GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 24/11/2006

 TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI điểm mặt Văn Hóa Tây Phương: “tất cả những gì còn lại đó là một ít vết tích của vài ý nghĩ minh tri tân thời mà thôi”

?  Chuyến Tông Du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ở Thổ Nhĩ Kỳ liên quan ra sao đối với việc đối thoại với Chính Thống Giáo và Hồi Giáo?

?   "Ngươi kiêu hãnh về cái gì chớ, ôi đồ tro tàn và cát bụi, vì tự ngươi chỉ là hư không và khốn cùng... "

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI điểm mặt Văn Hóa Tây Phương: “tất cả những gì còn lại đó là một ít vết tích của vài ý nghĩ minh tri tân thời mà thôi”

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch

 

(tiếp 21 Thứ Ba 22 Thứ Tư)

 

2- Văn Minh Tây Phương: "Sợ rằng Chúa Kitô có thể lấy đi một cái gì đó"

 

(Bài Giảng Thánh Lễ Đăng Quang Giáo Hoàng 24/4/2005)

 

“Tới đây, tôi nghĩ về ngày 22/10/1978, ngày mà Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bắt đầu thừa tác vụ của mình tại Quảng Trường Thánh Phêrô đây. Những lời của ngài vào dịp ấy vẫn liên tục vang vọng trong tai tôi: ‘Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!’ Vị Giáo Hoàng này đã ngỏ cùng thành phần thế lực, thành phần quyền lực của thế giới này, những thành phần sợ rằng Chúa Kitô có thể lấy đi một cái gì đó khỏi quyền lực của họ nếu họ để cho Người vào, nếu họ để cho đức tin được tự do. Phải, Người chắc chắn sẽ lấy đi một cái gì đó khỏi họ: đó là cái thế lực hư hoại, cái mạo dụng luật lệ và cái tự do để làm những gì họ thích. Thế nhưng, Người sẽ không lấy đi bất cứ điều gì liên quan đến tự do và phẩm vị của con người, hay liên quan đến việc dựng xây một xã hội chân chính.

 

“Vị Giáo Hoàng này cũng nói điều đó với hết mọi người, nhất là giới trẻ. Không phải tất cả chúng ta đều hãi sợ một cách nào đó hay chăng? Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô hoàn toàn đi vào cuộc đời của mình, nếu chúng ta trọn vẹn cởi mở bản thân mình cho Người, chúng ta có sợ rằng Người có thể sẽ lấy đi khỏi chúng ta một cái gì đó hay chăng? Chẳng lẽ chúng ta không sợ phải từ bỏ một cái gì đó quan trọng, một cái gì đó chuyên biệt, một cái gì đó làm cho đời sống hết sức tuyệt vời hay sao? Như thế chẳng lẽ chúng ta lại không liều mình đi đến chỗ làm suy giảm đi hay làm hụt hẫng mất cái tự do của chúng ta hay sao?

 

“Một lần nữa, vị Giáo Hoàng này đã nói: Không đâu! Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô đi vào cuộc sống của chúng ta thì chúng ta chẳng những không bị mất đi một sự gì cả, không một sự gì, tuyệt đối là không có một sự gì, trái lại, nhờ đó còn làm cho cuộc của chúng ta được thanh thoát, tuyệt vời và cao cả. Không đâu! Chỉ có ở nơi mối thân tình này các cửa sự sống mới có thể rộng mở mà thôi. Chỉ có ở nơi tình nghĩa ấy khả năng cao cả của sự sống con người mới thực sự thể hiện mà thôi. Chỉ có ở trong tình nghĩa này chúng ta mới cảm thấy được vẻ đẹp và tự do mà thôi.

 

“Bởi thế, hôm nay đây, bằng quyền năng mãnh liệt và bằng niềm xác tín vững chắc, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân lâu đời của mình, hỡi giới trẻ thân mến, tôi muốn nói cùng quí bạn rằng: Xin đừng sợ Chúa Kitô! Ngài không lấy đi một điều gì đâu, mà Người lại ban cho các bạn hết mọi sự. Khi chúng ta hiến mình cho Người, chúng ta nhận lại được gấp trăm. Phải, hãy mở cửa, mở rộng cửa cho Chúa Kitô – và các bạn sẽ tìm thấy sự sống đích thực”. 

 

(xin xem tiếp loạt bài nghiên cứu tổng hợp hiện đại này vào những ngày tới hướng về chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ của ĐTC 28/11-1/12/2006)

 

 

TOP

 

 

?  Chuyến Tông Du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ở Thổ Nhĩ Kỳ liên quan ra sao đối với việc đối thoại với Chính Thống Giáo và Hồi Giáo?

 

Phỏng vấn Đức giám mục Hilarion Alfeyev về Việc đối thoại giữa Công giáo và Chính thống giáo

 

(tiếp 21 Thứ Ba 22 Thứ Tư)

 

Vienna, Austria, 6.11.2006 – Việc đối thoại giữa người Công giáo và Chính thống giáo có thể có hiệu quả, nhưng nhiều ngăn cản vẫn tồn tại trên con đường đi đến sự hiệp thông Thánh thể; đó là ý kiến của một giám chức lãnh đạo.

 

Đức giám mục Hilarion Alfeyev của Vienna và Áo quốc, đại diện Giáo hội Chính thống giáo Nga với các Giáo hội Âu châu, đã đưa ra ý kiến trong một cuộc phỏng vấn về cuộc thăm viếng Thổ nhỉ kỳ sắp tới của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI, cũng như các đề tài khác.

 

Hỏi:     Trong lá thư gởi ĐGH ngày 22 tháng 2, vị thượng phụ của Moscow có đề cập đến một vài thách đố trong thế giới hiện đại nên được giải quyết chung, và nguyện vọng sâu xa của ngài là đưa các giá trị Kitô giáo trở lại với xã hội. Làm sao các sức lực có thể nối kết, để mối đe dọa của chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa thực dụng, thuyết bất khả tri, phong trào trần tục hóa và thuyết tương đối bị chiến thắng?

 

ĐGM Alfeyev:     Những câu hỏi này đã được nêu lên trong hội nghị “Mang đến cho Âu châu một linh hồn” diễn ra ở thành phố Vienna ngày 3-5 tháng 5, năm 2006. Hội nghị được đồng tổ chức bởi Ủy ban Giáo hoàng về Văn hóa và Bộ Giáo hội đối ngoại của Tòa thượng phụ Moscow.

 

Khoảng 50 đại diện cho hai Giáo hội Công giáo và Chính thống giáo Nga đã tụ họp để bàn thảo về các thách đố cho Kitô giáo tại Âu châu và để triển khai những phương cách hợp tác trong việc đối phó.

 

Chính chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa thực dụng, thuyết bất khả tri, phong trào trần tục hóa và thuyết tương đối, tất cả đều dựa trên tư tưởng nhân văn phóng khoáng, tạo nên sự thách đố đích thực cho Kitô giáo. Và chính tư tưởng nhân văn phóng khoáng này là cái mà chúng ta phải kháng cự lại nếu chúng ta muốn bảo toàn các giáo trị truyền thống cho chính chúng ta và cho các thế hệ tương lai.

 

Ngày nay tư tưởng nhân văn phóng khoảng Tây phương, đứng trên một bục riêng rẻ, tự tạo ra sự phổ quát, tự nó áp đặc mình trên những người đã được nuôi dưỡng trong các truyền thống tâm linh và luân lý khác cũng như có các hệ thống giá trị khác. Những người này nhận thấy sự bức chế hoàn toàn của tư tưởng Tây phương là mối đe dọa đến bản sắc của họ.

 

Tính chất chống tôn giáo thấy rõ của chũ nghĩa nhân văn phóng khoáng hiện đại mang lại sự không chấp nhận và từ chối đối với những người có hành vi dựa trên tôn giáo và đời sống tâm linh được đặt nền tảng trên kinh nghiệm tôn giáo.

 

Có vài đối đáp tôn giáo khác nhau đối với các thách đố của chủ nghĩa tự do cực quyền và phong trào trần tục hóa cực đoan. Câu trả lời táo bạo nhất được thấy nơi những người Hồi giáo cực đoan, đã tuyên bố “jihad” đối với nền văn minh “hậu-Kitô giáo” Tây phương với tất cả những gì mà nó cho là giá trị chung của con người.

 

Chúng ta không thể hiểu được hiện tượng khủng bố Hồi giáo nếu chúng ta không thông hiểu phản ứng của thế giới Hồi giáo đương thời được gây nên bởi việc Tây phương tìm cách áp đặc tầm nhìn và các tiêu chuẩn hành vi của mình trên họ. 

 

Chừng nào thế giới trần tục hóa Tây phương còn tiếp tục đòi hỏi sự độc quyền trên toàn cầu về tầm nhìn, phổ biến các tiêu chuẩn của mình như thể không có lựa chọn khác và bắt buộc đối với mọi quốc gia, chiếc gươm của Democles là nạn khủng bố sẽ tiếp tục ám ảnh toàn bộ nền văn mình Tây phương.

 

Một cách đối đáp tôn giáo khác trước thách đố của phong trào trần tục hóa là nỗ lực đang diễn ra trong việc chính tôn giáo phải thích nghi, trong đó có cả các giáo thuyết và luân lý, với các tiêu chuẩn phóng khoáng hiện đại.

 

Một số cộng đồng Tin Lanh đã đi xuống con đường này bằng cách đưa các tiêu chuẩn phóng khoáng vào giáo lý và hành động trải dài vài thập kỷ. Kết cuộc của tiến trình này là sự xói mòn trong các nền tảng tín lý và luân lý Kitô giáo, với việc các tư tế được quyền biện hộ cho việc cử hành các “hôn phối đồng giới”, chính các thành viên trong hàng tư tế cũng thực hiện các mối quan hệ như thế, và các thần học gia viết lại Thánh Kinh và dựng lên vô số phiên bản của Kitô giáo mang tính tế nhị chính trị nhắm vào các giá trị phóng khoáng.

 

Cuối cùng, một cách thứ ba trong việc đối đáp tôn giáo trước phong trào trần tục hóa là nỗ lực bước vào cuộc đối thoại ôn hòa và từ tốn với nó, nhằm đạt được sự quân bình giữa mô hình tự do dân chủ của cơ cấu xã hội Tây phương và với lối sống tôn giáo. Con đường này đã được chọn bởi các Giáo hội Kitô giáo vẫn trung thành với truyền thống, đó là Giáo hội Công giáo Roma và Chính thống giáo.

 

Ngày nay cả hai Giáo hội Công giáo và Chính thống đều có khả năng thực hiện cuộc đối thoại với xã hội trần tục ở một mức trí tuệ cao. Trong giáo thuyết xã hội của cả hai Giáo hội, các vấn đề liên quan đến đối thoại với chủ nghĩa nhân văn trần tục về những gì liên quan đến các giá trị đã được nghiên cứu từ mọi góc độ.

 

Giáo hội Công giáo đã đương đầu với các câu hỏi này trong nhiều văn kiện trong huấn quyền, gần đây nhất là bản Tóm tắt Giáo thuyết xã hội của Giáo hội, do Ủy ban Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình thực hiện và phát hành năm 2004.

 

Trong truyền thống Chính thống giáo, văn kiện quan trọng nhất liên quan đến vấn đề này là “Cở sở của Khái niệm xã hội của Giáo hội Chính thống” được phát hành năm 2000.

 

Cả hai văn kiện cổ võ cho việc lấy các giá trị tôn giáo làm ưu tiên trên các nhu cầu đời sống trần tục. Trong việc phản đối chủ nghĩa nhân văn vô thần, các văn kiện ủng hộ một chũ nghĩa nhân văn được hướng dẫn bởi các giá trị tâm linh.

 

Đây có nghĩa là một chủ nghĩa nhân văn “đạt được tiêu chuẩn của chương trình yêu thương của Thiên Chúa trong lịch sử”, một “chủ nghĩa nhân văn toàn bộ có thể tạo nên một trật tự xã hội, kinh tế, và chính trị, có nền tảng trên nhân phẩm và sự tự do của con người, được xây dựng trong hòa bình, công lý và tình đoàn kết”.

 

So sánh hai văn kiện cho thấy những điểm tương đồng nổi bật trong giáo thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo và Chính thống. Nếu nhận thức của chúng ta về các vấn đề xã hội quá tương đồng, thì tại sao chúng ta không thể kết hợp sức lực để bảo vệ nó?

 

Tôi tin rằng đã đến lúc tất cả những người Kitô hữu đã chọn lối truyền thống, đặc biệt các người Công giáo và Chính thống, phải tạo nên một mặt trận để chiến đấu phong trào trần tục hóa và thuyết tương đối, để thực hiện cuộc đối thoại đứng đắn với Hồi giáo và các tôn giáo lớn khác trên thế giới, và để bảo vệ các giá trị Kitô giáo trước các thách đố của thời đại. Đợi 20, 30, hay 40 năm về sau thì có thể quá trể.

Rev Antôn Lê Ngọc Đức Phúc, SVD, chuyển dịch theo Zenit 6+7/11/2006

 

TOP

 

 

?   "Ngươi kiêu hãnh về cái gì chớ, ôi đồ tro tàn và cát bụi, vì tự ngươi chỉ là hư không và khốn cùng... "

 

Lời Chúa Giêsu Thỏ Thẻ tâm sự với thánh nữ Magarita Alacốc về Thánh Tâm Chúa

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL tuyển dịch theo cuốn Tự Truyện của Thánh Nữ, một số đoạn tiêu biểu, bản Anh ngữ của Saint Paul Editions)

 

Có một lần con chiều theo một tác động hão huyền nhỏ nhoi là nói về bản thân mình, nhưng mà, ôi lạy Chúa! lầm lỗi này đã làm con đổ ra bao nhiêu là nước mắt và than van! vì, ngay khi còn lại một mình con với Chúa, bằng ánh mắt nghiêm nghị, Người đã gọi con đến kiểm điểm như sau:

 

Ngươi kiêu hãnh về cái gì chớ, ôi đồ tro tàn và cát bụi, vì tự ngươi chỉ là hư không và khốn cùng, một thân phận mà ngươi không bao giờ được lãng quên, và nhờ đó ngươi hằng phải dìm mình trong vực thẳm hư không của mình! Để sự cao trọng của các tặng ân của Ta không làm cho ngươi quên mất thân phận của ngươi, Ta sẽ đặt trước mặt ngươi bức chân dung của ngươi.

 

 Thế rồi Người cho con thấy bức ảnh rùng rợn gồm tóm tất cả con người của con đây. Nó làm cho con đầy những ngỡ ngàng và ghê tởm chính mình, đến nỗi, nếu Người không nâng đỡ con, con đã ngất lịm đi vì đau lòng, và không thể nào chịu nổi cảnh tượng trong hình, con không hiểu làm sao Người lại có thể chịu đựng con trong lòng nhân lành thương xót qúa mức của Người mà không quăng con vào hỏa ngục cho rồi. Đây là một sự hành hạ mà Người trừng phạt con, vì những tác động hư danh nhỏ nhặt nhất. Đôi khi con buộc phải nói với Người: "Ôi! Chúa Trời con ơi! hãy để cho con chết đi hay hãy cất hình ảnh này đi khỏi con' con không thể nào trông thấy nó mà còn sống được nữa"

 

(Tự Truyện: đoạn 62)

 

(Loạt bài về Thánh Tâm và Lòng Thương Xót Chúa liên tục vào các ngày thứ sáu hằng tuần từ 18/8

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ