang:

Nhận thức được tình trạng nghèo khổ của tha nhân;

Nhận thức được cái vô luân của việc để cho đau khổ xẩy ra;

Nhận thức được quyền lợi công dân của chúng ta cần phải được lắng nghe;

Nhận thức được con người nam nữ và trẻ em đang chết đi vào lúc chúng ta đang nói đây;

Nhận thức được việc chúng ta đoàn kết ban cho chúng ta sức mạnh;

Nhận thức được các vị lãnh đạo của chúng ta có thể điếc tai nhưng Thiên Chúa Toàn Năng vẫn nghe thấy tiếng kêu của chúng ta;

Và nhận thức được rằng chỉ cùng nhau chúng ta mới có thể “Thực Hiện một Cuộc Lịch Sử cho Tình Trạng Nghèo Khổ!”

 Kết Luận:

“Hãy Thực Hiện một Cuộc Lịch Sử cho Tình Trạng Nghèo Khổ!” Đó thực sự là mục đích của chúng ta. Đó là tiếng kêu của thành phần nghèo khổ cũng là tiếng kêu của chúng ta hôm nay đây – và là tiếng kêu sẽ được vang vọng ở những hành lang quyền lực tại Gleneagles - “Hãy Thực Hiện một Cuộc Lịch Sử cho Tình Trạng Nghèo Khổ!”

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 3/7/2005 & VIS 4/7/2005 

 

TOP

Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Giảm Nợ Nần Quốc Tế

Hôm Thứ Sáu 1/7/2005, tại “cuộc họp cao cấp” của Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội LHQ ở Nữu Ước, vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh là ĐTGM Celestino Migliore đã đại diện Tòa Thánh nói riêng và Giáo Hội Công Giáo nói chung bày tỏ nhận định và nguyện vọng của mình liên quan tới đề tài của cuộc họp này: “Việc Chiếm Đạt Những Mục Tiêu Phát Triển Được Quốc Tế Đồng Thuận, Bao Gồm Những Mục Tiêu Chất Chứa Nơi Bản Tuyên Ngôn Ngàn Năm, cũng như Việc Áp Dụng Những Thành Quả của Các Cuộc Họp Chính cũng như Các Thượng Nghị của Liên Hiệp Quốc: Tiến Bộ Đạt Được, Các Thách Đố và Những Cơ Hội”.

Thưa ông Chủ Tịch,

Tòa Thánh hân hoan liên kết mình với những ai ủng hộ thỏa ước đạt được ở Luân Đôn mới đây của các vị bộ trưởng tài chính G8 trong việc hủy nợ nần cho 18 quốc gia nặng nhợ nhất (HIPC: heavily indebted poor countries). Trong những thập niên qua, Tòa Thánh đã từng ở vào số thành phần biện hộ thẳng thắn nhất về vấn đề này, một vấn đề được bày tỏ bởi Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị thường lên tiếng mong muốn thấy được việc hủy bỏ nợ nần cho các xứ sở nghèo khổ nhất trên thế giới.

Vì giờ đây, thỏa ước Luân Đôn này vẫn chỉ là một dự thảo mà thôi. Các v ị lãnh đạo G8, gặp nhau ở Gleneagles (nước Tô Cách Lan) vào thời khoảng 6-8/7/2005, cần phải chú ý tới những đòi hỏi của dân mình cũng như của xã hội dân sự, và đưa ra trước những vị lập pháp đương nhiệm của mình những dự luật có thể dẫn tới chỗ thực sự hoàn thành được những lời hứa hẹn của thỏa ước ấy. Để củng cố những thành đạt này cũng như để biến chúng thành một thứ lót đường chúng ta cần phải nhìn xa trông rộng về chúng.

Không thể nào bỏ qua vấn đề là trong khi các quốc gia đang mau chóng bênh vực và phát động bất cứ những gì được nhận thấy có ích lợi cho mình, thì cũng thường xẩy ra một sự tương phản đáng kể với các biện pháp về tài chính quốc tế đối với các quốc gia nghèo khổ nhất thế giới. Cũng cần phải nhìn nhận rằng tổng số tiền thực sự ở đây là những gì khiêm tốn nhất so với việc chi phí về quân sự khổng lồ khắp thế giới cũng như với những khoản tiền trợ cấp được các quốc gia kỹ nghệ hóa chi phí cho các lãnh vực kinh tế của mình, khi mà chính các khoản trợ cấp ấy thường phải chịu trách nhiệm về những cái méo mó trầm trọng ở các quốc gia nghèo khổ nhất thế giới.

Bản Tường Trình của Vị Tổng Thư Ký LHQ Về Quyền Tự Do Nhiều Hơn và bàn thảo tuyên ngôn cho cuộc thượng nghị tới đây của thành phần lãnh đạo các quốc gia vào Tháng 9/2005 đều nhắc nhở là việc bảo đảm thực sự của nền an ninh thế giới là ở chỗ phát triển các quốc gia nghèo khổ nhất thế giới cũng như ở chỗ phát triển các thành phần sống bên lề xã hội nơi những quốc gia ấy. Nói cách khác, nó là vấn đề của hoạt động ở cả lãnh vực bất quân bình ở từng xứ sở cũng như tình trạng bất quân bình giữa các Quốc Gia khác nhau.

Biện pháp tha nợ nần mà người ta hy vọng thấy nó được chấp thuận một cách tốt đẹp bởi những cơ cấu tài chính đa phương chỉ là bước khởi đầu của con đường ấy, trước hết là vì biện pháp này vẫn cần phải được bao gồm cả khoảng 38 xứ sở HIPC nữa. Tiếp đến, nếu việc tha nợ được áp dụng bằng việc làm trệch đi các nguồn tài chính khỏi những chương trình viện trợ khác, và nếu không thực hiện việc gia tăng đáng kể nơi ODA thực sự, thì thế giới này cuối cùng cũng sẽ chạm trán với một tình trạng còn tệ hơn cả trước khi những biện pháp ấy được chuẩn nhận ở Gleneagles nữa.

Cuộc thượng nghị G8 cần phải tỏ cho thế giới thấy tính cách hào hiệp và bao rộng nơi nhãn quan của các nhà lãnh đạo cuộc thượng nghị này, một điều gì đó có thể phục vụ như là một nền tảng vững chắc và hiệu năng đối với việc đồng thuận rộng rãi ở cuộc thượng nghị Ngàn Năm + 5 vào Tháng 9 tới đây.

Năm nay cũng sẽ diễn ra hội nghị lần thứ sáu của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO sẽ diễn ra tại Hồng Kông vào Tháng 12. Việc tha nợ và việc gia tăng ODA cần phải được bổ túc bằng việc thiết lập một tổ chức thương mại quốc tế ít nhất là có thiện cảm với các quốc gia nặng nợ nhất theo chiều hướng được phác họa ở Doha. Về phần mình, trách nhiệm cần phải đảm nhận của các quốc gia rất nghèo hay có những yếu kém trầm trọng về cơ cấu tổ chức cần phải trở nên uyển chuyển hợp với việc cổ võ tại quốc vấn đề phát triển kinh tế hoàn toàn đáp ứng với những đòi hỏi về xã hội ở địa phương. Bởi thế, những xứ sở kỹ nghệ nhất, cùng với những nền kinh tế đang lên và những quyền lực kỹ nghệ mới lên, không được lưỡng lự trong việc ban cho, thậm chí ủng hộ, những thứ nhượng bộ và đặc ân đối với các xứ sở bần cùng nhất.

Sau hết, khi nói về việc tài trợ phát triển, người ta không thể nào không đề cập tới việc thiếu hụt trong vấn đề tài trợ cho việc nghiên cứu về khoa học cũng như cho việc phát triển về kỹ nghệ sản xuất thuốc men trong vấn đề chiến đấu với những bệnh tật chính của vùng nhiệt đới như sốt rét, cũng như việc thiếu nhiên cứu giúp cho vấn đề canh nông ở những vùng nghèo khổ. Vấn đề dường như không còn cần phải chần chờ trong việc chờ đợi vấn đề tài trợ riêng tư để đầu tư vào những lãnh vực ấy, vì đó là những vấn đề không trực tiếp liên quan tới quần chúng của những quốc gia có các nguồn tài chính này. Điều cần thiết đó là việc dồi dào cung cấp tiền bạc công cộng, như Ngân Quĩ Thế Giới chẳng hạn, để ủng hộ nhiều dự kiến hiện nay, trong việc cổ võ việc tham dự dồi dào và rộng rãi vào những tổ chức nghiên cứu khoa học thế giới.

Những biến cố chính trị đa phương của hạ bán năm nay, bắt đầu với cuộc họp ECOSOC này, có thể trở thành một khúc quanh thế giới, trong đó, việc tài trợ cho vấn đề phát triển quốc tế biến thành một đệ nhất ưu tiên quốc tế, nếu các vị lãnh đạo thế giới có thể vận động chính quyền và nhân dân của mình. Như thế, tất cả mọi quốc gia, phát triển và nghèo nàn như nhau, có thể thực hiện vai trò thực sự của mình trong việc chiếm đạt những mục tiêu của ngàn năm MDG.

Xin cám ơn ông Chủ Tịch

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 4/7/2005

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ