GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 7/12/2006

 TUẦN I MÙA VỌNG NĂM C

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 6/12/2006 – Cảm Nghiệm Về Chuyến Tông Du Thổ Nhĩ Kỳ

?  Thách đố của những người Hồi giáo theo đạo Kitô giáo

?   ĐTC Gioan Phaolô II về Thánh Thể Và Vấn Ðề Hiệp Thông Xã Hội

 

 

? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 6/12/2006 – Cảm Nghiệm Về Chuyến Tông Du Thổ Nhĩ Kỳ

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Như thói quen sau mỗi chuyến tông du, trong buổi triều kiến chung này, tôi muốn ôn lại những giai đoạn của cuộc hành trình tôi đã thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, từ Thứ Ba tới Thứ Sáu tuần vừa rồi. Như anh chị em biết, theo một số quan điểm thì đó là một cuộc viếng thăm không phải là chuyện dễ dàng thực hiện, song lại là một chuyến viếng thăm đã được Thiên Chúa phù trợ từ đầu, nhờ đó, nó đã được diễn tiến một cách tốt đẹp. Bởi vậy, như tôi đã xin cầu nguyện để sửa soạn và hỗ trợ cho chuyến viếng thăm thế nào thì giờ đây tôi cũng xin anh chị em hãy cùng với tôi để tạ ơn Chúa về việc diễn tiến và kết thúc của nó như vậy.

 

Tôi xin ủy thác cho Ngài các thành quả tôi hy vọng gặt hái được từ đó, đó là những hoa trái về mối liên hệ với anh chị em Chính Thống của chúng ta cũng như về việc đối thoại với tín đồ Hồi Giáo.

 

Trước hết, tôi cảm thấy có nhiệm vụ lập lại niềm tri ân thân ái của tôi đối với vị tổng thống của nước cộng hòa này, với vị thủ tướng, cũng như với các vị thẩm quyền khác, những người đã tiếp đón tôi rất lịch thiệp và bảo đảm những điều kiện cần thiết để tất cả đều được diễn tiến một cách tốt đẹp nhất.

 

Trong tình huynh đệ tôi xin cám ơn các vị giám mục Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như cám ơn các người cộng tác viên  của các vị về tất cả những gì đã thực hiện.

 

Tôi xin gửi lời cám ơn đặc biệt tới Đức Thượng Phụ Bartholomew I, vị đã tiếp đón tôi tại nhà của ngài, đến Thượng Phụ Armenia Mesrob II, đến Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Syro Mor Filuksinos cũng như đến các vị thẩm quyền khác về tôn giáo.

 

Suốt chuyến đi này, tôi đã đặc biệt cảm thấy được hỗ trợ bởi các vị tiền nhiệm khả kính của tôi là các vị Tôi Tớ Chúa Phaolô VI và Gioan Phaolô II, những vị đã thực hiện cuộc viếng thăm đáng nhớ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là Chân Phước Gioan XXIII, vị là đại diện giáo hoàng ở xứ sở cao quí này từ năm 1935 đến 1944, để lại một ký ức đầy cảm mến.

 

Trở về với nhãn quan được Công Đồng Chung Vaticanô II trình bày về Giáo Hội (x Tông Hiến ‘Lumen Gentium’, các số 14-16), tôi có thể nói rằng các chuyến đi của Giáo Hoàng cũng góp phần thực hiện cái sứ vụ của ngài theo chiều hướng ‘các vòng tròn qui tâm’. Ở vòng tròn sâu xa nhất Vị Thừa Kế Thánh Phêrô thực hiện việc củng cố đức tin cho thành phần tín hữu Công Giáo, ở vòng tròn lưng chừng, ngài gặp gỡ các anh chị em Kitô hữu khác, và nơi vòng tròn ngoài cùng, ngài ngỏ lời cùng những người ngoài Kitô Giáo và toàn thể nhân loại.

 

Ngày thứ nhất trong chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ xẩy ra ở phạm vi của ‘vòng tròn’ thứ ba, vòng tròn rộng lớn nhất. Tôi đã gặp gỡ vị thủ tướng, vị tổng thống nước cộng hòa, và vị chủ tịch tôn giáo vụ, ngỏ lời đầu tiên của tôi cùng vị chủ tịch tôn giáo vụ này. Tôi đã đến kính viếng đài tưởng niệm ‘vị cha ông của quê hương này’ là Mustafa Kemal Ataturk, sau đó tôi đã có dịp nói chuyện với phái đoàn ngoại giao ở Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Ankara.

 

Những chuỗi gặp gỡ c ần thiết này là một phần quan trọng của chuyến viếng thăm, đặc biệt vì Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia hầu như toàn tòng người Hồi Giáo, một quốc gia được quản trị bởi một bản hiến pháp mang tính cách một quốc gia trần thế. Bởi thế, đó là một xứ sở tạo nên một tiêu biểu cho một thách đố lớn lao trên tầm cấp thế giới ngày nay. Một đàng, nó cần phải tái nhận thức được thực tại về Thiên Chúa, về tầm quan trọng công cộng của niềm tin tôn giáo, đàng khác, nó lại cần phải bảo đảm được quyền tự do bày tỏ niềm tin ấy, không có những thoái hóa mang sắc thái bảo thủ, và có khả năng mạnh mẽ loại trừ đi bất cứ một hình thức bạo động nào. 

 

Bởi thế, tôi đã có dịp thuận lợi để lập lại những cảm thức trân trọng của mình với các tín đồ Hồi Giáo cũng như với nền văn mình Hồi Giáo. Đồng thời tôi cũng có thể nhấn mạnh tới tầm quan trọng cả tín đồ Kitô Giáo lẫn Hồi Giáo cần phải cùng nhau dấn thân cho con người, cho sự sống, cho hòa bình và cho công lý, tái khẳng định rằng việc phân biệt giữa phạm vi dân  sự và tôn giáo là những gì tạo nên giá trị, và quốc gia cần phải bảo đảm quyền tự do thờ phượng một cách hiệu nghiệm cho các cộng đồng tôn giáo.

 

Trong phạm vị của cuộc đối thoại liên tôn, Đấng Quan Phòng Thần Linh đã cho tôi có thể thực hiện, hầu như vào cuối cuộc hành trình của mình, một cử chỉ mà ban đầu không được dự tính mà chính nó lại cho thấy là cực kỳ quan trọng, đó là việc viếng thăm Đền Thờ Xanh ở Istanbul. Khi giữ tĩnh lặng vài phút ở nơi nguyện cầu ấy, tôi đã hướng lòng về Vị Chúa Tể duy nhất của trời đất này, vị Cha nhân hậu của toàn thể nhân loại, để van xin Ngài cho tất cả mọi tín hữu được ơn nhận biết mình như là tạo vật của Ngài và biết chứng tỏ tình huynh đệ chân  thực với nhau!

 

Ngày thứ hai đưa tôi đến Êphêsô, bởi đó, tôi thấy mình mau chóng tiến vào ‘vòng tròn’ trong cùng của chuyến đi, trực tiếp liên hệ với cộng đồng Công Giáo. Thật vậy, ở Êphêsô, ở một nơi đẹp đẽ được gọi là ‘Đồi Nightingale’, nhìn thấy cả Biển Aegean, là Đền Thờ Gia Cư Mẹ Maria. Đó là một nguyện đường cổ kính và nhỏ bé nổi lên bao quanh ngôi nhà bé nhỏ, mà theo truyền thống rất lâu đời, Tông Đồ Gioan đã xây cất cho Trinh Nữ Maria, sau khi cùng Mẹ đến Êphêsô. Chính Chúa Giêsu đã các vị cho nhau, vì trước khi chết trên thập giá, Người đã phán cùng Mẹ Maria rằng: ‘Này Bà, đó là con của bà!’, và cùng Gioan rằng: ‘Mẹ của con đó!’ (Jn 19:26-27).

 

Những cuộc khảo cổ đã chứng tỏ rằng từ thời rất xa xưa nơi này đã từng là một chốn tôn sùng Thánh Mẫu, nơi được yêu chuộng bởi cả các tín đồ Hồi Giáo, thành phần thường xuyên đến đó để tôn kính Mẹ là vị được họ gọi là ‘Meryem Ana’, tức Mẹ Maria. Ở ngôi vườn gần đền thánh mẫu ấy, tôi đã cử hành Thánh Lễ cho một nhóm tín hữu đến từ các vùng lân cận Izmir và các phần đất khác ở Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả từ hải ngoại. Chúng tôi cảm thấy thực sự ‘tự nhiên như ở nhà’ nơi ‘Ngôi Nhà Mẹ Maria’, và trong bầu khí an bình ấy, chúng tôi đã nguyện cầu cho hòa bình ở Thánh Địa và khắp thế giới. Ở đó tôi nhớ tới Cha Andrea Santoro, một vị linh mục người Rôma, một nhân chứng của Phúc Âm đổ máu mình ra ở mảnh đất Thổ Nhĩ Kỳ.

 

‘Vòng tròn’ long chúng, vòng tròn của các mối liên hệ đại kết, đã nắm phần chính yếu của chuyến đi của tôi, vào dịp lễ Thánh Anrê, 30/11. Việc cử hành mừng lễ này trở thành như một môi trường lý tưởng để củng cố các mối liên hệ huynh đệ giữa Giám Mục Rôma, vị Thừa Kế Thánh Phêrô và vị thượng phụ toàn cầu ở Constantinople, một Giáo Hội được thành lập, theo truyền thống, bởi Thánh Tông Đồ Anrê là người an hem của Tông Đồ Simon Phêrô. Theo bước chân của Đức Phaolô VI, vị đã gặp gỡ Đức Thượng Phụ Athenagoras, cũng như của Đức Gioan Phaolô II, vị đã được tiếp đón bởi vị thừa kế Đức Athenagoras là Dimitrios I, tôi lập lại cùng với Đức Thượng Phụ Bartholomew I cử chỉ có một giá trị tiêu biểu lớn lao ấy, để xác quyết việc cùng nhau dấn thân tiếp tục con đường tiến đến việc tái thiết mối hiệp thông trọn vẹn giữa tín đồ Công Giáo và Chính Thống Giáo.

 

Để tỏ ra chấp nhận ý hướng mạnh mẽ này, tôi đã cùng với vị thượng phụ toàn cầu n ày ký một ‘Bản Tuyên Ngôn Chung’, tiến tới một giai đoạn xa hơn nữa trên con đường này.   

 

Hành động hết sức ý nghĩa này đã xẩy ra vào lúc kết thúc phụng vụ trọng kính lễ Thánh Anrê mà tôi đã tham dự và đã kết thúc bằng một phép lành song phương được ban bởi cả Vị Giám Mục Rôma lẫn thượng phụ Constantinople, những vị thừa kế riêng biệt của hai vị Tông Đồ Phêrô và Anrê. Như thế chúng tôi đã bày tỏ rằng việc nguyện cầu bao giờ cũng là nền  tảng cho hết mọi nỗ lực đại kết và là một lời cầu liên  lỉ cùng Thánh Linh.  

 

Trong cùng một lãnh vực của vòng tròn đại kết này, tôi đã hoan hỉ viếng thăm vị thượng phụ của Giáo Hội Tông Truyền Armenia là Đức Mesrob II, và vui mừng gặp gỡ vị tổng giám mục Chính Thống Syro. Trong bối cảnh ấy, tôi luyến nhớ tới cuộc đàm thoại tôi có với vị Đại Tôn của Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Chuyến viếng thăm của tôi được kết thúc, ngay trước khi trở về Rôma, bằng việc trở  về với ‘vòng tròn’ trong cùng, đó là cuộc gặp gỡ cộng đồng Công Giáo hiện  diện với tất cả những phần tử của họ tại Vương Cung Thánh Đường Latinh  Thánh Linh ở Istanbul. Tham dự Thánh Lễ này còn có cả vị thượng phụ toàn cầu, vị thượng phụ Armenia, vị tổng giám mục  Chính Thống Syro và các đại diện chư giáo hội Tin Lành. Tóm lại, tất cả mọi Kitô hữu qui tụ lại để nguyện cầu, với tính cách đã dạng của truyền thống mình, lễ ngi và ngôn ngữ của mình. Được an ủi trước Lời của Chúa Kitô, Đấng đã hứa hẹn tin tưởng vào ‘những giòng sông chảy nước sự sống’ (Jn 7:38), và với hình ảnh của nhiều phần tử hiệp nhất thành một thân thể duy nhất (x 1Cor 12:12-13), chún g tôi đã sống lại cảm nghiệm Hiện Xuống.

 

Anh Chị Em thân mến: tôi đã trở về Vatican với một tin h thần đầy lòng biết ơn Thiên Chúa và với những tâm tình cảm mến chân thành và quí mến đối với thành phần dân cư của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ thân yêu, những người đã làm tôi cảm thấy được đón nhận và cảm thông. Lòng cảm mến và thân ái này vây bọc lấy tôi, cho dù những khó khăn bất khả tránh do chuyến viếng thăm của tôi đã gây ra cho việc diễn tiến bình thường nơi các sinh hoạt thường nhật của tôi, vẫn ở với tôi như một nhung nhớ mạnh mẽ dẫn tôi tới việc nguyện cầu. Xin Thiên Chúa Toàn Năng và Xót Thương giúp cho nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, cho các vị lãnh đạo chính trị của họ và cho các vị đại diện chư tôn giáo biết cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình, nhờ đó Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành một ‘chiếc cầu nối’ thân hữu và hợp tác huynh đệ giữa Tây phương và Đông phương.

 

Ngoài ra, chúng ta hãy nguyện cầu để nhờ việc chuyển  cầu của Mẹ Maria Rất Thánh, Thánh Linh sẽ làm cho chuyến tông du này sinh hoa kết trái, và làm khởi sắc khắp thế giới việc truyền giáo của Giáo Hội, một Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập để loan báo cho tất cả mọi dân nước Phúc Âm sự thật, an bình và yêu thương.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/12/2006 

 

 

TOP

 

 

?  Thách đố của những người Hồi giáo theo đạo Kitô giáo

 

Roma, 16.10.2006. - Những người cải đạo từ Hồi giáo qua Kitô giáo đưa đến cho các chính phủ quốc gia một thách đố phải bảo đảm tự do tôn giáo; đồng thời chứng từ của họ là một thách đố với chính Giáo hội. Đó là ý kiến của ông Giorgio Paolucci, chủ bút của tờ báo Công giáo Avvenire tại Ý. Ông đã hợp tác với một ký giả người Lebanon là bà Camille Eid, phóng viên phụ trách vùng Trung Đông, phát hành cuốn sách có tựa đề "Những người theo đạo Kitô giáo từ Hồi giáo". Sách này tập hợp các lời chứng từ của những người Hồi giáo đang sinh sống tại Ý đã theo đạo Kitô giáo.

 

Theo ông Paolucci, "Mục đích của cuốn sách là rọi sáng vào một núi băng trôi. Những người Tây phương theo đạo Hồi được biết đến rất nhiều, họ lên truyền hình, được lời mời từ các chương trình nổi tiếng, làm chủ tịch các hội Hồi giáo nổi tiếng, và không có vấn đề gì với danh tiếng, nhưng chúng tôi đã tìm đến những người mà do chính bản chất của kinh nghiệm của mình, đã gặp phải khó khăn trong việc chia sẻ những gì họ đã trải qua, mặc dầu họ rất hạnh phúc với những gì đã xảy đến".

 

Sau đây là một phần được trích từ bài phỏng vấn ông Paolucci với thông tấn xã Zenit.

 

Hỏi: Thưa ông, việc nghiên cứu này có nhạy cảm và nguy hiểm không?

 

Ô. Paolucci: Vấn đề thứ nhất là tìm cho được người Hồi giáo đã theo đạo Kitô giáo. Ai cũng đã nghe về Abdul Rahman, người đàn ông 41 tuổi có quốc tịch Afghanistan đã bị đe doạ án phạt tử hình vào tháng 3 vừa qua với tội phản đạo. Hiên nay ông đang sống ở Ý, nhờ sự can thiệp quyết liệt của cộng đồng quốc tế.

 

Khi trường hợp này xảy ra, suốt 15 ngày tất cả các báo chí tại Ý, Âu châu, và trên thế giới đã bàn luận về vấn đề tội phản đạo và án phạt tử hình mà đạo Hồi đưa ra cho những ai theo một tôn giáo khác.

 

Công việc của chúng tôi là tìm hiểu những khuôn mặt và câu chuyện của những người này để mọi người hiểu rằng vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia xa xôi như Afghanistan, nhưng ngay cả ở Úc châu và Ý.

 

Hỏi: Thưa ông, tại sao vấn đề này ảnh hưởng đến chúng ta?

 

Ô. Paolucci: Một trong những kết quả của việc di dân là có sự hiện diện của đạo Hồi ở giữa chúng ta. Đạo Hồi hiện diện ở giữa chúng ta kèm theo tất cả sự phức tạp của nó, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo. Đây là một vấn đề mà Hồi giáo và các cộng đồng liên quan trên thế giới chưa từng làm rõ.

 

Chúng tôi muốn viết một cuốn sách để phản ảnh thêm về những vấn đề thần học và luật pháp liên can của tội phản đạo, và các hình phạt liên quan; và chúng tôi muốn  làm việc này qua kinh nghiệm của con người, cố thấu hiểu tại sao có người yêu mến Đức Giêsu đến nỗi họ sẵn sàng chịu đựng sự đàn áp và án phạt tử hình.

 

Năm 1955, cuốn sách "Họ đến từ đạo Hồi, được Đức Kitô gọi mời" của tảc giả Jean-Pierre Gaudeul, đã được Emi phát hành tại Ý. Mục đích là để phân tích các câu chuyện theo quan điểm thần học.

 

Tuy nhiên, chúng tôi quan tâm đến câu chuyện một cách toàn diện. Chúng tôi đã bỏ ra hai năm để tìm đến những người này bởi vì rất khó thuyết phục họ chia sẻ. Chúng tôi sắp xếp các mẩu chuyễn một cách có thể duy trì bản chất của nó, chỉ thay đổi những chi tiết để đảm bảo an ninh.

 

Kết cuộc, chúng tôi đã tìm được 30 câu chuyện, một số được thuật lại trực tiếp với chúng tôi, một số được kể qua điện thoại hay qua mạng lưới, một số khác được tìm trong những bài báo chí khan hiếm tại Ý.

 

Hỏi: Trong phần giới thiệu của sách, vị linh mục Dòng Tên người Ai Cập Samir Khalil Samir, giáo sư khoa lịch sử văn hoá Ả rập và Hồi giáo học tại trường đại học Beirut, có bàn luận về tội phản đạo. Ông có thể cho chúng tôi biết kết quả của sự phân tích này?

 

Ô. Paolucci: Theo cha Khalil Samir, khi nghiên cứu sách Koran cho thấy không có án phạt tưhỉnh đối với tội phản đạo.

 

Có 14 thiên Xu-ra đề cập đến các trừng phạt đối với tội phản đạo, nhưng chỉ có một thiên su-ra nói về loại hình phạt và tuyên bố rằng, "Tội phản đạo sẽ bị trừng phạt trong thế giới này và thế giới sau".

 

Đoạn nói về "trong thế giới này" không nói cụ thể phạt bằng cách nào, trong khi sách Koran nói chung rất cụ thể về các loại hình phạt: nếu ăn cắp thì bị chặt tay, nếu ngoại tình thì bị đánh 100 roi, v.v.

 

Vì thế cha Khalil Samir nhấn mạnh rằng, hình phạt tử hình đối với người phạm tội phản đạo trong bộ luật hình sự ở các nước Saudi Arabia, Iran, Sudan, Yemen, Mauritania, và Afghanistan, không có nguồn gốc trong sách kinh Koran.

 

Nếu đây là sự thật thì khi những người Hồi giáo theo thuyết cơ bản chủ trương rằng người phạm tội phản đạo phải bị giết, họ không nói điều này nhân danh sách kinh Koran. Sự thật này không chỉ quan trọng đối với những người Hồi giáo theo Kitô giáo, nhưng bởi vì suốt 30 năm qua, tội phản đạo đã trở nên dụng cụ chính yếu để loại trừ các đối thủ chính trị.

 

Có rất nhiều trường hợp tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và các nhóm khác tố cáo các đối thủ của họ là phạm tội phản đạo; vì thế, đây không còn là một vấn đề tôn giáo nhưng là một cách để loại trừ phe đối lập. Lời phân tích của cha Samir về vấn đề tranh cải này mang tính cách mạng và hy vọng rằng nó sẽ lóe lên một sự tranh luận nội bộ trong đạo Hồi.

 

Hỏi: Có bao nhiều người Hồi giáo theo đạo Kitô giáo tại nước Ý?

 

Ô. Paolucci: Không có dữ kiện nào chính xác. Theo nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi có thể nói có vài trăm người cải đạo, đến từ các quốc gia vùng Bắc Châu Phi, Trung Đông và Á châu.

 

Một số đã được rửa tội tại Ý, những người khác được rửa tội trong nước của họ rồi sau đó di cư sang Ý, còn những người khác thì được rửa tội ở một nước thứ ba trước khi đến sinh sống ở Ý.

 

Từ các câu chuyện mà chúng tôi đã tập hợp cho thấy rõ có nhiều câu hỏi trong thâm tâm của mỗi con người: ý nghĩa của cuộc sống, hạnh phúc, tình yêu, tình bạn, và đời sống về sau.

 

Một số người chúng tôi gặp đã không tìm ra câu trả lời thoả mãn trong sách Koran và trong lối giáo dục Hồi giáo mà họ đã nhận được; ngược lại, họ đã tìm ra những chứng từ có sức thu hút nơi những người Kitô giáo - bạn bè, đồng nghiệp, người xóm giềng, giáo sư - là những người đã giới thiệu cho họ một câu trả lời khác với những gì trong sách Koran của Hồi giáo.

 

Các kinh nghiệm khác đã kích thích một ý tưởng rằng có thể chính Kitô giáo, Đức Giêsu chứ không phải sách Koran, là những gì họ đang tìm kiếm trong cuộc hành trình con người của mình.

 

Hỏi: Ông có thể cho chúng tôi biết về một số câu chuyện trong sách của ông?

 

Ô. Paolucci: Một cô gái người Algeria, có cha là Công giáo và mẹ là Hồi giáo, sinh ra tại Varese, Ý, và được giáo dục theo cách Hồi giáo.

 

Khi 15 tuổi, cô ta tự vấn tại sao có một người bạn của mình lúc nào cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc, nên cô tìm đến hỏi: "Có thể cho tôi đi chung với bạn trong các cuộc dã ngoại và cuộc họp mà bạn tổ chức không?" Chỉ sau khi sống với các nhóm người trẻ đoàn kết trong đức tin Kitô giáo, cô ta mới thấu hiểu rằng nguồn gốc của niềm vui này là Đức Giêsu và tình yêu của Ngài. Nên cô đã tuyên bố rằng: "Tôi cũng muốn điều đó".

 

Lúc đầu cô đẵ gặp vấn đề với mẹ mình vì bà ta không đồng ý cho cô đi tới nhà thờ hay tham dự thánh lễ. Sau đó cô đã tự mình quyết định.

 

Thường thì trong một gia đình Hồi giáo luôn có người cha, người mẹ, hay cộng đồng rất phản đối việc theo đạo Kitô giáo. Có những trường hợp cực đoan, trong đó có người bị giết vì bỏ các phong tục Hồi giáo. Từ các câu chuyện khác nhau, tôi đã rút ra một khẳng định còn rõ ràng hơn, đó là nền tảng của sự cải đạo là sự thu hút con người được biểu hiện trong sự chứng nhân Kitô giáo.

 

Nếu một người trẻ Thổ nhỉ kỳ không thoả mãn với những câu trả lời trong truyền thống Hồi giáo đến nhờ thầy tế tư vấn sẽ nhận được lời khuyên là hãy đi đọc sách Koran. Người trẻ Thổ nhỉ kỳ đó đọc sách Koran những không tìm ra những câu trả lời. Một ngày nọ, em đến thăm một tu sĩ dòng Phanxicô, đưa ra những câu hỏi của mình và đã nhận được những câu trả lời chính xác và thoả đáng. Điều này đã dẫn em đến việc cải đạo.

 

Hỏi: Có phải một số người đã cải đạo sau khi đọc sách Tin Mừng?

 

Ô Paolucci: Đúng vậy. Có một người Bosnia trong quân đội Hồi giáo đang đánh trận tại vùng Balkan chống lại quân Serbia và Croatia. Trong đêm khi ngồi dưới hầm anh ta thường nghe một chương trình radio Sarajevo phát thanh những bài diễn văn của Mustafa Ceric, vị lãnh đạo của cộng đồng Hồi giáo tại Bosnia-Herzegovina, cũng như các bài diễn văn của Đức Hồng Y Vinko Puljic nói về chiến tranh.

 

Ceric thường tuyên bố: Chúng ta phải có cuộc thánh chiến để đấu tranh cho vùng đất này trở nên đất Hồi, và bổn phận của mỗi người Hồi giáo là tham gia jihad. Đối với ĐHY Puljic, ngài lại nói rằng sẽ không bao giờ có hòa bình trên vùng đất này nếu chúng ta không can đảm tha thứ cho nhau; ngài nói thêm, sự hòa giải là cách duy nhất đưa đến tình bằng hữu.

 

Anh lính Bosnia này đã ấn tượng với việc vị lãnh đạo của anh luôn kích động việc sử dụng vũ khí, trong khi địch thù của mình lại kêu gọi sự hoà giải.

 

Vì vài lý do anh ta đã đến Ý, nơi mà anh đã bị vu oan trong một vụ cháy và đã bị bỏ tù. Nhưng sau đó, anh đã được tha bổng.

 

Thời gian ở trong tù, anh gặp một nữ tu sĩ người Croatia đến thăm tù nhân. Seour hỏi anh có muốn đọc sách Koran không? Nhưng người lính Bosnia trả lời rằng, anh đã thông hiểu sách Koran, và muốn đọc sách Tin Mừng. Đó là cụm từ mà anh đã nhớ trong bài nói chuyện của ĐHY Puljic khi ngài nói, trong sách Tin Mừng Đức Giêsu dạy chúng ta về sự tha thứ.

 

Nữ tu sĩ này đã rất ấn tượng và đã trao cho anh một cuốn sách Tin Mừng bằng tiếng Croatia.

 

Những câu chuyện này rất huyền diệu, cũng như tất cả các trường hợp cải đạo đều rất huyền diệu...

 

Hỏi: Có một chương trình mục vụ nào nhắm vào người cải đạo Hồi giáo không?

 

Ô. Paolucci: Hội đồng giám mục Ý đã soạn một văn bản, "Dự tòng theo đạo từ Hồi giáo" do Walther Ruspi viết. Trên thực tế phải rất thận trọng vì nhiều người cải đạo từ Hồi giáo gặp nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một vấn đề tự do mà không chỉ liên quan đến các quốc gia Hồi giáo.

 

Rất tiếc, vấn đề tự do cũng thấy rõ tại một quốc gia như Ý, bởi vì đạo Hồi thiết lập chỉ một tôn giáo mà không ai có thể thoát ra được. Từ quan điểm này, việc yêu cầu các cộng đồng Hồi giáo công nhận sự tự do tôn giáo của người anh em để họ có thể cải đạo và sống tự do là một điều rất quan trọng.

 

Hỏi: Ông đã rút ra những kết luận gì từ công trình nghiên cứu này?

 

Ô. Paolucci: Sách này đưa ra ba thách đố: Nó thách thức đạo Hồi phải công nhận sự tự do tôn giáo; nó thách thức các chính quyền công dân phải bảo đảm sự tự do này; và nó thách thức chúng ta, những người Kitô giáo "nguội lạnh", phải nung nấu tình yêu đối với Đức Giêsu.

 

Như đã được trình bày trong Điều khoản 18 của Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, được chấp thuận năm 1948, tự do tôn giáo là nền tảng của mọi xã hội văn minh. Việc các cộng đồng Hồi giáo đề nghị quồc gia chúng ta bảo vệ quyền tôn giáo của họ là điều hợp lý, nhưng chính vì điều này mà họ phải công nhận quyền lợi này đối với những ai muốn tự nguyện theo một tôn giáo khác.

 

Theo quan điểm này, chính quyền công dân Ý phải bảo đảm quyền lợi và việc thực hiện tự do tôn giáo. Việc một người theo đạo từ đạo Hồi phải sống một cách giấu giếm, phải đi lễ ở nhà thờ cách 30 km bởi vì họ sợ rằng cộng đồng Hồi giáo sẽ trừng phạt họ là không đúng.

 

Thành phần thứ ba được thách thức là Giáo hội, bởi vì những người mới theo đạo là một phần của mùa xuân mới trong Kitô giáo, trong một quốc gia mà đạo Công giáo đã nhiều khi trở nên như một thứ trang điểm. Trong quá trình nghiên cứu, tôi và bà Camille Eid (đồng tác giả) đã rất ấn tượng với sự hăng say và lòng can đảm của những người theo đạo từ Hồi giáo. Họ nói với chúng tôi: "Các bạn không ý thức được kho báu lớn lao mà các bạn đang có -- Đức Giêsu Kitô đã cách mạng hoá đời sống của chúng tôi".

Rev Lê Ngc Đức Phúc, SVD, chuyển dịch theo Zenit ngày 16/10/2006 

 

TOP

 

 

?   ĐTC Gioan Phaolô II về Thánh Thể Và Vấn Ðề Hiệp Thông Xã Hội

 

(Thông Điệp GIÁO HỘI SỐNG BỞI THÁNH THỂ của ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003 - Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh http://www.vatican.va/edocs/ENG0821/_INDEX.HTM)

 

(tiếp 23 Thứ Năm, sau tuần bị cắt quãng bởi chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ của ĐTC tuần vừa rồi)

42.       Việc bảo toàn và phát động mối hiệp thông giáo hội là công việc của mỗi phần tử tín hữu, thành phần tìm thấy nơi Thánh Thể, bí tích hiệp nhất của Giáo Hội, một lãnh vực cần phải được đặc biệt quan tâm. Ðặc biệt hơn nữa, công việc này là trách nhiệm riêng của các vị Mục Tử trong Giáo Hội, tùy theo cấp trật và vai trò trong giáo hội của mỗi vị. Ðó là lý do Giáo Hội đã phác họa ra những qui tắc nhắm đến việc vừa bảo trì cách thức thường xuyên và hiệu năng cho tín hữu có thể tiến đến bàn tiệc Thánh Thể, vừa xác định các điều kiện khách quan liên quan đến vấn đề không được cho rước lễ. Việc ân cần chú trọng này, được thể hiện nơi vấn đề cổ võ trung thành tuân giữ những qui tắc ấy, đã trở thành một phương tiện cụ thể chứng tỏ cho thấy lòng mến yêu Thánh Thể cũng như mến yêu Giáo Hội vậy.

43.       Trong việc quan tâm đến Thánh Thể như là một bí tích của mối hiệp thông Giáo Hội, còn một chủ đề nữa, một chủ đề mà, theo tầm quan trọng của nó, không được coi thường: Tôi muốn đề cập tới mối liên hệ giữa Thánh Thể với hoạt động đại kết. Tất cả chúng ta phải dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi về nhiều phần tử tín hữu trên khắp thế giới, thành phần trong những thập niên gần đây đã cảm thấy hết sức mong ước thấy được sự hiệp nhất giữa tất cả mọi Kitô hữu. Công Ðồng Chung Vaticanô II, ở phần mở đầu cho Sắc Lệnh về Ðại Kết, đã thấy điều này như là một tặng ân đặc biệt của Thiên Chúa (89). Ðó là một ân sủng có một hiệu năng tác động chúng ta, những người con cái nam nữ của Giáo Hội Công Giáo cùng với thành phần anh chị em của chúng ta thuộc các Giáo Hội và Cộng Ðồng Giáo Hội khác, bắt đầu tiến bước trên con đường đại kết.

Việc chúng ta mong mỏi đạt đến mục đích hiệp nhất này đã thôi thúc chúng ta hướng về Thánh Thể là bí tích tuyệt đỉnh của mối hiệp nhất Dân Chúa, vì bí tích này là một diễn đạt xứng hợp và là mạch nguồn khôn sánh của mối hiệp nhất này (90). Trong việc cử hành Hy Tế Thánh Thể, Giáo Hội nguyện cầu để Thiên Chúa là Cha giầu lòng thương xót ban cho con cái của Ngài đầy tràn Thánh Linh, nhờ đó họ có thể trở nên một thân thể và một tinh thần trong Chúa Kitô (91). Khi hiến dâng lời nguyện cầu này lên Vị Cha của nguồn mạch ánh sáng, mạch nguồn của hết mọi phúc lộc tốt lành cũng như của hết mọi tặng ân đặc biệt (x Jas 1:17), Giáo Hội tin rằng Giáo Hội sẽ được lắng nghe, vì Giáo Hội nguyện cầu trong niềm hiệp nhất với Chúa Kitô là Thủ Lãnh và là Hôn Phu của mình, Ðấng tiếp nhận lời kêu cầu từ Hôn Thê của mình ấy mà liên kết với lời nguyện cầu hiến tế cứu chuộc của Người.

44.       Chính vì mối hiệp nhất ấy của Giáo Hội, một mối hiệp nhất được Thánh Thể thể hiện bằng hiến tế của Chúa cũng như bằng việc rước lấy mình máu Người, mà nhất định cần phải hoàn toàn hiệp thông nơi những liên hệ về việc tuyên xưng đức tin, về các bí tích cũng như về việc quản trị giáo hội, chứ không thể cùng nhau cử hành cùng một phụng vụ Thánh Thể cho đến khi các liên hệ ấy được hoàn toàn tái thiết lập. Bất cứ việc đồng cử hành nào như thế đều không phải là phương tiện tác hiệu, mà còn trở thành một ngãng trở, cho việc đạt đến mối hiệp thông trọn vẹn, vì hành động ấy làm suy yếu đi cảm quan về khoảng cách chúng ta đang ở trước mục tiêu này, cũng như vì hành động ấy gây ra hay tăng thêm những mập mờ liên quan đến một trong những sự thật của đức tin. Con đường tiến đến mối hiệp nhất trọn vẹn chỉ có thể được thực hiện trong chân lý mà thôi. Về phương diện này, những vấn đề cấm đoán theo luật lệ Giáo Hội không hề có gì là mập mờ cả (92), mà hoàn toàn hợp với qui tắc về luân lý đã được Công Ðồng Chung Vaticanô II phác họa (93).

Tuy nhiên, Tôi cũng muốn tái xác định những gì Tôi đã nói trong Thông Ðiệp Ut Unum Sint sau khi nhìn nhận tính cách bất khả trong việc thông phần vào Thánh Thể, đó là: “Tuy nhiên, chúng ta thật sự có một long ước muốn thiết tha, một ước muốn liên kết trong việc cử hành một Thánh Thể duy nhất của Chúa, và chính ước muốn này đã là lời nguyện cầu chúc tụng chung, một lời khẩn nguyện duy nhất rồi vậy. Cùng nhau chúng ta thân thưa cùng Chúa Cha và chúng ta gia tăng làm việc này ‘với một tâm hồn duy nhất!’” (94).

45.       Tuy không bao giờ được phép đồng cử hành trong tình trạng chưa hiệp thông trọn vẹn, nhưng vẫn được phép ban Thánh Thể ở các trường hợp đặc biệt cho những người thuộc về các Giáo Hội hay các Cộng Ðồng Giáo Hội chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Thật vậy, trong trường hợp này, mục đích là để đáp ứng nhu cầu thiêng liêng hệ trọng liên quan đến phần rỗi đời đời của cá nhân người tín hữu, chứ không phải là để thể hiện một thứ liên hiệp thông là những gì vẫn còn bất khả cho đến khi những mối liên hệ hữu hình thuộc mối hiệp thông giáo hội hoàn toàn được tái thiết.

Ðó là phương sách của Công Ðồng Chung Vaticanô II, khi công đồng này nêu lên những hướng dẫn để đáp ứng các Kitô Hữu Ðông Phương vì lòng ngay phân ly với Giáo Hội Công Giáo, thành phần tự ý muốn xin lãnh nhận Thánh Thể từ một thừa tác viên Công Giáo và đã dọn mình xứng đáng (95). Phương sách này sau đó đã được chuẩn nhận bởi cả hai bộ Giáo Luật là những bộ luật cũng để ý tới, với những điều chỉnh cần thiết, trường hợp các Kitô Hữu không phải là Kitô Hữu Ðông Phương chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo nữa (96).

46.       Trong Thông Ðiệp Ut Unum Sint, Tôi đã bày tỏ cảm nhận riêng của Tôi đối với những qui tắc ấy, những qui tắc đã có thể góp phần vào việc ban phát ơn cứu độ cho những linh hồn có một nhận thức xứng hợp: “Thật là vui mừng khi nhận thấy rằng các vị thừa tác viên Công Giáo, trong những trường hợp đặc biệt, có thể ban bí tích Thánh Thể, Thống Hối và Xức Dầu Bệnh Nhân cho các Kitô hữu chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo nhưng lại là những người hết sức muốn lãnh nhận các bí tích ấy, tự động xin lãnh nhận các bí tích này và bày tỏ đức tin như Giáo Hội Công Giáo tuyên xưng liên quan đến các bí tích ấy. Ngược lại, trong các trường hợp đặc biệt và trong các hoàn cảnh riêng biệt, những người Công Giáo cũng có thể xin lãnh nhận các bí tích ấy từ những vị thừa tác viên thuộc các Giáo Hội thật sự có những bí tích này” (97).

Những điều kiện ấy, những điều kiện bất khả châm chước, cần phải được cẩn thận tôn trọng, cho dù được áp dụng cho những trường hợp đặc biệt riêng, vì nếu chối bỏ một hay những sự thật đức tin liên quan đến các bí tích này, trong đó, có cả sự thật liên quan tới nhu cầu thuộc chức linh mục thừa tác trong việc ban phát thành hiệu các bí tích này, khiến cho người xin lãnh nhận các bí tích ấy không hội đủ điều kiện xứng hợp để được phép lãnh nhận. Ngược lại cũng thế, những người Công Giáo không được rước lễ nơi những cộng đồng không có bí tích Truyền Chức Thánh thật sự (98).

Việc trung thành tuân giữ bộ qui tắc được thiết định về lãnh vực này (99) là việc biểu lộ đồng thời cũng là việc bảo đảm cho lòng mến yêu của chúng ta đối với Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích Thánh, vì anh chị em thuộc các niềm tin Kitô Giáo khác, những người có quyền thấy được việc chúng ta làm chứng cho sự thật ấy, cũng như cho chính mục đích cổ võ mối hiệp nhất này.

(các bài chủ đề về Thánh Thể vào các Thứ Năm hằng tuần bắt đầu từ ngày 17/8/2006)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ