GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 10/11/2006

 TUẦN XXXI THƯỜNG NIÊN

 

?  Khâm Sứ Tòa Thánh Vatican gửi Thư cho Bộ Ngoại Giao Vụ Nước Do Thái về “Cuộc Diễn Hành Đồng Nam Tính” ở Giêrusalem

?  ĐTC Biển Đức XVI: “Không dựa vào Thiên Chúa thì định mệnh của con người chỉ là những gì lẻ loi sầu khổ khiến họ thất vọng mà thôi”

?   ĐTC Gioan-Phaolô II: Thông Điệp Giầu Lòng Thương Xót - Giáo Hội Tuyên Xưng và Loan Truyền Tình Thương

 

 

? Khâm Sứ Tòa Thánh Vatican gửi Thư cho Bộ Ngoại Giao Vụ Nước Do Thái về “Cuộc Diễn Hành Đồng Nam Tính” ở Giêrusalem

 

Kính Gửi Bộ Ngoại Giao Vụ Quốc Gia Do Thái

 

Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Do Thái xin gửi lời chào tới Bộ Ngoại Giao Vụ của Quốc Gia Do Thái, và muốn chuyển đạt nỗi tiếc xót của Tòa Thánh về tin có một Cuộc Diễn Hành Đồng Nam Tính dự định sẽ xẩy ra tại Giêrusalem trong tuần này.

 

Tòa Thánh nhiều lần đã lập lại rằng quyền tự do diễn đạt, một quyền lợi được Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền chuẩn nhận, là những gì cần phải có giới hạn chính đáng, đặc biệt khi việc hành sử quyền lợi này phảm đến những cảm thức của các thành phần tín hữu. Rõ ràng là Cuộc Diễn Hành Đồng Tính này được dự định xẩy ra ở Giêrusalem sẽ là những gì tỏ ra muốn xúc phạm tới đại đa số những người Do Thái, Hồi Giáo và Kitô Giáo, bởi tính chất linh thánh của Thành Giêrusalem.

 

Trong hoàn cảnh này, Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh muốn nhắc lại Bản Tuyên Ngôn Chung của Cuộc Họp Tiểu Ban Song Phương giữa Ủy Ban của Tòa Thánh về Liên Hệ Tôn Giáo với Người Do Thái và Vị Tôn Sư Trưởng của Do Thái, được tổ chức ở Grottaferrata (Rome) hôm 17-19/10/2004, một bản tuyên ngôn viết: ‘Giêrusalem có một tính chất linh thánh đối với tất cả mọi người con cái của tổ phụ Abraham. Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi thẩm quyền liên hệ hãy tôn trọng tính chất này và hãy ngăn cản những cuộc diễn hành trắc nết cũng như bất cứ hành động nào phạm đến các cảm quan của những cộng đồng tôn giáo hiện diện ở Giêrusalem và gắn bó với thành thánh này’.

 

Bởi thế, Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh tin tưởng rằng Bộ Ngoại Giao Vụ sẽ áp đặt tất cả ảnh hưởng của mình trong việc quyết định ra lệnh cứu xét lại cuộc Diễn Hành này ở Giêrusalem, như dấu hiệu chứng tỏ những cảm mến về tôn giáo của tất cả những ai tôn kính Thành Thánh ấy. 

 

Tòa Khâm Sứ của Tòa Thánh ở Do Thái bày tỏ lòng biết ơn Bộ Ngoại Giao Vụ về việc bộ này chú ý tới vấn đề này và lợi dụng dịp này để lập lại với bộ này việc Tòa Thánh cam đoan hết sức kính trọng bộ này.

 

Jaffa-Tel Aviv, ngày 8/11/2006

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/11/2006

 

 

TOP

 

 

 ? “Không dựa vào Thiên Chúa thì định mệnh của con người chỉ là những gì lẻ loi sầu khổ khiến họ thất vọng mà thôi”

 

Đưứ Thánh Cha Biển Đức XVI Viếng thăm và Huấn dụ Sinh Viên Đại Học Đường Gregorian hôm Thứ Sáu 3/11/2006

 

Hôm Thứ Sáu 3/11/2006, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã  đến thăm Đại Học Gregorian của Tòa Thánh được ủy thác cho các linh mục Dòng Chúa Giêsu điều hành. Giáo Hoàng Học Viện Gregorian là một viện đại học do chính Thánh I Nhã, vị sáng lập dòng Tên, thiết lập cách đây 450 năm. Hiện nay có 3 ngàn sinh viên thuộc 130 quốc gia, 821 giáo phận và 84 cộng đồng dòng tu.

Tại đây, ĐTC được chính ĐHY Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo là Zenon Grocholewski kiêm đại chưởng ấn của đại học này, và linh mục Peter Hans Kolvenbach, bề trên tổng quyền của Dòng Tên kiêm phó đại chưởng ấn của đại học này nghênh đón.

Trước hết ĐTC đã vào nguyện đường của đại học đường để viếng Thánh Thể, đoạn chào cộng đồng 8 nữ tu phục vụ ở đại học đường này. Thành phần sinh viên đã vỗ tay đón chào ngài, và hô hoán câu “Vạn Tuế Đức Giáo Hoàng!”. Vì sân trường không đủ chỗ, nhiều sinh viên đã phải ngồi trong các lớp học để nghe ngài trước những màn ảnh lớn. Hai linh mục dòng Tên là Gianfranco Ghirlanda và Bryan Lobo đại diện sinh viên ngỏ lời chào mừng ĐTC.

Trong bài huấn từ của mình, ĐTC đã diễn tả viện đại học này như là “một trong những việc phục vụ cao cả nhất của Dòng Chúa Giêsu cống hiến cho Giáo Hội Hoàn Vũ”.

Ngài cũng nhắc lại kỷ niệm với đại học này là khi còn là linh mục Joseph Ratzinger ngài đã dạy một khóa về Thánh Thể vào đầu thập niên 1970. Ngài cũng nhắc đến nhiều lần, thời đầu Công Đồng Chung Vaticanô II, ngài được mời giảng huấn hay chấm luận án tiến sĩ.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI của chúng ta đã nói với sinh viên rằng không căn cứ vào Thiên Chúa thì các khoa học của con người không thể nào hiểu được con người, và chỉ khi nào con người hướng về siêu việt thể họ mới tim thấy ý nghĩa của cuộc đời. Sau đây là một số ý tưởng tiêu biểu được ngài huấn dụ thành phần sinh viên ngài gặp gỡ:

 

“Hôm nay, cần phải chú ý tới cái thách đố của một nền văn hóa trần tục, một nền văn hóa ở nhiều phần đất trên thế giới có khuynh hướng càng ngày càng chối bỏ chẳng những hết mọi dấu hiệu của việc Thiên Chúa hiện diện trong sinh hoạt của xã hội và của con người, mà còn, qua một vài phương tiện, những phương tiện đánh lạc hướng và làm lu mờ đi lương tâm chính trực của con người, đang nỗ lực làm tiêu hao đi khả năng con người lắng nghe Thiên Chúa nữa…

 

“Không thể nào không lưu ý tới mối liên hệ với các tôn giáo khác, mối liên hệ chẳng những có tính cách xây dựng nếu nó tránh đi được tất cả những gì là mập mờ làm suy yếu đi nội dung thiết yếu của niềm tin tưởng của Kitô Giáo vào Chúa Kitô, Đấng cứu độ duy nhất của toàn thể nhân loại, cũng như niềm tin tưởng vào Giáo Hội, bí tích cứu độ cần thiết để cứu độ toàn thể nhân loại...

 

“Không thể nào hoàn toàn hiểu được con người, cả trong nội tại cũng như ngoại diện, nếu họ không hướng về siêu việt thể. Không biết qui chiếu vào Thiên Chúa, con người không thể giải đáp những vấn nạn nồng cốt đang làm day dứt và mãi làm khắc khoải tâm can của họ liên quan tới cùng đích của cuộc đời họ và ví thế liên quan tới ý nghĩa cuộc sống của họ.

 

“Bởi thế, thậm chí họ không thể kết hiệp trong xã hội những thứ giá trị về đạo lý là những gì duy nhất có thể góp phần vào việc chung sống hợp với con người. Không dựa vào Thiên Chúa thì định mệnh của con người chỉ là những gì lẻ loi sầu khổ khiến họ thất vọng mà thôi…

 

“Chỉ khi nào biết căn cứ vào Vị Thiên Chúa Yêu Thương, Đấng đã tỏ mình ra nơi Chúa Giêsu Kitô, con người mới tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình và mới sống trong niềm hy vọng, bất chấp có trải qua những sự dữ làm tổn thương đến đời sống của họ và xã hội họ sống.

 

“Hy vọng là những gì giúp cho con người không khóa mình lại trong một thứ chủ nghĩa tuyệt mệnh tê liệt và cằn cỗi, mà là hướng về một cuộc hăng say dấn thân trong xã hội họ sống để có thể canh tân xã hội”.

Sau bài huấn từ, ngài gặp gỡ cộng đồng Dòng Tên ở Trung Tâm Hội Nghị Matteo Ricci, bên dưới ham đại học, và xem qua những thứ xuất bản và công khố của đại học đường này. Ngài cũng được đại học đường này kính biếu ấn bản mới nhất của tờ Archivium Historiae Pontificiae ngài rất thích, và một tác phẩm mừng bách niên sinh nhật của triết gia kiêm thần học gia Canada là linh mục Bernard Lonergan.

Cuộc gặp gỡ này cũng có mặt của cả thành phần ân nhân bảo trợ và ngoại giao đoàn của đại học này, thành phần được ĐTC ngỏ lời cám ơn về sự giúp đỡ của họ. Ban nhạc thuộc Đại Học Tòa Thánh Đức Hung đã góp phần phụ họa đón mừng ngài.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/11/2006

 

 

TOP

 

 

?  ĐTC Gioan-Phaolô II: Thông Điệp Giầu Lòng Thương Xót - Giáo Hội Tuyên Xưng và Loan Truyền Tình Thương

 

(Thông Điệp "Dives in Mesericordia" của ĐTC Gioan-Phaolô II ban hành Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, 30-11-1980, Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL trích dịch theo Saint Paul Editions, một số đoạn tiêu biểu) 

 

15.       Giáo Hội công bố sự thật về tình thương của Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Kitô tử giá và phục sinh, và Giáo Hội tuyên xưng sự thật này bằng những đường lối khác nhau. Hơn thế nữa, Giáo Hội tìm cách thực thi tình thương đối với con người qua con người, và Giáo Hội thấy rằng trong việc thực thi tình thương này một điều kiện không thể châm chước trong việc lo cho một thế giới được tốt đẹp hơn và 'nhân bản hơn', hôm nay cũng như mai ngày. Tuy nhiên, không có thời nào và không có một giai đoạn lịch sử nào, đặc biệt vào lúc khẩn trương như thời của chúng ta đây, Giáo Hội lại có thể quên đi cầu nguyện đó là một tiếng kêu cứu đến tình thương của Thiên Chúa giữa nhiều hình thức sự dữ đang đè nặng trên nhân loại và đang đe dọa nhân loại. Đúng vậy, đây là quyền lợi và nhiệm vụ của Giáo Hội trong Chúa Giêsu Kitô, quyền lợi và nhiệm vụ của Giáo Hội đối với Thiên Chúa cũng như đối với nhân loại. Lương tâm nhân loại càng nhường bước cho việc tục hoá, mất đi cảm quan của mình về ý nghiã thật sự của từ ngữ 'tình thương', xa lià Thiên Chúa và tách khỏi mầu nhiệm của tình thương, thì Giáo Hội càng có quyền lợi và nhiệm vụ "lớn tiếng" (DT 5:7) kêu xin Thiên Chúa tình thương. Những "tiếng kêu lớn" này phải là đánh dấu của Giáo Hội trong thời đại chúng ta, những tiếng kêu thốt lên với Thiên Chúa để van xin tình thương của Ngài, một biểu dương thực sự mà Giáo Hội tuyên xưng và công bố như đã thể hiện nơi Chúa Giêsu tử giá và phục sinh, tức nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua. Chính mầu nhiệm này mang trong mình mạc khải hoàn toàn nhất của tình thương, đó là, của tình yêu mạnh hơn sự chết, mạnh hơn tội lỗi và mọi sự dữ, tình yêu nâng con người lên khi họ rơi vào vực thẳm và giải thoát họ khỏi những đe dọa trầm trọng nhất.

 

Con người hiện đại cảm thấy những đe dọa này. Điều đã đề cập đến trước đây về sự kiện này chỉ là một tóm lược đại khái vậy thôi. Con người hiện đại thường hay lo âu tự hỏi về giải pháp đối với những căng thẳng khủng khiếp đã được dựng lên trên thế giới và đang làm cho loài người rối lên. Và, nếu có những lúc con người thiếu can đảm để kêu lên lời 'xót thương', hay nếu họ cũng chẳng tìm thấy điều gì tương đương trong lương tâm rỗng không tôn giáo của họ, thì Giáo Hội lại càng cần phải thốt lên tiếng kêu này, chẩng những nhân danh riêng mình, mà còn nhân danh của tất cả mọi người nam nữ  trong thời đại chúng ta...

 

Nhân danh Chúa Giêsu Kitô tử giá và phục sinh, trong tinh thần sứ vụ thiên sai của Người, trải qua lịch sử nhân loại, chúng ta cất tiếng của mình mà nguyện cầu, xin Tình Yêu nơi Chúa Cha, một lần nữa, thể hiện ở giai đoạn lịch sử này, và qua công việc của Chúa Con và Thánh Linh, xin Tình Yêu tỏ ra có mặt ở thế giới hiện đại của chúng ta và tỏ ra còn mạnh hơn sự dữ: hơn tội lỗi và sự chết. Chúng ta cầu xin điều này nhờ lời cầu bầu của Đấng không ngừng công bố "tình thương... từ đời nọ đến đời kia" (Lc. 1:50), và cũng nhờ lời can thiệp của những ai hoàn tất trọn vẹn những lời của Bài Giảng Trên Núi: "Phúc cho ai có lòng xót thương, vì họ sẽ được thương xót" (Mt 5:7)

 

(Loạt bài về Thánh Tâm và Lòng Thương Xót Chúa liên tục vào các ngày thứ sáu hằng tuần từ 18/8

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ