GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 30/12/2006

 TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ Thứ Năm 9/11/2006: “Hãy chăm lo tới mối liên hệ riêng tư của con người với Thiên Chúa, một mối liên hệ nhờ đó Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta nơi Chúa Kitô”

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng cho Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ 7/11/2006: "Tương lai của thế giới đang ở trong tình trạng thảm thương này đã được quyết định ngay hôm nay đây"

?  Thánh Long Mộng Phố: “Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” - Chúa Kitô cần phải là đích điểm tối hậu của tất cả mọi việc tôn sùng

 

 

 

? “Hãy chăm lo tới mối liên hệ riêng tư của con người với Thiên Chúa, một mối liên hệ nhờ đó Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta nơi Chúa Kitô”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ Thứ Năm 9/11/2006  (tiếp theo bài giảng hôm Thứ Ba 7/11/2006).

 

Trước hết tôi xin cám ơn tất cả chư huynh về buổi sáng hôm nay, một buổi sáng đối với tôi dường như rất ư là quan trọng trong việc thể hiện niềm cảm mến đối với tính cách đoàn tính, một thể hiện cho trách nhiệm chung của chúng ta đối với Giáo Hội cũng như đối với Phúc Âm trong thế giới vào lúc này đây. Xin cám ơn chư huynh về tất cả mọi sự!

 

Tôi xin lỗi vì những công việc khác, nhất là những cuộc viếng thăm  Tòa Thánh ngũ niên ‘ad limina’ – trong những ngày này đến phiên các vị Giám Mục Đức Quốc – tôi đã không thể ở cùng quí huynh.

 

Tôi đã thực sự muốn nghe tiếng nói của các vị Giám Mục Thụy Sĩ – thế nhưng có lẽ sẽ có những dịp khác – và dĩ nhiên có thể nghe được cuộc đối thoại trao đổi giữa Giáo Triều Rôma và các vị Giám Mục Thụy Sĩ: cả ở Giáo Triều Rôma đây nữa, Đức Thánh Cha bao giờ cũng nói với trách nhiệm đối với tòan thể Giáo Hội.

 

Bởi thế, cám ơn chư huynh về cuộc gặp gỡ này, một cuộc gặp gỡ đối với tôi là những gì hữu ích với tất cả chúng ta vì nó là một kinh nghiệm về mối hiệp nhất của Giáo Hội cũng như về niềm hy vọng hỗ trợ chúng ta trong tất cả mọi thứ khó khăn đang vây lấy chúng ta.

 

Ngoài ra, tôi xin chư huynh bỏ qua cho tôi về việc không dọn sẵn bài nói vào chính ngày đều tiên này; dĩ nhiên là tôi đã có một số tư tưởng, song không có giờ viết ra. Bởi thế, giờ đây, một lần nữa, tôi đến đây với cảnh thiếu thốn này, song cũng đúng nữa đối với một Giáo Hoàng cần phải nghèo theo tất cả mọi ý nghĩa của nó vào thời điểm này của lịch sử Giáo Hội.

 

Dù sao giờ đây tôi cũng không thể cống hiến cho chư huynh một Bài Diễn Từ cả thể như thường xẩy ra thích hợp theo sau một cuộc gặp gỡ với những thành quả này.

 

Thật vậy, tôi phải nói rằng tôi đã đọc bản tóm lược các cuộc bàn luận của chư huynh, và ngay vào lúc này đây tôi đã hết sức chú trọng lắng nghe bản phúc trình ấy: nó dường như là một bản văn thấu suốt và phong phú. Nó thực sự đáp ứng cho những vấn đề thiết yếu liên quan tới chúng ta, cả về mối hiệp nhất của toàn thể Giáo Hội cũng như về những vần đề riêng biệt của Giáo Hội ở Thụy Sĩ. Đối với tôi, nó thực sự phác họa một con đường cho những năm tới đây và chứng tỏ cho thấy ước vọng chung của chúng ta trong việc phụng sự Chúa. Nó là một văn kiện rất phong phú.

 

Khi đọc văn kiện này, tôi nghĩ rằng thật là ngớ ngẩn nếu giờ đây tôi bắt đầu bàn lại những đề tài đã được bàn đến  một cách thấu đáo và kỹ lưỡng trong 3 ngày vừa qua. Ở đây tôi thấy được thành quả cô đọng và dồi dào của công việc được thực hiện; Tôi nghĩ rằng rất khó lòng để thêm bất cứ điều gì nữa vào từng điểm này, một phần vì tôi đã thấy được thành quả của công việc làm ấy, chứ không phải thực sự là tiếng nói của những ai nói lên trong các cuộc bàn luận ấy.

 

Bởi thế, tôi nghĩ có lẽ thích hợp cho buổi tối hôm nay, vào lúc kết thúc này đây, một lần nữa trở lại với những đề tài quan trọng đang làm bận tâm chúng ta và vì thế đang là nguồn gốc của tất cả mọi chi tiết – cho dù dĩ nhiên là từng chi tiết đều quan trọng cả.

 

Nơi Giáo Hội, cơ cấu tổ chức không phải chỉ là những gì thuần túy bề ngoài còn Phúc Âm là những gì thuần túy về thiêng liêng. Thật vậy, Phúc Âm và Cơ Cấu Tổ Chức là những gì bất khả tách biệt, vì Phúc Âm có một thân mình, Chúa có một thân thể vào lúc này đây của chúng ta. Bởi thế mà các vấn đề thoạt nhìn tưởng thuần túy liên quan tới cơ cấu tổ chức thực sự lại là những vấn đề về thần học và trọng yếu, vì nó là vấn đề của việc hiện thực hóa và cụ thể hóa Phúc Âm trong thời đại của chúng ta.

 

Do đó, điều hay nhất cần làm bây giờ đó là việc nhấn mạnh một lần nữa tới những quan điểm chính yếu chi phối toàn thể việc chia sẻ của chúng ta đây. Nhờ sự thông cảm và quảng đại của các phần tử thuộc Giáo Triều Rôma, xin cho tôi tiếp tục sử dụng tiếng Đức, vì chúng ta có những thông dịch viên thông giỏi ở đây kẻo họ ngồi không chẳng có việc gì làm.

 

Tôi đã nghĩ đến hai đề tài đặc biệt đã được tôi nói tới mà giờ đây tôi muốn khảo sát kỹ lưỡng hơn nữa.

 

Vậy chúng ta hãy trở lại với chủ đề về ‘Thiên Chúa’. Óc tôi nẩy lên những lời của Thánh I Nhã: ‘Kitô hữu không phải là thành quả của một cuộc thuyết phục mà là của quyền lực’ ("Epistula ad Romanos" 3, 3). Chúng ta không được để cho đức tin của chúng ta bị cạn ráo bởi quá nhiều những thứ bàn luận về đủ mọi chuyện, bởi những chi tiết nho nhoi, trái lại, bao giờ cũng phải chú trọng trước tiên đến cái cao cả của Kitô Giáo.

 

Tôi nhờ rằng khi tôi thường về Đức quốc vào thập niên 1980 và 1990, tôi đã được yêu cầu thực hiện các cuộc phỏng vấn và tôi bao giờ cũng biết trước các câu hỏi sẽ được đặt ra. Những câu hỏi ấy liên quan về việc truyền chức cho nữ giới, về vấn đề ngừa thai, vấn đề phá thai và các vấn đề khác cứ liên tục diễn tiến như thế.

 

Nếu chúng ta để mình bị cuốn lôi vào những thứ bàn cãi này, thì Giáo Hội bị đồng hóa với một số giới luật hay với những thứ cấm kị; chúng ta làm cho người ta có cảm tưởng chúng ta là những luân lý gia có một vài niềm xác tín cổ lỗ làm sao ấy, và thậm chí cũng không thấy đâu là cái bóng dáng về tính chất cao cả thực sự của niềm tin nữa. Bởi thế tôi bao giờ cũng thấy cần phải nhấn mạnh tới tính chất cao cả nơi niềm tin tưởng của chúng ta – một quyết tâm cần chúng ta gắn bó không để cho những trường hợp như thế chi phối.

 

Theo chiều hướng ấy, giờ đây tôi muốn tiếp tục để hoàn tất những chia sẻ hôm Thứ Ba vừa rồi cũng như để nhấn mạnh một lần nữa rằng: cái vấn đề trên hết đó là hãy chăm lo tới mối liên hệ riêng tư của con người với Thiên Chúa, một mối liên hệ nhờ đó Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta nơi Chúa Kitô.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/november/documents/hf_ben-xvi_spe_20061109_concl-swiss-bishops_en.html

 

 

TOP

 

 

?  "Tương lai của thế giới đang ở trong tình trạng thảm thương này đã được quyết định ngay hôm nay đây"

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng tại Nguyện Đường Redemptoris Mater cho Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ Thứ Ba 7/11/2006 trước cuộc gặp gỡ giữa ngài với các vị

 

(tiếp hôm qua)

 

Cả ngày nay nữa, Người sẽ có những đường lối mới mẻ để kêu gọi con người, và Người muốn chúng ta trở thành sứ giả và tôi tớ của Người. Chính trong thời đại của chúng ta đây, chúng ta đã quá rõ ra sao những ai được mời tới trước  đã nói ‘không’ rồi. Thật vậy, Kitô Giáo Tây Phương, thành phần ‘thực khách đầu tiên’ mới, hiện nay phần lớn đang tự viện cớ khước từ nữa. Chúng ta biết các nhà thờ càng trở thành trống trơn hơn bao giờ hết, các chủng viện tiếp tục trống rỗng, các tu viện càng ngày càng trống trải; chúng ta quen thuộc với tất cả mọi hình thức trong đó có lời viện lẽ như: ‘không được, tôi còn có những điều quan trọng khác cần phải làm’. Nó làm cho chúng ta cảm thấy nản lòng và bực tức trong việc làm chứng nhân cho những thứ viện lý và khước từ của thành phần khách đầu tiên, thành phần thực sự phải biết được tầm quan trọng của lời mời gọi ấy và phải cảm thấy bị lôi cuốn theo chiều hướng ấy.

 

Vậy chúng ta phải làm sao đây?

 

Trước hết, chúng ta cần phải tự hỏi là tại sao điều ấy lại xẩy ra như thế?

 

Trong Dụ Ngôn của mình ấy, Chúa đã đề cập tới hai lý do: đó là các thứ chiếm hữu và những liên hệ nhân bản, những gì lôi kéo con người cho tới độ họ không còn cảm thấy cần đến bất cứ một cái gì khác để làm viên trọn thời giờ của họ từ đó làm viên trọn cuộc sống nội tại của họ.

 

Thánh Grêgôriô Cả, trong việc giải thích đoạn bài đọc này, đã tìm cách đào sâu vào nó hơn nữa và đã ngẫm nghĩ rằng làm thế nào con người lại có thể nói ‘không’ đối với một điều cao cả nhất ấy; làm sao họ lại không có giờ cho những gì quan trọng nhất; làm sao họ lại có thể tự khóa mình lại trong cuộc sống riêng của họ chứ?

 

Và ngài đã trả lời: thật ra họ chẳng bao giờ có một cảm nghiệm về Thiên C húa hết; họ không bao giờ có được một thứ ‘nếm hưởng’ Thiên Chúa cả; họ không bao giờ cảm được tuyệt vời biết bao khi được Thiên Chúa ‘chạm tới’! Họ thiếu sự ‘giao chạm’ này – và vì thế không biết ‘thưởng thức Thiên Chúa’. Nên có thể nói chỉ khi nào chúng ta nếm hưởng Người thì chỉ đến lúc bấy giờ chúng ta mới tới bữa tiệc này được thôi.

 

Thánh Grêgôriô trích lại bài Thánh Vịnh được Ca Hiệp Lễ hôm nay sử dụng, đó là hãy nếm thử và hãy nhìn coi; hãy nếm hưởng thì các người sẽ thấy và được soi sáng! Công việc của chúng ta đó là giúp cho dân để họ có thể nếm hưởng hương vị Thiên Chúa một cách mới mẻ.

 

Trong một bài giảng khác, Thánh Grêgôriô Cả đã đào sâu hơn cùng một vấn  nạn và tự hỏi: làm thế nào mà một người lại thậm chí có thể không muốn ‘nếm hưởng’ Thiên Chúa chứ?

 

Và ngài đã giải đáp là khi con người hoàn toàn bị cuốn hút vào thế giới riêng của mình, với những thứ vật chất, với những gì họ có thể làm, với tất cả những gì khả thi và làm cho họ thành đạt, với tất cả những gì họ có thể tự sản xuất và hiểu biết, thì bấy giờ khả năng nhận thức Thiên Chúa của họ bị suy yếu đi, cơ quan cảm thức Thiên Chúa bị thụt lùi, nó trở thành bất khả để nhận thức và cảm thức, nó không còn nhận thấy Thiên Chúa, vì nội quan tương xứng đã bị tàn phai, nó ngừng phát triển.

 

Khi họ sử dụng quá sức tất cả những cơ năng chức phận khác, những cơ năng chức phận thực nghiệm thì điều có thể xẩy ra là chính cảm quan về Thiên Chúa bị tác hại, cơ phận này chết đi, và con người, như Thánh Grêgôriô nói, không còn thấy được ánh mắt của Thiên Chúa nữa, không còn cảm thấy Người nhìn họ nữa, không còn cảm thấy sự kiện là ánh mắt của Người tác động mình nữa!

 

Tôi cho rằng Thánh Grêgôriô Cả đã diễn tả đúng hệt với tình trạng của thời đại chúng ta đây – thật sự là thời của ngài rất giống như thời của chúng ta. Vậy vấn nạn vẫn là thế thì chúng ta cần phải làm gì đây?

 

Tôi nghĩ rằng điều đầu tiên cần phải làm đó là những gì Chúa bảo chúng ta hôm nay đây trong Bài Đọc 1, và những gì Thánh Phaolô đã kêu gọi chúng ta nhân danh Thiên Chúa, đó là ‘thái độ của anh em cần phải là thái độ của Chúa Kitô - 'Touto phroneite en hymin ho kai en Christo Iesou'.

 

Hãy biết nghĩ như Chúa Kitô đã nghĩ, hãy biết nghĩ với Người! Và việc nghĩ này không những là tác động nghĩ của trí khôn mà còn là tác động nghĩ của tâm hồn nữa.

 

Chúng ta học được những cảm thức của Chúa Giêsu Kitô khi chúng ta biết nghĩ với Người và do đó khi chúng ta biết nghĩ cả đến việc thất bại của Người, đến việc Người trải qua thất bại cũng như đến việc tăng trưởng của tình yêu Người trong thất bại. 

 

Nếu chúng ta mặc lấy cảm thức này của Người, nếu chúng ta bắt đầu thực hành việc suy nghĩ như Người và với Người, thì niềm vui đối với Thiên Chúa được tái bừng lên trong chúng ta, với niềm tin tưởng rằng Người là Đấng mạnh mẽ nhất; phải, chúng ta có thể nói rằng lòng yêu mến đối với Người được bừng lên trong chúng ta. Chúng ta cảm thấy tuyệt vời biết bao vì chính là Ngài hiện đang ở đó và chúng ta có thể biết được Ngài – chúng ta có thể biết Ngài nơi dung nhan của Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã chịu khổ vì chú ng ta.

 

Tôi nghĩ đây là điều đầu tiên, đó là chính chúng ta hãy thực hiện việc giao tiếp sống động với Thiên Chúa – với Chúa Giêsu Kitô, Vị Thiên Chúa hằng sống; hãy củng cố nơi chúng ta cái chức năng hướng về Thiên Chúa; hãy ấp ủ trong chúng ta c ái tri giác về ‘tính cách nhậy bén’ của Người.

 

Điều này cũng làm cho hoạt động của chúng ta có hồn, thế nhưng chúng ta cũng có thể gặp nguy hiểm, ở chỗ người ta có thể làm nhiều, nhiều điều trong cán h đồng của Giáo Hội, tất cả đều cho Thiên Chúa…, song vẫn hoàn toàn vì mình, không giao chạm với Thiên Chúa. Hoạt động thay thế niềm tin, thế nhưng bấy giờ người ta lại trở nên trống rỗng nội tâm.

 

Bởi thế, tôi tin rằng chúng ta trước hết cần phải thực hiện nỗ lực lắng nghe Chúa bằng việc nguyện cầu, sâu xa tham dự vào các bí tích, hiểu biết được những cảm thức của Thiên Chúa trên  khuôn mặt và nỗi khổ đau của người khác, để được nhiễm lây niềm vui của Người, lòng nhiệt thành của Người và tình yêu của Người, rồi cùng Người nhìn vào thế giới và bắt đầu từ Người.

 

Nếu chúng ta có thể thành đạt trong việc làm ấy, ngay cả giữa nhiều cái ‘không’, một lần nữa chúng ta sẽ thấy dân chúng đang đợi chờ Người, thành phần có lẽ thường là những kẻ kỳ lạ – như dụ ngôn rõ ràng cho thấy như thế – song lại là những người được kêu gọi tiến vào sảnh đường của Người.

 

Nói cách khác, vấn đề một lần nữa đó là việc tập trung vào Thiên Chúa, không phải vào bất cứ vị thần linh nào, mà là vị Thiên  Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô. Đây là một điều hệ trọng đối với ngày nay.

 

Có quá nhiều vấn  đề người ta có thể liệt kê ra cần phải được giải quyết, thế nhưng không có một vấn đề nào có thể giải quyết được ngoại trừ việc lấy Thiên Chúa làm tâm điểm, ngoại trừ Thiên Chúa lại trở nên  hữu hình trước mắt thế giới, ngoại trừ Người trở thành một yếu tố quyết liệt trong đời sống của chúng ta và đồng thời đi vào đời một cách dứt khoát qua chúng ta.

 

Như thế, tôi tin rằng tương lai của thế giới đang ở trong tình trạng thảm thương này đã được quyết định ngay hôm nay đây, ở chỗ, một là Thiên Chúa – Vị Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô – hiện hữu và được nhìn nhận như thế, hai là Ngài đã biến mất tiêu rồi.

 

Chúng ta quan tâm tới việc Ngài hiện diện. Chúng ta cần phải làm gì đây? Như phương tiện cuối cùng? Chúng ta hãy hướng về Người! Chúng ta đang cử hành Lễ theo ý nguyện cầu cùng Chúa Thánh Linh, bằng lời kêu xin cùng Ngài rằng: "Lava quod est sordidum, riga quod est aridum, sana quod est saucium. Flecte quod est rigidum, fove quod est frigidum, rege quod est devium".

 

Chúng ta hãy kêu  cầu cùng Ngài để Ngài tưới dội, hâm nóng và làm chon gay ngắn, nhờ đó Ngài sẽ thấm nhập chúng ta bằng quyền năng của ngọn lửa linh thánh của Ngài mà canh tân trái đất. Chúng ta hãy nguyện cầu điều ấy bằng cả tấm hồn của chúng ta vào lúc này đây, trong những ngày này đây. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20061107_swiss-bishops_en.html

 

 

TOP

 

 

? Thánh Long Mộng Phố: “Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” - Chúa Kitô cần phải là đích điểm tối hậu của tất cả mọi việc tôn sùng

 

I-  Những Nguyên Tắc Căn Bản cho Lòng Tôn Sùng Mẹ Maria

 

60.          Sau khi đã vắn tắt nói đến việc cần thiết của lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ, giờ đây tôi cần phải dẫn giải thêm những gì bao gồm trong việc tôn sùng này. Với ơn Chúa giúp, tôi sẽ làm điều này sau khi tôi nêu lên một số chân lý nền tảng để làm sáng tỏ việc tôn sùng đặc biệt và hợp lý mà tôi đang có ý định tỏ bày ở đây.

 

Nguyên tắc thứ nhất: Chúa Kitô cần phải là đích điểm tối hậu của tất cả mọi việc tôn sùng

 

61.          Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của chúng ta, là Thiên Chúa thật và là người thật, cần phải là đích điểm tối hậu của tất cả mọi việc tôn sùng khác của chúng ta; bằng không, chúng sẽ là những gì sai lạc và lừa đảo. Người là Alpha và là Omega, là nguyên thủy và là cùng đích của hết mọi sự. Thánh Phaolô đã nói: “Chúng tôi lao nhọc chỉ để làm cho tất cả mọi người nên thiện hảo trong Chúa Giêsu Kitô”. 

 

Bởi vì, chỉ một mình Người mới có trọn vẹn tất cả thần tính và trọn vẹn tất cả ân sủng, nhân đức và thiện toàn. Chỉ ở nơi một mình Người chúng ta mới được hưởng mọi thứ ân phúc; Người là vị tôn sư duy nhất chúng ta cần phải học hỏi; là Chúa duy nhất chúng ta cần phải tùy thuộc; là Thủ Lãnh duy nhất chúng ta cần phải liên kết, và là mô phạm duy nhất chúng ta cần phải noi gương bắt chước. Người là vị Y Sĩ duy nhất có thể chữa lành chúng ta; là vị Mục Tử duy nhất có thể nuôi dưỡng chúng ta; là Đường Lối duy nhất có thể dẫn dắt chúng ta; là Sự Thật duy nhất chúng ta có thể tin tưởng; là Sự Sống duy nhất có thể làm cho chúng ta sinh động. Một mình Người là tất cả mọi sự cho chúng ta, và chỉ một mình Người mới có thể làm thỏa mãn tất cả mọi ước vọng của chúng ta.

 

Dưới bầu trời này chúng ta không có một danh hiệu nào khác có thể cứu độ chúng ta. Thiên Chúa đã không đặt một nền tảng nào khác cho phần rỗi của chúng ta, cho việc nên trọn lành của chúng ta và cho vinh quang của chúng ta ngoài Chúa Giêsu. Hết mọi thứ xây dựng không được thiết lập trên tảng đá vững chắc này là xây trên cát lún, chắc chắn sẽ bị sụp đổ không sớm thì muộn. Hết mọi người trong thành phần tín hữu không liên kết với Người thì giống như một cành bị lìa khỏi thân nho. Nó bị rơi rụng và tàn héo, chỉ đáng bị đốt đi thôi. Nếu chúng ta sống trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu sống trong chúng ta, chúng ta không việc gì phải sợ bị trầm luân. Không có một thiên thần nào trên trời hay một con người nào dưới thế, cả ma quỉ trong hỏa ngục, hay bất cứ một tạo vật nào có thể làm hại được chúng ta, không có một thụ tạo nào có thể tách chúng tar a khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Nhờ Người, với Người và trong Người, chúng ta có thể làm được tất cả mọi sự, và mang lại tất cả mọi vinh dự cùng vinh quang cho Cha trong sự hiệp nhất của Thánh Thần; chúng ta cũng có thể làm cho mình nên trọn lành và thành một thứ hương thơm của sự sống trường sinh cho tha nhân của chúng ta.

 

62.          Bởi thế, nếu chúng ta đang muốn thiết lập một việc tôn sùng Đức Mẹ một cách hợp lý thì chỉ để có ý nhắm tới chỗ thiết lập việc tôn sùng Chúa của chúng ta được trọn hảo hơn, bằng cách cung cấp một phương thế bằng phẳng nhưng vững chắc cho việc tiến đến với Chúa Giêsu Kitô. Nếu việc tôn sùng Đức Mẹ làm cho chúng ta lệch ra khỏi Chúa của chúng ta, chúng ta cần phải loại bỏ nó như là một thứ ảo tưởng từ ma quỉ. Thế nhưng ở đây không phải là trường hợp như thế. Như tôi đã trình bày và sẽ cho thấy một lần nữa sau này, việc tôn sùng này là những gì cần thiết, chỉ vì và nguyên bởi vì nó là một con đường đạt tới Chúa Giêsu một cách trọn hảo, yêu mến Người một cách thiết tha, và phụng sự Người một cách trung thành.

 

63.          Đến đây, hỡi Chúa Giêsu yêu dấu, con xin hướng về Chúa một chút, để âu yếm phàn nàn cùng Uy Linh Chúa rằng, đa số Kitô hữu, thậm chí cả một số trong thành phần học thức nhất của họ, không nhận thấy được mối liên hệ thiết yếu thắt kết Chúa với Mẹ Thánh của Chúa. Lạy Chúa, Chúa luôn luôn ở với Mẹ Maria và Mẹ Maria bao giờ cũng ở với Chúa. Mẹ không bao giờ mà lại không có Chúa, bằng không Mẹ không còn là Mẹ nữa. Mẹ đã được nhờ ân sủng hoàn toàn biến đổi thành Chúa, đến độ Mẹ không còn sống nữa, không còn hiện hữu nữa mà là, hỡi Chúa Giêsu yêu dấu, một mình Chúa sống trong Mẹ và ngự trị trong Mẹ một cách trọn vẹn hơn ở nơi tất cả mọi thiên thần và thánh nhân. Nếu chúng con biết được vinh quang và tình yêu vị thụ tạo tuyệt vời nay hiến dâng lên Chúa, thì những niềm cảm mến của chúng con đối với Chúa cũng như với Mẹ sẽ khác xa với những niềm cảm mến của chúng con có được hiện nay. Mẹ liên kết thân mật với Chúa hơn cả ánh sáng với mặt trời, nhiệt năng với lửa nóng. Con dám nói còn dễ tách biệt tất cả mọi thiên thần và thánh nhân ra khỏi Chúa hơn tác Chúa ra khỏi Mẹ Maria; vì Mẹ yêu mến Chúa thiết tha, và tôn vinh Chúa trọn hảo hơn tất cả mọi tạo vật khác hợp lại. 

 

(còn tiếp vào các Ngày Thánh Mẫu Thứ Bảy hằng tuần)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ