GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 10/10/2006

 TUẦN XXVII THƯỜNG NIÊN

 

?  Hội Nghị của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế với những chia sẻ về Lâm Bô và Trẻ Em chết chưa được lãnh nhận Phép Rửa

?  Đạo Luật cho phép Hôn Nhân Đồng Tính ở Canada: Vấn Đề Phép Rửa và Vấn Đề Tâm Bệnh

?   Khủng hoảng về vai trò làm cha mẹ

 

 

 

? Hội Nghị của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế với những chia sẻ về Lâm Bô và Trẻ Em chết chưa được lãnh nhận Phép Rửa

 

Hội nghị của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế do Đức Hồng Y Levada Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin lãnh đạo đã diễn tiến trong thời khoảng 2-6/2006. Một trong những vấn đề được bàn tới là Lâm Bô và phần rỗi của thành phần trẻ em chết trước khi lãnh nhận phép rửa. Ủy ban này sẽ tiếp tục soạn thảo một văn kiện cho biết lý do tại sao trong giáo huấn của Giáo Hội lạci có quan niệm về Lâm Bô, tại sao nó chưa bao giờ chính thức được xác định là tín lý của Giáo Hội, và tại sao niềm hy vọng họ được cứu độ là những gì chấp nhận được.

 

Nói chung, cho dù không ai nắm chắc được số phận của các em bé chết chưa được lãnh nhận phép rửa, các tham dự viên đồng ý là các em được cứu độ bởi Lòng Thương Xót Chúa, tức các em được về trời hơn là vào lâm bô. Có 30 phần tử đồng ý về những ý chính trong văn kiện, thế nhưng, họ sẽ bỏ phiếu bằng thư tín ấn bản cuối cùng, trước khi bản văn đúc kết được phổ biến vào năm 2007.

 

Hội nghị này cũng vẫn thận trọng về vấn đề Phép Rửa liên quan tới tính cách khẩn thiết của bí tích này trong việc bảo đảm phần rỗi và thúc giục cha mẹ hãy cho con cái rửa tội.

 

Ủy ban này đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề này vào năm 2004 khi Hồng Y Joseph Ratzinger hiện nay là Giáo Hoàng Biển Đức XVI là chủ tịch của ban cố vấn và là chủ tịch Chủ Tịch Tín Lý Đức Tin.

 

Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ hôm 6/10/2006 với các phần tử của ủy ban này; trong bài giảng của mình, ngài đã nói về vai trò của các nhà thần học trong việc lắng nghe lời Chúa để giúp cho người khác nghe tin mừng. Thế nhưng ngài không đã động gì tới văn kiện về lâm bô này tí nào hết.

 

Ủy Ban này bắt đầu quan tâm tới vấn đề này là vì các vị linh mục và giám mục trên thế giới đã yêu cầu  hồng ý Ratzinger bấy giờ hãy “ban bố một bản tuyên cáo Công Giáo cập nhật hóa để đáp ứng tình trạng cảm thấy buồn chán” nơi thành phần cha mẹ than khóc cho việc mất mát một thơ nhi trước khi lãnh nhận phép rửa.

 

Như Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo giải thích: “Được sinh ra với một bản tính nhân loại sa đọa và bị nhiễm mắc nguyên tội, trẻ em cũng cần một cuộc tái sinh mới trong phép rửa để được giải phóng khỏi quyền lực tối tăm và mang vào lãnh giới tự do của thành phần làm con cái Thiên Chúa là lãnh vực tất cả mọi con người được kêu gọi tới. Thế nhưng, cuốn giáo lý được xuất bản năm 1992 đã không đề cập tới Lâm Bô.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo CNS 6/10/2006

 

  

TOP

 

 

 ? Đạo Luật cho phép Hôn Nhân Đồng Tính ở Canada: Vấn Đề Phép Rửa và Vấn Đề Tâm Bệnh

Về vấn đề phép rửa, trước khi đạo luật cho phép hôn nhân đồng tính ở Canada được ban hành 1 tuần, theo mạng điện toán toàn cầu Zenit ngày 15/7/2005, ĐHY Marc Ouellet TGP Quebec đã cho biết là: “Theo giáo luật của mình, chúng tôi không thể chấp nhận các chữ ký của hai người cha hay hai người mẹ làm cha mẹ của một em nhỏ”.

Tờ nhật báo Ottawa Citizen cho biết là vị phó tổng thư ký của hội đồng giám mục Canada là Benoit Bariteau, đã làm sáng tỏ vấn đề là Giáo Hội chỉ từ chối làm phép rửa cho em nhỏ nếu cả hai người cha hay cả hai người mẹ cứ nhất định đòi ký vào chứng thư rửa tội của em nhỏ mà thôi. Nếu chỉ có một chữ ký mà thôi thì Giáo Hội vẫn không từ chối việc làm phép rửa cho em nhỏ của cặp hôn nhân đồng tính.

Về vấn đề tâm thần, một cuộc họp mới đây của Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ (APA: American Psychiatric Association) về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đã chứng tỏ cho thấy rằng hoạt trình  chính trị đã không để ý gì tới các sự kiện về khoa học. 

Bác sĩ Rick Fitzgibbons, vị đã đóng góp chính yếu cho bài “Đồng Tính Luyến Ái và Niềm Hy Vọng” của Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo, và là vị đồng tác giả của cuốn “Giúp Các Thân Chủ Thứ Tha: Một Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Để Giải Quyết Nỗi Giận Dữ Và Phục Hồi Niềm Hy Vọng” (American Psychological Association Books, 2000). Vị bác sĩ này đã chia sẻ với mạng lưới điện toán toàn cầu Zenit về định nghĩa của APA đối với vấn đề hôn nhân đồng tính như là một thứ tâm bệnh “cần” phải được ổn định cho các cặp này cùng con cái được họ nhận nuôi.

Vấn:     Phải chăng ý nghĩ của APA về những cuộc hôn nhân đồng tính cũng như đối với việc nhận con nuôi của thành phần này am hợp với việc nghiên cứu liên quan tới những khó khăn trục trặc về y khoa và tâm bệnh nơi những ai có khuynh hướng đồng tính cũng như về nhu cầu phát triển của trẻ em?

Đáp:    Không phải thế. APA đã quyết định bỏ qua việc nghiên cứu quan trọng nơi ngành y khoa là những gì đã ghi nhận những bệnh hoạn trầm trọng về tâm thần cũng như về y khoa liên quan tới những khuynh hướng và hành vi cử chỉ đồng tính.

Cuộc nghiên cứu này và cuộc nghiên cứu về các nhu cầu của trẻ em đối với một người cha và một người mẹ đã được kiểm điểm ở một số văn kiện quan trọng mới đây của các Trường Thuốc thuộc Đại Học South Carolina và Đại Học Utah.

Bộ văn bản kiểm điểm này cho thấy rằng tiêu chuẩn của lối sống đồng phái tính là những gì có tính chất bất khả bền bỉ nơi mối liên hệ hứa quyết và việc sống chung chạ bừa bãi. Để chứng minh điều ấy, một cuộc nghiên cứu mới đây ở Amsterdam do Xiridou thực hiện cho thấy rằng có 86% những trường hợp bị hội chứng liệt kháng mới đã xuất phát từ những cuộc liên hệ hứa quyết này, trong khi đó những cuộc liên hệ chơi bời vậy thôi chỉ bị trung bình vào khoảng từ 16-28 cặp mỗi năm mà thôi.

Vấn:     Việc nghiên cứu này còn cho thấy những gì khác liên quan tới mối nguy hại về sức khỏe tâm bệnh và y học đối với những ai sống theo kiểu đồng tính hay chăng?

Đáp:    Những cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng đã cho thấy rằng nhiều cuộc lệch lạc khủng hoảng về tâm thần lan tràn gấp bội, từ 3 tới 5 lần, nơi thành phần dậy thì và người lớn có khuynh hướng đồng phái tính (SSA: same sex attraction). Những lệch lạc tâm thần này gồm có tình trạng chán nản chính yếu, có ý nghĩ và những lần cố gắng tự vẫn, những cuộc khủng hoảng lo âu, việc lạm dụng túy lúy chất, khủng hoảng về hạnh kiểm, tự ti mặc cảm nơi nam nhân và việc sống chung chạ về tình dục không thể bảo tồn được các mối liên hệ hứa quyết.

Cần phải ghi nhận rằng “homophobia” (việc lo sợ vấn đề đồng tính luyến ái) không phải là nguyên nhân gây ra những tình trạng lệch lạc khủng hoảng ấy, như nhiều những cuộc nghiên cứu này đã thực hiện ở những nền văn hóa hồ hởi chấp nhận vấn đề đồng tính luyến ái.

Một cuộc nghiên cứu khác đã cho thấy rằng tỷ lệ cao, tới 32%, nam giới có khuynh hướng SSA đã bị lạm dụng bởi những nam nhân khác cũng có khuynh hướng SSA.

Ngoài ra, những người có khuynh hướng SSA có một đời sống bị rút ngắn lại. Việc thực hiện tình dục theo lối sống này, nhất là thành phần đồng nam tính, có liên quan tới nhiều thứ bệnh tật trầm trọng về y khoa. Tất cả những cuộc nghiên cứu này đều đã bị APA bỏ qua không chú ý tới.

Vấn:     Các quan niệm về xã hội và y khoa của việc nghiên cứu khoa học cho thấy những gì về nhu cầu của một em nhỏ đối với một người cha và một người mẹ?

Đáp:    Bản tóm lược của bác sĩ Reekers và bác sĩ Byrd về một số văn liệu lớn liên quan tới vấn đề phát triển của trẻ em đã cho thấy tầm quan trọng sống còn của một người cha và một người mẹ cần thiết cho việc phát triển của một người con.

Thật vậy, việc nghiên cứu của khoa xã hội hợp với bản tuyên bố của Tòa Thánh Vatican gần đây là việc chủ ý làm cho một em nhỏ bị hụt hẫng đi một người cha hay một người mẹ ở chỗ các em được thành phần sống đời hôn nhân đồng tính nhận nuôi sẽ gây ra tai hại trầm trọng cho các em ấy.

Bản tuyên cáo của APA đã bỏ qua mớ kiến thức sâu rộng về nhu cầu của trẻ em như trong cuốn của Henry Biller là cuốn “Những Người Cha và Gia Đình: Các Yếu Tố Thân Phụ nơi Việc Phát Triển Con Cái”, một cuốn sách bao gồm thư mục có gần cả ngàn bài viết khác biệt hay sách vở về những khía cạnh tích cực của thành phần làm cha đối với con cái.

Những cuộc nghiên cứu này không thực hiện như là những gì thuộc về một thứ vận động về chính trị, mà là một thứ kiến thức sâu rộng nghiêm chỉnh để gia tăng việc chúng ta hiểu biết về vấn đề phát triển của trẻ em. Văn liệu về nhu cầu của một người con đối với một người mẹ thậm chí còn dồi dào hơn nữa, song cũng bị APA bỏ qua không màng gì tới cả.

Vấn:     Nếu ý nghĩ của APA thiên về việc ủng hộ vấn đề đồng tính hôn nhân cùng với việc thành phần này nhận con nuôi không được căn cứ vào việc nghiên cứu về y khoa, tâm bệnh và xã hội học, thì theo ông nó được căn cứ vào những gì đây?

Đáp:    Tôi tin rằng quyết định ấy là một quyết định theo ý hệ và chính trị, chứ không phải là một quyết định theo khoa y học hay là một quyết định về việc bảo vệ sức khỏe của người lớn hay của trẻ em.

Chủ trương phi khoa học này của APA làm cho chúng ta nhớ tới lời của ĐGH Biển Đức XVI về tình trạng độc đoán của chủ nghĩa tương đối ở Tây Phương.

Theo kinh nghiệm nghề nghiệp của mình là một tâm bệnh gia chuyên về bản chất và việc chữa trị tâm trạng giận dữ thái quá thì quyết định của APA bị ảnh hưởng mãnh liệt của một thành kiến thiên lệnh lâu đời đối với nền luân lý của DoThái Kitô Giáo, đặc biệt là của Công Giáo. Việc nhìn nhận về pháp lý mới đây cho vấn đề hôn nhân đồng tính ở Tây Ban Nha và Gia Nã Đại không được căn cứ vào khoa y học hay vào tình trạng phúc hạnh của người lớn và trẻ em là một chứng tỏ cho thấy thành kiến thiên lệnh ấy.

Thành kiến thiên lệnh này đã khiến cho không ít người Công giáo trải qua kinh nghiệm đối với các chuyên viên về tâm thần, thành phần chuyên viên này chê trách đức tin và luân lý của họ là những gì đã gây ra cho họ hay cho con cái của họ những rắc rối về cảm xúc, và thành phần chuyên viên này cố gắng thay đổi qui tắc về luân lý của họ đối với vấn đề tình dục.

Vấn:     Ông sẽ khuyên gì với các chuyên gia tâm thần khác, các tâm lý gia và các cố vấn tâm bệnh khi phải đối diện với chiều hướng ý hế ấy ở các lãnh vực của họ?

Đáp:    Có một số đồng nghiệp đã nói với tôi rằng họ có dự định rời bỏ APA vì tổ chức này loại bỏ khoa y học và cuư đi sâu vào hoạt trình ý hệ và chính trị.

Cá nhân tôi, trong cuộc tranh đấu này, tôi đã được phấn khích, và đã phấn khích một số bạn đồng nghiệp của mình, bằng những lời của Đức Gioan Phaolô II: “Cầu nguyện hợp với hy sinh là những gì tạo nên một lực lượng mãnh liệt nhất trong lịch sử loài người”.

Các chuyên viên Công Giáo về tâm bệnh cần phải tin tưởng rằng Chúa sẽ rat ay bảo vệ bí tích hôn phối, nhưng chúng ta cần làm phần của mình.

Vả lại, bất chấp bản tuyên cáo phi khoa học của APA, các vị bác sĩ có trách nhiệm phải cho thành phần bệnh nhân của mình biết về những điều nguy hại của lối sống đồng tính luyến ái.

Trong cuộc nghiên cứu của mình, “Những Nguy Cơ Về Sức Khỏe của Vấn Đề Tính Dục Đồng Nam Tính”, một bác sĩ nội khoa và là bạn đồng nghiệp là bác sĩ John R. Diggs Jr., đã viết: “Là một y sĩ, phận sự của tôi là thẩm định các hành vi cử chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng phúc hạnh. Khi có một điều gì đó thiện ích, chẳng hạn như vấn đề tập thể dục, vấn đề dinh dưỡng tốt hay ngủ đầy đủ, thì tôi có phận sự phải khyến khích thực hiện. Cũng thế, khi thấy một điều gì đó tai hại, như hút thuốc, ăn uống quá độ, nghiện rượu hay hút ma túy thì tôi có phận sự can ngăn đừng làm. Là một y sĩ, phận sự của tôi là cho bệnh nhân biết những nguy cơ về sức khỏe của vấn đề làm tình đồng tính, và cản họ đừng say mê các hành vi tai hại ấy.

Vấn:    Ông có lời khuyên nào cho các phụ huynh Công giáo liên quan tới vấn đề cố gắng tái định nghĩa hôn nhân và thiết lập các cuộc hôn nhân đồng phái tính cùng việc nhận con nuôi?

Đáp:    Cha mẹ Công giáo ngày nay cần hiểu biết về vấn đề đồng tính luyến ái liên quan đến cả việc nỗ lực để tái định nghĩa hôn nhân và cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội.

Kiến thức này có sẵn trong tờ quảng bá cập nhật hóa của Hiệp Hội Công Giáo Y Khoa, cũng như ở mạng điện toán toàn cầu của Hiệp Hội Quốc Gia Nghiên Cứu và Chữa Trị Đồng Tính Luyến Ái.

khuynh hướng đồng phái tính không phải là những gì được cho là di truyền và là những gì có thể ngăn ngừa và chữa trị, chứ không phải như chủ trương của truyền thông và việc tuyên truyền chính trị của các tổ chức chuyên nghiệp.

Thành phần làm cha làm mẹ nên đọc những lời của ĐGH Biển Đức XVI về hôn nhân và các cuộc hiệp nhất dân sự khi ngài làm đầu Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Ngài viết: “Cuộc hiệp nhất nam nữ đã được Chúa Kitô nâng lên phẩm vị của một bí tích. Giáo Hội dạy rằng hôn nhân Kitô giáo là một dấu hiệu năng của giao ước giữa Chúa Kitô và Giáo Hội”.

Những nguồn liệu về gia đình tuyệt hảo khác có thể gíup cho bậc phụ huynh trình bày cho con cái mình vẻ đẹp của dự án Thiên Chúa đối với hôn nhân và tính dục con người đó là văn kiện “Sự Thật và Ý Nghĩa Tính Dục Con Người” của Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình; Thông Điệp “Sự Sống Con Người” (biệt chú thêm của người dịch : của Đức Phaolô VI); “Yêu Thương và Trách Nhiệm” (biệt chú thêm của người dịch: của Đức Gioan Phaolô II); “Thần Học về Thân Thể” của Đức Gioan Phaolô II; và Cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.

Để đáp lại bản công bố mới đây của APA, cha mẹ Công giáo cần phải kiểm soát kỹ lưỡng hơn vấn đề giáo dục của con cái mình, vì nhiều giáo dục viên hiện nay sẽ gia tăng nỗ lực hiện tại của họ để đưa vào học trình cần thiết về vấn đề đồng tính luyến ái từ lớp 1 đến 12.

Những chương trình này không trình bày sự thật về lối sống đồng tính luyến ái, bao gồm cả sự kiện không thể bảo tồm việc dấn thân sống với nhau, việc chung sống bừa bãi, các thứ bệnh tật về y khoa và tâm thần, cùng việc tác hại cho trẻ em bị chối bỏ quyền được có một người cha và một người mẹ.

Trái lại, những nỗ lực có thành kiến lệnh lạc này cố gắng để trình bày một cách sai lạc vấn đề đồng tính luyến ái như là một lối sống lành mạnh khác. Cha mẹ cần phải yêu cầu con em mình được trình bày cho biết sự thật.

Nhiều chương trình trong những chương trình giáo dục này giả dạng để che đậy đi các mục đích thực sự của mình, bằng cách sử dụng những danh từ như đa dạng, nhân nhượng hay “những tuần lễ không gọi tên”, khi mà, thật sự họ cố gắng làm suy yếu đi giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, về tính dục con người, và giờ đây về việc nuôi dưỡng con cái.

Những người Công giáo cũng cần phải hoạt động trong cả lãnh vực chính trị nữa để gây ảnh hưởng đến các viên chức được tuyển chọn trong vấn đề học biết sự thật về việc đồng tính luyến ái cũng như để nâng đỡ đơn vị căn bản của xã hội là cơ cấu nền tảng cho tình trạng phúc hạnh của xã hội đó là gia đình, một cơ cấu được xây trên một cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 20/7/2005 

 

TOP

 

 

?  Khủng hoảng về vai trò làm cha mẹ

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Thỉnh thoảng tôi ghé thăm những gian hàng bán súc vật, trong đó những con chim quí được bắt hoặc gây giống từ rừng bên Phi Châu, Á Châu, hay Úc Châu, Nam Mỹ. Những con chim quí này đều có ghi rõ xuất xứ, giống, và loại. Chúng thích hợp với loại thực phẩm nào, và khí hậu ra sao. Và khi đến chỗ mấy con chó, mèo, thì trên tấm giấy khai sinh còn ghi rõ giống của bố, giống của mẹ, ngày sinh, nơi sinh, và do bác sĩ thú y nào đỡ đẻ.  

 

Đối với những thú vật là vậy, nhưng ngày nay nếu chúng ta hỏi một số em nhỏ, và ngay cả những người lớn tuổi bố, mẹ của anh, của em là ai thì có nhiều người không biết. Trong nhiều đám cưới tại một số các nước Âu Mỹ, nhiều người đã chẳng để ý đến giòng giống cha mẹ người phối ngẫu. Nhiều trường hợp cũng chẳng biết họ là ai, chỉ biết rằng mình thích và yêu người đó thì lấy. Điều này xem ra đi ngược với trào lưu tiến hóa của con người, vì con người với khả năng tìm hiểu, học hỏi, chắc phải có nhiều dữ kiện hơn để biết rõ về cha mẹ, giòng họ mình hơn loài chim, loài thú mới phải.  

 

Ngày 30 tháng 9 năm 2006, trên màn điện toán Zenit đã cho phổi biến kết quả của cuộc khảo cứu với chủ đề “Cách Mạng Vai Trò Làm Cha Mẹ” của tác giả Elizabeth Marquardt. Kết quả được tóm lại với 3 ý chính gồm: 1) Cách mạng luật pháp, 2) Quyền lợi của người lớn, 3) Việc thừa nhận của con cái.

 

Trước khi đi sâu vào những chi tiết của cuộc khảo cứu, và trước khi nhìn vào những ảnh hưởng tác hại hiện nay trên thế giới đối với giá trị đích thực của vai trò làm cha mẹ với ý nghĩa và trách nhiệm của vai trò này, chúng ta cần nhấn mạnh đến những khủng hoảng lớn lao đang xẩy ra hiện nay trực tiếp liên quan đến đời sống hôn nhân, gia đình, giữa cha mẹ và con cái. Và để làm sáng tỏ những điều này, nhận xét xác thực nhất vẫn là những phát biểu của Đức Piô XII và Đức Gioan Phaolô II.

 

Đức Piô XII cho rằng điều khủng khiếp nhất xẩy ra cho con người thời nay, đó chính là việc con người “đánh mất ý thức tội lỗi” của mình. Còn Đức Gioan Phaolô II thì cho rằng nhân loại ngày nay đang sống trong “một nền văn hóa sự chết”.

 

SAI LẠC Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA CHA MẸ 

 

Theo tác giả Elizabeth Marquaardt đã phân tích, thì những điều mà thế giới văn minh ngày nay đang cố gắng làm trực tiếp liên quan đến những giá trị người làm cha mẹ, đó là:

 

1. Cách mạng luật pháp: Những quốc gia hiện có những luật lệ đang làm thay đổi cái nhìn và cố tình bóp méo ý nghĩa thiêng liêng của vai trò cha mẹ gồm:

 

- Canada: Quốc gia này công nhận và cho phép hôn nhân đồng tính, và thay đổi ý nghĩa từ ngữ “cha mẹ đẻ” bằng cách dùng từ “cha mẹ theo luật”. Với luật này, vị trí của quyền làm cha mẹ của một người cha hay người mẹ bị chuyển đổi thành một quyền có tính pháp định. Vì là do xã hội ban cho, nên ý nghĩa thiêng liêng của quyền làm cha mẹ không còn nữa. Con cái sẽ nhìn cha mẹ chúng như những người có liên quan pháp lý, hệt như những người đồng tính hoặc những cha mẹ vì ngại ngùng với vấn đề sinh nở nhận lãnh một đứa con nuôi, hay mua một con chó, con mèo về nuôi vậy.

 

- Tây Ban Nha: Liền sau khi công nhận quyền kết hôn của thành phần đồng tính, chính phủ nước này đã đổi hình thức giấy khai sinh. Trong khai sinh thay vì đề: con ông và bà, bây giờ trên giấy khai sinh của một đứa trẻ đề là “con của A” hay “con của B”. Những tên này được dùng thay cho tên của cha, hay tên của mẹ. Quyền làm cha mẹ đứa trẻ, và vai trò làm cha mẹ đứa trẻ giờ đây xem như biến mất dành chỗ cho quyền chăm nuôi một đứa trẻ của người có trách nhiệm.   Cha mẹ không còn vinh dự được xã hội và luật pháp thừa nhận cái quyền thiêng liêng cao cả của người đã cư mang và sinh thành ra con mình như trước đây nữa.

 

- Ấn Độ: Theo những chỉ dẫn được công bố nhằm hỗ trợ những hình thức sinh sản năm 2005, thì những đứa trẻ sinh ra do những người cha hiến tinh trùng hay người mẹ hiến não sào, sau khi ra đời sẽ không được quyền tìm hiểu về cội nguồn của mình để xem ai là cha hay mẹ thật của mình.

 

- Tân Tây Lan và Úc châu: Luật pháp hai quốc gia này cho phép những trẻ em sinh ra do việc hiến tặng tinh trùng hay noãn sào được phép có 3 bố mẹ. Tuy nhiên những hình thức bố mẹ này ra sao thì vẫn không được xác định rõ, nhưng thật khó để xác định nếu như các cha mẹ này chia rẽ hay trở thành thù địch của nhau thì số phận những trẻ em ấy sẽ như thế nào?

 

- Canada và Hoa Kỳ: Tại hai quốc gia tiên tiến này, ngày nay khuynh hướng thừa nhận những cuộc hôn nhân có tính cách đa thê đang ngày càng lớn mạnh và có thể thành luật. 

 

- Pháp: Mặc dù là một số nhỏ trong những quốc gia từ chối việc thay đổi về đời sống gia đình, và không hợp pháp hôn nhân đồng tính, nhưng lại cho phép đứa trẻ được quyền quyết định về vai trò làm cha mẹ của những người sinh ra chúng.

 

2. Quyền lợi của người lớn: Sự thay đổi về danh xưng cha mẹ, và việc tái định nghĩa vai trò này, theo Elizabeth Marquardt, đã tạo nên những khủng hoảng trầm trọng trong đời sống tâm lý của một đứa trẻ. Nó làm cho tình cảm giữa cha mẹ và con cái trở thành lỏng lẻo, nếu không muốn nói là lệch lạc. Điều này còn cho thấy rằng những hình thức tái định nghĩa hai chữ “cha mẹ” chỉ nhắm vào thành phần người lớn, mà không quan tâm gì đến những đứa trẻ.

 

Việc lạm dụng về từ ngữ cha mẹ đưa đến quan niệm cho rằng việc lập gia đình, sinh con không còn là một ơn gọi thiêng liêng cao cả. Nó không hơn kém việc nhận một đứa con nuôi, hay đi xin một tinh trùng hoặc noãn sào của một ai đó rồi mình sẽ trở thành cha mẹ. Tệ hơn nữa, còn kém việc mua và nuôi một con chó hay con mèo. Tại Hoa Kỳ chẳng hạn, muốn nuôi một con chó hay con mèo phải mang chúng chích ngừa, khai báo, và xuất trình khai sinh. Khi con chó hay con mèo chết phải làm giấy khai tử và phải được chôn táng cẩn thận. 

 

Ngoài ra, những quan niệm này còn cố tình làm mất đi hoàn toàn ý nghĩa của ơn gọi hôn nhân và gia đình. Biến con người và những đứa trẻ trở thành những sinh vật lạc loài trên hành tinh trái đất, và làm cho đời sống hôn nhân gia đình của con người không khác gì cuộc sống chung đụng của một bày thú.

 

Theo kết quả cuộc khảo cứu trên, thì ngày nay, sau một thế hệ của những lạm dụng khoa học trong việc tạo sinh ống nghiệm, việc cho tinh trùng và noãn, và lạm dụng luật pháp để tái định nghĩa vai trò cha mẹ, giờ đây nhiều trẻ vị thành niên đang rất bất mãn vì không biết thực tế ai là cha, là mẹ, và là người đã sinh ra mình.

 

3. Việc thừa nhận của con cái: Qua việc tái định nghĩa vai trò và danh xưng cha mẹ, và qua việc sửa đổi hình thức giấy khai sinh, những người làm cha mẹ thật sự đang phải băn khoăn về số phận của mình. Họ không còn là người chủ và thừa nhận những người con mình, và đương nhiên được quyền làm cha mẹ. Ngược lại, họ bị lệ thuộc vào những đứa con có muốn nhìn nhận mình là cha mẹ của chúng hay không. Tại Hoa Kỳ có ít nhất 10 tiểu bang đã cho phép những người không phải là cha mẹ đẻ được quyền có trách nhiệm trên đứa trẻ như cha mẹ của chúng chẳng hạn như các nhà tâm lý hoặc cha mẹ nuôi. Điều này khiến trẻ em lớn lên chỉ biết đến có người trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mình. Coi cha mẹ cũng tương tự như người nuôi mình hay như người bảo trợ và giám hộ mình. Và điều này là một tủi nhục cho nền văn minh nhân loại cũng như những người làm cha mẹ thật sự. Và câu cao dao: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” của người Việt Nam sẽ không còn ý nghĩa nữa nếu đem áp dụng vào những luật lệ và những đổi mới như vừa được đề cập ở trên.   

 

ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN

 

Việc tái định nghĩa danh xưng và vai trò làm cha mẹ, cũng như việc sửa lại hình thức khai sinh trên chính là những hành động làm mất “ý thức tội lỗi”. Những hành động này đến từ ý nghĩ cho rằng mình là “thiên chúa” của chính mình, và do đó, chối bỏ hay không muốn nhìn nhận cái giới hạn của mình. Con người ngang nhiên làm những điều phản nghịch lại với luật lệ của Thiên Chúa, và cho như vậy là đúng. Những hành động ấy tạo nên một ảnh hưởng lớn lao dẫn con người đi vào vùng tăm tối u minh của lý trí và tư tưởng. Thái độ chối bỏ và không nhìn nhận những giới hạn của con người còn sinh ra những quái thai của tư tưởng, của luật pháp, của đạo đức làm ô nhiễm bầu khí văn minh của nhân loại. 

 

Những thay đổi như trên vừa trích dẫn, thật ra chỉ nhằm thỏa mãn lối sống đồng tính và hôn nhân đồng tính. Lớp người này biết rất rõ rằng, với lối sống ấy họ không bao giờ được hân hạnh làm cha mẹ, và cũng sẽ chẳng có ai gọi họ là cha hay mẹ cả.    

 

Vấn đề đồng tính hiện nay đã trở nên thông thường, và hợp pháp tại nhiều nơi trên thế giới. Như chúng tôi đã có lần viết, lối sống đồng tính ngày nay đã bị loại ra ngoài lý do tâm bệnh. Trong danh sách những triệu chứng tâm bệnh, đồng tính không có trong danh sách ấy nữa. Ngược lại, nó được coi là một nếp sống lành mạnh. Nhiều người cho rằng đó là xu hướng xã hội, và những đổi mới của xã hội.

 

Không chỉ nhìn nhận lối sống đồng tính, xã hội cũng chấp nhận hôn nhân đồng tính. Do quyền được quyền lập gia đình của nhóm người đã làm nẩy sinh ra quyền xin con nuôi. Và từ việc nhận nuôi con nuôi đã đẻ ra việc tái định nghĩa vai trò làm cha mẹ, và sửa đổi lại giấy khai sinh.

 

Tuy được xã hội thừa nhận, nhưng đây là một lối sống vong thân và lạc loài đến từ sản phẩm của một nền văn hóa sự chết. Qua lối sống này, nhân loại sẽ không có những thế hệ nối tiếp, vì không thể nào 2 người đàn ông hoặc 2 người đàn bà dù với danh nghĩa là vợ chồng có thể sinh sản con cái được. Do đó, dù họ có tranh đấu để được quyền làm cha mẹ dưới bất cứ từ ngữ hay lối xưng hô thế nào đi nữa, thì cái quyền ấy vẫn chỉ là một tên gọi theo pháp lý, thực chất họ vẫn biết mình không bao giờ là cha mẹ của một ai khác. Mầm mống sự chết và hủy diệt có ngay trong quan niệm và lối sống này.

 

NHÌN VỀ VIỄN ẢNH NHÂN LOẠI

 

Tóm lại, kết quả cuộc nghiên cứu trên cho thấy là với những luật pháp và lối sống hiện nay của con người thời nay, đặc biệt, những người chủ trương đồng tính, hôn nhân đồng tính đang cố tình định nghĩa méo mó hai chữ “cha mẹ” rất thánh thiêng. Họ phải lãnh chịu cái trách nhiệm lớn lao trước lương tâm và lịch sử. Ảnh hưởng của họ đang dẫn con người xa dần cội nguồn của mình. Họ đang từ từ làm mất đi những quyền lợi thiêng liêng cao cả của bậc làm cha mẹ.

 

Tuy vậy, cũng đã đến lúc những người có trách nhiệm tinh thần, những ai đang quan tâm đến vận mệnh thế giới và nhân loại cần phải lên tiếng thức tỉnh lương tâm con người. Chúng ta không thể làm ngơ hay cứ để những tiếng nói của văn hóa sự chết kia lấn lướt và dẫn nhân loại vào con đường diệt vong, không phải bằng chiến tranh, bom đạn, mà bằng cách làm mất đi ýnghĩa thiêng liêng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái.

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ