GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 12/11/2006

 TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN

 

?  Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Hun T Truyn Tin Chúa Nht XXXII Thường Niên 12/11/2006 v Ý Nghĩa Ngày Lễ Tạ Ơn ở Ý Quốc

?  Tòa Thánh phổ biến Lịch Trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tới Thổ Nhĩ Kỳ

?   ĐTC Biển Đức XVI: “Thành Phần Chứng Nhân của Chúa Kitô Phục Sinh là Niềm Hy Vọng cho Thế Giới”

 

 

? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXXII Thường Niên 12/11/2006 về Ý Nghĩa Ngày Lễ Tạ Ơn ở Ý Quốc

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Hôm nay ở Ý quốc cử hành hằng năm Ngày Lễ Tạ Ơn, với chủ đề ‘Trái Đất là Một Quà Tặng cho Toàn Thể Gia Đình Nhân Loại’. Trong các gia đình của mình, chúng ta dạy cho các em nhỏ luôn tạ ơn Chúa trước khi ăn, bằng một lời nguyện vắn tắt và dấu thánh giá. Tục lệ này cần phải được bảo tồn và tái nhận thức, vì nó dạy cho chúng ta chẳng những lãnh nhận ‘lương thực hằng ngày’ được ban cho mà còn nhìn nhận nơi nó tặng ân của Đấng Quan Phòng nữa.

 

Chúng ta cần phải có thói quen chúc tụng Đấng Hóa Công về từng sự một: về khí thở và nước nôi, những yếu tố quí giá là căn bản cho sự sống trên hành tinh của chúng ta đây; cũng như về lương thực mà, nhờ tính chất phì nhiêu của trái đất, Thiên Chúa đã ban tặng để bảo trì chúng ta. Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ của Người cầu nguyện, xin Cha trên trời không phải là cho ‘con’ mà là cho ‘chúng con’ lương thực hằng ngày. Bởi thế Ngài muốn hết mọi người hãy cảm thấy đồng trách nhiệm đối với anh chị em mình, nhờ đó không ai thiếu thốn những gì cần để sống. Những sản vật của trái đất là tặng ân Thiên Chúa ban ‘cho toàn thể gia đình nhân loại’.

 

Ở đây chúng ta đụng chạm tới một điểm rất đau thương, đó là thảm trạng đói khổ, một tình trạng, cho dù xẩy ra sự kiện là thậm chí gần đây nó đã được nói lên ở những lãnh vực cơ cấu cao nhất, như Liên Hiệp Quốc và đặc biệt là Tổ Chức Lương Nông, vẫn tiếp tục mãi mãi là những gì thê thảm. Bản tường trình hằng năm mới đây của Tổ Chức Lương Nông đã xác nhận những gì Giáo Hội biết rất rõ bởi kinh nghiệm trực tiếp của các cộng đồng và các vị thừa sai, đó là có trên 800 triệu người sống trong tình trạng mạo dưỡng và rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em, chết vì đói.

 

Làm thế nào mà tình trạng được đề cập đến này, mặc dù đã được liên tục tố giác, vẫn chưa được giải quyết, trái lại, còn trở nên tệ hơn ở những cách thức khác nhau? Chắc chắn là cần phải loại trừ đi những căn nguyên về cơ cấu dính dáng tới guồng máy quản trị nền kinh tế thế giới, một guồng máy phân phối một phần lớn các tài nguyên của hành tinh này cho một thiểu số dân chúng. Điều bất công này đã bị chỉ trích phê bình ở những dịp khác nhau bởi những vị tiền nhiệm của tôi là những vị Tôi Tớ Chúa Phaolô VI và Gioan Phaolô II.

 

Để có thể chi phối cả một tầm vóc bao rộng, cần phải ‘hoán cải’ mẫu thức phát triển toàn cầu; hiện nay điều này đòi hỏi chẳng những bởi cảnh khốn nạn của đói khổ mà còn bởi tình trạng nguy cấp về môi trường và năng lượng nữa. Tuy nhiên, mỗi một người và từng gia đình có thể và cần phải làm một điều gì đó để làm giảm bớt đói khổ trên thế giới, chấp nhận một lối sống và tiêu thụ xứng với việc bảo toàn thiên nhiên cũng như với các qui tắc công bình đối với những ai trồng cấy đất đai ở hết mọi quốc gia.

 

Anh Chị Em thân mến: Ngày Tạ Ơn hôm nay mời gọi chúng ta, một mặt, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về các hoa trái của lao công nông nghiệp, và mặt khác, nó phấn khích chúng ta hãy cụ thể dấn thân nhổ tận gốc rễ nạn đói khổ. Chớ gì Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biết tạ ơn về những ân phúc của Đấng Quan Phòng và cổ võ công lý lẫn kết đoàn ở tất cả mọi phần đất trên thế giới.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/11/2006

 

 

TOP

 

 

?  Tòa Thánh phổ biến Lịch Trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tới Thổ Nhĩ Kỳ

 

Sau đây là lịch trình cho chuyến tông du thứ 5 sắp tới của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tới Thổ Nhĩ Kỳ, do văn phòng báo chí của Tòa Thánh chính thức phổ biến.

 

9 giờ sáng Thứ Ba, 28/11/2006, ngài lên máy bay ở Phi Trường Fiumicino ở Rôma, và sẽ tới phi trường Esenboga ở Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, vào lúc 1 giờ trưa giờ địa phương.

 

Đầu tiên ngài sẽ viếng thăm Mausoleum ở Ataturk, ‘Cha của Người Thổ’, vị công bố cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ năm 1923. Sau đó là lễ nghi nghênh đón ngài và cuộc ngài viếng thăm Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Necdet Sezer.

 

Đoạn Đức Giáo Hoàng sẽ gặp vị phó thủ tướng trước khi gặp vị chủ tịch tôn giáo vụ là Ali Bardokoglu, vị Đại Giáo Sĩ có thẩm quyền cao nhất Hồi Giáo tại các tổng hành dinh của ông, và phái đoàn ngoại giao ở Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh. Ngài sẽ đọc bài diễn từ cho từng cuộc gặp gỡ này.

 

Ngày hôm sau ngài sẽ đến Smyrna, thành phố lớn thứ ba của xứ sở này, được gọi là ‘Hòn Ngọc của Người Aegean’, từ đó ngài sẽ đến Êphêsô, thành phố Tông Đồ Phaolô đã sống và bị bắt giữ, và cũng là nơi theo truyền thống, Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Ký Gioan đã sống.

 

Ở Êphêsô, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ ở Đền Thánh Meryem Ana Evi (Nhà của Mẹ Maria) và thuyết giảng. Chính tại thành phố này đã diễn ra một Công Đồng Chung năm 431 công bố Trinh Nữ Maria là ‘Theotokos’ – Mẹ Thiên Chúa.

 

Vào chiều hôm Thứ Tư cùng ngày, ngài sẽ bay từ Smyrna đến Istanbul – trước đây là Constantinople – nơi ngài sẽ viếng thăm và nguyện cầu ở Thánh Đường Thượng Phụ Thánh George và gặp riêng Đức Thượng Phụ Chính Thống Hoàn Vũ Bartholomew I. Ngài sẽ chào vị thượng phụ này tại tổng hành dinh của vị ấy.

 

Sáng Thứ Năm, 30/11, ngài sẽ tham dự Phụng Vụ Thánh tại Thánh Đường Thượng Phụ Thánh George ở Istanbul. Ngài sẽ đọc bài diễn từ và ký một bản tuên ngôn chung. Như thế ngài hoàn tất mục tiêu chính yếu của chuyến tông du này, đó là việc đáp lại lời mời của Đức Thượng Phụ Bartholomew để tham dự lễ Thánh Anrê, quan thày của tòa thượng phụ, được cử hành vào ngày 30/11.

 

Sau lễ nghi này, ngài sẽ dùng bữa trưa với Đức Thượng Phụ Bartholomew I ở tòa thượng phụ. Chiều, ngài sẽ viếng thăm Bảo Tàng Viện Thánh Sophia.

 

Ngài sẽ đến vương cung thánh đường Tòa Thánh Armenia, nơi ngài sẽ cầu nguyện và gặp gỡ cùng chảo hỏi Thượng Phụ Mesrob I. Buổi chiều cùng ngày ngài sẽ gặp vị tổng giám mục Chính Thống Syria và tôn sư trưởng Do Thái ở Thổ Nhĩ  Kỳ.

 

Sau cùng ngài sẽ gặp gỡ và dùng bữa tối với các phần tử của hội đồng giám mục Công Giáo. Thứ Sáu 1/12, ngài sẽ chủ tọa Thánh Lễ ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Linh và giảng thuyết. Đó là điểm hẹn cuối cùng của ngài, sau đó ngài sẽ ra phi trường của thành phố này, sau khi tạ từ, lên máy bay lúc 1 giờ 15 chiều về lại Rôma.

 

Ngài là vị giáo hoàng Rôma thứ ba đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có 99 % Hồi Giáo trong 70 triệu dân và chỉ có .04% Công Giáo, sau Đức Phaolô VI năm 1967 và Gioan Phaolô II năm 1979.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/11/2006

 

 

TOP

 

 

?  ĐTC Biển Đức XVI: “Thành Phần Chứng Nhân của Chúa Kitô Phục Sinh là Niềm Hy Vọng cho Thế Giới”

 

Huấn Từ cho Công Nghị Toàn Ý Quốc Về  Giáo Hội Lần 4 ở Trung Tâm Triển Lãm Verona 19/10/2006

 

(tiếp 12 Chúa Nhật tiểu đề 1: "Chúa Kitô Phục Sinh: Tâm điểm của đời sống")

 

Việc phục vụ của Giáo hội Ý, “một đất nước rất thiếu thốn và đồng thời lại là một nơi thuận lợi cho chúng ta làm nhân chứng”

 

Vậy, khởi đi từ ý nghĩa căn bản về sự Phục Sinh hiện diện trong chúng ta và trong công việc hằng ngày của chúng ta, tôi bước sang chủ đề sự phục vụ của Giáo hội tại Ý cho đất nước, cho Âu châu, và cho toàn thế giới.

 

Nước Ý ngày nay biểu lộ cho chúng ta thấy một đất nước rất thiếu thốn và đồng thời lại là một nơi thuận lợi cho chúng ta làm nhân chứng.

 

Quốc gia này vô cùng thiếu thốn vì nó tham gia vào một thứ văn hóa đang thống trị Tây phương và tìm cách tỏ ra như mình là phổ quát và độc lập, những gì làm nẩy sinh ra một lối sống mới. Từ đó xuất phát một làn sóng minh tri chủ nghĩa và thế tục chủ nghĩa, những chủ nghĩa cho rằng chỉ có những gì kinh nghiệm thấy và tính toán được mới có giá trị hợp lý, trong khi đó, về phương diện thực hành thì tự do cá nhân được xem là một thứ giá trị căn bản chi phối tất cả mọi thứ giá trị khác. 

 

Bởi thế, Thiên Chúa là Đấng vẫn bị loại trừ ra khỏi văn hóa và sinh hoạt quần chúng, và niềm tin vào Ngài trở nên khó khăn hơn, cũng chỉ vì chúng ta sống trong một thế giới mà dường như lúc nào cũng được coi là do chúng ta tạo nên, mà có thể nói rằng Thiên Chúa không còn thực sự hiện diện nữa, mà dường như đã trở thành thừa thãi, thậm chí không còn chỗ đứng nữa.

 

Liên quan chặt chẽ với tất cả những điều này, đã diễn ra tình trạng sâu xa biến giảm con người, thành phần chỉ được xem là một sản phẩm của thiên nhiên và bởi thế họ không thực sự có tự do, và tự mình có thể bị đối xử như một loài thú mà thôi. Bởi thế, mới xẩy ra tình trạng thực sự đảo lộn cái khởi điểm của nền văn hóa này, một khởi điểm đã được bắt đầu bằng việc chủ trương lấy con người và tự do của họ là những gì chính yếu.

 

Cũng theo chiều hướng này, đạo lý được giam giữ trong giới hạn của chủ nghĩa tương đối và duy thực dụng, loại bỏ mọi quy tắc luân lý hợp lý và tự bản chất có tính cách trói buộc.

 

Chúng ta cũng dễ thấy được lý do tại sao loại văn hóa này tiêu biểu cho một thứ sâu xa thực sự tách rời chẳng những khỏi Kitô giáo, mà nói chung khỏi cả các truyền thống tôn giáo và luân lý của nhân loại nữa. Vì thế nó không thể thực hiện việc đối thoại đích thực với các nền văn hóa khác có chiều kích tôn mạnh mẽ, chưa kể tới việc không thể trả lời nổi các nan đề căn bản về ý nghĩa và đường hướng của cuộc đời chúng ta.

 

Bởi vậy, thứ văn hóa này được đánh dấu bằng một tình trạng bị hụt hẫng sâu nặng, nhưng cũng bằng một nhu cầu hy vọng lớn lao được che đậy một cách vụng về.

 

Tuy nhiên, như tôi đã đề cập, nước Ý đồng thời là một Mảnh Đất thuận lợi cho việc làm chứng Kitô giáo. Thực ra, ở đây Giáo hội là một thực tại sinh động – và chúng ta có thể thấy được điều này – một thực tại duy trì được một sự hiện diện liên hệ giữa người dân ở các lứa tuổi và giai cấp.

 

Các truyền thống Kitô giáo thường xuyên tiếp tục đâm rể và sinh hoa kết quả, đồng thời một nỗ lực truyền bá và giáo lý lớn mạnh cũng đang diễn tiến, đặc biệt nhắm vào các thế hệ mới, nhất là các gia đình. Ngoài ra, cùng với tình trạng càng ngày càng hiện lên rõ nét cái què cụt của thứ lý lẽ co quắp và một thứ đạo lý đặc nét cá nhân quá mức, thì trên thực tế, cũng xẩy ra cả mối nguy cơ trầm trọng ở việc nó muốn tách rời ra khỏi những căn gốc Kitô giáo trong xã hội của chúng ta.

 

Cái cảm quan này, thấm nhập vào Nhân Dân Ý quốc, được rõ ràng và mạnh mẽ nhận định bởi nhiều nhân vật quan trọng trong xã hội, cũng như bởi những ai không chia sẻ với, hay ít là không thực hành, niềm tin của chúng ta.

 

Vì thế, Giáo hội và người Công giáo tại Ý được kêu mời hân hoan đón nhận cơ hội lớn lao này, và trên hết là hãy ý thức về nó. Bởi vậy, thái độ của chúng ta không bao giờ được loại trừ hay chỉ biết có mình má thôi. Thay vào đó, chúng ta phải làm sinh động, và nếu được, làm gia tăng cái năng lực của chúng ta, tin tưởng hướng tới những mối liên hệ mới, mà không phung phí sức lực có thể góp phần vào sự thăng tiến về văn hóa và đạo đức ở Ý quốc.

 

Thực vậy, điều này là tùy ở chúng ta có biết tích cực và thu hút đáp ứng những mong mỏi và vấn đề dân chúng của chúng ta hay chăng, không phải bằng những phương tiện nghèo nàn của chúng ta mà là bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

 

Nếu chúng ta có thể làm điều này, Giáo hội tại Ý sẽ không chỉ mang lại ích lợi cho đất nước này, nhưng đồng thời cho cả Âu châu và thế giới nữa, bởi vì cạm bẫy của chủ nghĩa thế tục đang hiện diện khắp nơi và nhu cầu có một đức tin sống động trong mối tương quan với các thách đố của thời đại cũng là những gì phổ thông nữa.

 

(bài huấn từ dài này còn tiếp 5 lần nữa mới hết)

Rev Lê Ngọc Đức Phúc, SVD, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/october/documents/hf_ben-xvi_spe_20061019_convegno-verona_en.html

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ