GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 20/11/2006

 TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN

 

?  “Thành Phần Chứng Nhân của Chúa Kitô Phục Sinh là Niềm Hy Vọng cho Thế Giới”: "Một tân nhân loại đã được tái sinh và đang được tái sinh"

?  Văn Kiện của Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh phổ biến ngày 10/10/2006 về chủ đề “Việc Chiến Đấu Chống Tình Trạng Băng Hoại”

?   Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Hun T Truyn Tin Chúa Nht XXXIII Thường Niên 19/11/2006 v L M Dâng Mình 21/11/2006 và Ngày Hướng V Cng Đồng Tu Kín

 

 

 

? “Thành Phần Chứng Nhân của Chúa Kitô Phục Sinh là Niềm Hy Vọng cho Thế Giới”: "Một tân nhân loại đã được tái sinh và đang được tái sinh"

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng ngày 19/10/2006 tại Hội Nghị Toàn Ý Quốc về Giáo Hội ở Verona.

(xin đọc bài Huấn Từ cũng của Đức Thánh Cha cho Hội Nghị này đã được phổ biến từ Chúa Nhật 12 đến hết Thứ Sáu 17/11/2006 vừa rồi)

(tiếp 18 Thứ Bảy 19 Chúa Nhật)

‘Những chứng nhân của Chúa Giêsu Phục Sinh’: định nghĩa này của Kitô Giáo xuất phát trực tiếp từ đoạn Phúc Âm của Thánh Luca được công bố hôm nay, mà còn từ cả Sách Tông Vụ (x 1:8,22). Những chứng nhân của Chúa Giêsu Phục Sinh. Cái ‘của’ ở đây cần phải hiểu kỹ lưỡng! Nó có nghĩa là chứng nhân này là ‘của’ Chúa Giêsu Phục Sinh, tức là thuộc về Người, chính vì thể mới có thể cống hiến một chứng từ sáng giá cho Người, mới có thể nói về Người, mới có thể làm cho Người được nhận biết, mới có thể dẫn đến với Người, mới có thể truyền đạt sự hiện diện của Người.

 

Hoàn toàn ngược lại với những gì xẩy ra ở phần diễn tả khác: ‘niềm hy vọng cho thế giới’. Ở đây liên từ ‘của’ hoàn toàn không có nghĩa là thuộc về, vì Chúa Kitô không thuộc về thế gian, cũng như Kitô hữu không thuộc về thế gian vậy. 

 

Niềm hy vọng là Chúa Kitô là những gì đang ở trong thế gian và cho thế gian, thế nhưng chính vì Chúa Kitô là Thiên Chúa, là ‘Đấng Thánh’ (theo tiếng Do Thái là ‘Qadosh’). Chúa Kitô là niềm hy vọng cho thế giới vì Người đã phục sinh, và Người phục sinh vì Người là Thiên Chúa.

 

Kitô hữu cũng mang đến cho thế giới niềm hy vọng, vì họ thuộc về Chúa Kitô và thuộc về Thiên Chúa, ở chỗ họ đã cùng chết với Người vì tội lỗi và cùng sống lại với Người cho một cuộc sống mới của tình yêu thương, của sự tha thứ, của việc phục vụ, của những gì bất bạo động.

 

Như Thánh Âu Quốc Tinh nói: ‘Anh chị em đã tin tưởng nên anh chị em đã lãnh nhận Phép Rửa: cuộc sống cũ của anh chị em đã chết đi, nó bị giết chết trên Thập Tự Giá, được mai táng trong Phép Rửa. Cuộc sống cũ anh chị em sống tồi tàn đã bị chôn táng để sự sống mới được nẩy sinh’ (cf. "Sermone Guelf. IX," in M. Pellegrino, "Vox Patrum," 177). Như Chúa Kitô, chỉ khi nào nó không thuộc về thế gian thì Kitô hữu mới có thể trở thành niềm hy vọng trên thế giới và cho thế giới này.

 

Anh chị em thân mến, niềm mong ước của tôi, chắc chắn cũng là của anh chị em, đó là Giáo Hội Ý quốc có thể bắt đầu lại từ Hội Nghị này, như được thôi thúc bởi những lời của Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng lập lại những lời ấy cho mỗi người và mọi người trong anh chị em, đó là hãy làm những chứng nhân trên thế giới ngày nay của cuộc khổ nạn của Thày và Phục Sinh của Thày (x Lk 24:28).

 

Phúc Âm không đổi thay trong một thế giới đang biến chuyển. Tin Mừng bao giờ cũng y nguyên: đó là Chúa Kitô đã chết và sống lại vì phần rỗi của chúng ta! Nhân Danh Người, hãy mang sứ điệp hoán cải và thứ tha tội lỗi cho hết mọi người, thế nhưng chính anh chị em phải là những người đầu tiên làm chứng cho một cuộc sống được cải hoán và thứ tha.

 

Chúng ta quá biết rằng điều này không thể nào hiện thực nếu không được ‘mặc lấy quyền lực từ trên cao’ (Lk 24:29), không có sức mạnh nội tại của Thần Linh Đấng Phục Sinh. Để lãnh nhận quyền lực này, như Chúa Kitô đã nói với các môn đệ rằng các vị không được rời Giêrusalem, mà phải ở lại trong ‘thành’ này, nơi mầu nhiệm cứu độ được hoàn thành, tác động cao cả của tình Thiên Chúa yêu thương nhân loại. Người ta cần phải sống nguyện cầu với Mẹ Maria, Người Mẹ được Chúa Kitô trao tặng cho chúng ta từ trên cây Thánh Giá.

 

Đối với Kitô hữu, thành phần công dân của thế giới này, ở lại Giêrusalem chính là ở trong Giáo Hội, ‘thành đô của Thiên Chúa’, nơi con người có thể được ‘unction’ (xức dầu) Thánh Linh.

 

Trong những ngày Hội Nghị Toàn Quốc về Giáo Hội này, Giáo Hội Ý quốc, đáp ứng lệnh truyền của Chúa Kitô Phục Sinh, đang qui tụ lại và đã sống cái cảm nghiệm nguyên thủy của Nhà Tiệc Ly, để được tái lãnh nhận tặng ân ấy từ trên Cao.

 

Giờ đây, được thánh hiến bởi ‘việc xức dầu’ này, anh chị em hãy lên đường! Hãy mang tin vui đến cho người nghèo, băng bó thương tích cho những tâm can tan nát, loan báo tự do cho kẻ bị cầm buộc, tự do cho người bị lưu đầy, công bố năm xót thương của Chúa (x Is 61:1-2).

 

Hãy tái thiết những tàn rụi cũ, hãy vượt lên trên những tàn phá trước kia, hãy chỉnh đốn những thành phố hoang tàn (x Is 61:4). Có nhiều trường hợp khó khăn đang đợi chờ một cuộc can thiệp dứt khoát! Hãy mang vào thế giới này niềm hy vọng của Thiên Chúa, Đấng là Chúa Kitô, Đấng đã phục sinh từ kẻ chết và đang muôn đời hiển trị.

 

Amen

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo


http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20061019_verona_en.html

 

 

TOP

 

 

 ? Văn Kiện của Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh phổ biến ngày 10/10/2006 về chủ đề “Việc Chiến Đấu Chống Tình Trạng Băng Hoại”

 

(tiếp 11 Thứ Bảy, 18 Thứ Bảy 19 Chúa Nhật)

 

Những phương pháp hay nhất trong việc đối phó với nạn băng hoại

 

9-         Cuộc chiến đấu chống lại tình tạng băng hoại đòi hỏi phải có một niềm xác tín mạnh mẽ, bằng việc chấp nhận chứng cớ về luân lý, và một ý thức hơn nữa là cuộc chiến đấu này sẽ mang lại những thuận lợi quan trọng về xã hội. Theo giáo huấn của Thông Điệp ‘Bách Niên’ thì ‘Con người hướng về sự thiện song họ cũng có thể làm ác. Họ có thể vượt lên trên lợi lộc thân thiết của họ mà vẫn ràng buộc với lợi lộc ấy. Trật tự xã hội sẽ càng trở nên hoàn toàn vững vàng hơn, thì nó càng phải lưu ý tới sự kiện ấy và không làm gì phản lại với lợi lộc tư riêng cũng như các lợi lộc của toàn thể xã hội, trái lại, tìm kiếm những đường lối để làm cho chúng trở thành hòa hợp với nhau một cách hiệu quả’ (khoản 25)

 

Đó là một qui chuẩn rất hiệu nghiệm và thực tế. Nó nói với chúng ta là hãy nhắm tới những tính chất nổi nang của những hành vi đức độ nơi con người nam nữ, cũng như phấn khích những tính chất ấy; hãy nghĩ tới việc chiến đấu chống nạn băng hoại như là một thứ giá trị cũng như là một nhu cầu cần phải làm; nó nói với chúng ta rằng băng hoại là một sự dữ và nó đòi phải trả bằng một giá cao; rằng việc loại bỏ nạn băng hoại là một điều tốt và cũng là một thắng lợi nữa; rằng việc trừ khử đi những việc làm băng hoại có thể là những gì dẫn tới việc phát triển và phúc hạnh; rằng hành vi cử chỉ lương thiện là những gì đáng được khích lệ và hành vi bất lương là những gì đáng bị trừng phạt. Trong việc chiến đấu chống lại nạn băng hoại, cần phải tỏ ra trách nhiệm đối với những hành động trái phép, tội lỗi cần phải trừng trị bằng những phương sách đền bù nhắm tới chỗ phục hồi hành vi cử chỉ hữu trách trong xã hội. Cũng thế, cần phải tưởng thưởng cho các quốc gia và các hiệp hội công ty về kinh tế hoạt động hợp với luật đạo đức là thứ luật không chấp nhận những việc làm băng hoại.

 

10-       Về lãnh vực quốc tế, cuộc chiến đấu chống nạn băng hoại đòi hỏi là dân chúng cùng nhau hoạt động để gia tăng tính cách minh bạch nơi những giao dịch về kinh tế và tiền tệ cũng như ban hành ở các quốc gia khác nhau một thứ luật pháp đồng nhất với nhau về lãnh vực ấy. Hiện nay những ngân khoản từ tình trạng băng hoại là những gì được che đậy một cách dễ dàng, khi vấn đề bất lương lọt vào những chính phủ băng hoại; những chính phủ này có thể xuất khẩu những số lượng khổng lồ vốn liếng một cách dễ dàng bằng nhiều hình thức đồng lõa. Việc lập luật hòa hợp hóa hay đồng nhất cần phải được khích lệ như là một tác động trong vấn đề ngăn ngừa, nhờ đó các quốc gia nghèo không lôi cuốn cái vốn liếng trái phép này chỉ vì thiếu một thứ pháp luật đồng nhất như thế.

 

Vì tội ác được cấu kết với nhau vượt ra ngoài mọi biên giới mà việc hợp tác quốc tế giữa các chính quyền cũng cần phải được gia tăng, ít là liên quan tới việc hợp tác về pháp lý nơi lãnh vực của việc dẫn độ. Việc phê chuẩn những thỏa ước chống lại nạn băng hoại là những gì rất hệ trọng, và một số quốc gia cần phải chuẩn ưng và áp dụng Bản Công Ước Liên Hiệp Quốc chống tình trạng gia tăng Nạn Băng Hoại. Tuy nhiên, vẫn còn vấn đề trong việc cụ thể áp dụng những thỏa ước này, bởi – vì một động cơ chính trị nào đó – nhiều quốc gia đã không được tuân giữ chúng, thậm chí nơi cả các quốc gia đã ký kết chúng. Cần phải có một sự đồng lòng chung ở cấp độ quốc tế đối với việc tịch thu hay lấy lại những gì đã bị chiếm đoạt một cách trái phép; hiện nay, những qui chuẩn chi phối những phương cách như thế chỉ hiện hữu trong từng Đất Nước mà thôi.

 

Nhiều người hy vọng rằng một thẩm quyền quốc tế chống lại nạn băng hoại sẽ được thiết lập, có khả năng tác hành một cách tự lập, cho dù làm việc với các Quốc Gia, và có khả năng chứng thực có xẩy ra tội ác liên quan tới nạn băng hoại quốc tế hay chăng, và nếu được chứng thực như thế thì có khả năng trừng phạt thành phần gây ra tội ác. Nguyên tắc phụ trợ này có thể hữu ích trong lãnh vực ấy, khi áp dụng nó vào các tầm cấp khác nhau của quyền bính đang nỗ lực chống lại nạn băng hoại.

 

11.       Cần phải chú trọng tới các quốc gia nghèo khổ: như đã được nhận định trên đây, họ cần phải được giúp đỡ, khi có những hụt hẫng về phương diện pháp luật, và khi chưa có đủ các cơ cấu pháp lý cho cuộc chiến chống nạn băng hoại. Việc hộp tác song phương hay đa phương trong lãnh vực công lý này – đối với vấn đề cải tiến hệ thống ngục tù, đối với việc có được khả năng điều tra, đối với việc độc lập về cơ cấu của các tòa án liên quan tới chính quyền – là những gì hữu ích nhất và cần phải được hoàn toàn bao gồm trong việc trợ giúp vấn đề phát triển.

 

Nạn băng hoại trong các quốc gia đang trên đà tiến triển đôi khi gây ra bởi những doanh nghiệp Tây phương, hay thậm chí bởi các cơ quan quốc gia hay quốc tế; có những lúc nó xẩy ra bởi thành phần tập đoàn đầu sỏ chính trị. Các quốc gia giầu thịnh chỉ có thể trợ giúp các chính quyền ở các quốc gia nghèo khổ hơn mình để họ trong việc có được uy tín bằng một phương sách nhất trí và có kỷ cương mà thôi. Một phương sách đáng ước mong nhất chắc chắn là việc cổ võ nền dân chủ ở tất cả mọi quốc gia, việc cổ võ một thứ tự do và thận trọng thông tin báo chí, và việc đem lại sức sống mới cho xã hội dân sự. Những dự án đặc biệt của các cơ quan quốc tế, những dự án được khai triển căn cứ vào từng quốc gia, là những gì có thể mang lại những thành quả tốt đẹp trong lãnh vực này.

 

Các Giáo Hội địa phương đang tha thiết với việc đào luyện một thứ lương tâm dân sự cũng như với việc giáo dục thành phần công dân hiểu được một nền dân chủ chân thực; các hội đồng giám mục ở nhiều quốc gia, đã từng can thiệp vào việc chống lại nạn băng hoại, thay cho một xã hội được luật lệ chi phối. Các Giáo Hội địa phương cần phải hợp tác một cách đáng giá với những tổ chức quốc tế trong việc chống lại nạn khủng bố.

 

Thành Vatican ngày 21/9/2006

Lễ Thánh Mathêu, Tông Đồ và Thánh Ký

 

Hồng Y Renato Raffaele Martino

Chủ Tịch

 

Giám Mục Giampaolo Crepaldi

Thư Ký

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/10/2006 (người dịch tự chia văn kiện này thành hai phần dưới hai tiểu đề cho dễ nhận thức bố cục và  nội dung của vấn đề được trình bày) 

 

 

TOP

 

 

? Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Hun T Truyn Tin Chúa Nht XXXIII Thường Niên 19/11/2006 v L M Dâng Mình 21/11/2006 và Ngày Hướng V Cng Đồng Tu Kín

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Ngày kia, 21/11, vào dịp lễ nhớ Mẹ Maria Dâng Mình Vào Đền Thánh, chúng ta cử hành Ngày ‘pro Orantibus’, một ngày giành để tưởng nhớ các cộng đồng đan viện kín. Thật là một dịp thích hợp để cám ơn Chúa về tặng ân có rất nhiều người, trong các đan viện và ẩn viện, hoàn toàn hiến cuộc đời cho Thiên Chúa trong nguyện cầu, thinh lặng và ẩn thân.

 

Một số người ngẫm nghĩ về ý nghĩa và giá trị của việc họ hiện diện trong thời đại của chúng ta, một thời đại có nhiều tình trạng nghèo nàn và túng thiếu khẩn trương cần phải được giải quyết. Tại sao lại vĩnh viễn “thu mình” ở đằng sau những bức tường của một đan viện, làm cho những người khác bị thiếu mất việc đóng góp những tài năng và kinh nghiệm của con người? Cầu nguyện mang lại hiệu quả ra sao trong việc giải quyết nhiều vấn đề cụ thể tiếp tục làm cho con người bị khốn đốn đây?

 

Thật vậy, ngày nay cũng có nhiều người thường gây ngạc nhiên cho bạn bè và người thân quen khi họ từ bỏ những nghề nghiệp chuyên môn, thường là những nghề nghiệp hứa hẹn, để ôm lấy thứ luật lệ khổ chế ngặt nghèo của một đn viện kín. Điều gì dẫn họ đến chỗ thực hiện việc dấn thân như thế, nếu họ không hiểu được, như Phúc Âm dạy rằng Nước Trời là “một kho tàng” xứng đáng với việc từ bỏ hết mọi sự (x Mt 13:44)?

 

Những người anh chị em âm thầm làm chứng rằng ở giữa những thăng trầm thường nhật, có những lúc hết sức náo loạn, thì chỉ có một mình Thiên Chúa là sự đỡ nâng không bao giờ bỏ cuộc, là tảng đá trung thành và yêu thương bất khả đổ vỡ. “todo se pasa, Dios no se muda” (Hết mọi sự qua đi, Thiên Chúa thì bất biến), vị đại sư về đàng thiêng liêng là Thánh Têrêsa Avila đã nói thế trong tác phẩm nổi tiếng của ngài. Và nếu nhiều người cảm thấy một nhu cầu lan tràn muốn lìa xa nhịp sống hằng ngày của những cuộc kết tụ nơi những phố phường lớn để tìm kiếm những nơi chốn thích hợp cho việc thinh lặng và suy niệm, thì các đan viện sống đời chiêm niệm trở thành ‘những ốc đảo’, trong đó, con người, một kẻ lữ hành trên trái đất này, có thể tiến tới với nguồn mạch Thần Linh để làm dịu cơn khát của họ trên con đường đi ấy.

 

Những nơi ấy, có vẻ là vô dụng, trái lại là những gì bất khả thiếu, như những “lá phổi” xanh một thành phố: Chúng đều có lợi cho tất cả mọi người, bao gồm cả những ai không viếng thăm chúngï, hay có thể là không biết rằng chúng hiện hữu nữa.

 

Anh chị em thân mến: Chúng ta hãy cám ơn Chúa, Đấng theo sự quan phòng của mình đã muốn thấy có các cộng đồng tu kín, nam cũng như nữ. Chớ gì chúng ta không bỏ qua việc nâng đỡ tinh thần và cả vật chất của mình, để nhờ đó họ có thể hoàn thành sứ vụ của họ trong việc làm sống động nơi Giáo Hội niềm thiết tha mong đợi Chúa Kitô trở lại. Đó là lý do chúng ta hãy cậy nhờ đến việc chuyển cầu của Mẹ Maria, Người Mẹ mà, trong phụng vụ lễ Dâng Mình vào Đền Thánh tới đây, chúng ta sẽ chiêm ngắm Mẹ vừa là mẹ và là mô phạm của Giáo Hội, một Người Mẹ kết hợp nơi bản thân mình cả hai ơn gọi, ơn gọi khiết trinh và ơn gọi hôn nhân, ơn gọi chiêm niệm và ơn gọi sống đời hoạt động.           

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/11/2006 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ