GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 3/11/2006

 TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN

 

?  Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ quan tâm tới Thành Phần Thiểu Số Tôn Giáo bị suy giảm ở Iraq

?  Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ vắng mặt dịp tông du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

?   Giầu Lòng Thương Xót - Giáo Hội: Tuyên Xưng và Loan Truyền Tình Thương

 

 

 

? Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ quan tâm tới Thành Phần Thiểu Số Tôn Giáo bị suy giảm ở Iraq

 

Trong một bức thư gửi ngoại trưởng Hoa Kỳ là bà Condoleeoãa Rice, Đức Giám Mục Thomas Wenski, Giám Mục giáo phận Orlando Florida, chủ tịch của Tiểu Ban về Chính Sách Quốc Tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ghi nhận rằng thành phần Kitô hữu ở Iraq tiếp tục suy giảm từ dân số thời tiền chiến là 1 triệu 2 còn khoảng 600,000 người, tức giảm mất 50%.

 

Theo Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thì trên 40% tị nạn Iraq là Kitô hữu mặc dù họ chỉ có 4% trong tổng số dân Iraq.

 

Vị giám mục chủ tịch này viết: “Việc càng ngày càng cố ý nhắm tới thành phần Kitô hữu là một dấu hiệu gở lạ trong vấn đề sụp đổ của xã hội Iraq về lãnh vực dân sự cũng như về sự tôn trọng liên tôn, và cho thấy một tình trạng vi phạm trầm trọng tới nhân quyền cũng như quyền tự do tôn giáo”.

 

Nhắc tới tình trạng vi phạm tới thành phần Kitô hữu, như vụ chặt đầu của một vị linh mục Chính Thống theo lễ nghi Syria ở Mosul và việc đóng đanh một thiếu niên Kitô hữu ở Albasra, vị giám mục viết tiếp, “tính cách dễ bị tổn thương của thành phần Kitô hữu và các thành phần thiểu số thuộc những tôn giáo khác là một chứng cớ thê thảm của những thách đố trầm trọng đang gia tăng về an ninh mà toàn thể quốc gia Iraq đang phải đương đầu”.

 

Để giải quyết vấn đề thành phần thiểu số tôn giáo ở Iraq hiện nay, vị giám mục này đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ hãy cứu xét tới vấn đề tạo nên một “vùng quản trị” mới ở Miền Đồng Bằng Sông Nineveh, một vùng quản trị trực tiếp liên hệ với chính quyền trung ương ở thủ đô Baghdad, và làm việc với các thẩm quyền của người Kurdish, để bảo đảm sự an toàn của thành phần Kitô hữu nơi Đồng Bằng ấy, cũng như để bảo vệ và trợ giúp thành phần thiểu số tôn giáo ở những miền trực tiếp thuộc quyền kiểm soát của người Kurt.

 

Vị gaím mụ cnày cũng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ thực hiện một chính sách rộng lượng hơn nữa về tị nạn và trú nạn, bao gồm việc tái định cư khả dĩ ở Hoa Kỳ cho những trường hợp nguy hiểm, và kiểm điểm những chương trình trợ giúp tái thiết về kinh tế  để bảo đảm việc cứu trợ được phân phối công bình cho tất cả mọi yếu tố thuộc xã hội Iraq.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 31/10/2006 

 

 

TOP

 

 

 ? Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ vắng mặt dịp tông du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ là Recep Tayyip Erdogan có thể sẽ vắng mặt trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến nước này vào thời khoảng 28/11-1/12/2006, vì ông phải tham dự thượng nghị NATO ở Latvia. Giữa những vấn đề được truyền thông đặt ra quanh vụ này, văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã phổ biến một bản tuyên cáo để cho biết tự sự.

 

Theo bản tuyên cáo này thì “đã được báo cho biết trước đây – trong khi đang sửa soạn cho chuyến tông du – về việc trùng hợp với trách nhiệm quan trọng của vị thủ tướng này vào dịp thượng nghị NATO”.

 

Tuy nhiên, Tòa Thánh cũng được cho biết rằng “vị lãnh đạo chính quyền này cố gắng ở Thổ Nhĩ Kỳ để gặp gỡ Đức Thánh Cha, nhưng không bảo đảm”. “Trong trường hợp vắng mặt”, vị thủ tướng này nói rằng: “ông sẽ được đại diện bởi một vị thẩm quyền quan trọng khác, tức là bởi vị phó thủ tướng”.

 

Theo bản thảo cho chương trình của chuyến tông du này thì ĐTC sẽ gặp Tổng Thống Ahmet Necdet Sezer; và Đại Giáo Trưởng Mufti Ali Bardokoglu là thẩm quyền tôn giáo cao nhất của xứ sở này; vị Thượng Phụ Hoàn Vũ ở Constantinople là Bartholomew I, và Thượng Phụ Armenia là Mesrop II Mutafyan.

 

Tronmg cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Ý là II Corriere della Sera hôm Thứ Hai 30/10/2006, vị chủ tịch của hội đồng giám mục Thổ là ĐTGM Ruggero Franseschini ở Izmir, đã nhìn nhận là có thể có những lý do chính trị về việc vắng mặt của vị thủ tướng này. Theo vị TGM này cho biết thì:

 

“Cuộc tuyển cử đang tiến tới và có lẽ thành phần cực đoan thiên hữu đã thắng thế, thành phần chống lại vấn đề đối thoại. Vị thủ tướng có thể nghĩ rằng việc ông không gặp gỡ Đức Giáo Hoàng sẽ cất đi vấn đề rắc rối cho khỏi cuộc vận động tranh cử”.

 

Vị TGM này cũng đề cập tới những khó khăn hiện tại nơi cuộc đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, và cho rằng gây ra bởi 3 lý do sau đây: thứ nhất là việc xâm chiếm Cyprus của xứ sở này là những gì bị thế giới Kitô Giáo và Chính Thống Giáo chống đối, nói chung là thế giới Tây phương; thứ hai là “tình trạng tái ý thức của tín đồ Hồi Giáo”, và thứ ba là hậu quả của cuộc khủng bố ngày 11/9/2001.

 

Vị TGM kết luận rằng “Thế nhưng ĐTC sẽ tới. Chúng ta hân hoan vui mừng vì ngài sẽ tới, và như những con người của đức tin, chúng ta tin rằng Thiên Chúa có thể mang lại sự thiện từ sự dữ”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/11/2006

 

 

TOP

 

 

?  Giầu Lòng Thương Xót - Giáo Hội: Tuyên Xưng và Loan Truyền Tình Thương

 

(Thông Điệp "Dives in Mesericordia" của ĐTC Gioan-Phaolô II ban hành Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, 30-11-1980, Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL trích dịch theo Saint Paul Editions, một số đoạn tiêu biểu) 

 

14. Chúa Giêsu Kitô dạy rằng, con người không những nhận lãnh và cảm nghiệm tình thương của Thiên Chúa, mà còn được kêu gọi để "thực thi tình thương" cho nhau nữa: "Phúc cho ai thương xót, vì họ sẽ được xót thương" (Mt. 5:7). Giáo Hội thấy nơi những lời này một tiếng gọi tác hành, và Giáo Hội cố gắng thực thi tình thương. Tất cả những Phúc Đức của Bài Giảng Trên Núi đều nói lên đường lối hối cải và canh tân đời sống, tuy nhiên, theo chiều hướng này, nổi bật nhất là điều chỉ về những ai có lòng thương xót. Con người đạt được tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa là tình thương của Ngài, cho đến độ chính họ được biến đổi sâu xa trong tinh thần của tình yêu đó đối với tha nhân.

 

Tiến trình phúc âm chân chính này không phải chỉ là một biến đổi của tinh thần được nhận thức một lần là xong: nó là cả một lối sống, một tính chất chính yếu liên tục của ơn gọi Kitô hữu. Nó bao gồm việc nhận thức liên lỉ và thực hành kiên trì một tình yêu như là một quyền năng vừa hiệp nhất vừa thăng tiến, bất chấp mọi khó khăn tự nhiên về tâm lý hay về xã hội: đó là vấn đề thực sự của tình yêu nhân hậu mà, theo yếu tính của nó, lại là một tình yêu sáng tạo. Trong những liên hệ hỗ tương giữa những con người với nhau thì tình yêu nhân hậu không bao giờ là một tác động hay tiến tình một chiều cả. Ngay cả trong những trường hợp mà mọi sự có vẻ như là chỉ có một bên ban phát và hiến tặng, còn bên kia chỉ lãnh nhận và thụ hưởng, (như trường hợp của một thầy thuốc trị bệnh, một thày giáo dạy học, các cha mẹ nâng đỡ và dưỡng nuôi con cái của mình, một người làm ơn cho kẻ thiếu thốn), thì thực ra, kẻ cho đi bao giờ cũng là người có lợi. Trong trường hợp nào đi nữa, họ cũng có thể dễ dàng thấy mình ở trong vị thế của một người lãnh nhận, một người được lợi, một người cảm nghiệm thấy tình yêu nhân hậu' họ cũng có thể thấy mình là đối tượng của tình thương. 

 

Theo ý nghĩa này, đối với chúng ta, Chúa Kitô tử giá là một mẫu gương, một gợi hứng và một phấn khích tuyệt vời nhất. Khi chúng ta đặt mình trên mẫu gương không phải là dễ dàng này, với tất cả bản tính của con người, chúng ta có thể tỏ tình thương ra cho kẻ khác, khi biết rằng Chúa Kitô chấp nhận tình thương của chúng ta như thể nó tỏ ra cho chính Người (x.Mt. 25:34-40). Căn cứ vào mẫu gương này, chúng ta cũng phải tiếp tục thanh tẩy tất cả mọi hành động của chúng ta cũng như mọi ý hướng của chúng ta, là những gì làm cho tình thương, khi làm lành cho những người khác, bị coi như và được thực thi có một chiều. Một tác động tình yêu nhân hậu chỉ thực sự là như thế, khi chúng ta sâu xa xác tín rằng, vào lúc mà chúng ta thực hiện tác động này thì đồng thời chúng ta cũng được nhận lãnh tình thương từ con người đang chấp nhận tác động đó của chúng ta. Nếu tính chất lưỡng diện và hỗ tương này mà bị thiếu vắng thì những hành động của chúng ta chưa thật sự là những hành động xót thương, hay trong chúng ta cũng chưa hoàn toàn có một lòng hối cải tron vẹn, theo như Chúa Kitô, bằng lời nói cũng như gương lành của Người, kể cả thập giá, đã tỏ ra cho chúng ta, hoặc là chúng ta chưa được hoàn toàn thông dự với mạch nguồn vĩ đại của tình yêu nhân hậu mà Người đã mạc khải cho chúng ta.

 

Bởi thế, đường lối mà Chúa Kitô tỏ ra cho chúng ta trong Bài Giảng Trên Núi với phúc đức liên quan đến những ai có lòng xót thương thì phong phú hơn đường lối mà đôi khi chúng ta thấy ở nơi những chủ trương của phàm nhân về tình thương. Những chủ trương này coi tình thương như là một hành động hay tiến trình một chiều, khi quan niệm và giữ một khoảng cách giữa người thực thi tình thương và người hưởng lợi tình thương. Đó là nỗ lực để giải toả những liên hệ nhân đới và xã hội khỏi tình thương mà đặt chúng lên trên căn bản duy công lý mà thôi. Tuy nhiên, những chủ trương như thế về tình thương không thấy được mối liên kết sâu xa giữa tình thương và công lý, được cả truyền thống thánh kinh nói đến, nhất là qua sứ vụ thiên sai của Chúa Giêsu Kitô. Nói vậy có nghĩa là, tình thương chân chính là nguồn mạch sâu thẳm nhất của công lý. Nếu tự mình, công lý xứng hợp với 'việc điều đình' cho người ta, liên quan đến vấn đề phân phối hỗ tương những phúc lợi khách quan theo một phương thức công bình, thì tình yêu, và chỉ có tình yêu, (gồm cả thứ tình yêu nhân ái mà chúng ta gọi là 'tình thương'), mới xứng hợp để lôi kéo con người về với chính Người.

 

 Tình thương đích thực Kitô giáo, theo một nghiã nào đó, cũng là một cuộc nhập thể trọn hảo nhất của 'sự bình đẳng' giữa con người ta, và vì thế, còn là một cuộc nhập thể của công lý nữa, bởi vì, công lý trong lãnh vực của mình cũng nhắm đến cùng một kết quả. Tuy nhiên, sự bình đẳng do công lý mang lại bị giới hạn vào lãnh vực những phúc lợi khách quan và bề ngoài mà thôi, trong khi tình yêu và lòng thương xót mang lại một sự bình đẳng làm cho người ta gặp nhau trong giá trị là chính con người, với một phẩm giá xứng hợp với con người. Ngoài ra, 'sự bình đẳng' giữa người ta với nhau trong tình yêu "nhẫn nại và từ ái" (1Cor. 13:4) không làm mất đi những khác biệt: người ban phát trở nên càng quảng đại hơn, khi họ cảm thấy cùng một lúc được lợi lộc bởi người chấp nhận tặng ân của họ' ngược lại, người chấp nhận tặng ân biết rằng, khi chấp nhận tặng ân, họ cũng theo cung cách riêng của mình đang làm lành trong việc phục vụ cho mục đích cao cả của phẩm giá con người' thế là sự bình đẳng này đóng góp vào việc hiệp nhất người ta lại với nhau bằng một phương thức vững chắc hơn.

 

Như thế, tình thương trở nên một yếu tố không thể châm chước cho việc làm sắc bén hơn những mối liên hệ hỗ tương giữa người ta vớí nhau, trong một tinh thần hết sức tôn trọng đối với cái gì là nhân bản, cũng như trong một tinh thần huynh đệ tương giao. Không thể nào thiết lập mối giây liên kết người ta lại với nhau này, nếu họ muốn qui định những liên hệ hỗ tương giữa họ chỉ theo tầm mức của công lý mà thôi. Như thế có nghĩa là, trong mọi lãnh vực của những liên hệ nhân đới, công lý phải được 'hoàn chỉnh' đến một mức độ đáng kể bởi một thứ tình yêu mà thánh Phaolô công bố "là nhẫn nại và từ ái", hay nói cách khác, phải chiếm được những đặc tính của một tình yêu nhân hậu mang y hệt yếu tính của Phúc Âm và Kitô Giáo. Hơn nữa, chúng ta hãy nhớ rằng, tình yêu nhân hậu cũng có nghĩa là nỗi dịu dàng và  cảm thông thân ái đã được đề cập đến một cách hết sức sống động trong dụ ngôn người con hoang đàng (x.Lc. 15:11-32), cũng như trong dụ ngôn con chiên lạc và đồng bạc cắc bị mất (x.Lc. 15:1-10)...

 

Xã hội có thể trở nên 'càng nhân bản hơn bao giờ hết', chỉ khi nào chúng ta đem đến cho tất cả mọi liên hệ hỗ tương tạo nên lãnh vực luân lý của nó, một thời khắc của sự thứ tha, đúng như là yếu tính của Phúc Âm. Thứ tha thể hiện trên thế gian này sự hiện diện của một tình yêu mạnh hơn tội lỗi. Thứ tha cũng là điều kiện căn bản cho việc hoà giải, chẳng những trong mối liên hệ giữa Thiên Chúa với con người, mà còn trong những mối liên hệ giữa con người với nhau. Một thế giới mà sự thứ tha bị loại bỏ sẽ chẳng còn là gì khác hơn là một thế giới của công lý lạnh lùng vô cảm, mà nhân danh nó, mỗi người sẽ bất chấp nhau để đòi hỏi lấy quyền lợi riêng tư của mình' hôn là một số những loại vị kỷ khác nhau vốn ẩn náu nơi con người sẽ biến cuộc sống và xã hội loài người thành một tổ chức của kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu, hay thành một thao trường cho những phe nhóm mãi mãi đối chọi nhau...

 

(Loạt bài về Thánh Tâm và Lòng Thương Xót Chúa liên tục vào các ngày thứ sáu hằng tuần từ 18/8

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ