GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 23/12/2006

 TUẦN BÁT NHẬT TRƯỚC LỄ GIÁNG SINH

 

?  ĐTC Gioan Phaolô II Chiêm Ngưỡng Mầu Nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh: Nơi Chúa Kitô, Thời Gian Nhân Trần đã được Tràn Đầy Vĩnh Cửu

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Huấn Từ cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 13/12/2006 về niềm mong đợi Đấng Cứu Thế Giáng Sinh

?  Thánh Long Mộng Phố: “Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” - Chương Một: Thiên Chúa muốn Mẹ được nhận biết hơn vào những thời buổi sau này

 

 

 

? ĐTC Gioan Phaolô II Chiêm Ngưỡng Mầu Nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh: Nơi Chúa Kitô, Thời Gian Nhân Trần đã được Tràn Đầy Vĩnh Cửu

 

(Bài Giáo Lý dọn mừng Đại Năm Thánh 2000 ngày 10-12-1997)

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch 

 

Nơi Chúa Kitô, Thời Gian Nhân Trần đã được Tràn Đầy Vĩnh Cửu  

 

 

“T

rong việc kêu mời chúng ta cùng tưởng niệm 2000 năm Kitô giáo, Cuộc Mừng Kỷ Niệm này đưa chúng ta về lại với biến cố khai mở cho kỷ nguyên Kitô giáo: đó là việc hạ sinh của Chúa Giêsu. Phúc Aâm thánh Luca kể cho chúng ta nghe về biến cố phi thường này bằng những lời đơn sơ và cảm kích: Maria “đã sinh con trai đầu lòng, bọc Người trong khăn và đặt Người nằm trong máng cỏ, vì không có quán trọ để trú ngụ” (2:7).

         

Việc hạ sinh của Chúa Giêsu làm cho mầu nhiệm Nhập Thể đã được hiện thực nơi cung dạ của Đức Nữ Trinh trong ngày Truyền Tin trở thành tỏ tường. Thật thế, Đức Trinh Nữ hạ sinh con trẻ này ở chỗ, là một dụng cụ chân thành và dễ dậy đối với ý định thần linh, Đức Trinh Nữ đã thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Linh. Nhờ nhân tính mặc lấy trong cung dạ của Mẹ Maria, Con hằng hữu của Thiên Chúa bắt đầu sống như một con trẻ, và lớn lên “trong khôn ngoan và tầm vóc, đẹp lòng Thiên Chúa và loài người” (Lk.2:52). Như thế Người tỏ mình ra Người là con người thật.

 

2-       Sự thật này được thánh Gioan nhấn mạnh trong Phần Nhập Đề Phúc Aâm cùa mình, khi viết: “Lời đã hoá thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (1:14). Khi viết “hoá thành nhục thể”, Thánh Ký chẳng những đang có ý nói đến nhân tính của Người theo thân phận tử vong mà còn với tính cách nguyên trọn nữa. Con Thiên Chúa đã mặc lấy tất cả những gì là nhân loại, ngoại trừ tội lỗi. Việc Nhập Thể là hoa trái của một tình yêu bao la, một tình yêu đã thúc đẩy Thiên Chúa tự động chia sẻ trọn vẹn thân phận loài người của chúng ta.

         

Trong việc trở nên con người, Lời Thiên Chúa đã mang lại một đổi thay sâu đậm nơi chính thân phận của thời gian. Chúng ta có thể nói rằng nơi Chúa Kitô thời gian nhân trần đã được tràn đầy vĩnh cửu.

         

Cuộc biến đổi này chạm đến định mệnh của tất cả nhân loại, vì “bởi việc Nhập Thể của mình, Người, Con Thiên Chúa, bằng một cách nào đó, đã liên kết mình với mỗi một người” (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, đoạn 22). Người đã đến để hiến tặng cho mỗi một người việc thông dự vào sự sống thần linh của Người. Tặng ân của sự sống đời này bao gồm cả việc chia sẻ với cõi trường sinh của Người. Chúa Giêsu đã phán điều liên quan đến Thánh Thể này một cách rất đặc biệt: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì có sự sống đời đời” (Jn.6:54). Hiệu quả của bữa tiệc Thánh Thể đó là chúng ta có được sự sống này. Ngoài ra, Chúa Giêsu cũng đã xác định cùng một ý nghĩa như thế với hình ảnh tượng trưng của nước hằng sống làm cho giãn khát, một thứ nước hằng sống của Thần Linh được ban phát liên quan đến sự sống đời đời (x.Jn.4:14). Như thế, sự sống ân sủng đã cho thấy một chiều kích trường sinh, một chiều kích thăng hoa việc hiện hữu trần thế của chúng ta, và không ngừng liên tục hướng dẫn việc hiện hữu trần thế của chúng ta cho tới ngưỡng cửa sự sống thiên đình.

 

3-       Việc thông truyền sự sống trường sinh của Chúa Kitô còn có nghĩa là chúng ta thông phần với thái độ con cái mến thảo của Người đối với Chúa Cha.

         

Từ đời đời, “Lời ở với Thiên Chúa” (Jn.1:1), nghĩa là, ở trong một mối gắn bó trọn hảo hiệp thông với Chúa Cha. Khi Người hoá thành nhục thể, mối gắn bó này bắt đầu được diễn đạt ra nơi tất cả mọi tác hành của Chúa Giêsu. Con đã sống hiệp thông liên lỉ với Cha trên thế gian bằng một thái độ của đức tuân phục mến yêu trọn hảo.

         

Việc vĩnh cửu đi vào thời gian nơi cuộc sống trần gian của Chúa Giêsu là cửa ngõ của tình yêu đời đời liên kết Con với Cha. Bức thư gửi giáo đoàn Do Thái đề cập đến mối liên kết này khi nói về thái độ nội tại của Chúa Kitô vào chính lúc Người vào đời: “Này Con xin đến để thực thi ý Chúa, Oâi Thiên Chúa” (10:7). “Cái nhảy” vọt bao la từ sự sống thiên quốc của Con Thiên Chúa vào hố thẳm hiện hữu của loài người được kích động bởi ý muốn tự toàn hiến của Người trong việc hoàn tất ý định của Cha.

         

Chúng ta được kêu gọi để mặc lấy cùng một thái độ này, bằng cách bước theo con đường Con Thiên Chúa làm người đã khai mở, để chúng ta có thể thông phần cuộc hành trình của Người về với Chúa Cha. Cuộc sống trường sinh hội nhập với chúng ta là một quyền năng thống trị của yêu thương, một quyền năng tìm cách hướng dẫn trọn cuộc sống của chúng ta về tới mục đích tối thượng của mình được dấu ẩn nơi mầu nhiệm của Chúa Cha. Chính Chúa Giêsu đã nối kết hai hướng động bất khả phân ly xuống và lên xác nghĩa Nhập Thể này: “Từ Cha mà Thày đã đến và đã đến trong thế gian; để rồi, Thày lìa bỏ thế gian mà về cùng Cha” (Jn.16:28).

         

Cuộc sống trường sinh đã đi vào cuộc sống loài người. Bởi vậy cuộc sống loài người được kêu gọi để thực hiện cuộc hành trình với Chúa Kitô từ thời gian về vĩnh cửu.

 

4-       Nếu thời gian nơi Chúa Kitô được nâng lên tới một mức độ cao hơn, khi nhận đuợc khả năng tiến tới vĩnh cửu, thì có nghĩa là việc ngàn năm đang tiến tới không được coi như một tiến bước thuần túy theo giòng thời gian, mà là như một chặng hành trình của nhân loại hướng về đinh mệnh chung cuộc của nó.

 

Năm 2000 không phải chỉ là cửa qua một ngàn năm khác; nó là cửa cho cõi trường sinh mà, trong Chúa Kitô, tiếp tục mở ra trong thời gian để ban cho nó một hướng đi đích thực cũng như một ý nghĩa chuyên chính.

 

Năm 2000 tỏ bày cho tâm trí và cõi lòng của chúng ta một cái nhìn bao rộng hơn liên quan đến tương lai. Thời gian thường không được tri nhận. Nó dường như làm con người thất vọng về tình trạng bất ổn của nó, về việc trôi qua nhanh chóng của nó, khiến cho tất cả mọi sự thành vô dụng. Thế nhưng, nếu vĩnh cửu đã hội nhập thời gian, thì không thể chối bỏ được cái giá trị phong phú của chính thời gian. Việc trôi đi dứt khoát không phải là một hành trình tiến đến hư vô, mà là một hành trình tiến về vĩnh cửu.

 

Cái nguy hiểm thực sự không phải là việc trôi theo thời gian, mà là sử dụng nó một cách tệ hại, khi chối bỏ sự sống đời đời được Chúa Kitô hiến ban. Ước vọng được sự sống và hạnh phúc trường sinh phải được tái thức tỉnh không ngừng nơi tâm can con người. Việc cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm có một ý nghĩa đích thực là làm tăng phát niềm ước vọng này, giúp cho các tín hữu và con người của thời đại chúng ta mở lòng mình ra cho một cuộc sống vô biên. 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Huấn Từ cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 13/12/2006 về niềm mong đợi Đấng Cứu Thế Giáng Sinh

 

Anh Chị Em thân mến!

 

‘Chúa sắp tới rồi: nào chúng ta hãy đến tôn thờ Người!’ Bằng lời kêu gọi này, trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng này, phụng vụ mời gọi chúng ta hãy rón rén mon men tiến gần tới hang đá ở Bêlem, nơi xẩy ra một biến cố phi thường đã làm biến đổi lịch sử, đó là việc hạ sinh của Đấng Cứu Chuộc.

 

Vào Ngày Áp Lễ Giáng Sinh, chúng ta một lần nữa lại đứng trước máng cỏ để ngất ngây chiêm ngưỡng ‘Lời đã hóa thành Nhục Thể’. Những cảm thức hân hoan  và cảm tạ,  như mọi năm, được tái diễn trong tâm hồn chúng ta khi chúng ta nghe thấy những cung điệu réo rắt Giáng Sinh, được vang lên bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau về cùng một phép lạ phi thường. Đấng Sáng Tạo nên vũ trụ này, vì yêu thương, đã đến lập cư giữa loài người. Trong Thư gửi giáo đoàn Phliphê, Thánh Phaolô đã khẳng định rằng Chúa Kitô, ‘mặc dù thân phận là Thiên Chúa, đã không tự cho mình cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được, song đã tự hủy mình, mặc lấy thân phận tôi đòi, sinh ra giống như con người’ (2:6). Thánh Phaolô thêm, Người đã xuất hiện nơi hình dạng con người, khi hạ mình xuống. Vào Lễ Giáng Sinh thánh, chúng ta sẽ sống lại việc hiện thực mầu nhiệm cao cả của ân sủng và tình thương ấy.

 

Thánh Phaolô còn thêm: ‘Thế nhưng, vào lúc thời gian viên trọn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài, được hạ sinh bởi một người nữ, sinh ra theo lề luật, để cứu chuộc những ai ở dưới lề luật, hầu chúng ta được ơn làm nghĩa tử’ (Gal 4:4-5). Dân tuyển chọn đã đợi chờ Đấng Thiên Sai qua bao thế kỷ, nhưng lại mường tượng rằng Người phải là một vị lãnh đạo quyền năng và vinh thắng đến để giải phóng dân Người khỏi áp lực của ngoại bang.

 

Tuy nhiên, Đấng Cứu Thế lại được hạ sinh trong âm thầm và hoàn toàn bần cùng. Người đến như ánh sáng chiếu soi tất cả mọi người – Thánh Ký Gioan viết – ‘mà dân  Người đã không tiếp nhận Người’ (Jn 1:9,11). Tuy nhiên, Thánh Tông Đồ thêm: ‘Song tất cả những ai tiếp nhận Người… Người ban cho họ quyền trở nên con cái của Thiên Chúa’ (ibid 1:12). Ánh sáng được hứa hẹn này đã chiếu soi tâm can của những ai kiên trì mong đợi một cách tỉnh táo và chủ động.

 

Phụng vụ Mùa Vọng cũng kêu gọi chúng ta cũng hãy khôn ngoan tỉnh táo, để khỏi bị chế ngự bởi gánh nặng tội lỗi và các thứ quan tâm thế gian thái quá. Thật vậy, nhờ tỉnh táo và nguyện cầu, chúng ta mới có thể nhận thấy và tiếp nhận ánh quang của việc Chúa Kitô Giáng Sinh. Ở một trong những bài giảng của mình, Thánh Maximus thành Turin, một vị giám mục  sống giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 5, đã khẳng định rằng: ‘Thời gian báo động chúng ta rằng Việc Chúa Kitô Giáng Sinh gần tới nơi rồi. Thế giới, với những nỗi âu lo của mình, nói về việc đến nơi của một cái gì đó sẽ canh tân đổi mới nó, và hy vọng một cách nhẫn nại đợi chờ để thấy được ánh quang của một mặt trời rạng ngời hơn chiếu soi cái tối tăm của nó… Việc mong đợi này của tạo vật cũng dẫn chúng ta tới chỗ đợi chờ việc phục sinh của Chúa Kitô, tân Vầng Dương” (Sermon 61a, 1-3). Bởi thế, chính tạo vật dẫn chúng ta tới chỗ khám phá ra và nhận ra Đấng phải đến.

 

Thế nhưng, vấn đề ở đây là phải chăng nhân loại trong thời đại của chúng ta đây cũng vẫn đang đợi chờ Đấng Cứu Thế? Cái ấn tượng ở đây đó là nhiều người coi Thiên Chúa như một cái gì xa lạ với những hứng thú của họ. Họ rõ ràng là không cần chi đến Người cả, và sống như thể Người không hiện hữu, hoặc tệ hơn nữa, như thể Người là một thứ ‘trở ngại’ cần phải được loại trừ để họ có thể chiếm được những gì là viên mãn cho bản thân của họ. Thậm chí ngay cả nơi thành phần tín hữu đi nữa… cũng là những người chạy theo những ảo vọng hão huyền và bị chi phối bởi những giáo huấn lọc lừa khêu gợi lên những thứ đốt giai đoạn một cách mơ tưởng trong việc chiếm đạt hạnh phúc.     

 

Thế nhưng, trước tất cả những gì là ngược ngạo của họ ấy, những gì là sầu đau và những thảm cảnh của họ ấy – hay có lẽ chính vì họ – mà con người nam nữ ngày nay lại đang tìm kiếm một con đường canh tân, cứu độ, họ kiếm tìm một Đấng Cứu Thế và đang đợi chờ, đôi khi không biết đến nỗi chờ đợi ấy, …. việc xuất hiện của Chúa Kitô, Đấng Cứu  Chuộc chân thật duy nhất của con người. Thật thế, các thứ tiên tri giả vẫn tiếp tục rao bán một thứ cứu độ ‘rẻ mạt’, một thứ cứu độ bao giờ cũng đi đến hậu quả vỡ mộng. Thật thế, lịch sử của 50 năm vừa qua đã điển hình cho thấy việc tìm kiếm một Đấng Cứu Thế ‘rẻ mạt’ này và nhấn mạnh tới tất cả những hậu quả vỡ mộng này.

 

Kitô hữu chúng ta có nhiệm vụ, bằng chứng từ của đời sống mình, truyền bá sự thật về Giáng Sinh, một sự thật được Chúa Kitô mang đến cho tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm. Được hạ sinh bần cùng trong máng cỏ, Chúa Giêsu đã đến để cống hiến cho hết mọi người thứ niềm vui và an bình duy nhất có thể làm mãn nguyện các nhu cầu của linh hồn con người.

 

Thế nhưng, chúng ta làm sao để sẵn sàng mở lòng mình ra đón Chúa tới đây? Thái độ tỉnh táo về tâm linh và đợi chờ trong nguyện cầu tiếp tục phải là đặc tính căn bản của Kitô hữu trong thời điểm Mùa Vọng. Nó là thái độ làm nên đặc tính của những người thủ vai chính vào thời đó, như tư tế Zachariah và Elizabeth, các mục đồng, các Nhà Đạo Sĩ, thành phần dân chúng đơn sơ hèn kém, nhưng trên hết là việc đợi chờ của Mẹ Maria và Thánh Giuse! Mẹ Maria và Thánh Giuse, hơn bất cứ một ai, đã cảm nghiệm được nguyên vẹn cái xúc động và rung động trước Con Trẻ sắp giáng sinh. Thật là dễ mường tường thấy được cái cảnh các vị đã sống ra sao những ngày cuối cùng trong niềm trông đợi được ôm ẵm con trẻ mới sinh trong vòng tay của mình.  

 

Chớ gì thái độ của các vị cũng là thái độ của chúng ta. Bởi thế, chúng ta hãy nghe lời huấn dụ của Thánh Maximô, vị giám mục thành Turin được đề cập đến trên đây: ‘Trong khi chúng ta sửa soạn đón Chúa Giáng Sinh, chúng ta hãy mặc những tấm áo sạch tinh, vô tì tích. Tôi muốn nói tới tấm áo của linh hồn, chứ không phải của thân xác. Chúng ta không cần phải mặc các thứ áo lụa là, mà là bằng các việc lành phúc đức! Những tấm áo xa xỉ có thể che phủ các phần thể của xác thân, nhưng không trang điểm nổi lương tâm!’ (ibid).

 

Chớ gì Con Trẻ Giêsu, được hạ sinh giữa chúng ta, không thấy chúng ta bị chi phối hay chỉ tìm cách trang hoàng nhả cửa của chúng ta bằng các thứ ánh sáng. Trái lại, nơi tâm  thần của chúng ta cũng như nơi nhà cửa của mình, chúng ta hãy trang hoàng một nơi cư trú xứng đáng để Người cảm thấy được đón nhận một cách tin yêu. Chớ gì Đức Trin h Nữ và Thánh Giuse giúp chúng ta sống mầu nhiệm Giáng Sinh bằng một cảm nhận mới và sự thanh thản an lành.

 

Với những cảm thức ấy, tôi muốn bày tỏ cùng tất cả anh chị em đang hiện diện nơi đây cũng như cùng anh đình anh chị em những lời chúc chân tình nhất của tôi về một Lễ Giáng Sinh thánh đức và hạnh phúc, đặc biệt nhớ tới những ai đang chịu khốn khó hay khổ đau nơi thân  xác cũng như tinh thần. Chúc mừng Giáng Sinh cho toàn thể anh chị em!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/12/2006

 

TOP

 

 

?  Thánh Long Mộng Phố: “Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” - Chương Một: Thiên Chúa muốn Mẹ được nhận biết hơn vào những thời buổi sau này

 

IV.  Vai trò của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này

 

53.          Những gì Luxiphe bị mất bởi kiêu ngạo thì Mẹ Maria chiếm hưởng nhờ lòng khiêm tốn. Những gì Evà hủy hoại và bị mất đi bởi việc bất phục tùng thì Mẹ Maria giữ được nhờ đức tuân phục. Vì nghe theo rắn quỉ, Evà đã làm hư hoại con cháu của mình cũng như chính bản thân mình và đã trao nộp họ cho hắn. Nhờ tuyệt đối trung thành với Thiên Chúa, Mẹ Maria đã cứu được con cái của Mẹ cùng với chính bản thân Mẹ và đã thánh hiến họ cho sự uy nghi thần linh của Ngài.

 

54.          Thiên Chúa đã chẳng những gây nên một mối hận thù duy nhất mà là ‘nhiều thù hận’, chẳng những giữa Mẹ Maria và Satan mà còn giữa miêu duệ của Mẹ với giòng dõi của hắn nữa. Tức là Thiên Chúa đã gây nên những mối hận thù, những thứ ác cảm và những thứ căm ghét giữa con cái chân thực và thành phần tôi tớ của Đức Trinh Nữ với con cái và thành phần làm tôi của ma quỉ. Giữa hai bên không có vấn đề mến thương và cảm tình với nhau. Con cái của Belial, thành phần tôi tớ của Satan, những kẻ làm bạn với thế gian – vì chúng tất cả đều là một và giống như nhau – bao giờ cũng đã ra tay bách hại và sẽ bách hại nhiều hơn bao giờ hết sau này những ai thuộc về Đức Trinh Nữ, như Cain xưa đã bách hại Abel em mình, cũng như Esau đối với Giacóp em mình. Đó là những mẫu về thành phần gian ác và thành phần công chính. Thế nhưng, Mẹ Maria khiêm hạ bao giờ cũng chiến thắng trên Satan, một kẻ kiêu căng, và cuộc chiến thắng của Mẹ lớn lao tới nỗi Mẹ sẽ đạp nát đầu của hắn là chính ngai vàng kiêu căng củ ahắn. Mẹ sẽ lột mặt lạ xảo quyệt rắn rết của hắn và sẽ phơi bày những âm mưu gian ác của hắn. Mẹ sẽ làm tiêu tan những dự án quỉ ma của hắn, và Mẹ sẽ gìn giữ thành phần tôi trung của Mẹ khỏi móng vuốt ác độc của hắn cho tới tận cùng thời gian.

 

Thế nhưng, quyền năng của Mẹ trên các thần dữ đặc biệt sẽ tỏ ra vào những thời buổi sau này, khi mà Satan sẽ rình cắn gout chân Mẹ, tức là cắn thành phần tôi tớ khiên hạ của Mẹ và con cái bần cùng của Mẹ, thành phần Mẹ sẽ làm dậy lên để chống lại hắn. Trước mắt của thế gian thì họ chỉ là những gì nhỏ mọn và bần cùng, và giống như gout chân, thấp hèn trước mắt thế của tất cả mọi người, bị giầy xéo và chà đạp như gót chân đối với các phần thể khác trong thân thể vậy. Thế nhưng, bù lại, chính vì thế mà họ sẽ được trở nên phong phú trong ân sủng của Thiên Chúa là những gì Mẹ Maria sẽ dồi dào tuôn đổ xuống trên họ. Họ sẽ nên cao cả và được tôn vinh trong thánh đức trước nhan Thiên Chúa. Họ sẽ trổi vượt trên tất cả mọi tạo vật bởi lòng nhiệt thành cao cả của họ, và họ sẽ được ơn trợ giúp thần linh nâng đỡ đến nỗi, liên kết với Mẹ Maria, họ sẽ đạp nát đầu Satan bằng gót chân của họ, tức là bằng lòng khiên hạ của họ, để mang chiến thắng về cho Chúa Giêsu Kitô.

 

(2)  Việc tôn sùng Mẹ Maria đặc biệt cần thiết vào những thời buổi sau này

 

55.          Sau hết, Thiên Chúa, vào những thời buổi ấy, muốn Người Mẹ Thánh của Ngài được nhận biết, mến yêu và tôn kính hơn bao giờ hết. Điều này chắc chắn sẽ xẩy ra nếu thành phần được tuyển chọn, nhờ ân sủng và ánh sáng của Thánh Linh, chấp nhận thực hiện việc tôn sùng sâu xa và trọn hảo tôi sẽ bày tỏ sau đây. Bấy giờ đức tin giúp họ có thể rõ ràng thấy được Ngôi Sao Biển tuyệt vời ấy. Theo sự hướng dẫn của Mẹ, họ thấy được ánh quang rạng ngời của vị Nữ Vương này và sẽ hoàn toàn hiến thân phục vụ Mẹ như là thành phần tùy thuộc và nô lệ của tình yêu. Họ sẽ cảm nghiệm được sự nhân hậu và âu yếm từ mẫu của Mẹ đối với con cái của Mẹ. Họ sẽ thiết tha mến yêu Mẹ và sẽ cảm nhận được Mẹ đầy cảm thương biết bao, và họ được Mẹ giúp đỡ là chừng nào. Trong mọi hoàn cảnh, họ sẽ chạy đến cùng Mẹ là vị biện hộ của họ và là mối giới của họ trước Chúa Giêsu Kitô. Họ sẽ thấy rõ ràng Mẹ là con đường an toàn nhất, dễ dàng nhất, ngắn ngủi nhất và trọn hảo nhất để đến với Chúa Giêsu, và sẽ không ngần ngại trao phó bản thân mình cho Mẹ, cả xác lẫn hồn, để được hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu.

 

56.          Thế nhưng, những người tôi tớ này, những kẻ nô lệ này, những đứa con cái này của Mẹ Maria sẽ trở nên như thế nào đây?

 

Họ sẽ trở thành những vị thừa tác viên của Chúa Kitô, Đấng như một ngọn lửa cháy nóng, sẽ thắp sáng mọi nơi bằng những ngọn lửa của tình yêu thần linh. Trong bàn tay uy quyền của Mẹ Maria, họ sẽ trở nên như những mũi tên nhọn sắc được Mẹ sử dụng để bắn hạ thành phần đối thủ của Mẹ.

 

Họ sẽ trở thành như con cái của Levi, hoàn toàn được thanh tẩy bởi thứ lửa của những cuộc đại hoạn nạn và được liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa. Họ sẽ ấp ủ thứ vàng yêu thương trong tâm can của mình, một thứ nhũ hương nguyện cầu trong trí khôn của họ và một thứ mộc dược hãm mình khổ chế nơi thân xác của họ. Họ sẽ mang đến cho người nghèo khốn và người thấp hèn ở khắp nơi hương thơm ngạt ngào của Chúa Giêsu, thế nhưng họ sẽ mang mùi vị chết chóc đến cho kẻ tự cao, kẻ phú quí và kẻ kiêu căng trên thế giới này.

 

57.          Họ sẽ như những đám mây sấm sét bay ngang trời bởi hơi thở nhẹ nhất của Thánh Linh. Không dính bén với bất cứ sự gì, không lấy làm lạ lùng trước bất cứ điều chi, không cảm thấy bị sao xuyến bởi một sự gì, họ sẽ làm tuôn mưa lời của Thiên Chúa và sự sống đời đời. Họ sẽ gây nên những trận sấm sét chống lại tội lỗi, họ sẽ làm tạo nên bão tố chống lại thế gian, họ sẽ đánh gục ma quỉ cùng thành phần theo hắn, và vì sự sống lẫn sự chết họ sẽ sử dụng thanh gươm hai lưỡi lời Chúa để xuyên thấu những ai họ được Thiên Chúa Toàn Năng sai đến.

 

58.          Họ sẽ là thành phần tông đồ đích thực của những thời buổi sau này, thành phần được Chúa Các Đạo Binh làm cho lợi khẩu và ban cho quyền lực để thực hiện những việc kỳ diệu và tước đoạt những thứ chiến lợi phẩm vinh quang từ tay các kẻ thù của Ngài. Họ sẽ không mơ màng vàng bạc, nhất là tiếng tăm nơi hàng linh mục, tu sĩ và giáo sĩ. Thế nhưng họ sẽ được những chiếc nhẫn vàng bồ câu giúp họ có thể đi đến bất cứ nơi nào Thánh Linh mời gọi họ, chỉ theo đuổi một quyết tâm là tìm kiếm vinh quang của Thiên Chúa và phần rỗi của các linh hồn. Giảng dạy ở đâu, họ không lưu lại gì khác ngoài thứ vàng yêu thương đó là tầm mức viên trọn của tất cả lề luật vậy.

 

59.          Sau hết, chúng ta biết rằng họ sẽ là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô, noi gương bắt chước đức khó nghèo của Người, lòng khiêm hạ của Người, việc khinh chê thế gian của Người và lòng yêu thương của Người. Họ sẽ vạch ra cho thấy con đường hẹp dẫn đến tới Thiên Chúa, theo một sự thật tinh tuyền hợp với Phúc Âm thánh, chứ không theo những thứ châm ngôn của thế gian. Tâm hồn của họ sẽ không bị xao xuyến, hay tỏ ra thiên vị ai; họ sẽ không cần đến, không lắng nghe hay không tỏ ra hãi sợ bất cứ một ai, dù có quyền lực đến đâu đi nữa. Miệng họ sẽ ngậm thanh gươm hai lưỡi lời Chúa, và vai họ vác cây Thập Tự Giá đẫm máu. Tay phải họ cầm tượng chuộc tội, tay trái cầm chuỗi hạt mân côi, lòng họ khắc danh thánh Giêsu Maria. Hành vi cử chỉ của họ phản ảnh tính chất đơn sơ và tự hiến của Chúa Giêsu.

 

Những con người cao cả này là thành phần phải đến. Theo ý muốn của Thiên Chúa, Mẹ Maria là vị trang bị cho họ để bao trùm vương quốc của Ngài trên thành phần vô đạo, thành phần tôn thờ ngẫu tượng (và thành phần tín đồ Hồi Giáo / Mahometans biệt chú của người dịch bản Việt ngữ này: mấy chữ ở trong ngoặc đây được tìm thấy nơi ấn bản Anh ngữ do Tan Books And Publishers, Inc, xuất bản năm 1985, trang 35). Thế nhưng điều này sẽ xẩy ra khi nào và cách nào đây? Chỉ có một mình Thiên Chúa biết mà thôi. Về phần mình, chúng ta cần phải âm thầm và nguyện cầu mong đợi và chờ đợi nó xẩy ra: ‘Tôi đã mong mỏi đợi chờ’. 

 

(còn tiếp vào các Ngày Thánh Mẫu Thứ Bảy hằng tuần)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ