GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 9/7/2005

 

1) Do Thái cho biết ĐTC BĐXVI muốn viếng thăm nước này

2) Thành Quả của Thượng Nghị G8: 50 Tỉ Mỹ Kim được Hứa viện trợ cho Phi Châu

3) Thư Phân Ưu của Vị Chủ Tịch Hội Đồng Chư Hội Giám Mục Âu Châu về Vụ Khủng Bố Luân Đôn

4) Những Người Hồi Giáo ở Luân Đôn và Vị Lãnh Đạo Anh Giáo cũng Lên Án hành động khủng bố

5) Gia Nã Đại sắp tiến đến chỗ Hôn Nhân Đồng Tính – Nhận Định của đại diện Giáo Hội Canada

 

Do Thái cho biết ĐTC BĐXVI muốn viếng thăm nước này

Hôm Thứ Tư 6/7/2005, bộ trưởng thông tin Do Thái là Dalia Itzik, đã đến gặp ĐTC BĐXVI, và đã trao tặng ngài những con tem đánh dấu cuộc viếng thăm của ĐTC GPII ở Thánh Địa năm 2000. Con tem này in hình ĐTC GPII đứng tại Bức Tường Phía Tây, nơi ngài để lại bức thư xin tha thứ cho Kitô hữu những gì họ đã phạm đến người Do Thái trong suốt giòng lịch sử.

Theo vị lãnh sự của Do Thái ở Tòa Thánh là ông Obed Ben-Hur thì vị bộ trưởng thông tin này cũng trao cho ĐTC bức thư của Thủ Tướng Ariel Sharon ngỏ ý mời ĐTC viếng thăm Do Thái. Một đài phát thanh Do Thái đã phổ biến lời của vị tổng trưởng thông tin sau khi yết kiến ĐTC BĐXVI và cho biết ý định của vị giáo hoàng này đối với lời mời của Thủ Tướng Sharon như thế này:

“Tôi có một danh sách dài cần phải viếng thăm các quốc gia, thế nhưng ưu tiên nhất là Do Thái”.

Tâm Phương, theo Zenit 7/7/2005


TOP


Thành Quả của Thượng Nghị G8: 50 Tỉ Mỹ Kim được Hứa viện trợ cho Phi Châu

Thủ Tướng Toni Blair, vị lãnh đạo chính phủ Hiệp Vương Quốc là nước chủ hội Thượng Nghị G8 năm nay, vào ngày kết thúc Thứ Sáu 8/7/2005, đã lên tiếng chúc mừng cuộc thượng nghị này trong việc hứa cung cấp 50 tỉ Mỹ kim cho Phi Châu, trong đó có việc hủy 40 tỉ nợ cho 18 quốc gia (14 ở Phi Châu) nghèo nhất và nặng nợ nhất thế giới.

Ông cho biết vấn đề 50 tỉ này “không phải là những gì mọi người muốn”, nhưng cũng là những gì tiêu biểu cho “việc tiến bộ khả đạt thực sự”:

“Việc gia tăng 50 tỉ Mỹ kim trong vấn đề việc trợ là một dấu hiệu cho một giải quyết mới về thương mại, chẳng hạn như việc hủy nợ cho các quốc gia nghèo, việc dễ dàng được chữa trị Hội Chứng Liệt Kháng, và việc dấn thân cho một lực lượng bảo vệ hòa bình mới cho Phi Châu. Nó không chấm dứt tình trạng nghèo khổ ở Phi Châu, nhưng hy vọng rằng nó có thể chấm dứt. Nó là việc bày tỏ hết lòng của ý chúng tôi muốn hành động để chống lại chết chóc và bệnh tật cùng nỗi xung khắc có thể ngăn tránh”.

Thủ Tướng Blair cũng loan báo cung cấp 3 tỉ Mỹ kim cho Thẩm Quyền Palestine và Hiệp Vương Quốc sẽ đứng chủ hội cho cuộc họp về việc thay đổi tình hình ở Trung Đông vào Tháng 11/2005 tới đây.

Các viên chức và lãnh đạo tham dự Thượng Nghị G8 đã thức khua đêm hôm Thứ Năm để điều chỉnh bản tuyên ngôn về vấn đề chống khủng bố, sau khi xẩy ra những vụ khủng bố tấn công nhiều nơi trong thành phố Luân Đôn từ buổi sáng ngày hôm đó.

Cuộc họp hôm Thứ Sáu tập trung vào tham vọng của Thủ Tướng Tony Blair về vấn đề việc trợ gấp đôi cho Phi Châu, xóa hết nợ nần của các quốc gia nghèo nhất thế giới, và loại trừ đi việc thiệt hại những khoản trợ cấp về thương mại là những gì gây khó khăn cho các quốc gia đang phát triển trong việc tranh đua trên cầu trường quốc tế.

Các vị lãnh đạo G8 muốn hứa quyết tăng gia gấp đôi việc viện trợ cho Phi Châu vào hạn kỳ năm 2012, thế nhưng không nói rõ con số gia tăng viện trợ nhắm tới từ 25 tỉ đến 50 tỉ.

Bá Vũ Ly, theo Zenit 7/7/2005

 TOP

Thư Phân Ưu của Vị Chủ Tịch Hội Đồng Chư Hội Giám Mục Âu Châu về Vụ Khủng Bố Luân Đôn

 

Sau đây là nguyên văn bản văn bức thư phân ưu của vị chủ tịch Hội Đồng Chư Hội Giám Mục Âu Châu gửi chính hôm xẩy ra biến cố khủng bố tấn công Âu Châu. Bức thư được gửi từ Saint Gallen Thụy Sĩ cho ĐHY Cormac Murphy O’Connor, TGM Westminster.

 

Huynh thân mến,

 

Tôi cảm thấy xúc động và bàng hoàng nghe thấy người vô tội đang sử dụng hệ thống giao thông ở Luân Đôn đã bị sát hại hay thương tích sáng hôm nay bằng một loạt cố ý tấn công cố ý gây kinh hoàng cho dân chúng ở thành phố này.

 

Tôi nguyện cầu để những ai chết đi được đón nhận vào chốn an bình và yêu thương vĩnh hằng của Thiên Chúa, để những ai bị thương tích sớm được bình phục, và để những ai cảm thấy đầy kinh hoàng hãi sợ được yên hàn và tin tưởng sống bình thường bao nhiêu có thể. Tôi xin gửi lời thông cảm và phân ưu, trước hết và trên hết, đến những ai mất đi họ hàng và bạn hữu của mình. Chớ gì họ tìm được an ủi và đoàn kết trong cuộc mất mát này của họ.

 

Tôi biết rằng huynh cũng sẽ hy vọng với tôi là không xẩy ra ý nghĩ trả thù. Tôi nghĩ rằng tất cả đều cảm thấy buồn chán và thất vọng trước quyền lực ác hiểm của sự dữ, thế nhưng chúng ta cũng là những người rao giảng Tin Mừng, rao giảng Phúc Âm của Chúa Giêsu, một Phúc Âm xin chúng ta luôn tái xác tín đức tin của chúng ta nơi quyền năng của Thiên Chúa trên tất cả mọi tội lỗi và thậm chí trên cả chính sự chết nữa.

 

Tôi biết rằng nhân dân Hiệp Chủng Quốc sẽ phản ứng một cách xứng đáng và chứng tỏ rằng họ có cùng một niềm xác tín như Thủ Tướng Tony Blair là ngay cả những biến cố khiếp đảm ấy cũng không bao giờ khiến chúng ta có thể quên đi những giá trị của mình. Luân Đôn nói riêng đã có một truyền thống lâu đời và hãnh diện về việc đón nhận dân chúng thuộc mọi nguồn gốc, và bằng cách này hay cách khác là một dấu hiệu tích cực trong một thế giới có nhiều người bị loại trừ.

 

Xin tin tưởng rằng các phần tử của Hội Đồng Chư Hội Giám Mục Âu Châu sẽ luôn nguyện cầu, đặc biệt là vào những lúc khốn khó như thế này đây.

 

Chân thành trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta,

 

Amédée Grab

Chủ Tịch CCEE

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit 8/7/2005

 

TOP

Những Người Hồi Giáo ở Luân Đôn và Vị Lãnh Đạo Anh Giáo cũng Lên Án hành động khủng bố

Sau cuộc khủng bố tấn công sáng Thứ Năm, hai tổ chức của người Hồi giáo là Ký Thác Đền Thờ Trung Ương Luân Đôn và Trung Tâm Văn Hóa Hồi Giáo đã lên án bằng một bản văn những cuộc đặt bom nổ ở các hệ thống lưu thông sát hại cả mấy chục người ở Luân Đôn, như sau:

“Chúng tôi nghĩ đến, chúng tôi nguyện cầu và chúng tôi cảm thương tất cả mọi nạn nhân của cuộc khủng bố tấn công ghê rợn này.

“Là người công dân và là thành phần cùng làm việc ở thành phố lớn này, chúng tôi xin chia sẻ những mối quan tâm và sợ hãi của đồng bào Luân Đôn. Chúng tôi sử dụng cùng một hệ thống chuyên chở và sống cùng làm việc ở cùng các dinh thự, nên bất cứ cuộc tấn công nào cũng đều tấn công vào tất cả chúng ta”.

“Hồi giáo minh nhiên lên án việc sử dụng bạo lực phạm đến thường dân và thành phần vô tội. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng Người Hồi giáo hãy hết sức hợp tác trong hoàn cảnh này, để tất cả chúng ta có thể sống trong an bình và hòa thuận, cũng như tiếp tục làm cho Luân Đôn trở thành một thành phố sinh động, khoan dung và an bình”.

ĐTGM Anh Giáo ở Canterbury là Rowan Williams cũng lên tiếng trong cuộc viếng thăm liên tôn ở West Yorkshire sau cuộc khủng bố tấn công là: “Những biến cố kinh hoàng ở Luân Đôn sáng nay đã làm tất cả chúng ta bàng hoàng. Tất cả những ai bị rơi vào thảm trạng này – dĩ nhiên bao gồm cả các dịch vụ cấp cứu của thành phần hiến thân vô vị lợi vào những lúc quan trọng như lúc này – tất cả đều được tôi và rất nhiều người nguyện cầu cho.

“Khi nó xẩy ra thì tôi đang ở với các đồng hữu và thân hữu Hồi giáo ở West Youkshire; và tất cả chúng tôi hiệp nhất với nhau trong việc lên án sự dữ này cũng như cùng chung cảm quan quan tâm cùng cảm thương những ai bị ảnh hưởng cách nào.

“Chúng ta thuộc các cộng đồng đức tin sẽ cần phải tiếp tục đứng lên và hoạt động với nhau cho phúc hạnh của quốc gia chúng ta cũng như cho việc thông cảm chung về sự sống được Thiên Chúa kêu gọi chúng ta. Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta sẽ làm cho cái nhãn quan sống động vào lúc buồn thảm và thách đố dữ dội đây”.

Tâm Phương, theo Zenit ngày 8/7/2005

 

TOP

 

Gia Nã Đại sắp tiến đến chỗ Hôn Nhân Đồng Tính – Nhận Định của đại diện Giáo Hội Canada

 

Đêm hôm Thứ Ba 28/6/2004, Hạ Viện Gia Nã Đại đã bỏ phiếu cho cuộc tranh luận kéo dài 2 năm trời về vấn đề hôn nhân đồng tính, với kết quả là 158 phiếu thuận và 133 phiếu chống. Như thế có nghĩa là vấn đề này chỉ còn chờ Thượng Viện (với con số cấp tiến nổi hơn bảo thủ) chấp thuận nữa là thành đạo luật cho phép hôn nhân đồng tính ở Gia Nã Đại, một đạo luật có thể sẽ được ban hành vào đầu Tháng 7, như tờ nhật báo Globe và Mail tường trình.

 

Nếu thành đạo luật thì Gia Nã Đại là quốc gia thứ ba trên thế giới hợp thức hóa những cuộc hôn nhân đồng tính, sau Bỉ và Hòa Lan. Trong một văn bản, ĐTGM Brendan O’Brien, chủ tịch hội đồng giám mục Gia Nã Đại đã cho biết nhận định của ngài như sau:

 

“Với việc Hạ Viện thông qua Dự Luật c-38 hôm 28/6/2005, nhân dân Gia Nã Đại lại tiến một bước bất hạnh nữa tới chỗ loại trừ việc nhìn nhận và cảm nhận về dân sự và xã hội tầm quan trọng đặc thù của mối liên hệ dấn thân của một người nam và một người nữ trong đời sống hôn nhân.

 

“Những vấn đề nguy hiểm ở đây chẳng những là nền tảng và ý nghĩa của hôn nhân được thiết định và cử hành từ thời xa xưa bởi tất cả mọi tôn giáo và văn hóa, và được in ấn vào bản tính tự nhiên.

 

“Điều cũng bị nguy hiểm nữa đó là tương lai của hôn nhân như là một cơ cấu xã hội nền tảng, cùng với tầm quan trọng được xã hội đồng thuận về vai trò bất khả thay thế của một người chồng và người vợ trong việc thụ thai và nuôi dưỡng con cái. Mối hiệp thân của họ bảo đảm cho môi trường vững chắc của đời sống gia đình, việc tiếp nối giữa các thế hệ đã qua và mai hậu, và các mẫu thức về giống tính liên quan đến cả cha lẫn mẹ.

 

Vị TGM này còn viết: “Việc thông qua Dự Luật c-38 của Hạ Viện, như những khó khăn nơi việc chăm sóc sức khỏe, là những dấu hiệu cho thấy rằng nhân dân Gia Nã Đại đang chứng kiến thấy mợt tình trạng suy thoái nguy hiểm về các giá trị chung của họ.

 

“Tình trạng suy thoái đang lo ngại này trong việc quan tâm chung và việc quan tâm cho công ích cũng là những gì rõ ràng cho thấy nơi mức độ liên tục đổ vỡ hôn nhân cao, nơi con số phá thai hằng năm, cũng như nơi con số giảm sút việc sinh sản.

 

“Nếu có những thủ đoạn về chính trị nơi Dự Luật C-38 thì thật là lo ngại nhận thấy việc một số đảng phái chính trị cùng các vị lãnh đạo của chúng liên tục chối bỏ không nhìn nhận và tôn trọng quyền tự do lương tâm và tôn giáo. Các Phần Tử của Quốc Hội bị buộc phải theo một thứ giới hạn về chính trị và bỏ phiếu theo chiều hướng của đảng phái về một vấn đề chia rẽ sâu xa và gây rắc rối cho nhân dân Gia Nã Đại.

 

“Đó là một dấu hiệu đáng lo ngại về những gì sau này có thể trở thành những cuộc tranh luận đối với việc áp dụng Dự Luật C-38 ở những tỉnh hạt và địa hạt liên quan đến luật pháp nhân quyền  và việc long trọng hóa hôn nhân, cũng như liên quan tới các chính sách về học đường cùng những vấn đề xã hội.

 

“Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Gia Nã Đại kêu gọi Thượng Viện hãy thi hành trọn vẹn vai trò của mình trong việc bảo đảm một cái nhìn ‘thứ hai và tỉnh táo’ vào khoản luật dự thảo, để khôn ngoan cứu xét đến tất cả mọi hậu quả khác nhau về xã hội, tôn giáo, pháp lý và dân sự của Dự Luật C-38”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit 8/7/2005

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ