GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 28/12/2006

 TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH

 

?  Tình Trạng Tự Do Tôn Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ

?  THỔ NHỈ KỲ  XƯA VÀ NAY

?  Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về Thánh Thể và Phẩm Vị của Việc Cử Hành Thánh Thể

 

 

 

?Tình Trạng Tự Do Tôn Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ

 

Phỏng vấn Giám đốc Học viện Becket R.M.T. Schmid

 

Roma, 26.11.2006 - Các giáo hội Kitô giáo tại Thổ nhĩ kỳ muốn có thêm tự do tôn giáo, trong khi họ nhận ra rằng chính sách phi tôn giáo của quốc gia có thể cản lại thành phần Hồi giáo cực đoan, đó là ý kiến của một người quan sát. Bà Raphaela M.T. Schmid, giám đốc Học viện Becket về Tự do tôn giáo tại Roma, đã trình bày nhận xét này trong cuộc phỏng vấn. Schmid mới trở lại từ Istanbul, nơi bà đã trao đổi với các quan chức tôn giáo và cán bộ chính phủ sẽ họp với ĐGH Benedictô trong tuần này.

 

Hỏi: Tình trạng tôn giáo tại Thổ nhĩ kỳ như thế nào?

 

Schmid: Thổ nhĩ kỳ thực ra không phải là một quốc gia Hồi giáo, mặc dầu trên 99% dân số là Hồi giáo và lượng người đến giáo đường đang gia tăng. Cho đến những năm 1920 thì nước này là một quốc gia dưới chế độ thần quyền theo luật Shariah. Ataturk đã nhận ra đây là một sự cản trở đối với sự nghiệp phát triển xã hội và kinh tế. Ông đã tái thiết lập Thổ nhĩ kỳ thành một quốc gia phi tôn giáo và giúp cho người dân Thổ nhĩ kỳ chiếm được tiếng là "Người Hồi giáo có quy cách làm việc như người Tin Lành". Các chính sách cải cách bao gồm việc cấm chế độ đa thê, bình đẳng nam nữ, các trường công nhận học sinh cả con trai lẫn con gái, và cấm mặc các trang phục tôn giáo ở nơi công cộng

 

Các luật pháp của Ataturk đã được áp dụng một cách mà Thổ nhĩ kỳ đã rơi vào tình trạng có một tôn giáo quốc gia không chính thức, đó là một loại Hồi giáo Sunni ôn hòa. Chính phủ bổ nhiệm các 'imam - giáo trưởng', đồng thời kiểm soát những gì được rao giảng trong giáo đường và được dạy trong các trường học Koran.

 

Hỏi: Tại sao những người Hồi giáo tại Thổ nhĩ kỳ không chống đối hình thức kiểm soát này?

 

Schmid: Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người dân tự xem mình chính yếu là người Thổ nhỉ kỳ và thứ yếu là Hồi giáo. Ataturk hoàn toàn được kính trọng như một vị anh hùng; Ký ức và di sản của ông được luật pháp bảo vệ. Tuy nhiên đàng sau hình ảnh về sự tự hào dân tộc, chủ nghĩa phi tôn giáo của Ataturk và bản sắc Hồi giáo tạo nên sự xung đột về sự trung thành.

 

Những người Thổ nhĩ kỳ muốn làm công dân tốt cũng có thể muốn mặc các mạng che mặt và cho con cái họ đi học trường Koran mà họ tự lựa chọn. Điều làm cho việc này thêm phức tạp là tự do tôn giáo có thể bị lạm dụng bởi những kẻ ủng hộ loại Hồi giáo cực đoan và chính trị hóa hơn cho đất nước này. Cho đến bây giờ thì quân đội là thành phần bảo về sự phi tôn giáo cho đất nước. Vấn đề là không biết điều này sẽ được duy trì trong tương lai.

 

Vì thế, chúng ta cần hiểu rằng các vấn đề không thể được giải quyết cách đơn giản qua sự giúp đỡ của các tòa án nhân quyền quốc tế.  Thái độ của Thổ nhĩ kỳ đối với tôn giáo trong lĩnh vực công chúng là điều được gắn liền với khái niệm hiện đại về bản sắc quốc gia Thổ nhĩ kỳ. Đây là một khái niệm phức tạp hơn những gì trong luật và truyền thống Hồi giáo, trong đó tính chất quốc gia và dân tộc được định nghĩa bởi tôn giáo.

 

Hỏi: Tình trạng của các giáo hội Kitô giáo tại Thổ nhĩ kỳ như thế nào?

 

Schmid: Các lãnh đạo Kitô giáo cho rằng không khó để sống tại Thổ nhĩ kỳ như những tín hữu Kitô giáo. Thổ nhĩ kỳ có tiếng là có truyền thống Hồi giáo dung hòa, việc này kéo dài từ thời Trung đại. Tuy nhiên, đáng chú ý là số người Kitô giao đang suy giảm. Ví dụ, đầu thế kỷ 20, một nữa số dân tại Istanbul là Kitô giáo. Bây giờ chỉ còn dưới 1%.

 

Khoảng 65.000 Kitô hữu người Armenia tại Thổ nhĩ kỳ là những người sống sót của biến cố diệt trừ chủng tộc các năm 1915-1916, là một đề tài cấm kỵ. Có khoảng 20.000 tín hữu Chính thống Syria và khoảng 20.000 người Công giáo.

 

Đa số các tín hữu Chính thống Hy lạp đã được đổi chác với người Hồi giáo Hy lạp đến Thổ nhĩ kỳ vào thập kỷ 1920. Thượng phụ Bartholomew I, đối với người dân Thổ nhĩ kỳ, là một vị tư tế ngoại bang đang điều hành một cộng đoàn địa phương bao gồm 3.000 tín hữu. Họ không quan tâm đến việc 300 triệu Kitô hữu trên thế giới công nhận thẩm quyền của ngài.

 

Trên thực tế, tất cả các giáo hội Kitô giáo đều được cho là ngoại bang và mối quan hệ với họ đa phần được đảm nhiệm bởi Bộ Ngoại giao, mặc dầu các thành viên tron giáo hội là công dân Thổ nhĩ kỳ và sự hiện diện của các tôn giáo này ở đây đi trước Thổ nhĩ kỳ, Đế quốc Ottoman và Hồi giáo vài thế kỷ.

 

Hỏi: Các vấn đề cụ thể mà người Kitô giáo đối diện tại Thổ nhĩ kỳ là gì?

 

Schmid: Người Kitô giáo có thể thờ phượng tự do, nhưng có sự khó khăn. Các hạn chế mà chính quyền áp đặt trên họ đã làm cho các trường học trở nên chật vật. Các chủng viện Kitô giáo đã bị đóng cửa từ thập kỷ 1970 và các cộng đoàn gặp sự khó khăn trong việc huấn luyện các lãnh đạo và giáo viên.

 

Có một hiệp ước bảo đảm vị trí pháp luật đối với các cộng đoàn tôn giáo ngoài Hồi giáo, nhưng không cụ thể, vì thế cách chính quyền giải nghĩa mang tính tùy tiện. Ví dụ, Giáo hội Công giáo không được luật pháp bảo vệ, vì thế không được sở hữu hay thừa kế tài sản, v.v.

 

Vì thế, các giáo hội Kitô giáo muốn có thêm tự do tôn giáo, nhưng họ rất ý thức rằng chính sách phi tôn giáo của chính quyền Thổ nhĩ kỳ cũng là một cản trở đối với thành phần Hồi giáo cực đoan.

 

Hỏi: Tầm quan trọng của chuyến thăm viếng Thổ nhĩ kỳ của ĐGH là gì?

 

Schmid: Đương nhiên đây không phải là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm nước này. Trong thời gian gần đây, cả hai vị giáo hoàng Phaolo VI và Gioan Phaolô II đã đến Thổ nhĩ kỳ.

 

Vị giáo hoàng mà người Thổ nhĩ kỳ thích nhất là Gioan XXIII, trước khi ngài được bầu chọn đã từng là khâm sứ tòa thánh tại Istanbul gần 10 năm. Ngài còn có một tên hiệu vui là "Vị giáo hoàng Thổ nhĩ kỳ". "Ngài thực sự biết chúng tôi", "Ngài thực sự hiểu chúng tôi", đó là những điều họ đã nói với chúng tôi, và lý do mà họ lập đi lập lại là: "bởi vì ngài mến chúng tôi".

 

ĐTC Benedictô ban đầu được lời mời từ Thượng phụ Bartholomew, nhưng do bài diễn văn tại Regensburg cuộc họp đại kết này bị việc ngài đến Thổ nhĩ kỳ như một quốc gia Hồi giáo làm lu mờ.

 

Cho đến bây giờ chỉ có hai sự kiện làm cho giới truyền thông Thổ nhĩ kỳ thực sự chú ý đến vị giáo hoàng này. Lần thứ nhất là khi ngài còn là ĐHY Ratzinger, ngài nhận định rằng việc Thổ nhĩ kỳ gia nhập Âu châu là điều "trái nghịch lịch sử"; sự kiện thứ hai là bài diễn văn tại Regensburg. Trong mỗi trường hợp, có những phần trích bị thổi phòng đưa đến tác dụng lấn át quan điểm thực tế mà ngài đã đưa ra.

 

Hỏi: Trên thực tế ĐGH đã nói gì về Thổ nhĩ kỳ và Âu châu?

 

Schmid: Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Le Figaro năm 2004, ĐHY Ratzinger cân nhắc vấn đề Liên hiệp Âu châu và Thổ nhĩ kỳ từ quan điểm văn hóa. Ngài cho rằng sự kết nạp Thổ nhĩ kỳ vào Âu châu có thể làm cho sự phong phú và tính đặc biệt văn hóa bị suy giảm chỉ vì muốn đạt được lợi ích về kinh tế. Ngài đã gây nên nhiều làn sóng phẫn nộ tại Thổ nhĩ kỳ, nơi mà ký ức về bài phỏng vấn đó dường như vẫn cho rằng ĐHY Ratzinger cách nào đó không nhận xét Thổ nhĩ kỳ đáng được gia nhập.

 

Theo tôi thì trường hợp này nói lên một điều ngược lại: Ngài đã rất đứng đắn trong việc xem Thổ nhĩ kỳ như một văn hóa đặc biệt khi ngài đặt vấn đề nếu sự mất mát này là điều bổ ích cho Thổ nhĩ kỳ. Ngài đã bày tỏ rằng Thổ nhĩ kỳ nên là một nhịp cầu giữa Âu châu và Đông phương chính vì bản sắc riêng biệt của nó, có nguồn gốc trong Hồi giáo thay vì Kitô giáo.

 

Lối suy nghĩ này không hẳn là một tầm nhìn mang tính xung đột giữa hai nền văn minh. Tôi cho rằng đây là chủ đề tái diễn trong các bài viết của ĐHY Joseph Ratzinger: tôn giáo và văn hóa không thể tách rời. Đó là lý do tại sao ngài chủ trương rằng nên có những hình thức liên kết và hợp tác chặt chẽ, nhưng đồng thời không loại bỏ khái niệm văn hóa về Âu châu với nguồn gốc Kitô giáo.

 

Một điều trái ngược là tôi đã từng nghe quan điểm này được các nhà trí thức Thổ nhĩ kỳ và chức quyền Hồi giáo nêu lên, nhưng họ bắt đầu bằng việc cho rằng Thổ nhĩ kỳ nên gia nhập Liên hiệp Âu châu vì các lý do kinh tế, rồi sau đó thừa nhận Thổ nhĩ kỳ phải duy trì văn hóa với nguồn gốc Hồi giáo.

 

Hỏi: Bài diễn văn tại Regensburg liên quan đến tất cả những gì đang xảy ra như thế nào?

 

Schmid: Quan điểm của ĐGH là việc đối thoại giữa các tôn giáo chỉ có thể diễn ra khi chúng ta nhường chỗ cho đức tin lẫn lý luận. Ngài cảnh giác về hai thái cực: sự lý luận mà chối từ tôn giáo và tôn giáo mà chối từ lý luận.

 

Ngài muốn chứng minh rằng "việc Thiên Chúa hành động theo lý luận" đối với bất kể tôn giáo nào là một vấn đề có những hệ quả sâu xa. Để mọi người thấy rằng đây không phải một vấn đề mới ngài dẫn giải bằng một lời nói của vị hoàng đế từ thế kỷ thứ 14 hiện giờ có danh tiếng xấu là Paleologus, ông ta đã tố cáo sự sai lầm của Hồi giáo. Nhưng ĐGH cũng đã phân tích những trường hợp mà Kitô giáo đã đặt Thiên Chúa trên lý luận. Vì thế, tôi cho rằng ngài cố khởi xướng một sự trao đổi ở mức độ triết lý về tôn giáo.

 

Việc này đã diễn ra không tốt lúc đó, và cuộc họp giữa ĐGH với người có chức vị cao nhất trong Hồi giáo, là chủ tịch đảm trách các vấn đề tôn giáo, đã trở nên ngượng nghịu bởi vì ông là người đã phát biểu rất nhanh chóng và mạnh mẽ chống đối bài diễn văn tại Regensburg; tuy nhiên sau đó, ông đã thừa nhận chưa đọc qua bài diễn văn. Tuy nhiên vị Grand Mufti của Istanbul đã nhận xét về bối cảnh này như sau: Những gì khởi sự một cách tiêu cực vẫn có thể có một kết cuộc tốt đẹp.

 

Rev Lê Ngọc Đức Phúc, svd,  chuyể n dịch theo Zenit ngày 26/11/2006

 

 

TOP

 

 

?  THỔ NHỈ KỲ  XƯA VÀ NAY

 

(Lm. Anphong Trần Đức Phương).

                     

Thổ Nhỉ Kỳ ngày nay có tên chính thức là Nước Cộng Hòa Thổ Nhỉ Kỳ: có Tổng Thống (Ahmet Necdet Sezer), Thủ Tướng (Recep Tayyip Erdogan) và Quốc Hội. Thủ đô là Ankara. Theo tài liệu báo chí, dân số của Thồ Nhỉ Kỳ hiện nay khỏang 72 triệu; trong đó 80% là người Thổ, 20% là sắc dân Kurk. Ngòai ra còn có khỏang một triệu người di dân “tị nạn” từ các nước chung quanh đến. Ngôn ngữ chính là tiếng Thổ, nhưng cũng có sắc dân nói tiếng Kurk, tiếng Àrập, tiếng Armenia, và tiếng Hy Lạp. Về tôn giáo thì hầu hết là Hồi Giáo (99.80%) (đa số là phái Sunni); một số là Do Thái Giáo; Chính Thống Giáo có khỏang 5.000 tín hữu (có 150 triệu tín hữu Chính Thống Giáo trên tòan thế giới). Công Giáo có 32.000 tín hữu (phần nhiều sống tại Istanbul). Theo hiến pháp Thổ, quyền tự do tôn giáo được tôn trọng; tuy nhiên, theo báo chí, những sắc tộc và tôn giáo thiểu số thường gặp  khó khăn trong sinh họat  hàng ngày, và thực hành tín ngưởng của mình. Các người làm các công tác tôn giáo từ  nước ngòai vào cũng gặp khó khăn khi xin Giấy Nhập Cảnh.

 

Thổ Nhỉ Kỳ có hình thể như một hình vuông. Diện tích tổng cộng là 814.578 km2; trong đó 790.200 km2 là thuộc Á Châu (phía Đông) và 24.378 km2 là thuộc Âu Châu (phía Tây). Nhìn trên Bản đồ Thế Giới, TNK nằm giửa ngã ba Á Châu và Âu Châu; băng qua  biển Địa Trung Hải là Phi Châu. Phía Bắc là biển Hắc Hải; phía Nam là Địa Trung Hải. Phía Đông tiếp giáp Georgia (trước thuộc Liên Bang Sô Viết), Armenia, và Iran. Phía Tây giáp Bulgarie và Hy Lạp.

 

TNK đã có một lịch sử lâu dài tử khi còn nằm trong lảnh thổ của Đế Quốc Byzance. Trải qua những biến cố khác nhau của lịch sử, đến năm 1453, những người Thổ chiếm và thiết lập Đế Quốc Hồi Giáo Ottamans, thủ đô  là Istanbul (đổi tên tử Constantinople). Đến năm 1923, cuộc cách mạng do MUSTAFA KEMAL (1881-1938) lảnh đạo đã lật đổ  chế độ Ottamans và thiết lập CỘNG HÒA  THỔ NHỈ KỲ và đã biến nước TNK  trở nên có tính cách dân chủ và tự do hơn; đồng thời nhờ Ông mà cuộc cài tổ và tái thiết TNK  được tiến rất nhanh. Vì thế ngày nay TNK tôn vinh Ông là “Người Cha của những người TNK”. TNK đã được gia nhập Liên Hiệp Quốc từ năm 1945; là thành viên của NATO từ năm 1952; và đang hy vọng được gia nhập EU. Ngày cách mạng 19/10/1923 là ngày chính thức thành lập nước Cộng Hòa Thổ Nhỉ Kỳ và được mừng là ngày Quốc Khánh.

 

TNK cũng nổi tiếng về công ngiệp làm thảm đẹp không kém gì thảm “Ba Tư”. Có một thời TNK  cũng nổi tiếng về có nhiều ngựa đẹp, nhất là ở vùng Cappadocia xưa. Chử Cappadocia có ngĩa “Đất ngựa đẹp”. Nói đến ngựa chúng ta cũng nhớ đến câu chuyện “Ngựa Thành Troie”. Troie là một thành cổ xưa cũng thuộc TNK .

 

Nói đến TNK , chúng ta cũng nhớ đến “Ông Già Noel”. Ông Già Noel được gọi là “Santa Claus” chính là tên gọi của Thánh Nichola; vì trong tiếng Đức “Nichola” là “Klaus”. Thánh Nichola sống vào thế kỷ IV và là Giám Mục thành Myra, nay thuộc Thổ Nhỉ Kỳ. Theo truyền thuyết Ngài là người hay làm “phép lạ” để cứu những người gặp hòan cảnh khó khăn. Đến thế kỷ thứ IX, dân chúng người Đức đặc tên cho Ngài “Người Xuất Hiện Buổi Chiều trước Lễ Giáng Sinh!” có tên là “Santa Claus”. Đến thế kỷ XI, dân chúng lại coi Ngài như một Ông Già chuyên môn đi phát kẹo cho trẻ em vào buổi chiều Đại Lễ Giáng Sinh.

 

Vì là điểm giao lưu thuận lợi giữa Đông và Tây, giữa Á Châu và Âu Châu, TTNK đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của Đế Quốc Rôma xưa, của lịch sử Thế Giới và của Giáo Hội Công Giáo. TNK  đã được coi là cây cầu lịch sử nối liền Phương Đông và Phương Tây. Thánh Phaolồ đã từng đi qua và sống ở những vùng thuộc  Thổ Nhỉ Kỳ ngày nay ; đặc biệt là  hai thành phố Ephêsô và Capadocia.

 

Thành phố cổ ÊPHÊSÔ đã đổ nát và nay là một trong những nơi khảo cổ nổi tiếng nhất thế giới. Thời Đế Quốc Rôma, Êphêsô là một thành phố đông dân cư và là trung tâm thương mại rất thịnh vượng, nằm trên bờ biển Egée; cũng là nơi có một Cộng Đòan tín hữu Công Giáo rất thịnh vượng. Có nhiều người Hy Lạp và Do Thái cư ngụ ở đây. Thánh Phaolô trong cuộc hành trình truyền giáo III đã đi qua đây và ở lại khỏang 2 năm (theo Sách Công Vụ Tông Đồ 19, 10) hoặc 3 năm (CVTĐ 20, 31) (khỏang năm 54-57) và thành lập Giáo Đòan Êphêsô; sau đó Ngài từ giả Giáo Đòan Êphêsô vào dịp Lễ Ngủ Tuần (1Côrintô 16,8) vì phải lên đường trở về Giêrusalem (CVTĐ 19,21 và 20, 17-22). Trong thời gian cư ngụ tại Êphêsô, Thánh Phaolô đã viết  “Thư I gửi Tín Hữu Corintô” (I Cor 16, 8). Thánh Phaolô cũng viết một lá thơ “Gửi Tín Hữu Êphêsô” mà theo truyền thống thì Ngài đã viết thơ này khi bị giam giử tại Rôma (61-63). Tại Êphêsô, Thánh Phaolô gặp một tín hữu Do Thái là Ông Apôlô. Là một người có tài hùng biện và thông thạo Kinh Thánh, Ông đã cộng tác nhiệt thành với Thánh Phaolô trong việc rao giảng Đạo Thánh Chúa (CVTĐ 18, 24…).

 

Theo truyền thống, thì Thánh Gioan Tông Đồ Thánh Sử cũng sống những năm  vào cuối đời tại Êphêsô (Đảo Patmos) và qua đời và được an táng ở đây (khỏang năm 100). Cũng theo truyền thống, Ngài đã viết Sách Tin Mừng IV tại đây (theo Thánh Irênê) . Sách Khải Huyền cũng được viết tại Êphêsô do Thánh Gioan  hoặc do nhóm môn đệ của Ngài , va Thành Êphêsô là thành phố đầu tiên được nêu lên trong 7 thành đã được nói đến trong Sách Khải Huyền (Kh 2, 1…). Căn cứ vào lời Chúa Giêsu trên Thánh Giá đã trao phó Mẹ Maria cho Thánh Gioan (Tin Mừng Gioan 19, 27), nên cũng theo truyền thống thì Mẹ Maria đã theo Thánh Gioan  và sống những năm cuối đời tại Êphêsô . Êphêsô cũng là một trong những trung tâm sinh họat Kytô giáo rất  mạnh trong các thế kỷ đầu  của Giáo Hội. Một Công Đồng  Chung  quan trọng của Giáo Hội đã họp tại đây vào năm 431. Các Đức Giám Mục trên tòan thế giới về đây để họp Công đồng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Trinh Nữ Maria, chống lại bè rối Nestorie và đã cùng tuyên xưng Tín Điều “Đức Mẹ Mẹ Thiên Chúa”. Hòang Đế Justinian (527-565) đã xây một Nhà Thờ vĩ đại ở dây, gọi là Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Gioan Tông Đồ, trên một địa điểm mà lúc đó đã được các tín hữu coi là nơi an táng Thánh Gioan Tông Đồ , và là nơi hành hương rất phồn thịnh suốt thời thượng cổ. Ngày nay  Thánh đườn cũng đả bị đổ nát và vẫn được càc nhà khảo cổ đến khảo sát.

 

Hai thành phố GALAT và CAPPADOCIA đều là những thành phố cổ,  củng đã đổ nát, ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhỉ Kỳ, và cũng là những địa điểm khảo cổ quan trọng . Thánh Phaolô trong những cuộc hành trình truyền giáo cũng đã đi qua Galát ( TDCV 18,23). Thánh Phaolô đã thành lập Giáo Đòan Galat và viết lá thư “Gửi Tín Hữu Galat”. Cappadocia cũng là trung tâm họat động mạnh của Giáo Hội các thế kỷ đầu; thời đó  Cappadocia đã là nơi có nhiều tín hữu và sinh họat Đạo Thánh Chúa rất mạnh. Bây giờ còn ghi lại dấu vết  rất nhiều những Nhà Dòng, nhà Nguyện làm sâu vào các hốc đá. Rải rác khắp các thung lũng ở đây có tới 200 Nhà Thờ cổ  chạm trổ nghệ thật rất đẹp. Nơi đây các nhà khảo cổ cũng khám phá ra những “đường hầm trú ẩn” sâu dưới đất; đó là nơi các tín hữu đã trú ẩn trong thời gian bị bách hại. Cappadocia cũng là quê hương của nhiều vị Thánh. Đặc biệt là Thánh Basilio Cả (Basil the Great) và Thánh Gregorio Nazian, Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh. Cà hai đều sống vào thế kỷ thứ IV. Thánh Basiliô qua đời vào năm 379, là vị Thánh đã có công rất nhiều để bảo vệ Đức tin, nhất là về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và Mầu Nhiệm Nhập Thể chống lại Bè rối Arians. Ngài cũng nổi tiếng về sự can đảm để bảo vệ những người nghèo khó và bảo vệ tính cách độc lập của Giáo Hội đối với thế quyền. Thánh Gregorio Nazian cũng nổi  tiếng là nhà Thần học lớn và  cũng họat động nhiều trong công cuộc cải tổ xã hội để giúp nâng cao đời sống của dân nghèo. Ngài đã từng là Tổng Giám Mục Constantinople vào   thời kỳ Giáo hội  đang phải chống lại Giáo Lý sai lầm của bè rối Arians, Ngài đã được bầu làm chủ tọa Công Đồng Constantinople I (381). Thánh Gregorio Nazian qua đời vào khỏang năm 390.

 

Constantinople là một thành phố có từ thế kỷ VII ( trứơc Công nguyên) và có tên là Byzance đã được Hòang Đế Constantin I xây dựng lại từ năm 324-330, thiết lập Hòang Cung và đổi tên là Constantinople và là thủ đô của Đế Quốc Byzance. Đây cũng là một hải cảng phồn thịnh, nằm trên bờ biển Hắc Hải, và là nơi giao lưu văn hóa quan trọng giữa Đông và Tây. Rồi trở thành một trung tâm họat động chính trị, thương mại, văn hóa và tôn giáo rất mạnh mẻ. Ngày nay Hải Cảng này (nay đã được đổi tên là Istanbul) vẫn rất phồn thịnh và vẫn là nơi giao lưu văn hóa giữa hai luồng  Văn hóa Á Châu và Âu Châu. Đã có 4 Công Đồng Chung họp ở đây: Constantinople I (381), II (553), III (680-681), IV (869-870).  Constantinople cũng là trung tâm họat động lớn của Giáo Hội Công Gíao.  Đã có 4 Công Đồng Chung họp ở đây: Constantinople I (381), II (553), III (68o-81), IV (869-70). Constantinople đã ghi dấu vết cuộc sống của nhiều Thánh lớn của Giáo Hội. Thánh  Gregorio Nazian đã từng làm Tổng Gíam Mục  ở đây vào thế kỷ IV. Thánh Gioan Kim Khẩu (344-407) Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh,  củng đã từng làm Tổng Gíam Mục  ở đây cho đến khi triều đình lúc đó bắt đi lưu đày vào năm 403. Nổi tiếng là một nhà giảng thuyết đạo đức và tài ba nên được đặt tên là “Kim khẩu”. Ngài cũng thẳng thắn chống lại sự xa hoa của thời đại và bênh vực người nghèo khó nên bị triều đình lúc đó ghét và bắt đi lưu đày. Thánh Gregoro Nazian cũng là Tổng Gíam Mục  Constantinople (như đã nói ở trên). Nơi đây cũng ghi dấu Đức Giáo Hoàng Benedictô XV (sinh năm 1854, làm Giáo Hòang từ 1914-1922), là vị Giáo Hòang nổi tiếng về  nhửng họat động cho  Hòa Bình Thế Giới. Người TNK rất mến thương Ngài, vì Ngài đã làm nhiều nhà thương cho TNK và trong Thế Chiến thứ I, Ngài đã dùng đường lối ngọai giao để cứu những tù nhân người TNK.  Năm 1921, khi khánh thành bức tượng lớn của Ngài  tại Istanbul, rất nhiều người Hồi Giáo đã đến tham dự. ĐGH Gioan XXIII (sinh năm 1881; làm Giáo Hòang  từ 1958 cho đến khi qua đời 1963), người đã có công hiện đại hóa Giáo Hội và  mở Cộng Đồng Vatican II (1962-1965), đã từng làm Sứ Thần Tòa Thánh tại TNK 10 năm , và rất được nhiều ngừơi TNK thương mến, nên được gọi là “người bạn tốt của TNK”.  Khi Hồi Giáo chiếm TNK vào năm 1453 và thiết lập Đế Quốc Hồi Giáo Ottomans, liền đổi tên Constantinople thành Istanbul và trở thành Thủ Đô của Đế Quốc Ottomans. Đến năm 1923, khi nhà cách mạng  Mustafa  Kemal thiết lập chính thể Cộng Hòa TNK , ông rời  thủ đô về Ankara như hiện nay. Tuy nhiên, Istanbul vẫn là một hải cảng phồn thịnh , một  trung tâm thương mại quan trọng . nơi sinh họat mạnh mẽ về văn hóa, tôn giáo;  củng vẩn  là nơi nối kết hai nền văn minh Á Châu và Âu Châu.

 

Một vài địa điểm khác đáng lưu ý: VIỆN BẢO TÀNG HAGIA SOPHIA : trước là Vương Cung Thánh Đường Hagia Sophia (Holy Wisdom) được xây dựng do Hòang Đế Justinian vào năm 537. Là một Thánh Đường được coi là một kiến trúc đồ sộ và đẹp nhất của Đế Quốc Byzantine; vòm Thánh Đường rất đồ sộ, chiều  cao vươn lên gần 200 feet và rộng 102 feet. ĐGH Gioan Phaolô II đã lên viếng nơi này khi Ngài thăm viếng TNK vao nam 1979. Duc  đương kim Gíao Hoàng Bênêdicto XVI  củng đến thăm nơi này trong chuyến viếng thăm TNK tháng 11 (2006) vừa qua. Khi người Hồi Giáo chiếm TNK vào thế kỷ XV đã đổi thành Hội Đường Hồi Giáo. Sau cuộc Cách Mạng do Mustapha Kemal lãnh đạo,  chính quyền TNK  đã lấy lại ngôi đền này và đổi thành Viện Bảo Tàng  từ năm 1935.

 

NGÔI NHÀ MẸ MARIA: ở gần Ephesus, thuộc miền núi, là một ngôi nhà nhỏ bằng gổ, trên chân đồi, có nhiều cây cối che khuất, được dân chúng tin là nơi Mẹ Maria đã sống những năm cuối đời dưới sự săn sóc của Thánh Gioan Tông Đồ; vì khi bị treo trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã trao phó Mẹ Maria cho Thánh Gioan (PÂ Gioan 16, 27). Ngày nay “Ngôi Nhà Đức Maria” mỗi năm được hàng ngàn người đến kính viếng và cầu nguyện; ngòai các tín hữu Công Giáo còn có đông người Hồi Giáo, Chính Thống Giáo và khách du lịch ở các nơi đến thăm; cũng có những người Việt Nam khi đi du ngọan bằng tàu (cruise), khi ghé qua Ephesus, cũng đến kính viếng “Nhà Đức Mẹ”. Địa điểm này đã được  tìm ra  từ cuối thế kỷ 19 căn cứ vào  những “thị kiến” của Chân phứơc  Anne Catherine Emmerich mà đả được Thi sỉ Clemens Brentano ghi lại trong nhửng cuốn sách ông đả xuất bản sau khi bà  đả qua đời (nam 1824). Dù ông Clemens  nói  là chỉ làm việc như một  thư ký  để ghi lại nhửng  thị kiến đó ; nhưng Giáo Hội  không công nhận tính càch đích  thực của nhửng điều ghi trong nhửng cuốn sách đó vì có nhiều nghi ván. Hơn nửa , nử tu đả được tuyên phong  “Chân Phứơc” vì  căn cứ vào đời sóng thánh thiện chứ không phải vào nhửng thị kiến đả được kể lại.Theo tường thuật thì Chân phước Catherine là người Đúc , thường ốm đau nằm liệt dường, hầu như không “biết chử”, và chưa bao giờ ra khỏi nứơc Đức (Hy vọng có dịp chúng tôi sẻ viết đầy đủ hơn về điểm này).

 

Sau khi đã đọc “ Thổ Nhỉ Kỳ Xưa Và Nay”, xin mời quý vị đọc tiếp bài “Một Cuộc Thăm Viếng Lịch Sử”. Nếu muốn biết thêm về nước Thổ Nhỉ Kỳ, mời quý vị vào: www.Turkish Embassy.org – Republic of Turkey.

 

 

TOP

 

 

? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về Thánh Thể và Phẩm Vị của Việc Cử Hành Thánh Thể

 

(Thông Điệp GIÁO HỘI SỐNG BỞI THÁNH THỂ của ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003 - Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh http://www.vatican.va/edocs/ENG0821/_INDEX.HTM)

47.       Khi đọc đoạn về việc thiết lập Thánh Thể trong các Phúc Âm Nhất Lãm, chúng ta thấy ngỡ ngàng trước tính cách vừa đơn sơ lại “long trọng” mà Chúa Giêsu trong tối Tiệc Ly đã tỏ ra khi thiết lập đại bí tích này. Có một đoạn đóng góp một cách nào đó như là một dạo khúc cho việc Người thiết lập này, đó là đoạn xức dầu ở Bêthania. Một người phụ nữ được Thánh Ký Gioan nhắc đến là Maria chị của Lazarô, đã đổ một lọ dầu quí trên đầu của Chúa Giêsu, một hành động khiến cho các môn đệ, đặc biệt là Giuđa (x Mt 26:8; Mk 14:4; Jn 12:4), tỏ thái độ bất mãn, như thể hành động ấy, trước nhu cầu của thành phần nghèo khổ, như là một thứ “phung phí “ không thể nào chấp nhận được. Thế nhưng, Chúa Giêsu lại phản ứng hoàn toàn khác hẳn. Dù không thể nào làm phân rẽ nhiệm vụ bác ái đối với thành phần nghèo túng cần phải được các môn đệ bao giờ cũng phải tỏ ra quan tâm tới, “các con luôn có những người nghèo khó bên mình” (Mt 26:11; Mk 14:7; x. Jn 12:8), Người hướng hành động ấy đến cái chết và an tang sắp đến của Người, và thấy hành động xức dầu này như là một việc ngưỡng kính được tiếp tục tỏ ra đối với thân xác của Người cho dù sau khi qua đi, một thắt kết bất khả phân ly gắn liền với mầu nhiệm về bản thân của Người.

Ðoạn trình thuật theo các Phúc Âm Nhất Lãm ấy tiếp tục kể đến việc Chúa Giêsu trao trách nhiệm cho các môn đệ trong vấn đề cẩn thận sửa soạn “một căn thượng lầu rộng” để ăn Lễ Vượt Qua (x Mk 14:15; Lk 22:12), rồi tới việc thiết lập Thánh Thể. Phản ảnh ít là một phần các nghi thức bữa Vượt Qua của người Do Thái cho tới việc họ hát Hallel (x Mt 26:30; Mk 14:26), đoạn trình thuật này cho thấy tính cách trầm lắng và long trọng, dù có khác biệt về những truyền thống khác nhau, những lời được Chúa Kitô phán trên bánh và rượu, những lời Người cụ thể diễn tả việc Người trao nộp thân thể của Người cũng như việc Người đổ máu của Người. Tất cả những chi tiết này đều được các vị Thánh Ký, theo chiều hướng quen thuộc của việc “bẻ bánh” đã cẩn thận thiết lập trong thời Giáo Hội sơ khai. Thế nhưng, thực sự là từ thời của Chúa Giêsu trở đi, biến cố Ngày Thứ Năm Tuần Thánh đã cho thấy những dấu vết hữu hình về một thứ “cảm quan” phụng vụ được hình thành theo truyền thống Cựu Ước và hướng đến việc tái hình thành theo các việc cử hành của Kitô giáo trung thực phản ảnh nội dung mới mẻ của biến cố Phục Sinh.

48.       Như người phụ nữ xức dầu cho Chúa Giêsu ở Bêthania, Giáo Hội đã không sợ “vấn đề phung phí”, khi cống hiến những gì tốt đẹp nhất của mình để tỏ bày nỗi ngất ngây và việc tôn thờ của mình trước tặng ân Thánh Thể khôn sánh. Cũng như những vị môn đệ đầu tiên lãnh trách nhiệm sửa soạn “một căn thượng lầu rộng rãi”, Giáo Hội cũng cảm thấy nhu cầu, qua các thế kỷ cũng như nơi cuộc gặp gỡ của mình với các nền văn hóa khác nhau, cử hành Thánh Thể ở một khung cảnh xứng đáng với một mầu nhiệm thật là cao cả như thế. Phụng vụ Kitô Giáo đã được hình thành theo lời lẽ và hành động của Chúa Giêsu, cũng như dựa vào gia sản nghi lễ của Do Thái Giáo. Còn phương tiện nào đầy đủ hơn là cách này trong việc Giáo Hội tỏ ra chấp nhận tặng ân ban mình của vị Hôn Phu thần linh liên tục cống hiến cho Hôn Thê là Giáo Hội của Người, bằng Hiến Tế Người hiến dâng một lần vĩnh viễn trên Thập Giá cho các thế hệ tín hữu, nhờ đó trở thành của dưỡng nuôi tất cả mọi tín hữu hay chăng? Mặc dù ý tưởng “bữa tiệc” tự nhiên cho thấy tính cách gia đình thân thương, Giáo Hội vẫn không bao giờ chiều theo khuynh hướng tầm thường hóa “tính cách thân mật” với Vị Hôn Phu của mình, quên rằng Người cũng là Chúa của mình và “bữa tiệc” này bao giờ cũng là một bữa tiệc hy hiến được ghi dấu bằng máu Người đã đổ ra trên đồi Golgôta. Bữa Tiệc Thánh Thể thực sự là một bữa tiệc “linh thánh”, một bữa tiệc có tính cách đơn sơ về dấu hiệu nhưng lại chất chứa sự thánh thiện thăm thẳm của Thiên Chúa: sacrum convivium, in quo Christus sumitur! Tấm Bánh được bẻ ra trên bàn thờ của chúng ta, được cống hiến cho chúng ta như của ăn đàng trên đường lữ thữ trần thế, là bánh thiên thần, panis angelorum, một thứ bánh không thể tiếp nhận nếu thiếu lòng khiêm tốn của vị đại đội trưởng trong Phúc Âm: “Lạy Thày, tôi chẳng đáng Thày đến nhà tôi” (Mt 8:8; Lk 7:6).

49.       Bằng một ý thức cảm quan về vấn đề mầu nhiệm chúng ta mới hiểu ra sao việc Giáo Hội tin tưởng vào mầu nhiệm Thánh Thể đã được bày tỏ về phương diện lịch sử, chẳng những nơi nhu cầu đòi hỏi của lòng tôn sùng bề trong, mà còn ở cả những hình thức bề ngoài nhắm đến việc gợi lên và đề cao tính cách uy nghi của biến cố cử hành. Sự kiện này đã dần dần dẫn đến việc phát triển một hình thức riêng biệt của vấn đề qui định về phụng vụ Thánh Thể, theo những truyền thống giáo hội khác nhau được hợp lệ thiết định. Từ đó còn phát xuất cả một gia sản về nghệ thuật nữa. Kiến trúc, ảnh tượng, hội họa và âm nhạc, những gì được mầu nhiệm Kitô Giáo tác động, cũng tìm thấy nơi Thánh Thể rất nhiều hứng khởi, một cách trực tiếp lẫn gián tiếp.

Chẳng hạn trường hợp như vậy đã xẩy ra với việc kiến trúc, một việc kiến trúc đã làm chứng cho tình trạng chuyển tiếp, một khi hoàn cảnh lịch sử cho phép, từ việc cử hành Thánh Thể đầu tiên ở domus hay ở các “căn nhà” của những gia đình Kitô hữu đến những đền thờ trang trọng ở những thế kỷ đầu, đến những vương cung thánh đường uy nghi ở thời Trung Cổ, rồi tới các nhà thờ, rộng hay hẹp, dần dần được lan tràn khắp nơi có sự hiện diện của Kitô Giáo. Những kiểu phác họa bàn thờ và nhà tạm trong Nhà Thờ thường không phải chỉ được tác động bởi nỗi hứng khởi về nghệ thuật mà còn bởi một ý thức tỏ tường về mầu nhiệm này nữa. Về thánh nhạc cũng thế, chúng ta chỉ cần nghĩ đến những điệu nhạc bình ca Grêgorian sinh động, cũng như đến nhiều nhạc sĩ, thường là đại nhạc sĩ, đã tìm cách làm hiện thực những bản văn phụng vụ Thánh Lễ. Tương tự như thế, chúng ta làm sao có thể bỏ qua được vô số những sản phẩm về nghệ thuật, từ những thứ thủ công nghệ nho nhỏ đến những công trình nghệ thuật thực sự, nơi lãnh vực làm các đồ dùng và áo lễ được sử dụng để cử hành Thánh Thể?

Có thể nói rằng Thánh Thể, trong việc hình thành Giáo Hội và linh đạo của Giáo Hội, cũng đã mãnh liệt ảnh hưởng cả đến “văn hóa” nữa, cách riêng đến nghệ thuật.

(các bài chủ đề về Thánh Thể vào các Thứ Năm hằng tuần bắt đầu từ ngày 17/8/2006)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ